Defend the Defenders | 30/8/2014
Weekend Editorial
Lại “xuống đường”
Sự kiện đặc biệt tuần qua là phiên tòa xét xử ba nhà hoạt động nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh tại Tòa án ở tỉnh Đồng Tháp – một trong những nơi được coi là “cứ địa” của Phật giáo Hòa Hảo.
Lần đầu tiên, phong trào dân sự “xuống đường” quy tụ đông đảo đến thế các thành phần Bắc – Trung – Nam. Ước tính có đến hàng trăm nhân sự của các nhóm xã hội dân sự tập trung về Đồng Tháp đòi trả tự do cho những người bị xét xử.
Thế nhưng một lần nữa trong rất nhiều lần, nhà cầm quyền Việt Nam lại vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân. Một lần nữa, hàng loạt nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo độc lập thực thi quyền hiến định nhưng lại bị chính quyền và cơ quan an ninh xâm phạm nghiêm trọng khi tổ chức ngăn chặn, sách nhiễu, đánh đập nhằm không cho tham dự phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng. Nhiều người bị khống chế đã trở nên quá quen thuộc như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Thượng tọa Thích Thiện Minh, cựu tù nhân lương tâm Phạm Bá Hải, nhà báo Trương Minh Đức, nhà báo Phan Thanh Hải, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, nhà báo Phạm Chí Dũng…
“Ô nhục” bị lên án
Ngay sau khi phiên tòa kết thúc với mức án bị coi là “ô nhục” dành cho các nhà hoạt động nhân quyền, Hội phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đã có bản lên tiếng của về tình hình đàn áp ngoài phiên tòa xử ba nhà hoạt động. Theo đó, chính quyền Việt Nam liên tục làm dày thêm hồ sơ nhân quyền tồi tệ của họ bằng cách tung một lực lượng công an, an ninh, dân phòng… dày đặc để bao vậy, khủng bố, bắt giữ và đánh đập những người quan tâm và đến tham dự phiên tòa trên.
Riêng cô Nguyễn Ngọc Lụa, một thành viên tích cực của Hội phụ nữ Nhân quyền, vì không chấp nhận ký biên bản của an ninh, đã bị một nhân viên an ninh tát mạnh vào tai. Sau khi được đưa về Sài Gòn, cô phải nhập viên tại bệnh viện 115 để điều trị.
Cũng lần đầu tiên, một tuyên bố liên hội ra đời, kết hợp giữa Hội Nhà báo độc lập VN và Hội Cựu tù nhân lương tâm VN, lên án nhà cầm quyền vi phạm quyền tự do đi lại của công dân.
Ngay cả nhà văn và cũng cựu sĩ quan quân đội Phạm Đình Trọng, người đã hơn bảy chục tuổi, cũng trở thành điển hình bị bắt cóc, ngăn chặn thô bạo và vô pháp khi ông ra khỏi nhà.
Chỉ trong trong tháng 8/2014, nhà báo Phạm Chí Dũng – chủ tịch Hội Nhà báo độc lập VN – đã bị tống gửi đến 6 giấy triệu tập của Cơ quan an ninh điều tra – Công an TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến chuyến làm việc ở Việt Nam của Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo và phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng.
Bản tuyên bố cho biết rất nhiều trường hợp các blogger và người cảm tình đến tham dự phiên tòa tại Đồng Tháp đã bị công an bắt giữ với nhiều cớ buộc hoặc không cần nguyên cớ nào. Sơ bộ, có đến hàng trăm người bị bắt giữ, đẩy đuổi trong bầu không khí cực kỳ căng thẳng bên ngoài phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng.
Hội NBĐL và Hội CTNLT cũng nêu ra một nhận định có tính nghiêm trọng là hiện tại và trong tương lai, nhà cầm quyền Việt Nam đang và sẽ có xu hướng tổ chức ngăn chặn, đối xử thô bạo tàn nhẫn và không cần dựa theo luật pháp đối với Xã hội dân sự, giới dân chủ và bất đồng chính kiến, trong đó có các nhà báo độc lập và cựu tù nhân lương tâm, vào bất cứ khi nào xảy ra những sự kiện mang dấu ấn về nhân quyền, chính trị, pháp luật mà nhà cầm quyền lo sợ sẽ đe dọa đến chân đứng của chế độ.
Hãy cẩn trọng khi tiếp xúc cấp cao!
Bản tuyên bố của hai tổ chức hội đoàn trên cũng nêu ra một khuyến nghị đáng chú ý: khẩn thiết đề nghị Quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ xem xét một cách cẩn trọng và có điều kiện chính sách dành cho Nhà nước Việt Nam về TPP, vũ khí sát thương, hợp tác quân sự, viện trợ không hoàn lại và cả vấn đề “đối tác chiến lược toàn diện” trong tương lai, cũng như các cuộc tiếp xúc cao cấp với giới lãnh đạo ở Việt Nam như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị…, nếu Việt Nam không có được độ thành tâm tối thiểu để thực thi các yêu cầu cơ bản về nhân quyền và dân chủ cho công dân của họ.
Không ngạc nhiên là sau khi bản án bất công tại ĐồngTháp được phát đi, hàng loạt tổ chức và cơ quan đại diện ngoại giao quốc tế đã lên tiếng phản ứng gay gắt. Một lần nữa trong nhiều lần, các tổ chức nhân quyền trên thế giới như Ân xá quốc tế, Quan sát nhân quyền quốc tế, Phóng viên không biên giới, Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ và cả Đại sứ quán Hoa Kỳ, Đức tại Việt Nam đã phải lên tiếng, lên án hành động ngăn cản phi pháp của nhà cầm quyền Việt Nam – hành vi mà không thể khác hơn là trái ngược với Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự và với chính hiến pháp của nhà nước Việt Nam.
Ngay trước mắt, bản án phi nhân tính trên sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ và cách ứng xử của các quốc gia trong khối TPP đối với Nhà nước Việt Nam tại kỳ họp đầu tháng Chín tới ở Hà Nội.
Thường Sơn
August 30, 2014
Xã luận cuối tuần 30/08/2014: Hậu “Bùi Hằng: Hãy cẩn trọng khi tiếp xúc cấp cao!
by Nhan Quyen • Bui Thi Minh Hang, Huynh Ngoc Chenh, Nguyen Dan Que, Nguyen Ngoc Lua, Nguyen Thi Thuy Quynh, Nguyen Tuong Thuy, Nguyen Van Minh, Pham Ba Hai (Trang Thien Long), Pham Chi Dung, Phan Thanh Hai (AnhBaSaigon), Thich Thien Minh, Truong Minh Duc
Defend the Defenders | 30/8/2014
Weekend Editorial
Sự kiện đặc biệt tuần qua là phiên tòa xét xử ba nhà hoạt động nhân quyền Bùi Thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh tại Tòa án ở tỉnh Đồng Tháp – một trong những nơi được coi là “cứ địa” của Phật giáo Hòa Hảo.
Lần đầu tiên, phong trào dân sự “xuống đường” quy tụ đông đảo đến thế các thành phần Bắc – Trung – Nam. Ước tính có đến hàng trăm nhân sự của các nhóm xã hội dân sự tập trung về Đồng Tháp đòi trả tự do cho những người bị xét xử.
Thế nhưng một lần nữa trong rất nhiều lần, nhà cầm quyền Việt Nam lại vi phạm nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân. Một lần nữa, hàng loạt nhà hoạt động nhân quyền và nhà báo độc lập thực thi quyền hiến định nhưng lại bị chính quyền và cơ quan an ninh xâm phạm nghiêm trọng khi tổ chức ngăn chặn, sách nhiễu, đánh đập nhằm không cho tham dự phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng. Nhiều người bị khống chế đã trở nên quá quen thuộc như bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Thượng tọa Thích Thiện Minh, cựu tù nhân lương tâm Phạm Bá Hải, nhà báo Trương Minh Đức, nhà báo Phan Thanh Hải, nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo Nguyễn Tường Thụy, nhà báo Phạm Chí Dũng…
“Ô nhục” bị lên án
Ngay sau khi phiên tòa kết thúc với mức án bị coi là “ô nhục” dành cho các nhà hoạt động nhân quyền, Hội phụ nữ Nhân quyền Việt Nam đã có bản lên tiếng của về tình hình đàn áp ngoài phiên tòa xử ba nhà hoạt động. Theo đó, chính quyền Việt Nam liên tục làm dày thêm hồ sơ nhân quyền tồi tệ của họ bằng cách tung một lực lượng công an, an ninh, dân phòng… dày đặc để bao vậy, khủng bố, bắt giữ và đánh đập những người quan tâm và đến tham dự phiên tòa trên.
Riêng cô Nguyễn Ngọc Lụa, một thành viên tích cực của Hội phụ nữ Nhân quyền, vì không chấp nhận ký biên bản của an ninh, đã bị một nhân viên an ninh tát mạnh vào tai. Sau khi được đưa về Sài Gòn, cô phải nhập viên tại bệnh viện 115 để điều trị.
Cũng lần đầu tiên, một tuyên bố liên hội ra đời, kết hợp giữa Hội Nhà báo độc lập VN và Hội Cựu tù nhân lương tâm VN, lên án nhà cầm quyền vi phạm quyền tự do đi lại của công dân.
Ngay cả nhà văn và cũng cựu sĩ quan quân đội Phạm Đình Trọng, người đã hơn bảy chục tuổi, cũng trở thành điển hình bị bắt cóc, ngăn chặn thô bạo và vô pháp khi ông ra khỏi nhà.
Chỉ trong trong tháng 8/2014, nhà báo Phạm Chí Dũng – chủ tịch Hội Nhà báo độc lập VN – đã bị tống gửi đến 6 giấy triệu tập của Cơ quan an ninh điều tra – Công an TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến chuyến làm việc ở Việt Nam của Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về tự do tôn giáo và phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng.
Bản tuyên bố cho biết rất nhiều trường hợp các blogger và người cảm tình đến tham dự phiên tòa tại Đồng Tháp đã bị công an bắt giữ với nhiều cớ buộc hoặc không cần nguyên cớ nào. Sơ bộ, có đến hàng trăm người bị bắt giữ, đẩy đuổi trong bầu không khí cực kỳ căng thẳng bên ngoài phiên tòa xử Bùi Thị Minh Hằng.
Hội NBĐL và Hội CTNLT cũng nêu ra một nhận định có tính nghiêm trọng là hiện tại và trong tương lai, nhà cầm quyền Việt Nam đang và sẽ có xu hướng tổ chức ngăn chặn, đối xử thô bạo tàn nhẫn và không cần dựa theo luật pháp đối với Xã hội dân sự, giới dân chủ và bất đồng chính kiến, trong đó có các nhà báo độc lập và cựu tù nhân lương tâm, vào bất cứ khi nào xảy ra những sự kiện mang dấu ấn về nhân quyền, chính trị, pháp luật mà nhà cầm quyền lo sợ sẽ đe dọa đến chân đứng của chế độ.
Hãy cẩn trọng khi tiếp xúc cấp cao!
Bản tuyên bố của hai tổ chức hội đoàn trên cũng nêu ra một khuyến nghị đáng chú ý: khẩn thiết đề nghị Quốc hội và Chính phủ Hoa Kỳ xem xét một cách cẩn trọng và có điều kiện chính sách dành cho Nhà nước Việt Nam về TPP, vũ khí sát thương, hợp tác quân sự, viện trợ không hoàn lại và cả vấn đề “đối tác chiến lược toàn diện” trong tương lai, cũng như các cuộc tiếp xúc cao cấp với giới lãnh đạo ở Việt Nam như Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Bí thư Hà Nội Phạm Quang Nghị…, nếu Việt Nam không có được độ thành tâm tối thiểu để thực thi các yêu cầu cơ bản về nhân quyền và dân chủ cho công dân của họ.
Không ngạc nhiên là sau khi bản án bất công tại ĐồngTháp được phát đi, hàng loạt tổ chức và cơ quan đại diện ngoại giao quốc tế đã lên tiếng phản ứng gay gắt. Một lần nữa trong nhiều lần, các tổ chức nhân quyền trên thế giới như Ân xá quốc tế, Quan sát nhân quyền quốc tế, Phóng viên không biên giới, Văn phòng Cao ủy nhân quyền LHQ và cả Đại sứ quán Hoa Kỳ, Đức tại Việt Nam đã phải lên tiếng, lên án hành động ngăn cản phi pháp của nhà cầm quyền Việt Nam – hành vi mà không thể khác hơn là trái ngược với Công ước quốc tế về các quyền chính trị và dân sự và với chính hiến pháp của nhà nước Việt Nam.
Ngay trước mắt, bản án phi nhân tính trên sẽ làm ảnh hưởng không nhỏ đến thái độ và cách ứng xử của các quốc gia trong khối TPP đối với Nhà nước Việt Nam tại kỳ họp đầu tháng Chín tới ở Hà Nội.
Thường Sơn