Tuần tin người bảo vệ nhân quyền 18/8 – 24/8/2014: Cải cách trong ngành công an VN vẫn bất cập

Defenders-weekly 24

Defend the Defenders | 25/8/2014

Defenders’ Weekly

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng Thông tư 28 của chính quyền Việt Nam về công tác điều tra trong ngành công an có cải thiện so với các quy định cũ, nhưng vẫn chưa đủ để thực hiện những cải tổ sâu sắc nhằm ngăn chặn tình trạng công an lạm quyền đang tràn lan. Thông tư 28 của Bộ Công an, với tiêu đề “Quy định về Công tác Điều tra Hình sự Trong Công an Nhân dân” sẽ có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng Tám năm 2014. Thông tư 28 sẽ thu hẹp vai trò của luật sư bào chữa.

Anh Trần Bùi Trung, con trai nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng, đã đến Tiểu ban Nhân quyền trực thuộc Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ, để tiếp tục công việc vận động quốc tế cho bà Minh Hằng và hai blogger Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh. Tại cuộc gặp, ông Mark Kearney bày tỏ sự quan tâm đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam, khi còn nhiều tù nhân lương tâm đang bị giam cầm, trong đó có Bùi Thị Minh Hằng, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh. Liên quan đến vụ án Bùi Hằng, Hội Anh Em Dân Chủ đã ra tuyên bố về phiên tòa xét xử bà Bùi Thị Minh Hằng. Hội đã phản đối bản cáo trạng của của viện kiểm sát tỉnh Đồng Tháp và cho rằng vụ bắt bớ này là do âm mưu chính trị. Bà Bùi Hằng trong cuộc nói chuyện gần đây với gia đình đã tuyên bố sẽ tuyệt thực đến chết nếu Tòa tuyên án bất công.

Thượng Nghị Sĩ Richard Durbin(Dân Chủ, Illinois) đã gửi văn thư đến Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang yêu cầu trả tự do ngay và vô điều kiện cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày.

Cũng liên quan đến tù nhân lương tâm, một bức thư đứng tên 4 nhà lập pháp Hoa Kỳ đã được gửi đến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bức thư yêu cầu Việt Nam thả luật sư Lê Quốc Quân vô điều kiện. Các nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng nêu lên quan ngại Việt Nam ngày càng giam cầm nhiều hơn tù nhân chính trị.

Ngoài ra còn rất nhiều tin tức đáng chú ý khác

**********18/8/2014**********

Nhục hình và bức cung: Phải dứt khoát loại trừ! 

Luật sư Trương Trọng Nghĩa mới đây trong một bài viết trên Pháp luật Online đã nói rằng quyền có luật sư ngay từ khi tạm giữ là quyền hiến định nhưng những điều tra viên vẫn bỏ qua các quyền này của người dân. Điều này dẫn đến nạn bức cung nhục hình trong thời gian vừa qua.

Ông Nghĩa nêu hai ví dụ điển hình cho nạn bức cung và nhục hình là trường hợp của ông Nguyễn Thanh Chấn ngụ tại Bắc Giang và ông Thạch Sô Phách tại Sóc Trăng.

Vụ oan sai Nguyễn Thanh Chấn là vụ án nổi tiếng dư luận trong những năm vừa qua. Ông bị tòa kết án tù chung thân. Sau 10 năm kêu oan và tìm ra hung thủ thực sự ông đã được ra tù. Hiện ông Chấn đang yêu cầu Tòa án bồi thường cho những mất mát mà ông và gia đình gánh chịu vì bản án oan sai.

Pháp luật: Nhục hình và bức cung: Phải dứt khoát loại trừ! 

===============

Hội CTNLT báo cáo hoạt động bán niên (18/2-18/8/2014) và dự kiến 6 tháng tới 

(Trích báo cáo)

Trong tình hình chính quyền VN vẫn tiếp tục không ngừng đàn áp người bất đồng chính kiến bằng các công cụ của một thể chế độc tài, việc công dân ý thức được quyền công dân và quyền con người và đòi thực thi những quyền này là xu hướng tất yếu, xảy ra ngày càng nhiều và mạnh mẽ. Hội CTNLTVN ra đời ngày 18/2/2014 là một dấu mốc lịch sử, khẳng định sự đồng lòng của các cựu tù nhân lương tâm rằng “Tự do lương tâm là một trong các quyền cơ bản của con người, bên cạnh tự do tư tưởng, tự do tôn giáo, tự do ngôn luận… Sống theo lương tâm là sống trong đạo đức, trong tình thương, trong công lý và trong sự thật. Hành động theo lương tâm là hành động mang lại hạnh phúc cho nhân quần xã hội, đặc biệt cho những ai là nạn nhân của mọi xâm hại quyền con người.”

Chín mươi mốt hội viên Hội CTNLT, mỗi người bằng cách này hay cách khác, một mình hay cùng với những người khác, vẫn tiếp tục dấn thân đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ và tự do một cách ôn hòa, bất chấp mọi dọa nạt, quấy nhiễu, thậm chí có thể bị bắt vào tù thêm một lần nữa. Thách thức to lớn đã không làm cho chúng tôi chùn chân, nguy hiểm rình rập không khiến chúng tôi nhục chí. Một nhà nước VN tương lai phải là nhà nước tôn trọng thực sự các giá trị nhân quyền và dân quyền, công dân tương lai VN sẽ là công dân có mọi quyền con người như công dân của các nước tiên tiến đang thụ hưởng và dân tộc VN xứng đáng được hưởng điều ấy.

Do đó, Hội CTNLTVN cương quyết hoạt động, mạnh mẽ đòi chính quyền CSVN phải thực thi những quyền căn bản của người dân, như quyền tự do nhận và gửi thông tin, quyền tự do phát biểu ý kiến trên mọi cơ quan truyển thông đại chúng, quyền tự do lập hội, tự do tôn giáo, các tổ chức xã hội dân sự độc lập với nhà nước được tự do hoạt động, xoá bỏ điều 4 Hiến Pháp tự cho phép đảng cộng sản độc tài toàn trị, tiến đến bầu cử – ứng cử tự do, tam quyền phân lập.

CTNLT: Hội CTNLT báo cáo hoạt động bán niên (18/2-18/8/2014) và dự kiến 6 tháng tới

CTNLT: FVPoC’s half-yearly report (Feb 18-Aug 18, 2014) and next six-month plan

******19/8/2014*******

Trần Bùi Trung vận động tại tiểu ban Nhân quyền

Sáng 14/8, anh Trần Bùi Trung (aka blogger Bo Trung), con trai nhà hoạt động Bùi Thị Minh Hằng, đã đến Tiểu ban Nhân quyền trực thuộc Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Hoa Kỳ, để tiếp tục công việc vận động quốc tế cho bà Minh Hằng và hai blogger Nguyễn Văn Minh, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh.

Người đón tiếp Bo Trung và luật sư Vi K. Trần thuộc Phòng trào Con đường Việt Nam và ông Mark Kearney, thuộc văn phòng Chris Smith và Tiểu ban Nhân quyền. Tại cuộc gặp, ông Mark Kearney bày tỏ sự quan tâm đến tình hình nhân quyền ở Việt Nam, khi có quá nhiều tù nhân lương tâm đang bị giam cầm, trong đó có Bùi Thị Minh Hằng, Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh… Ông hỏi thăm sức khỏe của blogger Bùi Thị Minh Hằng và có phần lo ngại khi Bo Trung cho hay, bà Hằng thường xuyên tuyệt thực.

Đáp lời Bo Trung, Mark Kearney nói, ông rất tôn trọng tinh thần kiên quyết của bà Bùi Thị Minh Hằng, tuy nhiên, ông muốn nhắn nhủ bà cân nhắc kỹ các vấn đề liên quan đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng.

Mark Kearney cũng thông báo thêm rằng dân biểu Chris Smith sẽ cùng một số dân biểu khác của cả hai đảng, như bà Zoe Lofgren, ông Ed Royce (Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện), gửi thư đề nghị chính phủ Mỹ lưu tâm theo dõi phiên tòa ngày 26/8 tới đây.

Anh Trần Bùi Trung vẫn đang tiếp tục con đường vận động cho mẹ anh- bà Bùi Hằng. Được biết điểm tới tiếp theo của anh sẽ là Úc. Trước đó anh cũng đã vận động tại tổ chức Freedom House và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ.

Fb ConDuongVietNam: BO TRUNG GẶP VĂN PHÒNG DÂN BIỂU CHRIS SMITH VÀ TIỂU BAN NHÂN QUYỀN

Dân luận: Trần Bùi Trung gặp văn phòng dân biểu Chris Smith và Tiểu ban Nhân quyền

===============

Hội Anh Em Dân Chủ Tuyên bố về phiên xử nhà yêu nước Bùi Thị Minh Hằng 

Vào ngày 18/8/2014 Hội Anh Em Dân Chủ đã ra tuyên bố về phiên tòa xét xử bà Bùi Thị Minh Hằng.  Trong bản tuyên bố Hội đã nói rằng kết luận bà Bùi Hằng gây rối trật tự do gây cản trở giao thông là điều phi lý. Việc để xảy ra tình trạng ắc tách giao thông là do công an đã không làm tròn nhiệm vụ.

“Chúng tôi nhận định cơ quan điều tra và VKS tỉnh Đồng Tháp đã vu khống và chụp mũ cho chị Bùi Thị Minh Hằng, chị Quỳnh và anh Minh khi cáo buộc họ có hành vi cản trở giao thông”

Hội đưa ra tuyên bố phản đối bản cáo trạng của của viện kiểm sát tỉnh Đồng Tháp và cho rằng vụ bắt bớ này là do âm mưu chính trị. Thêm vào đó Hội cho rằng vụ bắt giữ vi phạm nghiêm trọng quyền con người .

Từ đó Hội anh em dân chủ đã đề nghị các tổ chức quốc tế lên tiếng và yêu cầu Tòa án tuyên bố vô tội đối với bà Bùi Hằng, anh Minh và chị Quỳnh.

Hội Anh Em Dân Chủ: Hội Anh Em Dân Chủ Tuyên bố về phiên xử nhà yêu nước Bùi Thị Minh Hằng

Defend the Defenders: Hội Anh Em Dân Chủ Tuyên bố về phiên xử nhà yêu nước Bùi Thị Minh Hằng

Blog NguoiBuonGio: Hướng tới phiên toà Bùi Thị Minh Hằng.

==============

Một thanh niên chết sau va chạm với cảnh sát cơ động

Tối ngày 18/8, khi ba thanh niên lưu thông trên đường Nguyễn Tất Thành thì bị Cảnh sát cơ động đuổi theo do không đội mũ bảo hiểm. CSCĐ đã dùng dùi cui đánh vào nhóm người ngồi trên xe vi phạm khiến xe máy mất lái, tông vào lề.

Cả ba thanh niên đều bị chấn thương trong đó có một người bị tử vong. Bác sĩ bệnh viện Đa khoa tỉnh Gia Lai nói rằng anh Lê Hoài Thương bị đa chấn thương, vỡ sọ não, đã được hồi sức khẩn cấp, điều trị tích cực. Tuy nhiên do chấn thương quá nặng, đến 14g ngày 19-8, Thương đã tử vong.

Được biết khi ba thanh niên bị tai nạn CSCĐ đã để mặc họ tại hiện trường.

Tuổi trẻ: Một thanh niên chết sau va chạm với cảnh sát cơ động

VNRN: Young man dies after encounter with motorcycle police

Dân trí : 3 thanh niên thương vong sau khi bị CSCĐ đánh dùi cui vào người?

Defend the Defenders: 15th Vietnamese Resident Killed by Policemen So Far This Year

=============

Công an ngăn hội thảo của đoàn luật sư

Hội thảo của đoàn luật sư TP Hà Nội về thông tư 28 của Bộ Công an bị hủy sau khi cơ quan quản lý hội trường thông báo “có sự can thiệp” từ bộ này.

Thông tư 28, được ban hành ngày 7/7, quy định về công tác điều tra hình sự trong công an nhân dân và dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 25/8. Tuy nhiên, quy định trong thông tư về việc cho phép điều tra viên lập biên bản luật sư nếu có sai phạm đã gây nhiều ý kiến phản đối từ giới luật sư trong nước.

Luật sư Trần Đình Triển, Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.Hà Nội cho biết ban quản lý hội trường ở số 1, Liễu Giai hôm 15/8 đã đơn phương chấm dứt hợp đồng cho thuê mặt bằng ngay trước ngày diễn ra hội thảo.

“Họ nói rằng họ cương quyết không cho thuê nữa vì có sự can thiệp bên Bộ Công an”, ông nói.

 “Việc hội thảo bị dừng lại gây bức xúc trong xã hội và dù báo chính thống không đăng nhưng lại lan tỏa trên mạng xã hội, rất mất uy tín”.

BBC: Công an ngăn hội thảo của đoàn luật sư?

Người Việt: Bộ Công an không thích, thì Viện Hàn lâm không dám 

PLO: “Tư duy lạc hậu đang níu chân cải cách tư pháp”

Defend the Defenders: Vietnam Bar Federation Objects Police Decree on Halting Lawyers’ Roles

RFI: Việt Nam : Luật sư đoàn phản đối điều 38 Thông tư 28 của bộ Công an

Defend the Defenders: Vietnam to Have 20,000 Lawyers by 2020, up 2.3-Fold from June: VBF

===============

Cựu TNLT Trương Minh Đức bị sách nhiễu về cư trú 

Ông Trương Minh Đức, cựu tù nhân lương tâm và chính trị đang có tạm trú dài hạn tại Bình Dương bỗng nhiên bị công an huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương xoá tên khỏi họ khẩu, với lý do ông không phải là chồng của bà Nguyễn Thị Kim Thanh, chủ hộ.

Trong thư gửi Dòng chúa Cứu thế ông Đức nói rằng sau khi ra tù ông đã liên tục bị sách nhiễu từ phía chính quyền. Công an thường đến nhà kiểm tra hàng quán, gây rối để cắt nguồn sống gia đình ông. Bà con họ hàng cũng bị công an đe dọa từ đó họ không còn muốn lien hệ với ông.

Trong bức thư ông nói rằng công an Bình Dương đã đe dọa ông rằng họ sẽ sách nhiễu cho đến khi nào ông Truyển và gia đình phải chuyển đi nơi khác.

VRNs: Cựu TNLT Trương Minh Đức bị sách nhiễu về cư trú 

====================

Đàm phán TPP tiếp tục tại Hà Nội đầu tháng Chín 

Cuộc họp TPP cấp chuyên gia sẽ kéo dài 10 ngày kể từ 01/09/2014, đại diện 12 quốc gia tham gia TPP sẽ tìm cách san bằng các bất đồng trong một số lãnh vực, như quyền sở hữu trí tuệ, công việc cải tổ doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra còn việc chuẩn bị cho cuộc họp cấp bộ trưởng.

Cuộc họp làm việc tại thủ đô Việt Nam nối tiếp cuộc họp các viên chức diễn ra tại Ottawa, Canada, hồi tháng 7. Tại Hà Nội, các nhà đàm phán sẽ đi vào thương lượng song phương trên một hồ sơ khó khăn khác là vấn đề thuế quan.

Các thành viên đàm phán TPP thoạt đầu dự tính đúc kết được một thỏa thuận vào cuối năm ngoái, nhưng vẫn chưa tìm được một cơ sở chung trên những vấn đề gây tranh chấp.

Những nước thành viên đàm phán TPP gồm có Mỹ, Canada, Chilê Mêhicô, Peru, Úc, New Zealand, Brunei, Malaysia, Nhật Bản, Singapore và Việt Nam.

RFI: Đàm phán TPP tiếp tục tại Hà Nội đầu tháng Chín 

*******20/8/2014*******

Một thứ “giấy mời” ngang ngược của Công an Đồng Nai

Ngày 16/8 anh Lê Anh Hùng nhận được giấy mời làm việc từ Công an tỉnh Đồng nai với nội dung mời làm việc về đơn mà anh đã gửi đi.

Trước đó anh Lê Anh Hùng có gửi 2 đơn tố cáo đến Công an tỉnh Đồng Nai. Một bức gửi ngày 16.9.2013 với nội dung tố cáo phó thủ tướng Hoàng Trung hải, bức còn lại tố cáo Giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai và Thủ trưởng cơ quan an ninh điều tra tỉnh Đồng Nai.

Anh Lê Anh Hùng cho rằng việc công an tỉnh Đồng Nai viết giấy mời làm việc là hoàn toàn vô lý và trái luật pháp. Các đơn anh gửi trước đây công an tỉnh Đồng Nai không đủ thẩm quyền để giải quyết. Cụ thể trong đơn tố cáo thứ hai bên bị tố cáo là giám đốc Công an tỉnh Đồng Nai do vậy không có căn cứ pháp luật nào khi cơ quan bị tố cáo mời người tố cáo làm việc.

Anh Lê Anh Hùng cho biết trước đây gia đình anh đã phải gánh chịu rất nhiều đau thương do đã tố cáo thủ tướng đương nhiệm Nguyễn Tấn Dũng, phó thủ tướng Hoàng Trung Hải và cựu tổng bí thư Nông Đức Mạnh.

Defend The Defenders: Một thứ “giấy mời” ngang ngược của Công an Đồng Nai

==============

Bà Bùi Thị Minh Hằng được gặp gia đình 

Sài Gòn – Sáng nay ngày 19.08.2014, bà Bùi Thị Minh Hằng đã được gặp con gái bà là cô Quỳnh Anh tại trại giam An Bình, Tp. Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp. Buổi thăm gặp của hai mẹ con chỉ vỏn vẹn 15 phút.

Cô Quỳnh Anh cho biết bà Bùi Thị Minh Hằng đã tuyệt thực 4 lần trong quá trình bị tạm giam. Do vậy sức khỏe của bà đã kém đi.

“Mẹ tôi nói với tôi rằng, sắp tới, nếu xảy ra một phiên tòa bất công thì bà sẽ tuyệt thực cho đến chết, để cho tất cả các nhân viên công quyền nhìn thấy nỗi đau của bà. Bà nhấn mạnh, hy sinh cũng là một cách đấu tranh”- cô Quỳnh Anh cho biết

Đây là lần đầu tiên bà Bùi Hằng được thăm gặp gia đình kể từ ngày bị tạm giam 11/2/2014.

Theo công văn số 69/2014/HSST-QĐ do thẩm phán Bùi Phước Lộc ký vào ngày 28.07.2014 cho biết, vào lúc 7 giờ 30 ngày 26.08.2014, tại tòa án Nhân dân tỉnh Đồng Tháp sẽ diễn ra phiên tòa sơ thẩm của bà Bùi Hằng, cô Thúy Quỳnh và ông Văn Minh. Cả ba người đều bị truy tố về tội “gây rối trật tự công cộng” theo Khoản 2, Điều 245 BLHS”.

VRNs: Bà Bùi Thị Minh Hằng được gặp gia đình 

Fb Nguyễn Bắc Truyển: Thông tin mới nhất về chị Bùi Thị Minh Hằng

=============

Tiểu thương Nghệ An bị công an cưỡng chế

Chợ Hôm, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành- Nghệ An được đầu tư hoàn toàn từ nguồn vốn nước ngoài. Nhưng tiểu thương nơi đây vẫn phải đóng một khoản tiền lớn cho xã mà họ cho rằng trái quy định.

Việc thu phí chợ cao của UBND xã Hợp Thành đã gây ra nhiều bức xúc cho các hộ kinh doanh. Nhiều cuộc họp, đối thoại với các hộ kinh doanh ở chợ do xã chủ trì đều bất thành. Những yêu cầu chính đáng của tiểu thương đưa ra nhằm giảm bớt phí chợ cũng không được đáp ứng.

Vào ngày 11/08 công an, cán bộ xã Hợp Thành đã cưỡng chế một số ki-ốt của các tiểu thương.

Radio Chân Trời Mới: Tiểu thương Nghệ An bị công an cưỡng chế

Tuổi trẻ: Đảm bảo quyền tự do kinh doanh của dân

*********21/8/2014**********

TNS Hoa Kỳ kêu gọi tự do cho blogger Điếu Cày

Ngày 20/8/2014 Thượng Nghị Sĩ Richard Durbin(Dân Chủ, Illinois) gửi văn thư đến Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang yêu cầu trả tự do ngay và vô điều kiện cho tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Hải tức blogger Điếu Cày.

“Tôi viết thư để yêu cầu Ông chấp thuận trả tự do cho Ông Nguyễn Văn Hải (còn được biết là Điếu Cày) nhân dịp Ngày Lễ Quốc Gia 2 tháng 9 tới đây. Sự bày tỏ nhân ái về cương vị lãnh đạo ấy sẽ được đón nhận với nhiều thiện cảm từ những người ở Hoa Kỳ quan tâm sâu sắc về việc giam giữ Ông Hải,” TNS Durbin viết.

TNS Durbin là một thành viên kỳ cựu và có thế lực của Ủy Ban Ngân Sách và Ủy Ban Đối Ngoại của Thượng Viện Hoa Kỳ.

“Ít ai biết rằng TNS Durbin đã quan tâm đến hồ sơ của blogger Điếu Cày từ nhiều năm nay và đã nhiều lần lên tiếng đòi tự do cho tù nhân lương tâm này mỗi khi có cơ hội,” TS. Nguyễn Đình Thắng, Giám Đốc BPSOS, nói.

Theo Ts. Thắng, sau khi Ts Cù Huy Hà Vũ được tự do, blogger Điếu Cày là mục tiêu hàng đầu của chiến dịch Tự Do Cho Tù Nhân Lương Tâm Việt Nam. Chiến dịch này nhằm vận động các nghị sĩ Hoa Kỳ gây áp lực với Việt Nam đòi hỏi chính quyền VN thả các tù nhân lương tâm được đỡ đầu.

MachSong: TNS Hoa Kỳ kêu gọi tự do cho blogger Điếu Cày

=============

HRW: Cải cách trong ngành công an VN vẫn bất cập

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu rằng văn bản pháp luật mới của chính quyền Việt Nam về công tác điều tra trong ngành công an có cải thiện so với các quy định cũ, nhưng vẫn chưa đủ để thực hiện những cải tổ sâu sắc nhằm ngăn chặn tình trạng công an lạm quyền đang tràn lan.

Thông tư 28 của Bộ Công an, với tiêu đề “Quy định về Công tác Điều tra Hình sự Trong Công an Nhân dân” sẽ có hiệu lực kể từ ngày 25 tháng Tám năm 2014 và thay thế các quy định hiện có.

“Nạn lạm quyền của công an Việt Nam đã lan tràn ngoài tầm kiểm soát trong những năm gần đây vì chính quyền chưa có hành động thích đáng đối với những người vi phạm trong ngành công an,” ông Phil Robertson, Phó Giám đốc Phụ tráchBan Á Châu của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền phát biểu.

Thông tư 28 đưa ra nhiều thay đổi tích cực so với quy định hiện có, theo nhận định của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền. Văn bản này đưa ra nguyên tắc đầu tiên của hoạt động điều tra trong ngành công an là “Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; tôn trọng lợi ích của nhà nước, quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân”

Nhưng Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cũng cho biết Thông tư 28 cũng chứa đựng nhiều quy định sai lầm. Ví dụ như, các quy định nhấn mạnh về vai trò của công an xã, là lực lượng kém chuyên nghiệp nhất trong cả ngành công an. Thông tư này cũng có sử dụng ngôn ngữ thể hiện tư duy tiên đoán có tội khi sử dụng từ ngữ “người phạm tội”. Thêm vào đó Thông tư 28 thu hẹp chứ không nới rộng vai trò của luật sư bào chữa, là nhân tố thiết yếu để bảo đảm quy trình pháp lý thích hợp đối với nghi can hình sự.

Ngày mồng 7 tháng Tám, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đại diện cho giới luật sư trên toàn quốc đã gửi công văn đến Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang yêu cầu hủy bỏ hoặc sửa đổi nội dung điều 38. Theo liên đoàn luật sư, nội dung điều này của Thông tư đặt luật sư và người trợ giúp pháp lý ở vị trí thấp hơn điều tra viên ngành công an, khiến có thể dẫn tới lạm quyền. Ngày 16 tháng Tám, Luật sư Đoàn thành phố Hà Nội dự định tổ chức buổi hội thảo để trao đổi về Thông tư 28. Tuy nhiên, buổi hội thảo phải hủy bỏ vào phút cuối vì công an can thiệp với bên chủ quản của địa điểm thuê để tổ chức sự kiện này, sau đó họ thông báo với các luật sư là địa điểm đó không còn chỗ nữa.

HRW: HRW: Cải cách trong ngành công an VN vẫn bất cập

HRW: Vietnam: Police Reforms Fall Short 

BBC: HRW chỉ trích thông tư Bộ Công an VN

Bauxite Việt Nam: Hà Huy Sơn – Một ý kiến để chống bức cung, nhục hình trong hoạt động điều tra hình sự 

RFA: Vietnam’s Police Investigation Reforms Need More Work

==============

Tuyên bố chung của các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập tại Việt Nam trước phiên xử Bùi Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh

Vào ngày 21/8/2014 các Tổ chức xã hội dân sự đã ra tuyên cáo trước vụ xét xử bà Bùi Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh. Các tổ chức này yêu cầu trả tự do ngay lập tức cho 3 người và tố cáo công an là người vi phạm pháp luật.

Các tổ chức dân sự cũng tố cáo việc khép tội 3 người trên vào điều gây rối trật tư công cộng chỉ là bản án ngụy tạo cho mưu đồ chính trị.

Trong bản thông cáo các tổ chức này viết: “Việc đánh đập giam giữ hoàn toàn phi lý rồi tiến hành tố tụng hoàn toàn phi pháp này không chỉ là hành vi chà đạp nhân quyền trầm trọng mà còn chà đạp cả chính bộ mặt pháp quyền giả tạo của chế độ. Đây mới là thực tế tình trạng nhân quyền tại Việt Nam chứ không phải như những luận điệu dối trá của mọi quan chức của bộ máy cầm quyền CSVN khi trả lời các chất vấn và phê phán của công luận hoàn vũ.”

Cuối bản tuyên bố các tổ chức xã hội dân sự đề nghị các tổ chức, dân chúng và chính phủ các nước đấu tranh cho nền pháp chế độc lập, không phải là công cụ của nhà cầm quyền.

CTNLT: Tuyên bố chung của các Tổ chức Xã hội Dân sự Độc lập tại Việt Nam trước phiên xử Bùi Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh

FPVoC: Joint statement of Vietnam CSOs on the coming trial of Bui Minh Hang, Nguyen Thi Thuy Quynh and Nguyen Van Minh

********22/8/2014**********

Việt Nam : Luật sư đoàn phản đối điều 38 Thông tư 28 của bộ Công an 

Thông tư của Bộ Công an về “điều tra hình sự”, liên quan đến hoạt động của luật sư được ban hành đầu tháng 7/2014, dự kiến có hiệu lực từ cuối tháng này, gây rất nhiều chỉ trích trong công luận. Trước phản ứng của các luật sư, đầu tháng 8, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã gửi Bộ Công an một đề nghị yêu cầu “hủy bỏ” hoặc “sửa đổi” điều khoản 38 bất bình đẳng.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết Thông tư 28 cũng chứa đựng nhiều quy định rất có vấn đề. Ví dụ như, các quy định nhấn mạnh về vai trò của công an xã, là lực lượng kém chuyên nghiệp nhất trong cả ngành công an. Thông tư này cũng có sử dụng ngôn ngữ thể hiện tư duy tiên đoán có tội khi sử dụng từ ngữ “người phạm tội”. Thêm vào đó Thông tư 28 thu hẹp chứ không nới rộng vai trò của luật sư bào chữa, là nhân tố thiết yếu để bảo đảm quy trình pháp lý thích hợp đối với nghi can hình sự.

Ngày mồng 7 tháng Tám, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đại diện cho giới luật sư trên toàn quốc đã gửi công văn đến Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang yêu cầu hủy bỏ hoặc sửa đổi nội dung điều 38. Theo liên đoàn luật sư, nội dung điều này của Thông tư đặt luật sư và người trợ giúp pháp lý ở vị trí thấp hơn điều tra viên ngành công an, khiến có thể dẫn tới lạm quyền. Ngày 16 tháng Tám, Luật sư Đoàn thành phố Hà Nội dự định tổ chức buổi hội thảo để trao đổi về Thông tư 28. Tuy nhiên, buổi hội thảo phải hủy bỏ vào phút cuối vì công an can thiệp với bên chủ quản của địa điểm thuê để tổ chức sự kiện này, sau đó họ thông báo với các luật sư là địa điểm đó không còn chỗ nữa.

RFI: Việt Nam : Luật sư đoàn phản đối điều 38 Thông tư 28 của bộ Công an

RFA: Hiệu quả hay không – Thông tư mới của ngành công an? (phần 1)

===================

Dân tố bị công an làm nhục

Vào ngày 21/8/2014  anh Nguyễn Thế Trình phản ánh anh bị công an còng tay, đưa về trụ sở đánh, làm nhục khi anh tranh cãi về lỗi vi phạm giao thông.

Theo anh Trình khi anh di chuyển xe của anh đã phải tránh xe tải do vậy lấn sang làn đường dành cho xe oto. Công an giao thông đã chặn xe và xử lý anh. Anh Trình không đồng ý và đòi quay phim khi làm việc với CSGT. Lực lượng CSGT thấy vậy đã còng tay và đưa anh ngay về đồn CA Nhơn Trạch 2.

Anh Trình đã bị tra tấn và tát vào mặt. Viên công an tên Hạnh, người đánh anh Trình nói với anh: “Tao dạy cho mày biết luật…”

Việc người dân bị tra tấn và tử vong tại đồn công an ngày càng tăng tại Việt Nam. Vào năm 2012 anh Ngô Thanh Kiều cũng đã bị tử vong sau khi bị 5 công an tra tấn. Kết luận tử vong là do chấn thương sọ não, chấn thương phần mềm trên cơ địa có viêm phổi.

PLO: Dân tố bị công an làm nhục

RFA: Hoãn phiên xử phúc thẩm vụ 5 công an đánh chết người

*********23/8/2014**********

Chủ tịch EC sắp thăm Việt Nam

Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC), ông José Manuel Barroso, đầu tuần tới khởi sự chuyến thăm chính thức Việt Nam trong hai ngày 25 và 26 tháng 8.

Thông cáo của EC cho hay trong cuộc họp với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ngày 25, đôi bên dự kiến sẽ thảo luận về việc đúc kết các cuộc thương lượng về Thỏa thuận Tự do Thương mại Việt Nam-EU.

Việt Nam nói việc ký kết FTA sẽ thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam-EU phát triển thịnh vượng.

Giới hoạt động nhân quyền quốc tế đang nỗ lực vận động Châu Âu cân nhắc các điều kiện nhân quyền trong thảo luận thương mại với Hà Nội giữa bối cảnh các cáo buộc vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam.

Hôm 8/8, Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền gồm trên 100 tổ chức thành viên đã đệ đơn khiếu nại lên Thanh tra của Liên hiệp Châu Âu yêu cầu xem xét việc Ủy ban Châu Âu (EC) từ chối không đánh giá tình hình nhân quyền tại Việt Nam trong các cuộc thương lượng về Thỏa thuận Tự do Mậu dịch giữa EU với Hà Nội. Thêm vào đó hội Cựu tù nhân lương tâm cũng đã gửi một bức thư đến ông Barroso Chủ tịch EC yêu cầu đặt vấn đề nhân quyền và tù nhân lương tâm lên hàng đầu trong nghị trình đàm phán với Việt Nam.

VOA: Chủ tịch EC sắp thăm Việt Nam

The European Parliament: European Parliament resolution of 17 April 2014 on the state of play of the EU-Vietnam Free Trade Agreement

CTNLT: Thư ngỏ của Hội Cựu Tù nhân Lương tâm gửi Ngài Chủ tịch Cộng đồng Âu châu Barroso (nhân chuyến thăm VN ngày 25-26/8/2014)

FVPoC: Open letter of Former Vietnamese Prisoners of Conscience to H.E. Mr. Jose-Manuel Barroso (on the occasion of the visit to Vietnam on Aug 25-26, 2014)

===========

Dân biểu Hoa Kỳ đòi thả Ls. Lê Quốc Quân vô điều kiện 

Một bức thư đứng tên 4 nhà lập pháp Hoa Kỳ đã được gửi đến thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bức thư yêu cầu Việt Nam thả luật sư Lê Quốc Quân vô điều kiện.

Bức thư viết “Chúng tôi viết thư này để yêu cầu thả ngay lập tức luật sư đấu tranh cho nhân quyền đang bị cầm tù Lê Quốc Quân, đã bị bắt vào tháng 12 năm 2012. Chúng tôi lo ngại rằng ông Quân, một blogger nổi tiếng và nhà tranh đấu nhân quyền, đã bị giam cầm vì bị vu khống tội trốn thuế, và đang bị giam cầm một cách vô lý vì các quan điểm ôn hòa của ông.”

Các nhà lập pháp Hoa Kỳ cũng nêu lên quan ngại Việt Nam ngày càng giam cầm nhiều hơn tù nhân chính trị.

Việt Nam gần đây bày tỏ mong muốn Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vũ khí sát thương và thắt chặt quan hệ với Hoa Kỳ nhưng những tiến bộ về nhân quyền là điều kiện tiên quyết để Việt Nam có được những ưu đãi từ Hoa Kỳ.

“Việt Nam cần phải cho thấy tiếp tục tiến bộ về nhân quyền và các quyền tự do, bao gồm tự do tôn giáo, tự do ngôn luận và tự do lập hội.”- Ngoại trưởng John Kerry nói.

Viettan: Members of Congress demand the immediate release of human rights attorney Le Quoc Quan 

Việt Tân: Dân biểu Hoa Kỳ đòi thả Ls. Lê Quốc Quân vô điều kiện

BBC: Dân biểu Mỹ kêu gọi VN thả Lê Quốc Quân

**********24/8/2014***********

Mục tiêu kế đến: Đưa Việt Nam vào CPC 

Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng trong một bài biết mới đây đã nhắc lại mục tiêu mà tổ chức BPSOS đã đề ra trong kế hoạch 2013-2014, đó là vận động để Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (CPC).

Theo luật Hoa Kỳ, quốc gia trong danh sách CPC phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt leo thang: phản đối; cảnh cáo; hoãn hay đình chỉ các trao đổi văn hoá hay khoa học; hoãn, đình chỉ hay huỷ bỏ các chuyến công du; chấm dứt, hạn chế hay đình chỉ các khoản viện trợ; yêu cầu các định chế tài chánh tư và quốc tế hạn chế tiền cho vay và không tài trợ; cấm bán hay chuyển vũ khí và kỹ thuật cho quốc gia đó; cấm các cơ quan chính quyền Hoa Kỳ không ký các hiệp ước xuất nhập cảng với quốc gia đó.

Đồng thời luật cũng trừng phạt các giới chức chính quyền chịu trách nhiệm về sự đàn áp tôn giáo bằng cách không cấp visa vào Hoa Kỳ cho đương sự và các người trong gia đình.

Nếu bị chỉ định CPC, Việt Nam sẽ hoàn toàn mất triển vọng mua hoặc nhận vũ khí sát thương của Hoa Kỳ. Triển vọng tham gia Hiệp Ước Đối Tác Xuyên Thái Bình Dương về mậu dịch cũng sẽ khép lại. Đó là chưa kể những khoản viện trợ đang nhận sẽ bị cắt giảm hay chấm dứt, và triển vọng vay vốn từ các định chế tài chánh quốc tế sẽ trở nên khó khăn.

Tiến sĩ Thắng cũng nói rằng triển vọng để đưa Việt Nam trở lại CPC rất cao với lí do ông Heiner Bielefeldt, Báo Cáo Viên Đặc Biệt của LHQ về tự do tôn giáo hay tín ngưỡng đã có chuyến thị sát tại Việt Nam và tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam được đánh giá đi xuống trầm trọng.

MachSong: Mục tiêu kế đến: Đưa Việt Nam vào CPC 

Tổng hợp: Nguyễn Thanh Thủy