Từ 7 năm trước, vào ngày 19/9/2007, trong môi trường toàn trị trói chặt thông tin, đậm đặc tính khủng bố bao trùm tất cả những ai khác quan điểm với lãnh đạo đảng, anh Điếu Cầy đã công khai cùng một số bạn hữu thành lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do. Tại thời điểm đó anh đã nhìn thấy rõ những bước chân can đảm đầy rủi ro đầu tiên này là bước cần thiết phải làm, để mở con đường dài dẫn đến Hội Nhà Báo Độc Lập, Ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập,… hiện nay, và những tổ chức báo chí, hội đoàn văn học khác trong tương lai.
“Tôi là người viết báo tự do bị trấn áp, bà con hãy giúp tôi.”
Nguyễn Quốc Quân, Diễn Đàn CTM | Cập nhật 02/09/2014
Đó là tiếng la lớn của người đàn ông ở ngã ba đường Phạm Ngọc Thạch và Võ Thị Sáu vào ngày Chủ Nhật 16/12/2007. Anh bị đám công an mặc thường phục nhảy xổ vào, một tên kẹp cổ và bóp mạnh yết hầu, hai tên khác túm chặt hai chân bê bổng anh lên, một tên liên tiếp đấm mạnh vào bụng. Lấy hết sức, anh vùng vẫy và cố la lên cho bà con biết nhưng tiếng la không phát ra được vì yết hầu đã bị bóp mạnh nghẹt thở. Một người dân thấy cảnh bắt người hỏi công an thì chúng cho biết bắt anh ta về tội ăn trộm, buôn ma tuý. Chuyện xảy ra giữa đường phố Sài Gòn, giữa thanh thiên bạch nhật và người đàn ông đó là blogger Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải.
Thế là anh bị bắt giữ và xử về tội “trốn thuế”. Mãn hạn bản án gán ghép 30 tháng tù giam, chưa kịp về nhà, anh bị bắt giữ tiếp với tội “làm báo tự do”. Qua hai phiên sơ và phúc thẩm vào tháng 9 và tháng 12 năm 2012, bằng cái lưới thật rộng của Điều 88 (Tuyên truyền chống phá Nhà nước) họ kết án anh thật nặng: 12 năm tù giam và 5 năm quản chế!
Sau phiên sơ thẩm, tại phòng 16 trại giam B34, anh khẳng định với tôi “Quân à, điều 88 sẽ chết trước khi mình mãn hạn tù.” Lúc ấy, tôi bị giam phòng 14 cũng đang mong ngóng kết quả phiên toà. Thời gian tù chung tuy ngắn ngủi, nhưng cũng đủ để tôi trân quí cả cái Tâm và cái Tầm của Người Yêu Nước Điếu Cầy.
Không phải ngẫu nhiên mà anh Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải được vinh danh và chọn nhận giải thưởng Hellman-Hammett (năm 2009) của tổ chức Human Rights Watch dành cho các ngòi bút can đảm cổ xúy cho dân chủ-nhân quyền, bất chấp đàn áp chính trị. Anh cũng từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh trong ngày Tự do Báo chí Thế giới (3/5/2012) khi nhắc tới những ngòi bút bị tù đày vì đã can đảm đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền.
Đến nay thì đã rất rõ, anh Điếu Cầy, dù lúc ở ngoài tù hay trong tù, thường có “Tầm Nhìn” xa hơn người chung quanh hàng nhiều năm và luôn dám hành động dựa trên tầm nhìn đó, cụ thể như:
Từ 7 năm trước, vào ngày 19/9/2007, trong môi trường toàn trị trói chặt thông tin, đậm đặc tính khủng bố bao trùm tất cả những ai khác quan điểm với lãnh đạo đảng, anh Điếu Cầy đã công khai cùng một số bạn hữu thành lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do. Tại thời điểm đó anh đã nhìn thấy rõ những bước chân can đảm đầy rủi ro đầu tiên này là bước cần thiết phải làm, để mở con đường dài dẫn đến Hội Nhà Báo Độc Lập, Ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập,… hiện nay, và những tổ chức báo chí, hội đoàn văn học khác trong tương lai.
Khi Trung Cộng tung đường Lưỡi Bò liếm hết Biển Đông, dùng các hiệp định lấn sâu qua biên giới nắm nhiều vùng rừng đầu nguồn, khu biệt lập trên đất Việt, vẫn có rất nhiều người vào thời điểm 2007 còn nuôi hy vọng và chờ đợi lãnh đạo Đảng sẽ có chính sách rõ ràng về chủ quyền Việt Nam và sẽ có biện pháp chận đứng bàn chân Trung Cộng xâm lược, vì dù sao thì lãnh đạo Đảng cũng là người Việt Nam.
Nhưng với anh Điếu Cầy thì không còn mơ hồ gì nữa. Từ thời điểm 2007, anh đã xác định rất rõ rằng những người lãnh đạo Đảng suốt từ Hội Nghị Thành Đô đến nay đã sẵn sàng ngã giá chủ quyền đất nước để giữ ghế cai trị. Từ đó, anh kết luận chính người dân Việt phải đứng lên bảo vệ đất nước chứ không thể chờ đợi ai khác. Thế là anh đứng lên đi đầu trong cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược đầu tiên trước nhà hát lớn Sài Gòn và cũng chính anh là một trong những người yêu nước bị bắt đầu tiên vì tuyên nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Kết luận của anh Điếu Cầy đã được liên tục chứng minh là chính xác, mà bằng chứng gần nhất là chuyến đi sứ của ông Lê Hồng Anh cuối tháng 8/2014. Và bước chân phản đối TC xâm lược của anh nay đã được nhiều người tiếp nối.
Ngay cả khi bị công an bao vây, cô lập giữa lao tù, anh Điếu Cầy vẫn có khả năng nhìn một bức tranh lớn hơn, xa hơn, và có tính nguyên tắc hơn. Tôi nhận ra điều này từ một kỷ niệm đáng nhớ với người bạn tù chưa quen biết này. Trong mấy ngày đầu mới bị đưa vào trại giam B34, tôi chợt nghe có tiếng tranh luận từ phía phòng anh. Vài phút sau quản giáo mang qua phòng tôi vài hộp sữa và một ít bánh kẹo với vẻ mặt bực tức cay cú lắm rồi bỏ đi. Tối hôm ấy hỏi lại các bạn tù thì anh Điếu Cầy nhận là anh ấy gửi cho tôi vì biết tôi đang “tay trắng”. Anh đã bắt bẻ được quản giáo đuối lý và dùng chính bản nội qui trại để buộc quản giáo phải đưa món quà qua cho tôi nhân danh “bổn phận giúp đỡ bạn tù”.
Nhiều quản giáo rất bực, ghét và sợ anh vì tính tình “ương bướng” này, nhưng cũng nhiều người âm thầm kính nể anh. Dần dà tôi hiểu nguyên tắc của anh Điếu Cầy: Nếu Xin để họ Cho thì phải Kiên Nhẫn, nhưng về lâu dài nhiều phần sẽ Không Được. Nếu Đòi để mình Có thì phải Kiên Quyết, và về lâu dài nhiều phần sẽ Được”.
Và còn nhiều thí dụ khác nữa mà giới hạn một bài viết như vầy không cho phép.
Riêng “Cái Tâm” của anh Điếu Cầy thì có lẽ không cần phải dẫn chứng nhiều. Đơn giản, chỉ cần nghe, nhìn cách ứng xử của những người xung quanh anh, dù thân dù sơ, là đã quá rõ. Tất cả đều tận lòng, chắc chắn không chỉ vì có chung ước mơ với anh, mà còn chính vì con người của anh, cái tâm trong sáng và thiết tha của anh.
Cũng chính vì con người đáng quý của anh mà chị Dương Thị Tân suốt bao nhiêu năm phải lăn lộn khổ sở giữa những thô bạo, thô bỉ, trơ tráo của công an để tìm sự công bằng cho anh.
Hãy nhìn những vết thương trên thân thể cháu Nguyễn Trí Dũng, con trai anh Điếu Cầy, và nghe mẩu đối thoại (https://www.youtube.com/watch?v=CSwzM_9kWl0) giữa hai cha con gần đây nhất vào sáng 28/8/2014 để cảm được tình thương yêu và quí trọng lẫn nhau giữa hai cha con như thế nào. Anh Điếu Cầy nhấn mạnh anh từ chối viết đơn “xin tha tù” mà chỉ viết đơn đề nghị “giải quyết ra tù”. Anh thản nhiên nhắn gửi anh em trong CLB Nhà Báo Tự Do tổ chức sinh nhật cho thật lớn vào ngày 19/9, kỷ niệm 7 năm thành lập. Bản thân anh cũng sẽ tổ chức sinh nhật cho CLB ngay ở trong tù.
Và không chỉ người trong gia đình, chúng ta cũng đã nghe nhiều những tâm tình về anh Điếu Cầy từ chị Song Chi, chị Tạ Phong Tần, anh Ba Saigon, anh Lê Trần Luật, anh Lê Công Định, và rất nhiều người khác nữa khi còn ở ngoài tù.
Còn giữa tù ngục, chắc chắn phải quan tâm và yêu quý anh Điếu Cầy lắm, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa mới chấp nhận những đòn thù của công an khi cố gắng đưa tin về sức khoẻ anh Điếu Cầy đang rất kiệt quệ ra ngoài. Và nhờ đó anh Điếu Cầy mới được chữa một vài căn bệnh nặng.
Anh Điếu Cầy quả thật là người dũng cảm. Anh làm những việc phi thường quá sức mình một cách thật bình thường. Anh không đòi hỏi, so bì, hay coi thường những người không mạnh tinh thần bằng anh. Tôi nhớ mãi kỷ niệm một đêm trong tù, tôi đọc bài thơ “Lời Mẹ Dặn” của Phùng Quán đủ vang qua mấy phòng để tặng anh. Rồi được nghe anh hát bài ca Tự Do tặng lại cho mình. Chúng tôi chuyền sức mạnh cho nhau, để sau đó khi rời trại giam, tôi đã chuyển được bức thư kháng cáo của anh đến bà con bên ngoài bất kể các đòn phép của cai tù. Điều làm tôi mãn nguyện nhất trong thời gian ngắn ngủi đó là đã chuyển tặng anh hai cuốn sách mình thích nhất; và cất to lời chào anh trước mặt một đám cán bộ quản giáo khi anh bị chuyển trại…
Dưới nhiều áp lực quốc tế, có xác suất cao nhà cầm quyền CSVN sẽ phải thả anh ra trong kỳ 2/9 tới đây. Hiển nhiên, con người này, dù trong nhà tù nhỏ hay bước ra nhà tù lớn, sẽ vẫn là tấm gương yêu nước, yêu đời cho nhiều người, kể cả cá nhân tôi. Nhưng chắc chắn một anh Điếu Cầy ở ngoài 4 bức tường trại giam sẽ ích quốc lợi dân và gia tăng sức mạnh của tập thể những người yêu nước, yêu nhân quyền hơn rất nhiều.
Nói như Nguyễn Đắc Kiên: “ở nơi đó tôi gặp những người ngay, ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.” Chính ở nơi đó, tôi chiêm nghiệm về cái Tâm và cái Tầm của anh Điếu Cầy. Chắc hẳn, nó phải bắt nguồn từ ước muốn “Chia Sẻ”. Khi chia sẻ tình thương đến nỗi đau của tha nhân từ quả tim, từ cái Tâm trong sáng; khi chia sẻ trí tuệ đến sự bối rối của kẻ lạc đường, từ khối óc, từ Tầm nhìn xa; thì nguồn Chia Sẻ được gia tăng trong chính bản thân mình và được nhân rộng đến nhiều người khác. Chính vì vậy tôi rất biết ơn những người như anh.
Cháu Nguyễn Trí Dũng có quyền hãnh diện về người cha có đủ “bình thường và phi thường” của mình. Cầu chúc anh Điếu Cầy và gia đình nhiều an lành và mạnh mẽ.
September 3, 2014
Tâm và Tầm của Người yêu nước Điếu Cày
by Nhan Quyen • Le Cong Dinh, Le Tran Luat, Nguyen Van Hai (Dieu Cay), Phan Thanh Hai (AnhBaSaigon), Ta Phong Tan
“Tôi là người viết báo tự do bị trấn áp, bà con hãy giúp tôi.”
Nguyễn Quốc Quân, Diễn Đàn CTM | Cập nhật 02/09/2014
Đó là tiếng la lớn của người đàn ông ở ngã ba đường Phạm Ngọc Thạch và Võ Thị Sáu vào ngày Chủ Nhật 16/12/2007. Anh bị đám công an mặc thường phục nhảy xổ vào, một tên kẹp cổ và bóp mạnh yết hầu, hai tên khác túm chặt hai chân bê bổng anh lên, một tên liên tiếp đấm mạnh vào bụng. Lấy hết sức, anh vùng vẫy và cố la lên cho bà con biết nhưng tiếng la không phát ra được vì yết hầu đã bị bóp mạnh nghẹt thở. Một người dân thấy cảnh bắt người hỏi công an thì chúng cho biết bắt anh ta về tội ăn trộm, buôn ma tuý. Chuyện xảy ra giữa đường phố Sài Gòn, giữa thanh thiên bạch nhật và người đàn ông đó là blogger Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải.
Thế là anh bị bắt giữ và xử về tội “trốn thuế”. Mãn hạn bản án gán ghép 30 tháng tù giam, chưa kịp về nhà, anh bị bắt giữ tiếp với tội “làm báo tự do”. Qua hai phiên sơ và phúc thẩm vào tháng 9 và tháng 12 năm 2012, bằng cái lưới thật rộng của Điều 88 (Tuyên truyền chống phá Nhà nước) họ kết án anh thật nặng: 12 năm tù giam và 5 năm quản chế!
Sau phiên sơ thẩm, tại phòng 16 trại giam B34, anh khẳng định với tôi “Quân à, điều 88 sẽ chết trước khi mình mãn hạn tù.” Lúc ấy, tôi bị giam phòng 14 cũng đang mong ngóng kết quả phiên toà. Thời gian tù chung tuy ngắn ngủi, nhưng cũng đủ để tôi trân quí cả cái Tâm và cái Tầm của Người Yêu Nước Điếu Cầy.
Không phải ngẫu nhiên mà anh Điếu Cầy Nguyễn Văn Hải được vinh danh và chọn nhận giải thưởng Hellman-Hammett (năm 2009) của tổ chức Human Rights Watch dành cho các ngòi bút can đảm cổ xúy cho dân chủ-nhân quyền, bất chấp đàn áp chính trị. Anh cũng từng được Tổng thống Mỹ Barack Obama vinh danh trong ngày Tự do Báo chí Thế giới (3/5/2012) khi nhắc tới những ngòi bút bị tù đày vì đã can đảm đấu tranh cho dân chủ-nhân quyền.
Đến nay thì đã rất rõ, anh Điếu Cầy, dù lúc ở ngoài tù hay trong tù, thường có “Tầm Nhìn” xa hơn người chung quanh hàng nhiều năm và luôn dám hành động dựa trên tầm nhìn đó, cụ thể như:
Từ 7 năm trước, vào ngày 19/9/2007, trong môi trường toàn trị trói chặt thông tin, đậm đặc tính khủng bố bao trùm tất cả những ai khác quan điểm với lãnh đạo đảng, anh Điếu Cầy đã công khai cùng một số bạn hữu thành lập Câu lạc bộ Nhà Báo Tự Do. Tại thời điểm đó anh đã nhìn thấy rõ những bước chân can đảm đầy rủi ro đầu tiên này là bước cần thiết phải làm, để mở con đường dài dẫn đến Hội Nhà Báo Độc Lập, Ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập,… hiện nay, và những tổ chức báo chí, hội đoàn văn học khác trong tương lai.
Khi Trung Cộng tung đường Lưỡi Bò liếm hết Biển Đông, dùng các hiệp định lấn sâu qua biên giới nắm nhiều vùng rừng đầu nguồn, khu biệt lập trên đất Việt, vẫn có rất nhiều người vào thời điểm 2007 còn nuôi hy vọng và chờ đợi lãnh đạo Đảng sẽ có chính sách rõ ràng về chủ quyền Việt Nam và sẽ có biện pháp chận đứng bàn chân Trung Cộng xâm lược, vì dù sao thì lãnh đạo Đảng cũng là người Việt Nam.
Nhưng với anh Điếu Cầy thì không còn mơ hồ gì nữa. Từ thời điểm 2007, anh đã xác định rất rõ rằng những người lãnh đạo Đảng suốt từ Hội Nghị Thành Đô đến nay đã sẵn sàng ngã giá chủ quyền đất nước để giữ ghế cai trị. Từ đó, anh kết luận chính người dân Việt phải đứng lên bảo vệ đất nước chứ không thể chờ đợi ai khác. Thế là anh đứng lên đi đầu trong cuộc biểu tình chống Trung Cộng xâm lược đầu tiên trước nhà hát lớn Sài Gòn và cũng chính anh là một trong những người yêu nước bị bắt đầu tiên vì tuyên nhận Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam.
Kết luận của anh Điếu Cầy đã được liên tục chứng minh là chính xác, mà bằng chứng gần nhất là chuyến đi sứ của ông Lê Hồng Anh cuối tháng 8/2014. Và bước chân phản đối TC xâm lược của anh nay đã được nhiều người tiếp nối.
Ngay cả khi bị công an bao vây, cô lập giữa lao tù, anh Điếu Cầy vẫn có khả năng nhìn một bức tranh lớn hơn, xa hơn, và có tính nguyên tắc hơn. Tôi nhận ra điều này từ một kỷ niệm đáng nhớ với người bạn tù chưa quen biết này. Trong mấy ngày đầu mới bị đưa vào trại giam B34, tôi chợt nghe có tiếng tranh luận từ phía phòng anh. Vài phút sau quản giáo mang qua phòng tôi vài hộp sữa và một ít bánh kẹo với vẻ mặt bực tức cay cú lắm rồi bỏ đi. Tối hôm ấy hỏi lại các bạn tù thì anh Điếu Cầy nhận là anh ấy gửi cho tôi vì biết tôi đang “tay trắng”. Anh đã bắt bẻ được quản giáo đuối lý và dùng chính bản nội qui trại để buộc quản giáo phải đưa món quà qua cho tôi nhân danh “bổn phận giúp đỡ bạn tù”.
Nhiều quản giáo rất bực, ghét và sợ anh vì tính tình “ương bướng” này, nhưng cũng nhiều người âm thầm kính nể anh. Dần dà tôi hiểu nguyên tắc của anh Điếu Cầy: Nếu Xin để họ Cho thì phải Kiên Nhẫn, nhưng về lâu dài nhiều phần sẽ Không Được. Nếu Đòi để mình Có thì phải Kiên Quyết, và về lâu dài nhiều phần sẽ Được”.
Và còn nhiều thí dụ khác nữa mà giới hạn một bài viết như vầy không cho phép.
Riêng “Cái Tâm” của anh Điếu Cầy thì có lẽ không cần phải dẫn chứng nhiều. Đơn giản, chỉ cần nghe, nhìn cách ứng xử của những người xung quanh anh, dù thân dù sơ, là đã quá rõ. Tất cả đều tận lòng, chắc chắn không chỉ vì có chung ước mơ với anh, mà còn chính vì con người của anh, cái tâm trong sáng và thiết tha của anh.
Cũng chính vì con người đáng quý của anh mà chị Dương Thị Tân suốt bao nhiêu năm phải lăn lộn khổ sở giữa những thô bạo, thô bỉ, trơ tráo của công an để tìm sự công bằng cho anh.
Hãy nhìn những vết thương trên thân thể cháu Nguyễn Trí Dũng, con trai anh Điếu Cầy, và nghe mẩu đối thoại (https://www.youtube.com/watch?v=CSwzM_9kWl0) giữa hai cha con gần đây nhất vào sáng 28/8/2014 để cảm được tình thương yêu và quí trọng lẫn nhau giữa hai cha con như thế nào. Anh Điếu Cầy nhấn mạnh anh từ chối viết đơn “xin tha tù” mà chỉ viết đơn đề nghị “giải quyết ra tù”. Anh thản nhiên nhắn gửi anh em trong CLB Nhà Báo Tự Do tổ chức sinh nhật cho thật lớn vào ngày 19/9, kỷ niệm 7 năm thành lập. Bản thân anh cũng sẽ tổ chức sinh nhật cho CLB ngay ở trong tù.
Và không chỉ người trong gia đình, chúng ta cũng đã nghe nhiều những tâm tình về anh Điếu Cầy từ chị Song Chi, chị Tạ Phong Tần, anh Ba Saigon, anh Lê Trần Luật, anh Lê Công Định, và rất nhiều người khác nữa khi còn ở ngoài tù.
Còn giữa tù ngục, chắc chắn phải quan tâm và yêu quý anh Điếu Cầy lắm, nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa mới chấp nhận những đòn thù của công an khi cố gắng đưa tin về sức khoẻ anh Điếu Cầy đang rất kiệt quệ ra ngoài. Và nhờ đó anh Điếu Cầy mới được chữa một vài căn bệnh nặng.
Anh Điếu Cầy quả thật là người dũng cảm. Anh làm những việc phi thường quá sức mình một cách thật bình thường. Anh không đòi hỏi, so bì, hay coi thường những người không mạnh tinh thần bằng anh. Tôi nhớ mãi kỷ niệm một đêm trong tù, tôi đọc bài thơ “Lời Mẹ Dặn” của Phùng Quán đủ vang qua mấy phòng để tặng anh. Rồi được nghe anh hát bài ca Tự Do tặng lại cho mình. Chúng tôi chuyền sức mạnh cho nhau, để sau đó khi rời trại giam, tôi đã chuyển được bức thư kháng cáo của anh đến bà con bên ngoài bất kể các đòn phép của cai tù. Điều làm tôi mãn nguyện nhất trong thời gian ngắn ngủi đó là đã chuyển tặng anh hai cuốn sách mình thích nhất; và cất to lời chào anh trước mặt một đám cán bộ quản giáo khi anh bị chuyển trại…
Dưới nhiều áp lực quốc tế, có xác suất cao nhà cầm quyền CSVN sẽ phải thả anh ra trong kỳ 2/9 tới đây. Hiển nhiên, con người này, dù trong nhà tù nhỏ hay bước ra nhà tù lớn, sẽ vẫn là tấm gương yêu nước, yêu đời cho nhiều người, kể cả cá nhân tôi. Nhưng chắc chắn một anh Điếu Cầy ở ngoài 4 bức tường trại giam sẽ ích quốc lợi dân và gia tăng sức mạnh của tập thể những người yêu nước, yêu nhân quyền hơn rất nhiều.
Nói như Nguyễn Đắc Kiên: “ở nơi đó tôi gặp những người ngay, ở nơi đó đồng loại tôi đang sống.” Chính ở nơi đó, tôi chiêm nghiệm về cái Tâm và cái Tầm của anh Điếu Cầy. Chắc hẳn, nó phải bắt nguồn từ ước muốn “Chia Sẻ”. Khi chia sẻ tình thương đến nỗi đau của tha nhân từ quả tim, từ cái Tâm trong sáng; khi chia sẻ trí tuệ đến sự bối rối của kẻ lạc đường, từ khối óc, từ Tầm nhìn xa; thì nguồn Chia Sẻ được gia tăng trong chính bản thân mình và được nhân rộng đến nhiều người khác. Chính vì vậy tôi rất biết ơn những người như anh.
Cháu Nguyễn Trí Dũng có quyền hãnh diện về người cha có đủ “bình thường và phi thường” của mình. Cầu chúc anh Điếu Cầy và gia đình nhiều an lành và mạnh mẽ.