DTD | Cập nhật 20/05/2015
Hình ảnh chỉ mang tính minh hoạ
Liên minh Thanh niên Indonesia vì ASEAN (Indonesia KoalisiPemuda untuk ASEAN) bị sốc và vô cùng thất vọng với thực tế là đất ASEAN mà chúng ta đang sống đã biến thành một khối lãnh thổ chính trị hạn chế quyền tự do và phẩm giá con người. Cộng đồng ASEAN mà chúng ta đều trân quý đã thất bại trong việc công nhận người Rohingya như là một phần của ASEAN. ASEAN đã phủ nhận con người và cách ASEAN xử lý vấn đề người tị nạn Rohingya là một bằng chứng thực sự cho một bước lùi nghiêm trọng trong các giá trị nhân đạo của ASEAN.
“Cách ASEAN xử lý các vấn đề của người tỵ nạn Rohingya là một bằng chứng thực sự cho một bước lùi nghiêm trọng trong các giá trị nhân đạo của ASEAN”
Xin gởi lời chào bình an đến các bạn,
Kính thưa Cộng đồng ASEAN, gần đây chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe tin về tình trạng bị buộc phải di cư của người Rohingya từ Myanmar. Hơn 500 người đã tuyệt vọng vượt biển đến Indonesia, Malaysia, và Thái Lan. Những người trẻ tuổi, phụ nữ và trẻ em tham gia vào các chuyến vượt biển này. Họ đã ở trên tàu nhiều ngày mà không có đủ lương thực và nước sạch. Kết quả là, một số trong số đó đã kiệt sức và bị bệnh trong cuộc mưu tìm tự do này.
Quyết định của người Rohingya đã dựa trên một lý do lớn. Sự hiện diện của hơn 1 triệu sắc dân Rohingya ở Myanmar bị từ chối bởi chính quyền quân sự Myanmar. Họ không còn chịu đựng nổi các cuộc xung đột và sự diệt chủng liên tục nhắm vào cộng đồng họ. Không chỉ có cuộc sống tử tế, mà tư cách công dân của họ cũng bị từ chối. Nhiều người trong số họ không có tư cách công dân (vô tổ quốc) và bị từ chối sự tự do, khả năng tiếp cận và các quyền khác với tư cách là con người ở Myanmar. Vấn đề này đã được lên tiếng rộng rãi bởi những người trẻ và xã hội dân sự ASEAN, nhưng phản ứng của các chính phủ ASEAN rất tệ. Thanh lọc sắc tộc, truy tố, và nhiều hình thức bất công nhắm vào cộng đồng người Rohingya tiếp tục xảy ra hằng ngày.
Tuy nhiên, giấc mơ tự do của những người sống sót thoát khỏi biên giới Myanmar đã tiêu tan. Thái Lan, điểm đến đầu tiên của họ, đã buộc họ phải quay ra biển trở lại để tránh bị bắt mặc dù họ đã ‘tử tế’ tiếp tế cho những thuyền nhân này nguồn hỗ trợ nhân đạo cơ bản. Kịch bản tốt nhất cho họ ở Thái Lan là được cung cấp các trại tỵ nạn trên bờ nhưng không có cơ hội trở thành thường trú nhân. Nếu họ đến Malaysia, hải quân Malaysia sẽ trục xuất thuyền của họ trừ khi họ lâm vào tình trạng khốn cùng khẩn cấp. Tại điểm đến cuối cùng Indonesia, nhà nước dân chủ thứ lớn thứ 3 thế giới với dân số Hồi giáo đông nhất thế giới, điều làm cho Indonesia trở thành một trong những đất nước lý tưởng của nhiều người Rohingya, họ lại bị từ chối một lần nữa. Người nhập cư bất hợp pháp không được chào đón tại Indonesia, thuyền của họ đã bị buộc phải quay trở ra biển sau khi được cung cấp nhiên liệu và thực phẩm; và số phận của những người muốn cập bến Indonesia vẫn là cuộc tranh luận bất tận.
Chúng tôi, Liên minh Thanh niên Indonesia vì ASEAN (Indonesia KoalisiPemuda untuk ASEAN) bị sốc và vô cùng thất vọng với thực tế là đất ASEAN mà chúng ta đang sống đã biến thành một khối lãnh thổ chính trị hạn chế quyền tự do và phẩm giá con người. Cộng đồng ASEAN mà chúng ta đều trân quý đã thất bại trong việc công nhận người Rohingya như là một phần của ASEAN. ASEAN đã phủ nhận con người và cách ASEAN xử lý vấn đề người tị nạn Rohingya là một bằng chứng thực sự cho một bước lùi nghiêm trọng trong các giá trị nhân đạo của ASEAN.
Dù chúng ta là ai, chúng ta đang ở đâu; những người sắc dân Rohingya cũng là con người, chúng ta là Cộng đồng ASEAN có quyền bình đẳng như bất cứ ai khác trong ASEAN, bất kể bản sắc dân tộc của chúng ta. Nhà nước phải bảo vệ mọi người sống trong các khu vực do nhà nước quản lý. Nhà nước không có lý do gì để từ chối bất cứ ai cần giúp đỡ, cũng không ép buộc bất cứ ai di chuyển đến hoặc cư trú ở các quốc gia khác vì bất kỳ lý do nào.
Mỗi nhà nước ASEAN có những thủ tục điều chỉnh việc di chuyển và sự cư trú của người dân. Quan điểm “người nhập cư là thùng rác xã hội” phải được loại bỏ. Trong thực tế, những người nhập cư trong đó có người nhập cư trẻ có khả năng tự lập, sự sáng tạo, tinh thần và sự bền bỉ để đóng góp vào sự phát triển của ASEAN.
Nếu một nhà nước không thể cung cấp chỗ định cư cho người dân, thì việc giải quyết vấn đề này thông qua các quy trình nhanh chóng và ôn hoà là trách nhiệm tập thể của các quốc gia ASEAN. Sự ích kỷ của một nhà nước nào đó khăng khăng giải quyết những thách thức nhân đạo một cách độc lập khi một thực tế rõ ràng rằng họ không có giải pháp nhanh chóng nào, sẽ chỉ dẫn đến một thảm họa nhân đạo.
Dựa trên những giá trị và nguyên tắc nhân đạo, chúng tôi, Liên minh Thanh niên Indonesia vì ASEAN (Koalisi Pemuda Indonesia untuk ASEAN), một liên minh của những người trẻ tuổi Indonesia đã đóng một vai trò tích cực trong phong trào của những người trẻ ASEAN từ năm 2008 , đang khẩn thiết kêu gọi năm khuyến nghị quan trọng tới ASEAN:
- Bảo vệ khẩn cấp và ngay lập tức đối với người Rohingya hiện đang trôi nổi trên biển;
- Thúc giục chính phủ và phe quân đội Myanmar ngăn chặn các cuộc thanh lọc sắc tộc, truy tố, và bất kỳ hình thức bất công nào đối với người Rohingya;
- Thúc giục các nhà lãnh đạo các nước ASEAN ngay lập tức tổ chức một cuộc đối thoại để tìm kiếm và đưa ra các giải pháp trước mắt và giải pháp lâu dài đối với tình trạng vô tổ quốc của người Rohingya;
- Phải đảm bảo người nhập cư Rohingya được đối xử tốt và được cung cấp những phương tiện thuận lợi từ Nhà nước mà họ hiện đang cư trú. Thực phẩm, nước sạch, và quần áo thích hợp phải được đảm bảo sẵn có; và
- Thục giục tất cả các nước ASEAN hỗ trợ lẫn nhau để giải quyết vấn đề này phù hợp với cam kết mạnh mẽ của ASEAN về việc hỗ trợ lẫn nhau. Trong trường hợp này, những người lãnh đạo ASEAN phải chứng minh cam kết đó.
Chúng tôi biết rằng có rất nhiều người trẻ trong số những người tỵ nạn Rohingya. Họ xứng đáng có được cuộc sống tốt đẹp và tương lai tươi sáng. Họ không nên suy nghĩ về cuộc xung đột ở độ tuổi này, mà chỉ nên tập trung cho sự trưởng thành và phát triển cá nhân.
Trong tinh thần tập thể và đoàn kết, chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo các quốc gia ASEAN hãy đáp ứng năm khuyến nghị quan trọng trên đây của chúng tôi ngay lập tức. Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát việc thực hiện của những khuyến nghị này.
Trân trọng,
Liên minh Thanh niên Indonesia vì ASEAN
Tổ chức: ASEAN Youth Assembly (AYA) Indonesia, Aliansi Remaja Independen (ARI), Arus Pelangi, Jaringan Aksi Perubahan Indonesia, Pergerakan Indonesia, Youth Interface Forum on Sexuality (YIFoS).
Cá nhân: Ardhana Pragota, Rahmayana Fitri
Để biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ: ayf.indonesia@gmail.com
May 20, 2015
Tuyên bố của Liên minh Thanh niên Indonesia vì ASEAN (Koalisi Pemuda Indonesia untuk ASEAN)
by Nhan Quyen • [Human Rights]
DTD | Cập nhật 20/05/2015
Hình ảnh chỉ mang tính minh hoạ
“Cách ASEAN xử lý các vấn đề của người tỵ nạn Rohingya là một bằng chứng thực sự cho một bước lùi nghiêm trọng trong các giá trị nhân đạo của ASEAN”
Xin gởi lời chào bình an đến các bạn,
Kính thưa Cộng đồng ASEAN, gần đây chúng tôi đã rất ngạc nhiên khi nghe tin về tình trạng bị buộc phải di cư của người Rohingya từ Myanmar. Hơn 500 người đã tuyệt vọng vượt biển đến Indonesia, Malaysia, và Thái Lan. Những người trẻ tuổi, phụ nữ và trẻ em tham gia vào các chuyến vượt biển này. Họ đã ở trên tàu nhiều ngày mà không có đủ lương thực và nước sạch. Kết quả là, một số trong số đó đã kiệt sức và bị bệnh trong cuộc mưu tìm tự do này.
Quyết định của người Rohingya đã dựa trên một lý do lớn. Sự hiện diện của hơn 1 triệu sắc dân Rohingya ở Myanmar bị từ chối bởi chính quyền quân sự Myanmar. Họ không còn chịu đựng nổi các cuộc xung đột và sự diệt chủng liên tục nhắm vào cộng đồng họ. Không chỉ có cuộc sống tử tế, mà tư cách công dân của họ cũng bị từ chối. Nhiều người trong số họ không có tư cách công dân (vô tổ quốc) và bị từ chối sự tự do, khả năng tiếp cận và các quyền khác với tư cách là con người ở Myanmar. Vấn đề này đã được lên tiếng rộng rãi bởi những người trẻ và xã hội dân sự ASEAN, nhưng phản ứng của các chính phủ ASEAN rất tệ. Thanh lọc sắc tộc, truy tố, và nhiều hình thức bất công nhắm vào cộng đồng người Rohingya tiếp tục xảy ra hằng ngày.
Tuy nhiên, giấc mơ tự do của những người sống sót thoát khỏi biên giới Myanmar đã tiêu tan. Thái Lan, điểm đến đầu tiên của họ, đã buộc họ phải quay ra biển trở lại để tránh bị bắt mặc dù họ đã ‘tử tế’ tiếp tế cho những thuyền nhân này nguồn hỗ trợ nhân đạo cơ bản. Kịch bản tốt nhất cho họ ở Thái Lan là được cung cấp các trại tỵ nạn trên bờ nhưng không có cơ hội trở thành thường trú nhân. Nếu họ đến Malaysia, hải quân Malaysia sẽ trục xuất thuyền của họ trừ khi họ lâm vào tình trạng khốn cùng khẩn cấp. Tại điểm đến cuối cùng Indonesia, nhà nước dân chủ thứ lớn thứ 3 thế giới với dân số Hồi giáo đông nhất thế giới, điều làm cho Indonesia trở thành một trong những đất nước lý tưởng của nhiều người Rohingya, họ lại bị từ chối một lần nữa. Người nhập cư bất hợp pháp không được chào đón tại Indonesia, thuyền của họ đã bị buộc phải quay trở ra biển sau khi được cung cấp nhiên liệu và thực phẩm; và số phận của những người muốn cập bến Indonesia vẫn là cuộc tranh luận bất tận.
Chúng tôi, Liên minh Thanh niên Indonesia vì ASEAN (Indonesia KoalisiPemuda untuk ASEAN) bị sốc và vô cùng thất vọng với thực tế là đất ASEAN mà chúng ta đang sống đã biến thành một khối lãnh thổ chính trị hạn chế quyền tự do và phẩm giá con người. Cộng đồng ASEAN mà chúng ta đều trân quý đã thất bại trong việc công nhận người Rohingya như là một phần của ASEAN. ASEAN đã phủ nhận con người và cách ASEAN xử lý vấn đề người tị nạn Rohingya là một bằng chứng thực sự cho một bước lùi nghiêm trọng trong các giá trị nhân đạo của ASEAN.
Dù chúng ta là ai, chúng ta đang ở đâu; những người sắc dân Rohingya cũng là con người, chúng ta là Cộng đồng ASEAN có quyền bình đẳng như bất cứ ai khác trong ASEAN, bất kể bản sắc dân tộc của chúng ta. Nhà nước phải bảo vệ mọi người sống trong các khu vực do nhà nước quản lý. Nhà nước không có lý do gì để từ chối bất cứ ai cần giúp đỡ, cũng không ép buộc bất cứ ai di chuyển đến hoặc cư trú ở các quốc gia khác vì bất kỳ lý do nào.
Mỗi nhà nước ASEAN có những thủ tục điều chỉnh việc di chuyển và sự cư trú của người dân. Quan điểm “người nhập cư là thùng rác xã hội” phải được loại bỏ. Trong thực tế, những người nhập cư trong đó có người nhập cư trẻ có khả năng tự lập, sự sáng tạo, tinh thần và sự bền bỉ để đóng góp vào sự phát triển của ASEAN.
Nếu một nhà nước không thể cung cấp chỗ định cư cho người dân, thì việc giải quyết vấn đề này thông qua các quy trình nhanh chóng và ôn hoà là trách nhiệm tập thể của các quốc gia ASEAN. Sự ích kỷ của một nhà nước nào đó khăng khăng giải quyết những thách thức nhân đạo một cách độc lập khi một thực tế rõ ràng rằng họ không có giải pháp nhanh chóng nào, sẽ chỉ dẫn đến một thảm họa nhân đạo.
Dựa trên những giá trị và nguyên tắc nhân đạo, chúng tôi, Liên minh Thanh niên Indonesia vì ASEAN (Koalisi Pemuda Indonesia untuk ASEAN), một liên minh của những người trẻ tuổi Indonesia đã đóng một vai trò tích cực trong phong trào của những người trẻ ASEAN từ năm 2008 , đang khẩn thiết kêu gọi năm khuyến nghị quan trọng tới ASEAN:
Chúng tôi biết rằng có rất nhiều người trẻ trong số những người tỵ nạn Rohingya. Họ xứng đáng có được cuộc sống tốt đẹp và tương lai tươi sáng. Họ không nên suy nghĩ về cuộc xung đột ở độ tuổi này, mà chỉ nên tập trung cho sự trưởng thành và phát triển cá nhân.
Trong tinh thần tập thể và đoàn kết, chúng tôi kêu gọi các nhà lãnh đạo các quốc gia ASEAN hãy đáp ứng năm khuyến nghị quan trọng trên đây của chúng tôi ngay lập tức. Chúng tôi sẽ tiếp tục giám sát việc thực hiện của những khuyến nghị này.
Trân trọng,
Liên minh Thanh niên Indonesia vì ASEAN
Tổ chức: ASEAN Youth Assembly (AYA) Indonesia, Aliansi Remaja Independen (ARI), Arus Pelangi, Jaringan Aksi Perubahan Indonesia, Pergerakan Indonesia, Youth Interface Forum on Sexuality (YIFoS).
Cá nhân: Ardhana Pragota, Rahmayana Fitri
Để biết thêm thông tin xin vui lòng liên hệ: ayf.indonesia@gmail.com