Defend the Defenders | 23/8/2014
Weekend Editorial
Ngày 26/8/2014 tới đây, vớiphiên xử những người đấu tranh Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minhtại Tòa án Đồng Tháp, sẽ là thời điểm có ý nghĩa như một phép thử đối với tương quan Việt – Mỹ vừa chớm nảy nở nhưng chưa có gì bảo đảm bền vững.
Không làm việc nhỏ sẽ chẳng đạt việc lớn
Mặc dù vấn đề của những người bị chính quyền Việt Nam đưa ra xét xử có thể chỉ là một khúc mắc nhỏ nhoi trên tiến trình hòa nhập nhân quyền thế giới và tham dự vào bàn tiệc TPP, nhưng trong cách nhìn thực tế của người Mỹ, không thể làm việc lớn nếu không bắt đầu từ những việc nhỏ.
Tháng 8/2013 đã là một “việc nhỏ” như thế. Trường hợp nữ sinh Phương Uyên mà trước đó bị án sơ thẩm đến 6 năm, nhưng đến phiên phúc thẩm đã được trả tự do ngay tại tòa. Khi đó nhiều người đã rất ngạc nhiên vì thái độ “khoan hồng” chưa có tiền lệ như thế của Nhà nước Việt Nam. Chỉ sau đó, những thông tin không chính thức mới cho biết Phương Uyên nằm trong “top 5” của phía Mỹ, nghĩa là lọt vào danh sách 5 người mà Washington yêu cầu Việt Nam “trả tự do tức khắc và vô điều kiện”.
Đúng một năm sau, phiên tòa xử Bùi Hằng và những người bạn của chị dương như tái hiện lại hình ảnh của Phương Uyên. Và nếu sự kiện Phương Uyên diễn ra hầu như sau chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang thì vụ xử Bùi Hằng cũng xảy ra tròn một tháng sau chuyến công du Hoa Kỳ của ông Phạm Quang Nghị – Ủy viên Bộ chính trị.
Thậm chí vụ xử Bùi Hằng còn “nhạy cảm” hơn khi liên quan đến cả Phật giáo Hòa Hảo mà quốc tế đang ngày càng quan tâm đến tình trạng tôn giáo này bị trấn áp, đàn áp. Một cuộc làm việc của Báo cáo viên đặc biệt Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo tại Việt Nam – ông HeinerBielefeldt – đã cho thấy nhiều chuyện còn chướng tai gai mắt.Kết quả sau 11 ngày tận mắt chứng kiến ngay cả bản thân cũng bị giám sát chặt chẽ bởi cơ quan an ninh Việt Nam đã khiến ông Heiner Bielefeldt phải tổ chức một cuộc họp báo, công bố về “những sai phạm nghiêm trọng” của nhà cầm quyền Việt Nam đối với điều được nhà nước này gọi là “tự do tôn giáo” khi ngăn chặn rất lộ liễu và thô bạo nhiều chứng nhân mà ông muốn gặp.
Ông Heiner Beilefeldt cũng đã không thể tiếp cận các nạn nhân và nhân chứng của vụ án vì công an bao vây chùa Quang Minh Tự của Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm, đạo tràng của ông Bùi Văn Trung và gia đình ông Nguyễn Bắc Truyển.
Thời gian còn rất ít
Mới đây, hơn 20 tổ chức dân sự độc lập ở Việt Nam đã đồng ký tên vào một bản tuyên bố chung, yêu sách ba bị can Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh phải được trả tự do lập tức và vô điều kiện vì họ vô tội hoàn toàn. Bản tuyên bố cũng lên án ““Chính công an mới là những kẻ mắc tội “gây rối trật tự công cộng” vì đã âm mưu từ trước, lén phục kích, đánh người dã man, khiến cho nhân dân phải tụ tập lại đông đảo”.
Các tổ chức dân sự độc lập cũng thông báo những động thái đầy mưu mô xảo trá của nhà cầm quyền tiếp như ép cung chứng nhân, bức bách nạn nhân, đầu độc công luận… nhằm đưa những người hoạt động nhân quyền can đảm vào vòng tù tội chứng tỏ đây không phải là một vụ án hình sự bình thường mà đã được chính trị hóa, xuất phát từ động cơ chính trị. Ngoài ra, việc đánh đập giam giữ hoàn toàn phi lý rồi tiến hành tố tụng hoàn toàn phi pháp này không chỉ là hành vi chà đạp nhân quyền trầm trọng mà còn chà đạp cả chính bộ mặt pháp quyền giả tạo của chế độ. Đây mới là thực tế tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chứ không phải như những luận điệu dối trá của mọi quan chức của bộ máy cầm quyền CSVN khi trả lời các chất vấn và phê phán của công luận hoàn vũ.
Ngày quốc khánh 2/9 đang đến rất gần. Không chỉ nhóm Bùi Hằng, giới đấu tranh dân chủ và nhiều người dân quan tâm đến tiến bộ xã hội cũng đang trông chờ một động thái mới của nhà cầm quyền liên quan đến công tác “đặc xá”. Hàng loạt cái tên như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý, Việt Khang, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương… một lần nữa được nêu ra, nhưng lần này có vẻ gần gũi hơn với gia đình họ. Ai cũng biết sự kiện Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do vô điều kiện vào tháng 7/2014 đã đột biến một cách kỳ diệu như thế nào.
Chẳng hẳn những ngày tới đây sẽ là mang ý nghĩa như cơ hội còn lại của nhà cầm quyền Việt Nam trên con đường dẫn tới TPP và vũ khí sát thương. Thời gian dành cho họ chỉ còn rất ít…
Thường Sơn
August 23, 2014
Xã luận cuối tuần 23/8/2014: Bùi Hằng có lặp lại Phương Uyên?
by Nhan Quyen • Bui Thi Minh Hang, Nguyen Phuong Uyen, Nguyen Thi Thuy Quynh, Nguyen Van Minh
Defend the Defenders | 23/8/2014
Weekend Editorial
Không làm việc nhỏ sẽ chẳng đạt việc lớn
Mặc dù vấn đề của những người bị chính quyền Việt Nam đưa ra xét xử có thể chỉ là một khúc mắc nhỏ nhoi trên tiến trình hòa nhập nhân quyền thế giới và tham dự vào bàn tiệc TPP, nhưng trong cách nhìn thực tế của người Mỹ, không thể làm việc lớn nếu không bắt đầu từ những việc nhỏ.
Tháng 8/2013 đã là một “việc nhỏ” như thế. Trường hợp nữ sinh Phương Uyên mà trước đó bị án sơ thẩm đến 6 năm, nhưng đến phiên phúc thẩm đã được trả tự do ngay tại tòa. Khi đó nhiều người đã rất ngạc nhiên vì thái độ “khoan hồng” chưa có tiền lệ như thế của Nhà nước Việt Nam. Chỉ sau đó, những thông tin không chính thức mới cho biết Phương Uyên nằm trong “top 5” của phía Mỹ, nghĩa là lọt vào danh sách 5 người mà Washington yêu cầu Việt Nam “trả tự do tức khắc và vô điều kiện”.
Đúng một năm sau, phiên tòa xử Bùi Hằng và những người bạn của chị dương như tái hiện lại hình ảnh của Phương Uyên. Và nếu sự kiện Phương Uyên diễn ra hầu như sau chuyến đi Mỹ của ông Trương Tấn Sang thì vụ xử Bùi Hằng cũng xảy ra tròn một tháng sau chuyến công du Hoa Kỳ của ông Phạm Quang Nghị – Ủy viên Bộ chính trị.
Thậm chí vụ xử Bùi Hằng còn “nhạy cảm” hơn khi liên quan đến cả Phật giáo Hòa Hảo mà quốc tế đang ngày càng quan tâm đến tình trạng tôn giáo này bị trấn áp, đàn áp. Một cuộc làm việc của Báo cáo viên đặc biệt Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo tại Việt Nam – ông HeinerBielefeldt – đã cho thấy nhiều chuyện còn chướng tai gai mắt.Kết quả sau 11 ngày tận mắt chứng kiến ngay cả bản thân cũng bị giám sát chặt chẽ bởi cơ quan an ninh Việt Nam đã khiến ông Heiner Bielefeldt phải tổ chức một cuộc họp báo, công bố về “những sai phạm nghiêm trọng” của nhà cầm quyền Việt Nam đối với điều được nhà nước này gọi là “tự do tôn giáo” khi ngăn chặn rất lộ liễu và thô bạo nhiều chứng nhân mà ông muốn gặp.
Ông Heiner Beilefeldt cũng đã không thể tiếp cận các nạn nhân và nhân chứng của vụ án vì công an bao vây chùa Quang Minh Tự của Tu sĩ Võ Văn Thanh Liêm, đạo tràng của ông Bùi Văn Trung và gia đình ông Nguyễn Bắc Truyển.
Thời gian còn rất ít
Mới đây, hơn 20 tổ chức dân sự độc lập ở Việt Nam đã đồng ký tên vào một bản tuyên bố chung, yêu sách ba bị can Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh phải được trả tự do lập tức và vô điều kiện vì họ vô tội hoàn toàn. Bản tuyên bố cũng lên án ““Chính công an mới là những kẻ mắc tội “gây rối trật tự công cộng” vì đã âm mưu từ trước, lén phục kích, đánh người dã man, khiến cho nhân dân phải tụ tập lại đông đảo”.
Các tổ chức dân sự độc lập cũng thông báo những động thái đầy mưu mô xảo trá của nhà cầm quyền tiếp như ép cung chứng nhân, bức bách nạn nhân, đầu độc công luận… nhằm đưa những người hoạt động nhân quyền can đảm vào vòng tù tội chứng tỏ đây không phải là một vụ án hình sự bình thường mà đã được chính trị hóa, xuất phát từ động cơ chính trị. Ngoài ra, việc đánh đập giam giữ hoàn toàn phi lý rồi tiến hành tố tụng hoàn toàn phi pháp này không chỉ là hành vi chà đạp nhân quyền trầm trọng mà còn chà đạp cả chính bộ mặt pháp quyền giả tạo của chế độ. Đây mới là thực tế tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chứ không phải như những luận điệu dối trá của mọi quan chức của bộ máy cầm quyền CSVN khi trả lời các chất vấn và phê phán của công luận hoàn vũ.
Ngày quốc khánh 2/9 đang đến rất gần. Không chỉ nhóm Bùi Hằng, giới đấu tranh dân chủ và nhiều người dân quan tâm đến tiến bộ xã hội cũng đang trông chờ một động thái mới của nhà cầm quyền liên quan đến công tác “đặc xá”. Hàng loạt cái tên như Điếu Cày Nguyễn Văn Hải, Lê Quốc Quân, Nguyễn Văn Lý, Việt Khang, Nguyễn Hoàng Quốc Hùng, Đoàn Huy Chương… một lần nữa được nêu ra, nhưng lần này có vẻ gần gũi hơn với gia đình họ. Ai cũng biết sự kiện Đỗ Thị Minh Hạnh được trả tự do vô điều kiện vào tháng 7/2014 đã đột biến một cách kỳ diệu như thế nào.
Chẳng hẳn những ngày tới đây sẽ là mang ý nghĩa như cơ hội còn lại của nhà cầm quyền Việt Nam trên con đường dẫn tới TPP và vũ khí sát thương. Thời gian dành cho họ chỉ còn rất ít…
Thường Sơn