Bà Tân khẳng định gia đình và bản thân blogger Điếu Cày không kỳ vọng ông sẽ được phóng thích trước thời hạn vì tinh thần đấu tranh và thái độ cương quyết của ngòi bút chống tham nhũng và phản đối Trung Quốc xâm lược chủ quyền Việt Nam, không chấp nhận yêu cầu của nhà cầm quyền về việc ‘nhận tội’ và ‘xin khoan hồng.’
TràMi, VOA | 3/9/2014
Chưa thấy dấu hiệu có tù nhân chính trị nào được thả trong đợt đặc xá 2/9 năm nay, một trong những dịp phóng thích tù nhân lớn nhất đánh dấu Lễ Độc lập của Việt Nam.
Mọi năm, trước ngày 2/9, truyền thông nhà nước thường công bố tổng số tù nhân được Chủ tịch nước ký lệnh ân xá.
Tuy nhiên năm nay, dù đã qua Ngày Quốc Khánh lần thứ 69, nhưng nhà nước vẫn chưa loan báo số liệu chính thức về những người được phóng thích trên cả nước, chỉ thấy ghi nhận lác đác thống kê ở vài tỉnh-thành.
Tới nay, hy vọng về việc có tù nhân lương tâm được thả dịp này dường như phi thực tế dù gần đây xuất hiện nhiều đồn đoán rằng một trong những nhân vật bất đồng chính kiến được nhiều người biết đến, blogger Điếu Cày, có thể được trả tự do trước thời hạn giữa bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực điều đình để gia nhập Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP do Mỹ dẫn đầu và kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận võ khí sát thương.
Nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, người được vinh danh Giải thưởng Nhân quyền Robert F. Kennedy 1995 từng bị Hà Nội tuyên án tù 20 năm vì các hoạt động cổ xúy dân chủ, cho rằng sở dĩ chưa có tù nhân chính trị được phóng thích trong đợt ân xá 2/9 lần này là do Việt Nam chưa đạt được những điều mong muốn trong các cuộc thương lượng TPP:
“TPP tới nay vẫn chưa hoàn tất các cuộc đàm phán và có nhiều điều kiện Việt Nam chưa đạt được. Đấy là lý do chính vì sao đợt 2/9 này chưa có tù nhân lương tâm nào quan trọng được nhắc đến là thả và cũng không có một công bố gì.”
Hà Nội trước nay vốn bị chỉ trích về việc dùng tù nhân lương tâm để mặc cả, đổi chác quyền lợi trong các cuộc thương lượng gia nhập sân chơi quốc tế. Giáo sư Hoạt, người được phóng thích dịp 2/9/1998, lên án việc này:
“Năm 1998 nhà nước có đợt đặc xá đặc biệt cho 8 tù nhân lương tâm được quốc tế quan tâm. Đó là đợt đầu tiên thả tù nhân lương tâm đông như vậy vì lúc đo quan trọng nhất là có thể nối lại được quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Việt Nam đáp ứng áp lực của Hoa Kỳ, thả 8 tù nhân lương tâm trong đó có tôi, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, và Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Từ đợt đó tới nay, nhà nước Việt Nam vẫn luôn luôn sử dụng tù nhân lương tâm, những người được thế giới quan tâm, để trao đổi trong các quan hệ quốc tế. Chúng tôi hết sức phản đối hình thức coi tù nhân lương tâm là con tin để trao đổi.”
Giáo sư Ðoàn Viết Hoạt.
Nhà hoạt động dân chủ Đoàn Viết Hoạt chia sẻ thêm về những trải nghiệm của bản thân trong lần được phóng thích cách đây đúng 14 năm:
“Khoảng 6 tháng trước đợt thả, một phái đoàn đến làm việc với tôi nhiều lần. Lần nào họ cũng yêu cầu tôi phải làm đơn xin đặc xá vì lý do sức khỏe trong đợt 2/9. Tôi hoàn toàn bác bỏ việc làm đó. Tôi nói tôi hoàn toàn không có tội, nhà nước bắt giữ tôi là vi phạm nhân quyền và các Công ước quốc tế về nhân quyền. Cho nên, tôi không có lý do gì để làm đơn xin đặc xá. Đến lần thứ 3, họ nói tôi không làm đơn xin đặc xá thì họ không thể thả tôi trong nước, tôi phải xuất ngoại. Họ nói sẽ để tôi đi Mỹ để đoàn tụ với gia đình tôi. Tôi cũng từ chối. Tôi nói nếu tôi muốn đi Mỹ, tôi có thể đi từ lâu rồi, không phải đợi đến lúc đó. Tôi nhất định cũng không chấp nhận yêu cầu đó. Sau đó, họ có cho nhà tôi từ Mỹ về, với điều kiện vào trại giam gặp tôi. Khi nhà tôi về đến Hà Nội, họ đưa thẳng vào trại giam ở Thanh Hóa, gặp tôi. Nhà tôi đã yêu cầu tôi xuất ngoại đoàn tụ với gia đình. Tôi chấp nhận đề nghị của gia đình. Trên Bộ họ lại xuống bắt tôi làm đơn để họ có thể làm thủ tục xuất ngoại. Tôi làm Đơn xin xuất ngoại để chữa bệnh. Họ bắt tôi phải đề là Đơn xin đặc xá để xuất ngoại chữa bệnh. Tôi lại gạch đi và viết lại Đơn xin xuất ngoại để chữa bệnh. Như vậy đến 3 lần. Lần thứ ba, tôi bảo ‘Đây là lần cuối cùng tôi làm đơn. Nếu quý vị không chấp nhận, tùy quý vị quyết định.’ Cuối cùng, họ đưa tôi về trại tạm giam Thanh Liệt ở Hà Nội. Sau đó 3 ngày, họ thả tôi. Tôi ra khỏi nước ngày 1/9/1998.”
Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) đang thọ án 12 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ trại giam số 6, Thanh Chương (Nghệ An) cũng được yêu cầu tương tự như trường hợp của ông Hoạt 14 năm trước.
Hôm 28/8, ông thông báo với gia đình đã từ chối đề nghị của trại giam yêu cầu ông viết đơn xin tha tù trước thời hạn.
Bà Dương Thị Tân, vợ blogger Điếu Cày, cho biết:
“Ông từ chối vì ông không phải là người vi phạm pháp luật. Ông nói ông không có tội và ông không xin tha. Nếu có phải làm đơn, ông sẽ làm Đơn yêu cầu thả tù, vì ông vô tội. Sau đó, họ có đưa một đơn khác với nội dung, như ông nói nhưng phải thêm 3 chữ ‘Xin tha tù,’ nhưng ông không làm.”
Bà Tân khẳng định gia đình và bản thân blogger Điếu Cày không kỳ vọng ông sẽ được phóng thích trước thời hạn vì tinh thần đấu tranh và thái độ cương quyết của ngòi bút chống tham nhũng và phản đối Trung Quốc xâm lược chủ quyền Việt Nam, không chấp nhận yêu cầu của nhà cầm quyền về việc ‘nhận tội’ và ‘xin khoan hồng.’
“Rất nhiều hy vọng mọi người nói tới dựa vào diễn biến gần đây về tình hình Việt Nam và thế giới. Mọi người đặt nhiều hy vọng, nhưng gia đình chúng tôi khẳng định chúng tôi không hề tin tưởng vào bất kỳ sự hứa hẹn nào từ phía họ. Họ đã từng hứa hẹn với rất nhiều người. Họ cũng có thể đưa ra yêu sách để gia đình động viên, khuyên nhủ để những tù nhân lương tâm ký vào yêu cầu của họ. Nhưng gia đình tôi, ngay từ ông Hải, không đặt niềm tin gì vào những chuyện họ hứa hẹn hay dụ dỗ.”
Dịp 2/9 năm nay cũng gợi nhớ tới Yêu sách 8 điểm do ông Nguyễn Tất Thành và những người trong Hội An Nam Yêu nước đưa ra năm 1919, yêu cầu chính quyền thực dân Pháp thời bấy giờ phải tôn trọng các quyền căn bản của người dân An Nam bản xứ, mà điều đầu tiên trong Yêu sách 8 điểm đó chính là phóng thích tù nhân chính trị.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt nhận xét:
“Chế độ hiện nay còn tồi tệ hơn cả thời Pháp thuộc. Họ là thực dân đến để chiếm đóng đất nước chúng ta, họ đàn áp nhân dân chúng ta là dĩ nhiên. Thế nhưng, chế độ hiện nay do người Việt Nam lãnh đạo và cai trị nhưng cũng đàn áp nhân dân. Tất cả các quyền tự do đáng lẽ nhân dân phải có đều không có, cụ thể nhất là tự do báo chí. Thời Pháp thuộc ở Nam kỳ còn được hưởng quyền tự do báo chí và có báo chí tư nhân như có tờ Gia Định báo, có quyền tự do lập đảng chính trị nữa như Đảng Lập hiến của ông Bùi Quang Chiêu chẳng hạn. Rõ ràng hiện nay chúng ta không có được không khí như vậy. Mọi người thấy chế độ hiện nay trong thực tế đã tước đoạt của nhân dân các quyền tự do căn bản nhất, từ tự do lập hội, đến tự do báo chí, tự do phát biểu ý kiến bất đồng với nhà cầm quyền. Một chính quyền trong thế kỷ 21 này vẫn còn dùng những tiểu xảo trong việc đối xử với nhân dân và vẫn không dám chấp nhận những tiếng nói đối lập, dù đó là tiếng nói của những trí thức ôn hòa, hoàn toàn không có võ khí gì có thể lật đổ được chính quyền cả, đến như vậy thì làm sao đưa được đất nước tiến lên được. Họ đặt đảng cộng sản độc quyền cai trị lên trên tất cả mọi sự tự do của người dân cũng như sự phát triển của đất nước.”
Việt Nam thường bị các chính phủ Tây phương và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới lên án về thái độ không dung chấp những tiếng nói bất đồng chỉ trích nhà nước và việc đàn áp có hệ thống các nhân quyền căn bản của công dân.
Trong số các nhân vật bất đồng chính kiến bị giam tù trong những năm gần đây vì điều mà Hà Nội cáo buộc là ‘chống phá nhà nước’ có hàng chục nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và các blogger.
September 4, 2014
Không có tù nhân chính trị được đặc xá 2/9 năm nay?
by Nhan Quyen • Duong Thi Tan, Nguyen Dan Que, Nguyen Van Hai (Dieu Cay), Thich Quang Do
TràMi, VOA | 3/9/2014
Chưa thấy dấu hiệu có tù nhân chính trị nào được thả trong đợt đặc xá 2/9 năm nay, một trong những dịp phóng thích tù nhân lớn nhất đánh dấu Lễ Độc lập của Việt Nam.
Mọi năm, trước ngày 2/9, truyền thông nhà nước thường công bố tổng số tù nhân được Chủ tịch nước ký lệnh ân xá.
Tuy nhiên năm nay, dù đã qua Ngày Quốc Khánh lần thứ 69, nhưng nhà nước vẫn chưa loan báo số liệu chính thức về những người được phóng thích trên cả nước, chỉ thấy ghi nhận lác đác thống kê ở vài tỉnh-thành.
Tới nay, hy vọng về việc có tù nhân lương tâm được thả dịp này dường như phi thực tế dù gần đây xuất hiện nhiều đồn đoán rằng một trong những nhân vật bất đồng chính kiến được nhiều người biết đến, blogger Điếu Cày, có thể được trả tự do trước thời hạn giữa bối cảnh Việt Nam đang nỗ lực điều đình để gia nhập Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP do Mỹ dẫn đầu và kêu gọi Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận võ khí sát thương.
Nhà bất đồng chính kiến nổi tiếng của Việt Nam, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, người được vinh danh Giải thưởng Nhân quyền Robert F. Kennedy 1995 từng bị Hà Nội tuyên án tù 20 năm vì các hoạt động cổ xúy dân chủ, cho rằng sở dĩ chưa có tù nhân chính trị được phóng thích trong đợt ân xá 2/9 lần này là do Việt Nam chưa đạt được những điều mong muốn trong các cuộc thương lượng TPP:
“TPP tới nay vẫn chưa hoàn tất các cuộc đàm phán và có nhiều điều kiện Việt Nam chưa đạt được. Đấy là lý do chính vì sao đợt 2/9 này chưa có tù nhân lương tâm nào quan trọng được nhắc đến là thả và cũng không có một công bố gì.”
Hà Nội trước nay vốn bị chỉ trích về việc dùng tù nhân lương tâm để mặc cả, đổi chác quyền lợi trong các cuộc thương lượng gia nhập sân chơi quốc tế. Giáo sư Hoạt, người được phóng thích dịp 2/9/1998, lên án việc này:
“Năm 1998 nhà nước có đợt đặc xá đặc biệt cho 8 tù nhân lương tâm được quốc tế quan tâm. Đó là đợt đầu tiên thả tù nhân lương tâm đông như vậy vì lúc đo quan trọng nhất là có thể nối lại được quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ. Việt Nam đáp ứng áp lực của Hoa Kỳ, thả 8 tù nhân lương tâm trong đó có tôi, bác sĩ Nguyễn Đan Quế, và Hòa Thượng Thích Quảng Độ. Từ đợt đó tới nay, nhà nước Việt Nam vẫn luôn luôn sử dụng tù nhân lương tâm, những người được thế giới quan tâm, để trao đổi trong các quan hệ quốc tế. Chúng tôi hết sức phản đối hình thức coi tù nhân lương tâm là con tin để trao đổi.”
Giáo sư Ðoàn Viết Hoạt.
Nhà hoạt động dân chủ Đoàn Viết Hoạt chia sẻ thêm về những trải nghiệm của bản thân trong lần được phóng thích cách đây đúng 14 năm:
“Khoảng 6 tháng trước đợt thả, một phái đoàn đến làm việc với tôi nhiều lần. Lần nào họ cũng yêu cầu tôi phải làm đơn xin đặc xá vì lý do sức khỏe trong đợt 2/9. Tôi hoàn toàn bác bỏ việc làm đó. Tôi nói tôi hoàn toàn không có tội, nhà nước bắt giữ tôi là vi phạm nhân quyền và các Công ước quốc tế về nhân quyền. Cho nên, tôi không có lý do gì để làm đơn xin đặc xá. Đến lần thứ 3, họ nói tôi không làm đơn xin đặc xá thì họ không thể thả tôi trong nước, tôi phải xuất ngoại. Họ nói sẽ để tôi đi Mỹ để đoàn tụ với gia đình tôi. Tôi cũng từ chối. Tôi nói nếu tôi muốn đi Mỹ, tôi có thể đi từ lâu rồi, không phải đợi đến lúc đó. Tôi nhất định cũng không chấp nhận yêu cầu đó. Sau đó, họ có cho nhà tôi từ Mỹ về, với điều kiện vào trại giam gặp tôi. Khi nhà tôi về đến Hà Nội, họ đưa thẳng vào trại giam ở Thanh Hóa, gặp tôi. Nhà tôi đã yêu cầu tôi xuất ngoại đoàn tụ với gia đình. Tôi chấp nhận đề nghị của gia đình. Trên Bộ họ lại xuống bắt tôi làm đơn để họ có thể làm thủ tục xuất ngoại. Tôi làm Đơn xin xuất ngoại để chữa bệnh. Họ bắt tôi phải đề là Đơn xin đặc xá để xuất ngoại chữa bệnh. Tôi lại gạch đi và viết lại Đơn xin xuất ngoại để chữa bệnh. Như vậy đến 3 lần. Lần thứ ba, tôi bảo ‘Đây là lần cuối cùng tôi làm đơn. Nếu quý vị không chấp nhận, tùy quý vị quyết định.’ Cuối cùng, họ đưa tôi về trại tạm giam Thanh Liệt ở Hà Nội. Sau đó 3 ngày, họ thả tôi. Tôi ra khỏi nước ngày 1/9/1998.”
Blogger Điếu Cày (Nguyễn Văn Hải) đang thọ án 12 năm tù về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’ trại giam số 6, Thanh Chương (Nghệ An) cũng được yêu cầu tương tự như trường hợp của ông Hoạt 14 năm trước.
Hôm 28/8, ông thông báo với gia đình đã từ chối đề nghị của trại giam yêu cầu ông viết đơn xin tha tù trước thời hạn.
Bà Dương Thị Tân, vợ blogger Điếu Cày, cho biết:
“Ông từ chối vì ông không phải là người vi phạm pháp luật. Ông nói ông không có tội và ông không xin tha. Nếu có phải làm đơn, ông sẽ làm Đơn yêu cầu thả tù, vì ông vô tội. Sau đó, họ có đưa một đơn khác với nội dung, như ông nói nhưng phải thêm 3 chữ ‘Xin tha tù,’ nhưng ông không làm.”
Bà Tân khẳng định gia đình và bản thân blogger Điếu Cày không kỳ vọng ông sẽ được phóng thích trước thời hạn vì tinh thần đấu tranh và thái độ cương quyết của ngòi bút chống tham nhũng và phản đối Trung Quốc xâm lược chủ quyền Việt Nam, không chấp nhận yêu cầu của nhà cầm quyền về việc ‘nhận tội’ và ‘xin khoan hồng.’
“Rất nhiều hy vọng mọi người nói tới dựa vào diễn biến gần đây về tình hình Việt Nam và thế giới. Mọi người đặt nhiều hy vọng, nhưng gia đình chúng tôi khẳng định chúng tôi không hề tin tưởng vào bất kỳ sự hứa hẹn nào từ phía họ. Họ đã từng hứa hẹn với rất nhiều người. Họ cũng có thể đưa ra yêu sách để gia đình động viên, khuyên nhủ để những tù nhân lương tâm ký vào yêu cầu của họ. Nhưng gia đình tôi, ngay từ ông Hải, không đặt niềm tin gì vào những chuyện họ hứa hẹn hay dụ dỗ.”
Dịp 2/9 năm nay cũng gợi nhớ tới Yêu sách 8 điểm do ông Nguyễn Tất Thành và những người trong Hội An Nam Yêu nước đưa ra năm 1919, yêu cầu chính quyền thực dân Pháp thời bấy giờ phải tôn trọng các quyền căn bản của người dân An Nam bản xứ, mà điều đầu tiên trong Yêu sách 8 điểm đó chính là phóng thích tù nhân chính trị.
Giáo sư Đoàn Viết Hoạt nhận xét:
“Chế độ hiện nay còn tồi tệ hơn cả thời Pháp thuộc. Họ là thực dân đến để chiếm đóng đất nước chúng ta, họ đàn áp nhân dân chúng ta là dĩ nhiên. Thế nhưng, chế độ hiện nay do người Việt Nam lãnh đạo và cai trị nhưng cũng đàn áp nhân dân. Tất cả các quyền tự do đáng lẽ nhân dân phải có đều không có, cụ thể nhất là tự do báo chí. Thời Pháp thuộc ở Nam kỳ còn được hưởng quyền tự do báo chí và có báo chí tư nhân như có tờ Gia Định báo, có quyền tự do lập đảng chính trị nữa như Đảng Lập hiến của ông Bùi Quang Chiêu chẳng hạn. Rõ ràng hiện nay chúng ta không có được không khí như vậy. Mọi người thấy chế độ hiện nay trong thực tế đã tước đoạt của nhân dân các quyền tự do căn bản nhất, từ tự do lập hội, đến tự do báo chí, tự do phát biểu ý kiến bất đồng với nhà cầm quyền. Một chính quyền trong thế kỷ 21 này vẫn còn dùng những tiểu xảo trong việc đối xử với nhân dân và vẫn không dám chấp nhận những tiếng nói đối lập, dù đó là tiếng nói của những trí thức ôn hòa, hoàn toàn không có võ khí gì có thể lật đổ được chính quyền cả, đến như vậy thì làm sao đưa được đất nước tiến lên được. Họ đặt đảng cộng sản độc quyền cai trị lên trên tất cả mọi sự tự do của người dân cũng như sự phát triển của đất nước.”
Việt Nam thường bị các chính phủ Tây phương và các tổ chức bảo vệ nhân quyền trên thế giới lên án về thái độ không dung chấp những tiếng nói bất đồng chỉ trích nhà nước và việc đàn áp có hệ thống các nhân quyền căn bản của công dân.
Trong số các nhân vật bất đồng chính kiến bị giam tù trong những năm gần đây vì điều mà Hà Nội cáo buộc là ‘chống phá nhà nước’ có hàng chục nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền và các blogger.