Bản dịch của [rollinglinks]Trang Thiên Long[/rollinglinks],
Ân Xá Quốc Tế | 08-06-2015
Blogger Tạ Phong Tần, đang chịu án phạt tù 10 năm, đã tuyệt thực kể từ ngày 13 tháng 5 để phản đối sự đối xử khắc nghiệt của cai ngục. Theo tin báo cáo, cô ta yếu và sức khỏe kém. Cô là một tù nhân lương tâm.
Tạ Phong Tần, một tù nhân lương tâm, đang bị giam tại Nhà tù số 5, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đây là lần tuyệt thực thứ ba của cô để phản đối cách cư xử khắc nghiệt và lạm quyền của cai ngục đối với bản than cô và các tù nhân chính trị khác. Trong thời gian ở tù, cô đã bị biệt giam vài tháng trong một phòng giam không có cửa sổ và bị ngăn chặn nói chuyện với các tù nhân khác. Cô bị viêm khớp, đau dạ dày và huyết áp cao. Theo tin từ gia đình cô trong chuyến thăm vào ngày 03 tháng 6, cô “rất yếu”, và sức khỏe đã xuống cấp nghiêm trọng.
Tạ Phong Tần vốn là một nữ cảnh sát và đồng sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do Việt Nam, được thành lập vào tháng 9 năm 2007 nhằm khuyến khích tự do ngôn luận và giải pháp thay thế cho phương tiện truyền thông nhà nước kiểm soát. Cô nổi tiếng với trang blog “Công lý và sự thật”, trong đó công bố các bài báo về một loạt các vấn đề bao gồm sự bất công xã hội, vi phạm nhân quyền và chủ quyền quốc gia. Cô bị bắt vào tháng 9 năm 2011, xử ngày 24/9/2012 với hai blogger sáng lập viên khác mà đã được thả, là Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn), và Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày). Tạ Phong Tần bị kết tội “tuyên truyền” chống nhà nước, theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự, và bị kết án tù 10 năm với ba năm quản thúc tại gia.
Hãy viết ngay lập tức bằng tiếng Anh, tiếng Việt hoặc ngôn ngữ của bạn:
Đòi hỏi chính quyền thả Tạ Phong Tần ngay lập tức và vô điều kiện, vì cô là một tù nhân lương tâm, bị giam giữ chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận ôn hòa của mình;
Thúc giục chính quyền ra lệnh cho nhà tù để có biện pháp giải quyết các khiếu nại của Tạ Phong Tần về cách cư xử của quản giáo, vì đây là điều sẽ dẫn cô đến kết thúc tuyệt thực;
Thúc giục họ đảm bảo rằng Tạ Phong Tần nhận được bất kỳ chăm sóc y tế nào mà cô có thể yêu cầu và được hưởng chiếu theo Nguyên tắc Tiêu chuẩn Tối thiểu của Liên Hợp Quốc trong Đối xử Tù nhân (UN Standard Minimum Rules for the Treatment of Prisoners).
HÃY GỬI KHÁNG THƯ TRƯỚC NGÀY 20/7/2015 ĐẾN:
Bộ trưởng Bộ công an, Tướng Trần Đại Quang
44 Yet Kieu Street, Hoan Kiem district
Ha Noi, VIET NAM Online contact form: http://www.mps.gov.vn/web/guest/contac t_english
Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pham Binh Minh
1 Ton That Dam Street, Ba Dinh district
Ha Noi, VIET NAM Fax: + 844 3823 1872
Email: bc.mfa@mofa.gov.vn
Bộ trưởng Bộ tư pháp Ha Hung Cuong
60 Tran Phu Street, Ba Dinh district
Ha Noi, VIET NAM Fax: + 844 627 3959
Email: botuphap@moj.gov.vn
**************
THÔNG TIN BỔ SUNG
Tạ Phong Tần bị bắt vào tháng 9 năm 2011 và bị giam giữ mà không được quyền thường xuyên gặp gia đình và luật sư. Mẹ cô, bà Đặng Thị Kim Liêng, đã qua đời sau khi tự thiêu trước Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 30/7/2012, vì tuyệt vọng trước cách hành xử của các lực lượng an ninh đối với Tạ Phong Tần và gia đình bà. Tạ Phong Tần đã được thông báo về cái chết của mẹ mình nhưng không được phép tham dự tang lễ.
Tạ Phong Tần đã bị giam 12 tháng trước khi xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24/9/2012. Thời hạn đã kéo dài không theo quy định của luật pháp quốc gia này. Phiên xử chỉ kéo dài một vài giờ, không đáp ứng tiêu chuẩn xét xử công bằng quốc tế. Chỉ có ba người làm chứng đã có mặt, trong số chín người được triệu tập, và phát biểu biện hộ của các luật sư đã bị cắt ngắn, cản trở cô Tần được quyền hưởng bảo vệ đầy đủ. Bạn bè và những người ủng hộ của các blogger, bao gồm các thành viên trong gia đình, đã bị sách nhiễu, bắt giữ tùy tiện và hành hung nhằm ngăn cản họ tham dự phiên tòa. Trích đoạn phiên xử được trình chiếu trên truyền hình quốc gia.
Nơi hiện giam giữ Tạ Phong Tần cách xa 1.700 km từ tỉnh Bạc Liêu, nơi gia đình cô sinh sống, khiến thăm viếng khó khăn hơn.
Việt Nam là một quốc gia thành viên của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, một công ước đảm bảo quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa. Tuy nhiên, những quyền này bị hạn chế nghiêm trọng trong pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam. Những điều luật có ngôn từ mơ hồ trong phần an ninh quốc gia của Bộ luật hình sự năm 1999 của Việt Nam thường được sử dụng để kết tội các quan điểm hay hành động bất đồng ôn hòa. Những người có nguy cơ bao gồm những người ủng hộ sự thay đổi chính trị hòa bình, chỉ trích chính sách của chính phủ hoặc kêu gọi tôn trọng nhân quyền. Điều 88 (“tuyên truyền” chống nhà nước) thường được dùng để giam giữ, truy tố và bỏ tù người bất đồng chính kiến vì hoạt động ôn hòa của họ, bao gồm các blogger, những người đòi quyền cho công nhân và các nhà hoạt động về quyền đất đai, chính trị, tín đồ các tôn giáo, người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động công bằng xã hội, và thậm chí cả nhạc sĩ.
Điều kiện nhà tù ở Việt Nam thì rất khắc nghiệt, với thực phẩm và chăm sóc sức khỏe không đạt yêu cầu tối thiểu được quy định trong Nguyên tắc Tiêu chuẩn Tối thiểu của Liên Hợp Quốc trong Đối xử Tù nhân. Các tù nhân lương tâm đã bị biệt giam như một hình phạt hoặc bị cô lập trong thời gian dài. Họ cũng phải chịu sự ngược đãi, bị đánh bởi các tù nhân khác mà không có sự can thiệp của cai ngục. Một số tù nhân lương tâm thường xuyên bị di chuyển từ nhà tù này sang một nhà tù khác mà không thông báo cho gia đình thân nhân họ.
UA: 128/15 Index: ASA 41/1827/2015 Vietnam
June 9, 2015
ÂN XÁ QUỐC TẾ KÊU GỌI HÀNH ĐỘNG KHẨN: BLOGGER TẠ PHONG TẦN TUYỆT THỰC TRONG TÙ
by Nhan Quyen • Ta Phong Tan
Bản dịch của [rollinglinks]Trang Thiên Long[/rollinglinks],
Ân Xá Quốc Tế | 08-06-2015
Blogger Tạ Phong Tần, đang chịu án phạt tù 10 năm, đã tuyệt thực kể từ ngày 13 tháng 5 để phản đối sự đối xử khắc nghiệt của cai ngục. Theo tin báo cáo, cô ta yếu và sức khỏe kém. Cô là một tù nhân lương tâm.
Tạ Phong Tần, một tù nhân lương tâm, đang bị giam tại Nhà tù số 5, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa ở Bắc Trung Bộ Việt Nam. Đây là lần tuyệt thực thứ ba của cô để phản đối cách cư xử khắc nghiệt và lạm quyền của cai ngục đối với bản than cô và các tù nhân chính trị khác. Trong thời gian ở tù, cô đã bị biệt giam vài tháng trong một phòng giam không có cửa sổ và bị ngăn chặn nói chuyện với các tù nhân khác. Cô bị viêm khớp, đau dạ dày và huyết áp cao. Theo tin từ gia đình cô trong chuyến thăm vào ngày 03 tháng 6, cô “rất yếu”, và sức khỏe đã xuống cấp nghiêm trọng.
Tạ Phong Tần vốn là một nữ cảnh sát và đồng sáng lập Câu lạc bộ Nhà báo tự do Việt Nam, được thành lập vào tháng 9 năm 2007 nhằm khuyến khích tự do ngôn luận và giải pháp thay thế cho phương tiện truyền thông nhà nước kiểm soát. Cô nổi tiếng với trang blog “Công lý và sự thật”, trong đó công bố các bài báo về một loạt các vấn đề bao gồm sự bất công xã hội, vi phạm nhân quyền và chủ quyền quốc gia. Cô bị bắt vào tháng 9 năm 2011, xử ngày 24/9/2012 với hai blogger sáng lập viên khác mà đã được thả, là Phan Thanh Hải (Anh Ba Sài Gòn), và Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày). Tạ Phong Tần bị kết tội “tuyên truyền” chống nhà nước, theo Điều 88 của Bộ luật Hình sự, và bị kết án tù 10 năm với ba năm quản thúc tại gia.
Hãy viết ngay lập tức bằng tiếng Anh, tiếng Việt hoặc ngôn ngữ của bạn:
Đòi hỏi chính quyền thả Tạ Phong Tần ngay lập tức và vô điều kiện, vì cô là một tù nhân lương tâm, bị giam giữ chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận ôn hòa của mình;
Thúc giục chính quyền ra lệnh cho nhà tù để có biện pháp giải quyết các khiếu nại của Tạ Phong Tần về cách cư xử của quản giáo, vì đây là điều sẽ dẫn cô đến kết thúc tuyệt thực;
Thúc giục họ đảm bảo rằng Tạ Phong Tần nhận được bất kỳ chăm sóc y tế nào mà cô có thể yêu cầu và được hưởng chiếu theo Nguyên tắc Tiêu chuẩn Tối thiểu của Liên Hợp Quốc trong Đối xử Tù nhân (UN Standard Minimum Rules for the Treatment of Prisoners).
HÃY GỬI KHÁNG THƯ TRƯỚC NGÀY 20/7/2015 ĐẾN:
Bộ trưởng Bộ công an, Tướng Trần Đại Quang
44 Yet Kieu Street, Hoan Kiem district
Ha Noi, VIET NAM Online contact form: http://www.mps.gov.vn/web/guest/contac t_english
Bộ trưởng Bộ ngoại giao Pham Binh Minh
1 Ton That Dam Street, Ba Dinh district
Ha Noi, VIET NAM Fax: + 844 3823 1872
Email: bc.mfa@mofa.gov.vn
Bộ trưởng Bộ tư pháp Ha Hung Cuong
60 Tran Phu Street, Ba Dinh district
Ha Noi, VIET NAM Fax: + 844 627 3959
Email: botuphap@moj.gov.vn
**************
THÔNG TIN BỔ SUNG
Tạ Phong Tần bị bắt vào tháng 9 năm 2011 và bị giam giữ mà không được quyền thường xuyên gặp gia đình và luật sư. Mẹ cô, bà Đặng Thị Kim Liêng, đã qua đời sau khi tự thiêu trước Ủy ban nhân dân tỉnh ngày 30/7/2012, vì tuyệt vọng trước cách hành xử của các lực lượng an ninh đối với Tạ Phong Tần và gia đình bà. Tạ Phong Tần đã được thông báo về cái chết của mẹ mình nhưng không được phép tham dự tang lễ.
Tạ Phong Tần đã bị giam 12 tháng trước khi xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24/9/2012. Thời hạn đã kéo dài không theo quy định của luật pháp quốc gia này. Phiên xử chỉ kéo dài một vài giờ, không đáp ứng tiêu chuẩn xét xử công bằng quốc tế. Chỉ có ba người làm chứng đã có mặt, trong số chín người được triệu tập, và phát biểu biện hộ của các luật sư đã bị cắt ngắn, cản trở cô Tần được quyền hưởng bảo vệ đầy đủ. Bạn bè và những người ủng hộ của các blogger, bao gồm các thành viên trong gia đình, đã bị sách nhiễu, bắt giữ tùy tiện và hành hung nhằm ngăn cản họ tham dự phiên tòa. Trích đoạn phiên xử được trình chiếu trên truyền hình quốc gia.
Nơi hiện giam giữ Tạ Phong Tần cách xa 1.700 km từ tỉnh Bạc Liêu, nơi gia đình cô sinh sống, khiến thăm viếng khó khăn hơn.
Việt Nam là một quốc gia thành viên của Công ước Quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, một công ước đảm bảo quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa. Tuy nhiên, những quyền này bị hạn chế nghiêm trọng trong pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam. Những điều luật có ngôn từ mơ hồ trong phần an ninh quốc gia của Bộ luật hình sự năm 1999 của Việt Nam thường được sử dụng để kết tội các quan điểm hay hành động bất đồng ôn hòa. Những người có nguy cơ bao gồm những người ủng hộ sự thay đổi chính trị hòa bình, chỉ trích chính sách của chính phủ hoặc kêu gọi tôn trọng nhân quyền. Điều 88 (“tuyên truyền” chống nhà nước) thường được dùng để giam giữ, truy tố và bỏ tù người bất đồng chính kiến vì hoạt động ôn hòa của họ, bao gồm các blogger, những người đòi quyền cho công nhân và các nhà hoạt động về quyền đất đai, chính trị, tín đồ các tôn giáo, người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động công bằng xã hội, và thậm chí cả nhạc sĩ.
Điều kiện nhà tù ở Việt Nam thì rất khắc nghiệt, với thực phẩm và chăm sóc sức khỏe không đạt yêu cầu tối thiểu được quy định trong Nguyên tắc Tiêu chuẩn Tối thiểu của Liên Hợp Quốc trong Đối xử Tù nhân. Các tù nhân lương tâm đã bị biệt giam như một hình phạt hoặc bị cô lập trong thời gian dài. Họ cũng phải chịu sự ngược đãi, bị đánh bởi các tù nhân khác mà không có sự can thiệp của cai ngục. Một số tù nhân lương tâm thường xuyên bị di chuyển từ nhà tù này sang một nhà tù khác mà không thông báo cho gia đình thân nhân họ.
UA: 128/15 Index: ASA 41/1827/2015 Vietnam