Trình tự Xét xử công minh (16)- Phần 2: Quyền con người trong phiên tòa- Chương 15 – Sự suy đoán vô tội

Bản dịch của [rollinglinks]Vũ Quốc Ngữ[/rollinglinks]

(Defend the Defenders)

Nguồn: Amnesty International

trinh tu-xet-xu-cong-minh

Một nguyên tắc cơ bản của quyền được xét xử công bằng là quyền của người bị buộc tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi và trừ khi chứng minh là có tội theo luật bởi một phiên tòa công minh.

15.1 Giả định vô tội

15.2 Trách nhiệm và tiêu chuẩn của bằng chứng

15.3 Bảo vệ sự suy đoán vô tội trong thực tế

15.4 Sau khi tuyên bố trắng án

_____________________

15.1 Giả định vô tội

Mọi người đều có quyền được coi là vô tội, và được đối xử như người không có tội, trừ khi và cho đến khi họ bị kết tội theo pháp luật theo cách mà quá trình tố tụng đáp ứng những yêu cầu tối thiểu về sự công bằng.

Quyền được coi là vô tội là một chuẩn mực của luật pháp quốc tế, nó được áp dụng ở mọi thời điểm và trong mọi tình huống. Nó không thể là đối tượng của điều ước quốc tế dự phòng hoặc bị hạn chế trong thời gian chiến tranh hoặc tình trạng khẩn cấp. Nó là một yếu tố thiết yếu của quyền được xét xử công bằng và các quy định của pháp luật.

Quyền được coi là vô tội áp dụng đối với nghi phạm ngay cả trước khi chính thức bị cáo buộc và tiếp tục cho đến khi sự kết tội được xác nhận sau lần kháng cáo cuối cùng. (Xem Chương 5 phần 3- Giả định tại ngoại trong khi chờ xét xử, và Chương 7- Quyền được được xét xử trong thời gian hợp lý hoặc được tự do không bị giam giữ, Chương 9- Quyền và các biện pháp bảo vệ người bị cáo buộc trong quá trình thẩm vấn, và Chương 10 phần 7- Những biện pháp bảo vệ khác giành cho người bị giam giữ trước phiên tòa)

Các thủ tục tố tụng hình sự, việc thực hiện chúng trong một vụ án và việc đối xử với người bị cáo buộc phải tôn trọng sự suy đoán vô tội.

15.2 Trách nhiệm và tiêu chuẩn của bằng chứng

Yêu cầu các bị cáo được coi là vô tội có nghĩa là trách nhiệm chứng minh các cáo buộc thuộc về bên truy tố. Một tòa án có thể không kết tội trừ khi tội lỗi đã được chứng minh mà không có nghi ngờ hợp lý. Nếu có nghi ngờ hợp lý, bị cáo phải được tuyên bố trắng án.

Mặc dù trách nhiệm và các tiêu chuẩn chứng minh không được quy định một cách rõ ràng trong ICCPR hoặc điều ước quốc tế về quyền con người, ủy ban Nhân quyền, Tòa án Liên Mỹ, Tòa án châu Âu và ủy ban châu Phi đều đã chỉ ra rằng tất cả các suy đoán vô tội đòi hỏi bên truy tố chứng minh tội của bị cáo. Theo lời của ủy ban Nhân quyền, các suy đoán vô tội “áp đặt trách nhiệm lên bên truy tố chứng minh cáo buộc, đảm bảo rằng không ai bị coi là có tội cho đến khi chứng minh ngược lại”.

ủy ban châu Phi kết luận rằng các thủ tục tố tụng chống lại  Ken Saro-Wiwa và các đồng bị cáo là vi phạm các giả định vô tội. Tòa án xét xử thừa nhận rằng không có bằng chứng trực tiếp liên quan giữa các bị cáo và vụ giết người mà họ bị buộc tội, nhưng lại kết án họ trên cơ sở rằng họ không chứng minh được là họ vô tội. Ngoài ra, trước và trong khi phiên tòa diễn ra, đại diện chính phủ Nigeria thông báo trong cuộc họp báo, và báo cáo với Liêp hợp quốc là họ có tội.

Phù hợp với các giả định vô tội, các quy định về chứng cứ và tiến hành một phiên tòa phải đảm bảo rằng bên truy tố có nghĩa vụ chứng minh trong suốt phiên tòa.

ở một số nước, luật pháp yêu cầu bị cáo (chứ không phải là bên truy tố) để giải thích các yếu tố của hành vi phạm tội. Ví dụ, bị cáo có thể được yêu cầu để giải thích sự hiện diện của họ tại một địa điểm nhất định, chẳng hạn như hiện trường của một tội phạm, hoặc sở hữu của họ về các tài sản nhất định, chẳng hạn như các loại thuốc hoặc hàng hóa bị đánh cắp. Yêu cầu như vậy, khi đưa vào luật, được gọi là “giả định theo luật định” hoặc “giả định của pháp luật và chứng cứ”. Việc họ phải chứng minh vô tội vi phạm các giả định vô tội. Tuy nhiên, không phải tất cả giả định theo luật định trong pháp luật hình sự vi phạm các giả định vô tội. Để tuân thủ các giả định vô tội được đảm bảo trong luật pháp quốc tế, các giả định này phải được xác định và hạn chế bởi pháp luật. Chúng phải đảm bảo quyền tự bào chữa của bị cáo.

ủy ban Nhân quyền đã nêu mối quan ngại về “giả định theo luật định” trong luật hình sự hóa việc tàng trữ ma túy (ví dụ việc sở hữu một lượng ma túy nhất định được coi là nhằm mục đích cung cấp) và luật chống khủng bố (kể cả những yêu cầu bị cáo chứng minh không có ý định).

ủy ban Liên Mỹ cho rằng định nghĩa của một tội phạm hình sự chỉ dựa trên nghi ngờ hay liên đới nên được loại bỏ vì nó thay đổi nghĩa vụ chứng minh của bên công tố và vi phạm các giả định vô tội.

ủy ban Nhân quyền kết luận rằng một phần của một đạo luật chống khủng bố ở Sri Lanka vi phạm các giả định vô tội (đọc cùng với việc cấm tra tấn và quyền được khắc phục). Thay vì bên công tố phải chứng minh rằng lời thú nhận là tự nguyện, bị cáo đã được yêu cầu chứng minh rằng lời thú nhận của mình, mà ông nói rằng đã bị ép buộc khi bị tra tấn, là tự nguyện và do đó cần được loại trừ như là bằng chứng.

(Xem Chương 17 về loại trừ bằng chứng.)

ICC điều lệ nghiêm cấm bất kỳ sự đảo ngược của nghĩa vụ chứng minh hoặc đặt trách nhiệm này lên phía bị cáo.

15.3 Bảo vệ quyền suy đoán vô tội trong thực tế

Bất kỳ quyết định bắt giữ một người chờ xét xử và thời gian bị giam giữ phải phù hợp với các giả định vô tội. Đối xử với người bị giam giữ trước khi xét xử và điều kiện giam giữ của họ cũng phải phù hợp với các giả định vô tội.

ủy ban Nhân quyền đã nhấn mạnh rằng việc từ chối bảo lãnh hoặc kéo dài thời gian bị giam giữ trước khi xét xử không nên được thực hiện như một dấu hiệu của tội lỗi. ủy ban cho rằng thiết lập thời gian bị giam giữ tối đa trước khi xét xử do tham chiếu đến các hình phạt cho hành vi phạm tội bị cáo buộc là vi phạm các giả định vô tội cũng như quyền được xét xử trong một thời gian hợp lý hoặc được trả tự do. Nó cũng kết luận rằng việc giam giữ quá lâu trước khi xét xử là vi phạm các giả định vô tội.

Tương tự như vậy Tòa án liên Mỹ đã nói rõ rằng việc giam giữ trước khi xét xử quá dài hoặc không có cơ sở là vi phạm các giả định vô tội vì nó là “tương đương với áp đặt một bản án” trước khi xét xử. Nó nhấn mạnh rằng giam giữ trước phiên tòa chỉ là một biện pháp phòng ngừa chứ không phải là sự trừng phạt; nó không được vượt quá các giới hạn nghiêm ngặt cần thiết để đảm bảo rằng người bị cáo buộc sẽ không cản trở việc điều tra hoặc trốn tránh công lý.

(Xem thêm Chương 5 phần 3, 4 và Chương 7 liên quan đến lý do và độ dài của việc giam giữ trước xét xử, và Chương 10 phần 7 về các biện pháp bảo vệ bổ sung trong thời gian giam giữ trước xét xử)

Các giả định vô tội đòi hỏi rằng các thẩm phán và các thành viên bồi thẩm đoàn kiềm chế trong việc phán đoán mọi trường hợp. Nó cũng có nghĩa là các cơ quan, bao gồm các công tố viên, cảnh sát và quan chức chính phủ không phát biểu ý kiến ##về người bị cáo buộc trước khi kết thúc thủ tục tố tụng hình sự, hoặc sau một tuyên bố trắng án. Nó cũng có nghĩa là nhà chức trách ngăn cản các phương tiện truyền gây ảnh hưởng ngầm đến sự công bằng của một phiên tòa hình sự bằng cách phán đoán hoặc gây ảnh hưởng đến kết quả của nó, theo một cách phù hợp với quyền tự do ngôn luận và quyền của công chúng được thông tin về thủ tục tố tụng tòa án.

Thông báo với công chúng về một vụ điều tra hình sự đang diễn ra, công bố tên của người bị cáo buộc, hoặc tuyên bố kẻ bị nghi ngờ đã bị bắt, không được coi là vi phạm các giả định vô tội, miễn là không có tuyên bố rằng người đó tội.

Tòa án châu Âu giải thích rằng có một sự phân biệt rõ ràng giữa việc nói rằng một người nào đó bị nghi là đã phạm tội hình sự, đó là việc cho phép, và tuyên bố rằng một người đã phạm tội cho dù chưa có lời phán tội cuối cùng. Việc tuyên bố này vi phạm suy đoán vô tội.

Phiên toà phải được dựa trên các giả định vô tội. Thẩm phán phải tiến hành phiên tòa mà không quan tâm đến các ý kiến trước đó về sự vô tội hay có tội của bị cáo và phải đảm bảo rằng việc xét xử tuân theo điều đó.

ủy ban Nhân quyền kết luận rằng giả định vô tội đã bị vi phạm trong trường hợp thẩm phán xét xử hỏi bên truy tố một số câu hỏi mang tính dẫn dắt và từ chối cho phép bên bào chữa đưa ra một số nhân chứng làm chứng về các bằng chứng ngoại phạm của bị cáo, và khi quan chức cấp cao công khai tuyên bố bị cáo có tội trước khi tòa có phán quyết cuối cùng. (Xem Chương 12 phần 5- Quyền được xét xử bởi một tòa án công minh)

Quyền không bị ép buộc phải làm chứng chống lại chính mình hoặc nhận tội và quyền giữ im lặng bắt nguồn từ những suy đoán vô tội. Sử dụng lời thú tội có được do tra tấn hoặc ngược đãi hoặc cưỡng ép như bằng chứng là sự vi phạm suy đoán vô tội. (Xem Chương 9- Quyền và biện pháp bảo vệ trong quá trình thẩm vấn, Chương 16- Quyền không bị ép buộc để buộc tội chính mình, và Chương 17- Loại trừ bằng chứng)

Chăm sóc người bị cáo buộc phải được thực hiện để đảm bảo rằng không có sự đối xử nào đối với bị cáo tại phiên tòa mà có thể ảnh hưởng đến suy đoán vô tội. Những đối xử như vậy có thể bao gồm giữ bị cáo trong một cái lồng trong phòng xử án hoặc yêu cầu bị cáo phải ra tòa mặc còng tay, xiềng xích hoặc bị cáo phải đồng phục như các tù nhân đã bị kết án.

Số vụ được tuyên bố trắng án ít ỏi trong các vụ án hình sự có thể làm tăng nghi ngờ về việc liệu giả định vô tội đang được tôn trọng.

15.4 Sau tuyên bố trắng án

Nếu một người được tha bổng bởi phán quyết cuối cùng của tòa án (bao gồm cả trên cơ sở thủ tục, chẳng hạn như quá thời hạn để truy tố), các phán quyết có hiệu lực đối với tất cả các cơ quan nhà nước. Vì vậy, các cơ quan công quyền, đặc biệt là tòa án, công tố viên và cảnh sát, nên ngưng ngụ ý rằng người đó có thể đã phạm tội, để không làm suy yếu suy đoán vô tội, tôn trọng bản án của toà án và các quy định của pháp luật.

Tòa án châu Âu đã cho rằng những giả định vô tội đã bị vi phạm sau khi bị cáo được tuyên bố trắng án hoặc thủ tục tố tụng đã chấm dứt, tòa án lên tiếng nghi ngờ về sự vô tội của cá nhân khi giải thích một quyết định từ chối bồi thường cho bị giam giữ trước khi xét xử.

Một số hệ thống pháp luật tách vụ án hình sự và dân sự. Trong những nước này, được tuyên bố trắng án về một tội hình sự không cấm tòa án dân sự thiết lập trách nhiệm dân sự dựa trên cùng một sự kiện, nhưng sử dụng tiêu chuẩn của bằng chứng theo một cách khác (thấp hơn). Tuy nhiên, quyết định trong trường hợp này phải tôn trọng suy đoán vô tội và không phải quy trách nhiệm hình sự cho một người đã được tuyên bố trắng án trước đây của một tội hình sự.

Hết Chương 15.

Đón đọc: Chương 16- Quyền không bị ép buộc để buộc tội chính mình