Ảnh : Chị Hằng khóc nghẹn ngào khi đi ra gặp người đến thăm chị.
Nguyễn Thiện Nhân
Ijavn | 25/8/2014
Bùi Thị Minh Hằng là một biểu tượng cho sức mạnh đấu tranh của phụ nữ ở tầng lớp bình dân. Nói là bình dân vì chị không phải người học cao hiểu rộng, chị cũng không thuộc tầng lớp thượng lưu, càng không phải quan chức nhà nước. Nhưng lạ thay, chị là một phụ nữ có sức mạnh ‘vô biên’.
Tôi gặp chị vào đầu tháng tư năm 2011, khi tôi đi ra Hà Nội để đến nơi xét xử TS Cù Huy Hà Vũ.
Tôi gặp chị ở nhà thờ Thái Hà(Hà Nội). Khi ấy chị còn chưa nổi tiếng. Cảm nhận đầu tiên tôi thấy là chị rất khỏe và có sức mạnh từ nghĩa đen đến nghĩa bóng. Chị hoạt bát, tiếng to khỏe và ăn nói lưu loát mặc dù chị hay dùng ngôn ngữ dân dã phô phàm. Chị thấy tôi từ miền Nam ra, lại bị ốm mặt tái xanh và buồn nôn, chị vội tìm cho tôi nước nóng, và tìm các cha nhà thờ giới thiệu rằng tôi là vị khách phương xa đến cùng mọi người chuẩn bị sáng mai đến phiên tòa xét xử TS Cù Huy Hà Vũ.
Chị dẫn tôi về chỗ trọ, lo cho tôi miếng ăn giấc ngủ. Sáng hôm sau, tôi, chị và mọi người đến phiên tòa. Tôi dùng điện thoại quay cảnh an ninh trấn áp xua đuổi mọi người khỏi khu vực gần tòa án, liền bị 4-5 tên công an áp tới đánh đập và lôi tôi lên một chiếc xe Jeep chở về trụ sở công an…Chị Hằng cùng mọi người bị bắt lên xe buýt chở đi, chị nhanh chân nhảy xuống được và thoát, tài thật!
Sáng hôm sau chị dẫn tôi đi chơi, ăn món cua bể, mua cốm xanh làm quà cho tôi và đưa tôi ra tận sân bay để về miền Nam.
Chị đấu tranh không ngơi nghỉ ở mọi nơi từ bắc vào nam làm công an khó chịu và phải tăng lực lượng bám theo chị mỗi khi có bất cứ sự kiện gì dính đến chính trị. Chị lăng xả, giúp đỡ những người dân thấp cổ bé họng bị áp bức, chị tham gia hoạt động nhân quyền, chị biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, chị hiệp thông cầu nguyện cho tù nhân lương tâm, chị vạch trần thủ đoạn của lực lượng an ninh chìm nổi…Hoạt động nào chị cũng làm sôi nổi và ấn tượng. Chị trở nên nổi tiếng và thu hút sự chú ý từ trong nước đến nước ngoài trong hoạt động đấu tranh.
Thân thể chị còn để lại những thương tích và dấu vết sau những lần va chạm với công an và chính quyền.
Chị trở nên mạnh mẽ phi thường khiến chính quyền lo ngại, họ bắt chị đi ‘cải tạo’ 2 năm vô lý tại trại Thanh Hà. Các blogger, nhà văn, nhà trí thức lên tiếng đăng tải trên blog, các trang mạng quốc tế đăng theo, tin tức lan tỏa kết hợp sự đấu tranh bất khuất của chị Hằng. Sau hơn 5 tháng, chính quyền buộc phải trả tự do cho chị. Chỉ 5 tháng trong trại cải tạo mà chị bị sụt giảm hơn 15kg vì tuyệt thực!
Tuy nhiên, hình ảnh đập vào tim tôi không phải là hình ảnh chị sôi nổi và mạnh mẽ mà là một hình ảnh khác, đó chính là hình ảnh chị vừa đi vừa khóc nghẹn ngào khi biết mọi người đến thăm chị tại trại cải tạo Thanh Hà. Có người trách chị yếu đuối, không giữ được sự mạnh mẽ như thường ngày. Nhưng tôi hiểu, chị Hằng có hai hình ảnh trái ngược thì không có gì là mâu thuẫn khi hai hình ảnh này ở hai hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau với ý nghĩa cũng khác nhau rất nhiều. Cần nói rõ ràng rằng chị chưa bao giờ và cũng không bao giờ khuất phục.
Chị Hằng luôn bản lĩnh từ bên trong, thể hiện qua những lá thư/đơn chị viết từ trại Thanh Hà. Tôi cũng từng chửi công an ở trụ sở và cũng tại nơi đó tôi phải rơi nước mắt khi thốt lên những oan nghiệt của cuộc đời. Không có gì là mâu thuẫn cả! Đã từng có lớp người đấu tranh thuộc hàng ‘trí thức’ nhưng lại ‘bột’ như những công tử được nuôi nấng tử tế, đã cúi đầu nhận tội. Còn chị thì không thuộc mô tuýp đó. Chị thuộc lớp người đấu tranh ngoan cường. Nước mắt chị không thừa giọt nào. Có nhiều thứ đáng để chị rơi nước mắt trong hoàn cảnh ấy, đáng lắm, nói thật, CSVN sợ cả nước mắt của chị chứ không phải chỉ sợ sự lồng lộn ầm ĩ của chị đâu! Chị khóc không có nghĩa là chị khuất phục. Chị khóc không có nghĩa là chị đầu hàng. Chị khóc không có nghĩa là chị yếu đuối. Chị khóc không có nghĩa là là chị nông nỗi. Chị khóc không có nghĩa là chị thiếu khôn ngoan. Chị khóc không có nghĩa là chị giả dối. Chị khóc không có nghĩa là chị buông xuôi. Chị khóc không có nghĩa là chị dừng lại. Chị khóc không có nghĩa là chị thay đổi. Ai đã nếm trãi cuộc sống giống chị sẽ dễ hiểu hơn. Ai lắng đọng lòng mình sẽ không trách nữa. Nên hiểu con người từ bên trong.
Khi chị cùng mọi người xuôi xuống đồng Tháp để cùng anh em ở miền Tây đấu tranh thì bị CSGT chặn lại dẫn đến tranh cãi và ùn tắc giao thông, thế là công an bắt chị với cáo buộc chị “gây rối trật tự công cộng”!
Chính quyền đã không lường trước sức mạnh của chị như thế nào mặc dù họ đã từng chùn bước khi đối mặt với chị ở trại Thanh Hà. Lần này, con trai chị đã qua Mỹ để vận động tự do cho mẹ và hai người cùng bị bắt, khắp từ trong đến ngoài nước dư luận ồn ào, người đấu tranh từ nam chí bắc hướng về phiên tòa xử chị tại Đồng Tháp ngày 26/8/2014. Một lực lượng an ninh đông đảo được tung ra để ngăn chặn những người có tiếng tăm đặt chân đến phiên tòa.
Xử chị tội “gây rối trật tự công cộng” nhưng lại khiến dư luận dấy động làm xấu thêm bộ mặt của chính quyền vốn bế tắc trước sức mạnh đấu tranh đang dâng trào của những người đòi dân chủ. Quả không may cho chính quyền khi đã lỡ dại bắt người phụ nữ có sức mạnh ‘vô biên’. Kỳ thực đây là một vụ án chính trị và chính quyền đã thua hoàn toàn.
Nguyễn Thiện Nhân
August 25, 2014
Xử Bùi Hằng – Chính quyền thua toàn diện
by Nhan Quyen • Bui Thi Minh Hang, Cu Huy Ha Vu
Ảnh : Chị Hằng khóc nghẹn ngào khi đi ra gặp người đến thăm chị.
Nguyễn Thiện Nhân
Ijavn | 25/8/2014
Tôi gặp chị vào đầu tháng tư năm 2011, khi tôi đi ra Hà Nội để đến nơi xét xử TS Cù Huy Hà Vũ.
Tôi gặp chị ở nhà thờ Thái Hà(Hà Nội). Khi ấy chị còn chưa nổi tiếng. Cảm nhận đầu tiên tôi thấy là chị rất khỏe và có sức mạnh từ nghĩa đen đến nghĩa bóng. Chị hoạt bát, tiếng to khỏe và ăn nói lưu loát mặc dù chị hay dùng ngôn ngữ dân dã phô phàm. Chị thấy tôi từ miền Nam ra, lại bị ốm mặt tái xanh và buồn nôn, chị vội tìm cho tôi nước nóng, và tìm các cha nhà thờ giới thiệu rằng tôi là vị khách phương xa đến cùng mọi người chuẩn bị sáng mai đến phiên tòa xét xử TS Cù Huy Hà Vũ.
Chị dẫn tôi về chỗ trọ, lo cho tôi miếng ăn giấc ngủ. Sáng hôm sau, tôi, chị và mọi người đến phiên tòa. Tôi dùng điện thoại quay cảnh an ninh trấn áp xua đuổi mọi người khỏi khu vực gần tòa án, liền bị 4-5 tên công an áp tới đánh đập và lôi tôi lên một chiếc xe Jeep chở về trụ sở công an…Chị Hằng cùng mọi người bị bắt lên xe buýt chở đi, chị nhanh chân nhảy xuống được và thoát, tài thật!
Sáng hôm sau chị dẫn tôi đi chơi, ăn món cua bể, mua cốm xanh làm quà cho tôi và đưa tôi ra tận sân bay để về miền Nam.
Chị đấu tranh không ngơi nghỉ ở mọi nơi từ bắc vào nam làm công an khó chịu và phải tăng lực lượng bám theo chị mỗi khi có bất cứ sự kiện gì dính đến chính trị. Chị lăng xả, giúp đỡ những người dân thấp cổ bé họng bị áp bức, chị tham gia hoạt động nhân quyền, chị biểu tình chống Trung Quốc xâm lược, chị hiệp thông cầu nguyện cho tù nhân lương tâm, chị vạch trần thủ đoạn của lực lượng an ninh chìm nổi…Hoạt động nào chị cũng làm sôi nổi và ấn tượng. Chị trở nên nổi tiếng và thu hút sự chú ý từ trong nước đến nước ngoài trong hoạt động đấu tranh.
Thân thể chị còn để lại những thương tích và dấu vết sau những lần va chạm với công an và chính quyền.
Chị trở nên mạnh mẽ phi thường khiến chính quyền lo ngại, họ bắt chị đi ‘cải tạo’ 2 năm vô lý tại trại Thanh Hà. Các blogger, nhà văn, nhà trí thức lên tiếng đăng tải trên blog, các trang mạng quốc tế đăng theo, tin tức lan tỏa kết hợp sự đấu tranh bất khuất của chị Hằng. Sau hơn 5 tháng, chính quyền buộc phải trả tự do cho chị. Chỉ 5 tháng trong trại cải tạo mà chị bị sụt giảm hơn 15kg vì tuyệt thực!
Tuy nhiên, hình ảnh đập vào tim tôi không phải là hình ảnh chị sôi nổi và mạnh mẽ mà là một hình ảnh khác, đó chính là hình ảnh chị vừa đi vừa khóc nghẹn ngào khi biết mọi người đến thăm chị tại trại cải tạo Thanh Hà. Có người trách chị yếu đuối, không giữ được sự mạnh mẽ như thường ngày. Nhưng tôi hiểu, chị Hằng có hai hình ảnh trái ngược thì không có gì là mâu thuẫn khi hai hình ảnh này ở hai hoàn cảnh hoàn toàn khác nhau với ý nghĩa cũng khác nhau rất nhiều. Cần nói rõ ràng rằng chị chưa bao giờ và cũng không bao giờ khuất phục.
Chị Hằng luôn bản lĩnh từ bên trong, thể hiện qua những lá thư/đơn chị viết từ trại Thanh Hà. Tôi cũng từng chửi công an ở trụ sở và cũng tại nơi đó tôi phải rơi nước mắt khi thốt lên những oan nghiệt của cuộc đời. Không có gì là mâu thuẫn cả! Đã từng có lớp người đấu tranh thuộc hàng ‘trí thức’ nhưng lại ‘bột’ như những công tử được nuôi nấng tử tế, đã cúi đầu nhận tội. Còn chị thì không thuộc mô tuýp đó. Chị thuộc lớp người đấu tranh ngoan cường. Nước mắt chị không thừa giọt nào. Có nhiều thứ đáng để chị rơi nước mắt trong hoàn cảnh ấy, đáng lắm, nói thật, CSVN sợ cả nước mắt của chị chứ không phải chỉ sợ sự lồng lộn ầm ĩ của chị đâu! Chị khóc không có nghĩa là chị khuất phục. Chị khóc không có nghĩa là chị đầu hàng. Chị khóc không có nghĩa là chị yếu đuối. Chị khóc không có nghĩa là là chị nông nỗi. Chị khóc không có nghĩa là chị thiếu khôn ngoan. Chị khóc không có nghĩa là chị giả dối. Chị khóc không có nghĩa là chị buông xuôi. Chị khóc không có nghĩa là chị dừng lại. Chị khóc không có nghĩa là chị thay đổi. Ai đã nếm trãi cuộc sống giống chị sẽ dễ hiểu hơn. Ai lắng đọng lòng mình sẽ không trách nữa. Nên hiểu con người từ bên trong.
Khi chị cùng mọi người xuôi xuống đồng Tháp để cùng anh em ở miền Tây đấu tranh thì bị CSGT chặn lại dẫn đến tranh cãi và ùn tắc giao thông, thế là công an bắt chị với cáo buộc chị “gây rối trật tự công cộng”!
Chính quyền đã không lường trước sức mạnh của chị như thế nào mặc dù họ đã từng chùn bước khi đối mặt với chị ở trại Thanh Hà. Lần này, con trai chị đã qua Mỹ để vận động tự do cho mẹ và hai người cùng bị bắt, khắp từ trong đến ngoài nước dư luận ồn ào, người đấu tranh từ nam chí bắc hướng về phiên tòa xử chị tại Đồng Tháp ngày 26/8/2014. Một lực lượng an ninh đông đảo được tung ra để ngăn chặn những người có tiếng tăm đặt chân đến phiên tòa.
Xử chị tội “gây rối trật tự công cộng” nhưng lại khiến dư luận dấy động làm xấu thêm bộ mặt của chính quyền vốn bế tắc trước sức mạnh đấu tranh đang dâng trào của những người đòi dân chủ. Quả không may cho chính quyền khi đã lỡ dại bắt người phụ nữ có sức mạnh ‘vô biên’. Kỳ thực đây là một vụ án chính trị và chính quyền đã thua hoàn toàn.
Nguyễn Thiện Nhân