Phiên tòa cáo gian

Kiều Lê | 26/8/2014
Defend the Defenders

Ngày 9 tháng 2 năm 2014 nhà cô Bùi thị Kim Phượng bị công an xã Long Hưng B khám xét qua cách ngạo nghễ, họ đã cào đổ bàn thờ Ông bà và liệng chân dung Đức Huỳnh Giáo Chủ rơi xuống
Biểu ngữ kêu gọi trả tự do cho Chị Bùi thị Minh Hằng cùng hai hai nhà hoạt động khác là Nguyễn Văn Minh và Nguyễn thị Thúy Quỳnh được phổ biến trên mạng RFA files

Biểu ngữ kêu gọi trả tự do cho Chị Bùi thị Minh Hằng cùng hai hai nhà hoạt động khác là Nguyễn Văn Minh và Nguyễn thị Thúy Quỳnh được phổ biến trên mạng
RFA files

Một vụ án  dư luận rất quan tâm

Thật kinh hoàng, công an xã Mỹ An Hưng B, huyện Lấp vò, tỉnh Đồng Tháp hành xử thô bạo đối với tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo (PGHH)  và một số nhà hoạt động dân chủ hôm 11 tháng 2 năm 2014 trên đường đi thăm nhà cô Bùi thị Kim Phượng xã Long Hưng B, huyện Lấp Vò ĐT, là một vụ hung tợn chưa từng có. Hai mươi mốt nạn nhân bị chận đánh một cách vô duyên vô cớ, đánh xong họ bắt dẫn hết lên xe bít bùng, (không cần biết đến sự cứu thương cho những người bị họ đánh trọng thương như trường hợp của Ông Võ văn Bửu và Ông Tô văn Mãnh, ngay sau khi được thả ra  liền đi nhập viện ở Sài Gòn, còn xưng mặt, phù môi, thốn phổi thì rất là nhiều người) tất cả bị đưa vào nhà giam công an huyện Lấp Vò để điều tra xét hỏi, cho đến chiều tối ngày sau, 12/  2/ 2014 có lệnh thả 18, giữ lại 3 người: Bùi thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh và Nguyễn văn Minh, giam giữ cho đến nay 26/8/2014 đưa ra xét xử phiên tòa sơ thẩm tại trụ sở tòa án tỉnh Đồng Tháp.

Theo giấy triệu tập của tòa án,17 nhân chứng đã có mặt đầy đủ trước sân  pháp đình chờ vô xem phiên xét xử và định bụng sẽ nói ra sự thật trước tòa việc công an xã Mỹ An Hưng B xúc phạm danh dự của nhân dân, xâm hại nhục hình lên thân thể nhân dân, vi phạm quyền tự do đi lại của nhân dân nhưng lính bảo vệ pháp đình đã đuổi hết những người có giấy triệu tập ra về, những luật sư bào chữa cho ba bị cáo đề nghị tạm hoãn việc xét xử vì lý do không cho người làm chứng vào.

Buổi chiều cùng ngày tòa án nhân dân tỉnh Đồng Tháp xét xử không cần có nhân chứng bên phía bị hại, áp đảo quyền tự bào chữa của ba bị cáo bất đồng chính kiến, buộc tội họ phải chịu án tù Bùi thị Minh Hằng ba năm tù giam, Nguyễn văn Minh hai năm rưởi tù giam và Nguyễn thị Thúy Quỳnh hai năm tù giam.

ĐỐI VỚI HAI NHÀ HOẠT ĐỘNG DÂN CHỦ

Dư luận quần chúng về hai nhà hoạt động dân chủ Bùi thị Minh Hằng và Nguyễn thị Thúy Quỳnh, sự có mặt của hai nhà dân chủ trong chuyến viếng thăm tư gia cô Bùi thị Kim Phượng vì đã cảm nhận được những tấm chân tình, rất dễ thương của người tín đồ PGHH chất phác hiền lành, qua vấn đề tín ngưỡng tôn giáo chịu quá nhiều thiệt thòi bởi sức đàn áp gắt gao của nhà nước Việt Cộng. Luật pháp quy định tự do tôn giáo, các tổ chức tôn giáo sinh hoạt bình đẳng trên cơ sở pháp luật hiện hành. Người tín đồ PGHH khó mà giải thích ưng ý về tự do tôn giáo phải được đảo lộn trên vòng quay của cơ chế chính trị độc đảng, đẻ ra cái giống Ban trị Sự (BTS) giáo hội không vì lợi ích của PGHH thậm chí còn phá đạo mà tồn tại trong bóng luật nhà nước. BTS cho phép in ấn phần Sấm Giảng Giáo Lý của Đức Thầy còn Thi Văn Giáo Lý thì không, PGHH truyền thống có ba ngày đại lễ: Khai Sáng, Đản Sanh và Thọ Nạn BTS nhận hai bỏ một, con số một bị họ đem bỏ ngoài hiến chương, ngoài luật pháp làm cho nhiều tín đồ trọng đạo kính Thầy giữ vững truyền thống trong sinh hoạt tôn giáo phải bị tù đày. Hai lễ được nhận chỉ như làm xoa dịu sự thèm khát của tín đồ qua 24 năm 1975 – 1999 PGHH bị cấm hoạt động, chỉ làm xoa dịu chứ chưa thật sự có tự do tôn giáo đâu, họ vẽ vòng sinh hoạt tôn giáo trong khuôn bao hạn hẹp. người tín đồ nào muốn nới vòng vẽ đến cán mức quy định thì phải ngồi tù.

Hai nhà hoạt động dân chủ nói trên tiếp cận với một số tín đồ PGHH chịu nhiều thiệt thòi về tín ngưỡng tôn giáo, rất đáng thương nên muốn được gần gủi  để chia sẻ  tâm tình, giúp cho nhau vượt khó trên độc lộ xã hội chủ nghĩa. Nhà nước muốn dập tắc ngọn lửa đấu tranh về những sinh hoạt PGHH nằm ngoài ảnh hưởng BTS giáo hội  do họ dàn dựng, Bùi thị Minh Hằng, Nguyễn thị Thúy Quỳnh đi chung, quá thân thiện với những người có tên tuổi trong làng đấu tranh đòi hỏi quyền tự do tôn giáo, họ không muốn có sự thân mật nào của các nhà dân chủ và tín đồ PGHH để họ vì cái hiền lành chất phác của nông dân mà phù phép cho nhân dân tin rằng nhà nước xã hội chủ nghĩa tốt nhất trên đời.

ĐỐI VỚI NGUYỄN VĂN MINH

Dư luận quần chúng phía tín đồ PGHH, nhiều người đã biết qua hoàn cảnh khó khăn ở nhà Ông Bùi văn Trung (Út Trung) ở xã Phước Hưng, huyện An Phú, tỉnh An Giang hiện đã đi tù ba người trong một nhà mà nguyên nhân chính chỉ vì Ông Bùi văn Trung không theo BTS của nhà nước dàn dựng, Ông sinh hoạt tôn giáo theo tín ngưỡng truyền thống làm cho tấm bình phong tôn giáo của nhà nước mất tác dụng sự lôi kéo. Ông Bùi văn Trung còn tổ chức thuyết trình giáo lý PGHH trong những cuộc cúng giỗ tại nhà. Công an xã Phước Hưng phối hợp với ngành điện lực huyện An Phú đến cắt điện để phá cuộc cúng giỗ thuyết trình, nhưng Ông Trung vẫn cương quyết bằng tỏ rõ thái độ cứng, không để lung lay sức mạnh về truyền bá giáo lý. Ông Trung thành lập đạo tràng, chiêu mộ bà con đồng đạo đến đạo tràng chuyên tu và học hỏi để lần lần thâm nhập đạo tâm kiên cố. Chính quyền, công an xã Phước Hưng trông cách làm đạo của nhà Ông Bùi văn Trung nhức con mắt đến không chịu nổi nên đã lần lược bắt con trai Ông là Bùi văn Thâm đi tù để xem Ông có dở bỏ đạo tràng hay còn gan cứng đến cỡ nào. Nhưng Ông Trung đã quá nhập tâm lời Thầy dạy:

“Khó làm cho Thiền Thánh lung lay

Chỉ tưới nước vun phân cây quý”.

Thế đó, giỏi thì các anh cứ vung phân tưới nước cho cái cây tôi trồng. Sau vài tháng họ cũng đưa Ông Trung vào tù. Ai đi tù thì đi, công an có đàn áp cỡ nào với nhà Ông Trung thì chốn  đạo tràng nhà Ông ấy vẫn luôn hoạt động tốt. Nguyễn văn Minh là con rễ sống chung trong gia đình cha mẹ vợ, khi cha và em của vợ lần lược đi tù, nhà bị cắt điện, cơ sở tủ nhôm khuôn kiến không có điện đành chịu ngưng hoạt động, gia đình lâm vào cảnh thiếu thốn mà còn phải mỗi tháng đi thăm nuôi hai người bị tù đày xa xứ, cậu con rễ yêu quý của nhà nầy đành phải qua nghề buôn bán xe, lăn lóc trong nghề nghiệp để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Minh chưa tham gia vào trận đấu tranh nào đòi hỏi quyền tự do tôn giáo, chỉ làm kinh tế tiếp sức sống cho hai người tù đủ ăn đủ mạnh, công an điều tra đã quy kết cậu ta là “đồng bọn”, bắt Nguyễn văn Minh để xem Bùi văn Thâm, Bùi văn Trung đói nhăn răng có còn sức chống đối nhà nước nữa không.

Ngày 9 tháng 2 năm 2014 nhà cô Bùi thị Kim Phượng bị công an xã Long Hưng B khám xét qua cách ngạo nghễ, họ đã cào đổ bàn thờ Ông bà và liệng chân dung Đức Huỳnh Giáo Chủ rơi xuống. Nghe tin ấy một số đồng đạo quen thân, quá thương cô Phượng rủ nhau đi thăm cô ấy và an ủi chia sẻ sự mất mát về tín ngưỡng mà cô gặp phải, tổng số 21 người trong đó có Nguyễn văn Minh là chuyện tình cờ. Theo lời Ông Võ văn Bửu nói: để khởi hành, hai mươi người chúng tôi không tán thành cho Nguyễn văn Minh đi cùng nhưng chú ta cương quyết thì tôi buộc: hãy gửi tiền dành để mua xe lại nhờ người khác giữ. Minh móc ra một xấp tiền năm mươi bốn triệu nhờ tôi cất hộ. Giữa đường những người bạn đồng hành bị công an chận đánh, Minh bở ngở không dám vào trận can gián, đứng ngoài cuộc cải vả mà bị họa nhiều hơn, đã không được thả ra sau hai mươi bốn giờ đồng hồ trong số 18 người mà chừng xử án bị kết hai điểm khoản C và D để cho biết, hiền với ai còn được chứ hiền với nhà nước cộng sản thì sẽ có kết cuộc không tốt.

Tù đày Nguyễn văn Minh cho cả nhà Ông Trung sợ khổ mà rút lại sự đối đầu về tự do tôn giáo với chủ trương của nhà nước là sự tính toán thiếu thông minh cũng như sự sai lầm khi họ áp dụng biện pháp đưa đày nữ từ nhân tôn giáo Mai thị Dung từ Nam, Z 30A ra Bắc, trại giam Thanh Xuân Hà Nội, đày xa như vậy không còn cơ hội thăm gặp hằng tháng cho mà sợ đặng quay đầu. Nhưng Võ văn Bửu vẫn đi thăm gặp Mai thị Dung đều đều thì chuyện bắt đi tù Nguyễn văn Minh, tưởng cho cả nhà Ông Trung hay ai đó khiếp sợ là suy tưởng vớ vẩn.

Những người  bị tù đày vì bất đồng chính kiến với chủ trương nhà nước về Tôn Giáo, dân chủ, nhân quyền chưa nghe thấy có vị nào đi tù về là sợ bỏ “sự bất đồng” để đồng thuận với chính sách độc tài của nhà nước.