DVOV | 24-06-2015
24 Tháng 6 2015 – Tháng bảy này, Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ (CEDAW) sẽ tổ chức phiên hop thứ 61 tại Geneva. Trong số những nước được đưa lên để xem xét có Việt Nam. Mở đầu nghị trình, những báo cáo chính thức của Nhà nước cùng với các báo cáo thay thế khác từ xã hội dân sự cùng được trình lên Ủy ban CEDAW để xem xét.
Một báo cáo thay thế đứng tên Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam (VNWHR), một tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam, đã cùng chuẩn bị báo cáo của họ với Boat People SOS (BPSOS), một tổ chức khu vực tập trung vào nhân quyền và xã hội dân sự ở ASEAN.
Bản báo cáo đặt trọng tâm đặc biệt và chỉ rõ rằng trở ngại lớn nhất trong việc thực hiện Công ước CEDAW cho Việt Nam là luật lệ hà khắc của nhà nước hạn chế xã hội dân sự độc lập và quyền tự do lập hội. “Hiện nay, năng lực để theo dõi và thực hiện Công ước CEDAW duy nhất nằm trong tay của chính quyền. Xã hội dân sự hoàn toàn bị cản trở. Chừng nào điều này còn xảy ra, tiến bộ về quyền của phụ nữ sẽ rất chậm chạp và cục bộ; và Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục không tuân thủ Công ước”, Trần Thi Nga, thành viên ban điều hành của VNWHR lập luận. Báo cáo này tiếp tục cho rằng một xã hội dân sự tự do sẽ không ngay lập tức thực hiện đầy đủ các thành phần của Công ước, nhưng là cách tốt nhất để đảm bảo thực hiện trong dài hạn.
Tuy nhiên, như báo cáo chỉ ra, pháp luật không phải là trở ngại duy nhất đang bóp ngạt vai trò của xã hội dân sự và đẩy Việt Nam ra xa hơn khỏi việc thực hiện đầy đủ hơn Công ước CEDAW đầy đủ chứ không phải là hướng tới việc thực hiện nó. Bạo lực nhà nước đối với phụ nữ là một trở ngại khác. VNWHR, được thành lập vào năm 2013 và là tổ chức phi chính phủ duy nhất thực sự bảo vệ quyền của phụ nữ Việt Nam, không chỉ bị cấm hoạt động hợp pháp, nhưng các thành viên của nó cũng thường xuyên bị sách nhiễu, đánh đập và thậm chí còn bị giam giữ bởi chính quyền.
“Bạo lực đối với phụ nữ, trong các cuộc tấn công có hệ thống nhất định đối với những người phụ nữ bảo vệ nhân quyền, là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam”, Huỳnh Thục Vy, điều phối viên của VNWHR nói. “Công ước đảm bảo cho phụ nữ quyền tham gia đời sống công cộng, trong đó có sự tham gia các hoạt động dân sự cơ bản và quyền làm thành viên trong các tổ chức độc lập, nhưng những người phụ nữ, trong đó có tôi, thường bị tấn công vì thực hiện các quyền đó.” Thực vậy, một số thành viên của VNWHR là người đang chịu đựng những sách nhiễu, giam giữ tùy tiện, bắt giữ, hành xử tàn bạo của cảnh sát, và các hình thức tra tấn.
Bản báo cáo, sử dụng nhiều nguồn khác nhau, công bố một phương thức xâm phạm, bạo lực và tra tấn được sử dụng như là công cụ chống lại những người phụ nữ bảo vệ nhân quyền và các thành viên nữ của các tổ chức XHDS độc lập, bao gồm các nhóm tôn giáo. Vụ bạo lực gần đây nhất xảy ra vào tuần trước và một danh sách dài các nữ tù nhân lương tâm cũng được nêu chi tiết trong báo cáo.
Báo cáo đầy đủ, cùng với các tài liệu trước nghị trình khác cho trường hợp Việt Nam, có thể được tìm thấy tại: http://tbinternet.ohchr.org/_layouts/treatybodyexternal/SessionDetails1.aspx?SessionID=944&Lang=en
June 29, 2015
THÔNG CÁO BÁO CHÍ: Đối mặt với sự Loại bỏ và Trấn áp: Một tổ chức độc lập bảo vệ quyền phụ nữ tranh đấu cho nữ quyền ở Việt Nam
by Nhan Quyen • [Human Rights]
DVOV | 24-06-2015
24 Tháng 6 2015 – Tháng bảy này, Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối với phụ nữ (CEDAW) sẽ tổ chức phiên hop thứ 61 tại Geneva. Trong số những nước được đưa lên để xem xét có Việt Nam. Mở đầu nghị trình, những báo cáo chính thức của Nhà nước cùng với các báo cáo thay thế khác từ xã hội dân sự cùng được trình lên Ủy ban CEDAW để xem xét.
Một báo cáo thay thế đứng tên Hội Phụ nữ Nhân quyền Việt Nam (VNWHR), một tổ chức xã hội dân sự độc lập ở Việt Nam, đã cùng chuẩn bị báo cáo của họ với Boat People SOS (BPSOS), một tổ chức khu vực tập trung vào nhân quyền và xã hội dân sự ở ASEAN.
Bản báo cáo đặt trọng tâm đặc biệt và chỉ rõ rằng trở ngại lớn nhất trong việc thực hiện Công ước CEDAW cho Việt Nam là luật lệ hà khắc của nhà nước hạn chế xã hội dân sự độc lập và quyền tự do lập hội. “Hiện nay, năng lực để theo dõi và thực hiện Công ước CEDAW duy nhất nằm trong tay của chính quyền. Xã hội dân sự hoàn toàn bị cản trở. Chừng nào điều này còn xảy ra, tiến bộ về quyền của phụ nữ sẽ rất chậm chạp và cục bộ; và Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục không tuân thủ Công ước”, Trần Thi Nga, thành viên ban điều hành của VNWHR lập luận. Báo cáo này tiếp tục cho rằng một xã hội dân sự tự do sẽ không ngay lập tức thực hiện đầy đủ các thành phần của Công ước, nhưng là cách tốt nhất để đảm bảo thực hiện trong dài hạn.
Tuy nhiên, như báo cáo chỉ ra, pháp luật không phải là trở ngại duy nhất đang bóp ngạt vai trò của xã hội dân sự và đẩy Việt Nam ra xa hơn khỏi việc thực hiện đầy đủ hơn Công ước CEDAW đầy đủ chứ không phải là hướng tới việc thực hiện nó. Bạo lực nhà nước đối với phụ nữ là một trở ngại khác. VNWHR, được thành lập vào năm 2013 và là tổ chức phi chính phủ duy nhất thực sự bảo vệ quyền của phụ nữ Việt Nam, không chỉ bị cấm hoạt động hợp pháp, nhưng các thành viên của nó cũng thường xuyên bị sách nhiễu, đánh đập và thậm chí còn bị giam giữ bởi chính quyền.
“Bạo lực đối với phụ nữ, trong các cuộc tấn công có hệ thống nhất định đối với những người phụ nữ bảo vệ nhân quyền, là một vấn đề nghiêm trọng ở Việt Nam”, Huỳnh Thục Vy, điều phối viên của VNWHR nói. “Công ước đảm bảo cho phụ nữ quyền tham gia đời sống công cộng, trong đó có sự tham gia các hoạt động dân sự cơ bản và quyền làm thành viên trong các tổ chức độc lập, nhưng những người phụ nữ, trong đó có tôi, thường bị tấn công vì thực hiện các quyền đó.” Thực vậy, một số thành viên của VNWHR là người đang chịu đựng những sách nhiễu, giam giữ tùy tiện, bắt giữ, hành xử tàn bạo của cảnh sát, và các hình thức tra tấn.
Bản báo cáo, sử dụng nhiều nguồn khác nhau, công bố một phương thức xâm phạm, bạo lực và tra tấn được sử dụng như là công cụ chống lại những người phụ nữ bảo vệ nhân quyền và các thành viên nữ của các tổ chức XHDS độc lập, bao gồm các nhóm tôn giáo. Vụ bạo lực gần đây nhất xảy ra vào tuần trước và một danh sách dài các nữ tù nhân lương tâm cũng được nêu chi tiết trong báo cáo.
Báo cáo đầy đủ, cùng với các tài liệu trước nghị trình khác cho trường hợp Việt Nam, có thể được tìm thấy tại: http://tbinternet.ohchr.org/_layouts/treatybodyexternal/SessionDetails1.aspx?SessionID=944&Lang=en