Hôm qua, trong một phiên xử mà luật sư cho biết đã được tiến hành chỉ nhằm để buộc tội các bị cáo, tòa án sơ thẩm tỉnh Đồng Tháp đã kết án bà Bùi Thị Minh Hằng ba năm tù, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm và anh Nguyễn Văn Minh 2 năm rưỡi tù giam. Hồi đầu tháng 2/2014, bà Bùi Thị Minh Hằng, thường được gọi là « Bùi Hằng», 50 tuổi, cùng cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 28 tuổi và anh Nguyễn Văn Minh, 34 tuổi, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, bị công an tỉnh Đồng Tháp bắt giữ khi đến thăm ông Nguyễn Bắc Truyển, một cựu tù nhân chính trị cư trú tại tỉnh này, đang trong tình trạng bị công an đe dọa trấn áp.
Sự cố nói trên bị nhiều nhà hoạt động nhân quyền lên án như một vụ án dàn dựng nhằm bỏ tù nhà tranh đấu nổi tiếng « Bùi Hằng ». Bà Bùi Hằng được công chúng biết đến sau nhiều lần tham dự các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông. Theo luật sư, sức khỏe của các bị cáo, đặc biệt là bà Bùi Hằng rất kém. Bà Bùi Hằng cùng cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 28 tuổi và anh Nguyễn Văn Minh, đã trải qua nhiều cuộc tuyệt thực trong thời gian 6 tháng bị giam giữ để phản đối hành xử bất công của chính quyền.
Trong tuyên bố hôm qua, Đại diện Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định việc tư pháp Việt Nam « sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ, vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều đáng báo động ». Mỹ kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do « vô điều kiện ba cá nhân này, cũng như các tù nhân lương tâm khác và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ ».
Phó Giám đốc Châu Á của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, Phil Robertson, tuyên bố các cáo buộc của tư pháp Việt Nam chống lại các bị cáo là « sai trái » và « vô nhân đạo». Đại diện HRW khẳng định « Bùi Thị Minh Hằng và các đồng bạn bị kết án tù, chỉ vì đơn giản là thực hiện quyền hội họp và dám bày tỏ tiếng nói đoàn kết với những người có nguy cơ bị bách hại ».
Ông Rupert Abbott, phó Giám đốc Châu Á Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), lên án Việt Nam một lần nữa lại dùng biện pháp đàn áp nhắm vào những người tranh đấu ôn hòa. Nhân vụ án ba nhà tranh đấu vừa bị tòa án Đồng Tháp kết án, Amnesty International nhấn mạnh đến việc, mặc dù từ tháng 4 đến tháng 7, bốn nhà tranh đấu Việt Nam được chính quyền trả tự do, nhưng còn rất nhiều nhà hoạt động nhân quyền hiện vẫn đang bị giam giữ, chỉ vì bày tỏ chính kiến tại một quốc gia vừa được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hồi năm ngoái.
Nhiều nhân chứng tại chỗ tố cáo các lực lượng an ninh, đặc biệt tại tỉnh Đồng Tháp, đã bắt bớ hàng chục người tới thị xã Sa đéc, tỉnh Đồng Tháp, để bày tỏ sự ủng hộ đối với bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh. Nhiều người trong số họ bị đánh đập dã man, bị mất tư trang, hành lý sau khi bị câu lưu.
Trả lời AFP từ Đồng Tháp, ông Nguyễn Lân Thắng cho biết « khoảng 60 đến 70 người bị câu lưu ». Còn theo một thông tin khác, có tổng cộng đến cả trăm người bị chính quyền câu lưu ngăn cản. Hiện tại theo một số nguồn tin chúng tôi được biết chiều nay, tất cả những người bị bắt hôm qua đều đã được trả tự do. Trong số những người bị đau nặng có ông Trương Minh Đức, riêng bà Nguyễn Ngọc Lụa đang ở trong tình trạng sức khỏe rất đáng ngại, sau khi bị công an đánh phải đi cấp cứu.
Vụ xét xử ba nhà hoạt động nhân quyền hôm qua với những án tù nặng, đặc biệt là bà Bùi Hằng – một biểu tượng của tinh thần phản kháng chống hiểm họa bành trướng Phương Bắc – xảy ra đúng vào thời điểm ông Lê Hồng Anh, đặc phái viên của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, đang trong chuyến công du Trung Quốc nhằm « khôi phục và thúc đẩy quan hệ » giữa Hà Nội và Bắc Kinh, sau sự cố Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gây nhiều phẫn nộ trong nước và quốc tế.
August 28, 2014
Mỹ lên án Việt Nam kết án 3 nhà hoạt động nhân quyền
by Nhan Quyen • Bui Thi Minh Hang, Nguyen Thi Thuy Quynh, Nguyen Van Minh
Văn Minh (T) Bùi Hằng (G) và Thúy Quỳnh
(DR)
Trọng Thành, RFI | 27/8/2014
Hôm qua 26/08/2014, sau khi tòa án sơ thẩm Việt Nam tại Đồng Tháp kết án tù giam ba nhà tranh đấu Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và Nguyễn Văn Minh, Đại sứ quán Hoa Kỳ ra tuyên bố bày tỏ « mối quan ngại sâu sắc ». Các tổ chức bảo vệ nhân quyền Amnesty International và Human Rights Watch đồng loạt lên án Việt Nam sử dụng tội danh gây rối trật tự công cộng để đàn áp những người « thể hiện ôn hòa quan điểm chính trị », « thực thi quyền tự do hội họp » và « bày tỏ tình đoàn kết với những người có nguy cơ bị bách hại ».
Hôm qua, trong một phiên xử mà luật sư cho biết đã được tiến hành chỉ nhằm để buộc tội các bị cáo, tòa án sơ thẩm tỉnh Đồng Tháp đã kết án bà Bùi Thị Minh Hằng ba năm tù, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh 2 năm và anh Nguyễn Văn Minh 2 năm rưỡi tù giam. Hồi đầu tháng 2/2014, bà Bùi Thị Minh Hằng, thường được gọi là « Bùi Hằng», 50 tuổi, cùng cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 28 tuổi và anh Nguyễn Văn Minh, 34 tuổi, một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, bị công an tỉnh Đồng Tháp bắt giữ khi đến thăm ông Nguyễn Bắc Truyển, một cựu tù nhân chính trị cư trú tại tỉnh này, đang trong tình trạng bị công an đe dọa trấn áp.
Sự cố nói trên bị nhiều nhà hoạt động nhân quyền lên án như một vụ án dàn dựng nhằm bỏ tù nhà tranh đấu nổi tiếng « Bùi Hằng ». Bà Bùi Hằng được công chúng biết đến sau nhiều lần tham dự các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc gây hấn tại Biển Đông. Theo luật sư, sức khỏe của các bị cáo, đặc biệt là bà Bùi Hằng rất kém. Bà Bùi Hằng cùng cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh, 28 tuổi và anh Nguyễn Văn Minh, đã trải qua nhiều cuộc tuyệt thực trong thời gian 6 tháng bị giam giữ để phản đối hành xử bất công của chính quyền.
Trong tuyên bố hôm qua, Đại diện Ngoại giao Hoa Kỳ khẳng định việc tư pháp Việt Nam « sử dụng các điều luật về trật tự công cộng để bỏ tù những người chỉ trích chính phủ, vì họ bày tỏ quan điểm chính trị một cách ôn hòa là điều đáng báo động ». Mỹ kêu gọi chính phủ Việt Nam trả tự do « vô điều kiện ba cá nhân này, cũng như các tù nhân lương tâm khác và cho phép mọi người Việt Nam bày tỏ quan điểm chính trị của họ ».
Phó Giám đốc Châu Á của tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, Phil Robertson, tuyên bố các cáo buộc của tư pháp Việt Nam chống lại các bị cáo là « sai trái » và « vô nhân đạo». Đại diện HRW khẳng định « Bùi Thị Minh Hằng và các đồng bạn bị kết án tù, chỉ vì đơn giản là thực hiện quyền hội họp và dám bày tỏ tiếng nói đoàn kết với những người có nguy cơ bị bách hại ».
Ông Rupert Abbott, phó Giám đốc Châu Á Thái Bình Dương của tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty International), lên án Việt Nam một lần nữa lại dùng biện pháp đàn áp nhắm vào những người tranh đấu ôn hòa. Nhân vụ án ba nhà tranh đấu vừa bị tòa án Đồng Tháp kết án, Amnesty International nhấn mạnh đến việc, mặc dù từ tháng 4 đến tháng 7, bốn nhà tranh đấu Việt Nam được chính quyền trả tự do, nhưng còn rất nhiều nhà hoạt động nhân quyền hiện vẫn đang bị giam giữ, chỉ vì bày tỏ chính kiến tại một quốc gia vừa được bầu làm thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hồi năm ngoái.
Nhiều nhân chứng tại chỗ tố cáo các lực lượng an ninh, đặc biệt tại tỉnh Đồng Tháp, đã bắt bớ hàng chục người tới thị xã Sa đéc, tỉnh Đồng Tháp, để bày tỏ sự ủng hộ đối với bà Bùi Thị Minh Hằng, cô Nguyễn Thị Thúy Quỳnh và anh Nguyễn Văn Minh. Nhiều người trong số họ bị đánh đập dã man, bị mất tư trang, hành lý sau khi bị câu lưu.
Trả lời AFP từ Đồng Tháp, ông Nguyễn Lân Thắng cho biết « khoảng 60 đến 70 người bị câu lưu ». Còn theo một thông tin khác, có tổng cộng đến cả trăm người bị chính quyền câu lưu ngăn cản. Hiện tại theo một số nguồn tin chúng tôi được biết chiều nay, tất cả những người bị bắt hôm qua đều đã được trả tự do. Trong số những người bị đau nặng có ông Trương Minh Đức, riêng bà Nguyễn Ngọc Lụa đang ở trong tình trạng sức khỏe rất đáng ngại, sau khi bị công an đánh phải đi cấp cứu.
Vụ xét xử ba nhà hoạt động nhân quyền hôm qua với những án tù nặng, đặc biệt là bà Bùi Hằng – một biểu tượng của tinh thần phản kháng chống hiểm họa bành trướng Phương Bắc – xảy ra đúng vào thời điểm ông Lê Hồng Anh, đặc phái viên của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, đang trong chuyến công du Trung Quốc nhằm « khôi phục và thúc đẩy quan hệ » giữa Hà Nội và Bắc Kinh, sau sự cố Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam gây nhiều phẫn nộ trong nước và quốc tế.