Tuy nhiên, ở đây cần thiết có kháng nghị về việc cản trở tư pháp, xem xét trách nhiệm hình sự của Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp trong bắt bớ những nhân chứng trên đường đến tòa, những người dân đến dự phiên tòa xét xử công khai.
Bui thi Minh Hang, Nguyen Thi Thuy Quynh and Nguyen Van Minh
Thảo Vy
Ijavn | 28/8/2014
Cho đến lúc này, cả 3 công dân Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh không phạm bất kỳ tội danh nào, cho dù ở phiên xét xử sơ thẩm hình sự kết thúc vào chiều tối 26-8 đã tuyên án. Lý do: đây là bản án chưa có hiệu lực và vi phạm nghiêm trọng tố tụng.
Vi phạm Điều 192 Bộ LTTHS
Theo lời của luật sư Trần Thu Nam, trong vụ án này được xác định có 18 nhân chứng quan trọng (một nhân chứng đã mất trước khi mở phiên tòa), nhưng giấy triệu tập chỉ được gửi đến 10 nhân chứng. Nhân chứng buộc tội thì có mặt. Nhân chứng là những người trực tiếp chứng kiến vụ việc thì vắng mặt, mà nguyên do từ phía nhân chứng cho biết là bị ngăn cản, câu lưu tại cơ quan công an khi các nhân chứng này trên đường đến tòa.
Các luật sư đã đề nghị hoãn phiên tòa để triệu tập các nhân chứng đó, bởi vì các nhân chứng này rất quan trọng và có lợi cho các bị cáo, nhưng Hội đồng xét xử (HĐXX) đã từ chối.
Ngày 12-8, Tòa án TP. Nha Trang (Khánh Hòa) đã mở phiên tòa đưa bị cáo Lê Thị Minh Trang (SN 1984, trú 120/39 Nguyễn Thiện Thuật, Nha Trang, nguyên cán bộ phòng PC67 Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Khánh Hòa) ra xét xử về tội tham ô tài sản và lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
HĐXX đã triệu tập đến 197 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, cùng 767 người làm chứng. Tuy nhiên, sau đó tòa đã quyết định hoãn xử vì vắng mặt quá nhiều người có nghĩa vụ liên quan và người làm chứng.
Trong lúc đó, Tòa án tỉnh Đồng Tháp, HĐXX lại từ chối việc triệu tập nhân chứng với lý do: nếu cần thiết thì sẽ lấy lời khai tại hồ sơ và, các nhân chứng đã không phối hợp với các cơ quan điều tra trong quá trình điều tra cho nên không cần thiết triệu tập.
Bộ Luật Tố tụng hình sự (TTHS), tại Điều 55, cho phép không chỉ có 17 nhân chứng như lời của luật sư, mà bất kỳ người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.
Người làm chứng không những được tòa án bảo vệ tính mạng, mà còn được tòa trả chi phí đi đường.
Bộ LTTHS, Điều 184 buộc HĐXX phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng và nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa.
Tuy nhiên diễn biến phiên tòa cho thấy các quy định ở Điều 184 này đã không được chấp hành, và HĐXX cũng không công bố các nội dung của người làm chứng vắng mặt, nhưng trước đó đã có lời khai tại cơ quan điều tra. Việc làm này của HĐXX đã vi phạm Điều 192 của Bộ LTTHS.
Trách nhiệm hình sự của GĐ Công an Đồng Tháp?
Các bước kháng cáo phúc thẩm vụ án đang được luật sư tiến hành.
Tuy nhiên, ở đây cần thiết có kháng nghị về việc cản trở tư pháp, xem xét trách nhiệm hình sự của Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp trong bắt bớ những nhân chứng trên đường đến tòa, những người dân đến dự phiên tòa xét xử công khai.
Tất cả những việc làm trấn áp, đe dọa tính mạng này của công an Đồng Tháp đã vi phạm vào Thông tư liên tịch 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thực hiện quy định của Bộ LTTHS năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người làm chứng, và người thân thích của họ trong TTHS do Bộ trưởng Bộ Công an – Bộ Quốc Phòng – Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành.
August 28, 2014
Hội đồng xét xử “Nhóm Bùi Hằng” vi phạm nghiêm trọng tố tụng
by Nhan Quyen • Bui Thi Minh Hang, Nguyen Thi Thuy Quynh, Nguyen Van Minh
Bui thi Minh Hang, Nguyen Thi Thuy Quynh and Nguyen Van Minh
Thảo Vy
Ijavn | 28/8/2014
Cho đến lúc này, cả 3 công dân Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh không phạm bất kỳ tội danh nào, cho dù ở phiên xét xử sơ thẩm hình sự kết thúc vào chiều tối 26-8 đã tuyên án. Lý do: đây là bản án chưa có hiệu lực và vi phạm nghiêm trọng tố tụng.
Vi phạm Điều 192 Bộ LTTHS
Theo lời của luật sư Trần Thu Nam, trong vụ án này được xác định có 18 nhân chứng quan trọng (một nhân chứng đã mất trước khi mở phiên tòa), nhưng giấy triệu tập chỉ được gửi đến 10 nhân chứng. Nhân chứng buộc tội thì có mặt. Nhân chứng là những người trực tiếp chứng kiến vụ việc thì vắng mặt, mà nguyên do từ phía nhân chứng cho biết là bị ngăn cản, câu lưu tại cơ quan công an khi các nhân chứng này trên đường đến tòa.
Các luật sư đã đề nghị hoãn phiên tòa để triệu tập các nhân chứng đó, bởi vì các nhân chứng này rất quan trọng và có lợi cho các bị cáo, nhưng Hội đồng xét xử (HĐXX) đã từ chối.
Ngày 12-8, Tòa án TP. Nha Trang (Khánh Hòa) đã mở phiên tòa đưa bị cáo Lê Thị Minh Trang (SN 1984, trú 120/39 Nguyễn Thiện Thuật, Nha Trang, nguyên cán bộ phòng PC67 Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Khánh Hòa) ra xét xử về tội tham ô tài sản và lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
HĐXX đã triệu tập đến 197 người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, cùng 767 người làm chứng. Tuy nhiên, sau đó tòa đã quyết định hoãn xử vì vắng mặt quá nhiều người có nghĩa vụ liên quan và người làm chứng.
Trong lúc đó, Tòa án tỉnh Đồng Tháp, HĐXX lại từ chối việc triệu tập nhân chứng với lý do: nếu cần thiết thì sẽ lấy lời khai tại hồ sơ và, các nhân chứng đã không phối hợp với các cơ quan điều tra trong quá trình điều tra cho nên không cần thiết triệu tập.
Bộ Luật Tố tụng hình sự (TTHS), tại Điều 55, cho phép không chỉ có 17 nhân chứng như lời của luật sư, mà bất kỳ người nào biết được những tình tiết liên quan đến vụ án đều có thể được triệu tập đến làm chứng.
Người làm chứng không những được tòa án bảo vệ tính mạng, mà còn được tòa trả chi phí đi đường.
Bộ LTTHS, Điều 184 buộc HĐXX phải trực tiếp xác định những tình tiết của vụ án bằng cách hỏi và nghe ý kiến của bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng và nghe ý kiến của Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự. Bản án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa.
Tuy nhiên diễn biến phiên tòa cho thấy các quy định ở Điều 184 này đã không được chấp hành, và HĐXX cũng không công bố các nội dung của người làm chứng vắng mặt, nhưng trước đó đã có lời khai tại cơ quan điều tra. Việc làm này của HĐXX đã vi phạm Điều 192 của Bộ LTTHS.
Trách nhiệm hình sự của GĐ Công an Đồng Tháp?
Các bước kháng cáo phúc thẩm vụ án đang được luật sư tiến hành.
Tuy nhiên, ở đây cần thiết có kháng nghị về việc cản trở tư pháp, xem xét trách nhiệm hình sự của Giám đốc Công an tỉnh Đồng Tháp trong bắt bớ những nhân chứng trên đường đến tòa, những người dân đến dự phiên tòa xét xử công khai.
Tất cả những việc làm trấn áp, đe dọa tính mạng này của công an Đồng Tháp đã vi phạm vào Thông tư liên tịch 13/2013/TTLT-BCA-BQP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn thực hiện quy định của Bộ LTTHS năm 2003 về bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của người làm chứng, và người thân thích của họ trong TTHS do Bộ trưởng Bộ Công an – Bộ Quốc Phòng – Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao – Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành.