Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam | 09-07-2015
GENÈVE, 9 tháng 7 năm 2015 (UBBVQLNVN) — Vào lúc Uỷ ban Xóa bỏ tất cả các Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW) của LHQ xem xét Phúc trình của Việt Nam tại khoá họp lần thứ 61, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, nói lên mối quan tâm nghiêm trọng về sự tiếp diễn những vi phạm Quyền Phụ nữ tại Việt Nam. Ông Ái đã gửi đến các Chuyên gia LHQ bản Phúc trình phản bác thực hiện chung với Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), và kêu gọi LHQ áp lực Việt Nam có những bước cải cách cụ thể.
Việt Nam tham gia ký kết Công ước Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW) năm 1982. Ông Võ Văn Ái nói rằng “Tiếc thay 33 năm sau, người phụ nữ Việt Nam vẫn chẳng hay biết gì về các quyền tự do và quyền phụ nữ cơ bản của họ”.
Ông Ái cho biết “Bản Phúc trình của Việt Nam đệ nạp Uỷ ban CEDAW đưa ra những ghi chép quá trình hoàn hảo về sự thăng tiến quyền phụ nữ và bao che những thiếu sót được nại ra vì lý do thiếu phương tiện” rồi nói tiếp “Bản Phúc trình của chúng tôi tiết lộ một thực tại hoàn toàn khác và đầy đủ. Người phụ nữ tại Việt Nam ngày nay là những nạn nhân của độc tố trộn lẫn giữa kinh tế đổi mới và đàn áp chính trị. Nhà nước tạo dựng một không khí sợ hãi bao trùm khiến người phụ nữ không dám bảo vệ thực hữu các quyền của mình. Chẳng những nhà cầm quyền lơ là trước khối dân bị xúc phạm, mà còn đàn áp bất cứ ai đứng lên bảo vệ quyền phụ nữ”.
Bản Phúc trình phản bác của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền cho rằng chướng ngại chính yếu cho việc thực thi quyền phụ nữ không vì thiếu phương tiện, mà do cấu trúc chính trị độc đảng, với sự thiếu minh bạch và các tự do chính trị, cùng sự kiểm soát toàn bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Không hề có các xã hội dân sự thực thụ và độc lập cho giới phụ nữ tại Việt Nam, không có các công đoàn tự do, không có tự do báo chí, không có nền tư pháp độc lập, cũng không có bất cứ cơ cấu nào khác ngoài đảng Cộng sản, để qua đó, người phụ nữ có thể biểu tỏ nỗi bất bình của họ hầu tìm phương sửa chữa. Dưới các điều luật định nghĩa mơ hồ về “an ninh quốc gia”, các hành xử xem như “xâm phạm quyền lợi nhà nước” bị kết án tù nặng nề. Vì vậy, những phụ nữ nạn nhân của sự lạm quyền không dám tố cáo trước các cơ cấu nhà nước, hay công khai nói lớn để bảo vệ quyền của mình. Gần đây, công an bạo hành, sách nhiễu, đe doạ và ngay cả tấn công tình dục những phụ nữ bảo vệ nhân quyền, các bloggers và các nhà hoạt động nữ, gia tăng một cách đáng ngại, và những phụ nữ bị cầm tù vì đấu tranh cho nhân quyền lâm tình trạng giam giữ vô cùng khắc nghiệt.
Bản Phúc trình phản bác còn đưa ra tình trạng bất bình đẳng giới tính thông qua cơ cấu kiểm soát của chính quyền, như cơ chế hộ khẩu. Hộ khẩu quy định mọi biện pháp hành chính, như xin cho con đi học, xin chăm sóc y tế cùng những công vụ khác, mà khi không có hộ khẩu hầu như người ta mất quyền công dân. Bởi vì các cán bộ đảng ở địa phương có toàn quyền cung cấp hay rút bỏ hộ khẩu, trong khi nạn tham nhũng và sự lạm quyền phát triển phổ biến. 70% khối di dân từ nông thôn ra thành thị, là phụ nữ, không có hộ khẩu. Những người này phải trả giá cao tiền nước, điện, và bị mất tiền trợ cấp của chính quyền hay các công vụ xã hội khác. Các trẻ em sinh từ giới phụ nữ ở hải ngoại qua đường dây bán dâm mất hộ khẩu và quyền công dân khi về lại nước.
Bản Phúc trình phản bác còn nêu rõ Quyền đất đai, Cưỡng chiếm đất đai và Nhà nước tịch thu đất là nguyên nhân chính cho sự lạm quyền người phụ nữ. Tại Việt Nam, người dân không có quyền sở hữu đất, mà chỉ được cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” (LURC), nên Nhà nước có thể cưỡng đoạt bất cứ lúc nào. Chỉ 10,9% “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” cho đất nông nghiệp được ghi danh hai vợ chồng. Vì vậy các phụ nữ goá bi trục xuất mà không được bồi thường gì khi chồng chết. Trong các phong trào biểu tình phản đối rộng lớn của nông dân được biết dưới tên “Dân Oan”, phụ nữ tiến về Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh đóng trại ngoài cơ quan Tiếp Dân đòi hỏi công lý. Nhà cầm quyền đã đối xử hung bạo với người biểu dương, và thông qua Nghị định số 38, cấm biểu tình trước các công sở, đưa tới việc tự thiêu của một số phụ nữ tuyết vọng.
Ông Võ Văn Ái cho các Chuyên gia LHQ biết rằng chính sách “đổi mới” dưới sự kiểm soát độc đoán mang lại tác động nghiêm trọng cho quyền giới tính. Người phụ nữ Việt Nam còn bị đối diện với những hình thái bạo động, và với sự bó buộc trả lệ phí (phí sử dụng) trong vấn đề y tế và giáo dục, trở thành một thứ hình phạt đối với phụ nữ, đặc biệt ở vùng nông thôn nơi có 70% dân số sinh sống. Việt Nam áp dụng chính sách “xã hội hoá” tương đương với tư nhân hoá ngành giáo dục, bắt buộc cha mẹ chia sẻ học phí, sửa chữa trường ốc, sách học hay thực phẩm. Kết quả là nhiều trẻ em nghèo, đặc biệt là bé gái, phải bỏ học khi còn nhỏ. Làm ảnh hưởng đến các bé gái thuộc dân tộc ít người, 20% các em này không bao giờ đến trường.
Do Việt Nam chạy đua với thị trường chung, Quyền lao động — đặc biệt giới phụ nữ — bị hy sinh cho lợi nhuận. Lương tối thiểu tại Việt Nam do chính phủ quy định, thấp nhất tại vùng Đông Nam Á, nên nhiều công ty ngoại quốc đang dời sang Việt Nam để hưởng lợi giá nhân công thấp và lực lượng lao động dễ phục tùng. Lương tối thiểu cho phụ nữ chỉ bằng 80% lương giành cho đàn ông trong khu vực chính qui, và chỉ bằng 50% trong khu vực không chính thức. Sức khoẻ phụ nữ thua giới đàn ông, làm việc nhiều giờ mà lãnh lương hạ. Nhưng họ chẳng giám than phiền vì Công đoàn độc nhất, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, bảo vệ giới chủ hơn giới thợ, trong khi đó quyền đình công bị giới hạn nghiêm trọng tại Việt Nam.
Buôn bán phụ nữ lao động hay lợi dụng tình dục gia tăng một cách đáng lo ngại. Những thiếu nữ bán sang Trung quốc hay Cam Bốt thường bị tịch thu hộ chiếu và bị ngược đãi như kẻ nô lệ. Trong đêm đầu tiên giam cầm, một thiếu nữ ở Trung quốc bị 47 đàn ông hãm hiếp.
Vấn đề kỳ thị giới tính, theo điều tra của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Ban và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, vẫn kéo dài mãi do chính sách và hành xử của nhà cầm quyền. Trong sách giáo khoa duy nhất dùng cho học đường Việt Nam, giới phụ nữ là hình mẫu rập khuôn của người nội trợ hay bán hàng ở chợ, trong khi đàn ông thì bác sĩ hay kỹ sư. Giới phụ nữ bán dâm hay nhiễm HIV/AIDS bị bêu xấu như “tệ nạn xã hội” và bị đặt dưới các cơ cấu chính quyền như “Cục Phòng chống tệ nạn xã hội” và “Đội Công an ngăn chống tệ nạn xã hội”. Chính sách 2 con của Việt Nam đã từ bỏ trên lý thuyết nhưng vẫn tích cực trong hành xử, đưa tới tình trạng phá thai phổ biến vì sự “thích con trai”, và cũng vì thiếu sự cố vấn các phương pháp ngừa thai cho những đôi cặp không cưới hỏi, phá thai trở thành hình thức chính của “kế hoạch gia đình”. Việt Nam là một trong những nước có số phá thai cao nhất trong thế giới, với 40% người mang thai phải phá.
Ông Võ Văn Ái kết luận với lời kêu gọi Việt Nam “Khởi động “cải tổ chính trị”, và “tạo dựng một hoàn cảnh xã hội đa nguyên, đa đảng trong chính trị để cho người phụ nữ được quyền tham gia vào tiến trình phát triển trên các lĩnh vực xã hội, kinh tế, tri thức và chính trị”.
Trong 25 điều khuyến cáo, bản Phúc trình phản bác của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền cũng kêu gọi Việt Nam cho phép giới phụ nữ được thiết lập các tổ chức Phi chính phủ độc lập, các xã hội dân sự, phát hành báo tư nhân và công đoàn tự do. Những thiết chế ấy sẽ cung cấp các “Mạng an toàn” ngăn chận các hành xử phân biệt đối xử, đồng thời cung ứng cơ cấu mới nhằm bảo vệ hữu hiệu Quyền phụ nữ.
Bạn đọc có thể vào trang nhà LHQ để đọc toàn văn Phúc trình phản bác do Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền thực hiện theo link :
July 9, 2015
THÔNG CÁO BÁO CHÍ NGÀY 9.7.2015 – Đối diện với Phái đoàn Hà Nội tại LHQ Genève : Ông Võ Văn Ái vạch trần những vi phạm Quyền Phụ nữ tại Việt Nam
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam | 09-07-2015
GENÈVE, 9 tháng 7 năm 2015 (UBBVQLNVN) — Vào lúc Uỷ ban Xóa bỏ tất cả các Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW) của LHQ xem xét Phúc trình của Việt Nam tại khoá họp lần thứ 61, ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, nói lên mối quan tâm nghiêm trọng về sự tiếp diễn những vi phạm Quyền Phụ nữ tại Việt Nam. Ông Ái đã gửi đến các Chuyên gia LHQ bản Phúc trình phản bác thực hiện chung với Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH), và kêu gọi LHQ áp lực Việt Nam có những bước cải cách cụ thể.
Việt Nam tham gia ký kết Công ước Xóa bỏ mọi Hình thức Phân biệt đối xử với Phụ nữ (CEDAW) năm 1982. Ông Võ Văn Ái nói rằng “Tiếc thay 33 năm sau, người phụ nữ Việt Nam vẫn chẳng hay biết gì về các quyền tự do và quyền phụ nữ cơ bản của họ”.
Ông Ái cho biết “Bản Phúc trình của Việt Nam đệ nạp Uỷ ban CEDAW đưa ra những ghi chép quá trình hoàn hảo về sự thăng tiến quyền phụ nữ và bao che những thiếu sót được nại ra vì lý do thiếu phương tiện” rồi nói tiếp “Bản Phúc trình của chúng tôi tiết lộ một thực tại hoàn toàn khác và đầy đủ. Người phụ nữ tại Việt Nam ngày nay là những nạn nhân của độc tố trộn lẫn giữa kinh tế đổi mới và đàn áp chính trị. Nhà nước tạo dựng một không khí sợ hãi bao trùm khiến người phụ nữ không dám bảo vệ thực hữu các quyền của mình. Chẳng những nhà cầm quyền lơ là trước khối dân bị xúc phạm, mà còn đàn áp bất cứ ai đứng lên bảo vệ quyền phụ nữ”.
Bản Phúc trình phản bác của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền cho rằng chướng ngại chính yếu cho việc thực thi quyền phụ nữ không vì thiếu phương tiện, mà do cấu trúc chính trị độc đảng, với sự thiếu minh bạch và các tự do chính trị, cùng sự kiểm soát toàn bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Không hề có các xã hội dân sự thực thụ và độc lập cho giới phụ nữ tại Việt Nam, không có các công đoàn tự do, không có tự do báo chí, không có nền tư pháp độc lập, cũng không có bất cứ cơ cấu nào khác ngoài đảng Cộng sản, để qua đó, người phụ nữ có thể biểu tỏ nỗi bất bình của họ hầu tìm phương sửa chữa. Dưới các điều luật định nghĩa mơ hồ về “an ninh quốc gia”, các hành xử xem như “xâm phạm quyền lợi nhà nước” bị kết án tù nặng nề. Vì vậy, những phụ nữ nạn nhân của sự lạm quyền không dám tố cáo trước các cơ cấu nhà nước, hay công khai nói lớn để bảo vệ quyền của mình. Gần đây, công an bạo hành, sách nhiễu, đe doạ và ngay cả tấn công tình dục những phụ nữ bảo vệ nhân quyền, các bloggers và các nhà hoạt động nữ, gia tăng một cách đáng ngại, và những phụ nữ bị cầm tù vì đấu tranh cho nhân quyền lâm tình trạng giam giữ vô cùng khắc nghiệt.
Bản Phúc trình phản bác còn đưa ra tình trạng bất bình đẳng giới tính thông qua cơ cấu kiểm soát của chính quyền, như cơ chế hộ khẩu. Hộ khẩu quy định mọi biện pháp hành chính, như xin cho con đi học, xin chăm sóc y tế cùng những công vụ khác, mà khi không có hộ khẩu hầu như người ta mất quyền công dân. Bởi vì các cán bộ đảng ở địa phương có toàn quyền cung cấp hay rút bỏ hộ khẩu, trong khi nạn tham nhũng và sự lạm quyền phát triển phổ biến. 70% khối di dân từ nông thôn ra thành thị, là phụ nữ, không có hộ khẩu. Những người này phải trả giá cao tiền nước, điện, và bị mất tiền trợ cấp của chính quyền hay các công vụ xã hội khác. Các trẻ em sinh từ giới phụ nữ ở hải ngoại qua đường dây bán dâm mất hộ khẩu và quyền công dân khi về lại nước.
Bản Phúc trình phản bác còn nêu rõ Quyền đất đai, Cưỡng chiếm đất đai và Nhà nước tịch thu đất là nguyên nhân chính cho sự lạm quyền người phụ nữ. Tại Việt Nam, người dân không có quyền sở hữu đất, mà chỉ được cấp “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” (LURC), nên Nhà nước có thể cưỡng đoạt bất cứ lúc nào. Chỉ 10,9% “Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất” cho đất nông nghiệp được ghi danh hai vợ chồng. Vì vậy các phụ nữ goá bi trục xuất mà không được bồi thường gì khi chồng chết. Trong các phong trào biểu tình phản đối rộng lớn của nông dân được biết dưới tên “Dân Oan”, phụ nữ tiến về Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh đóng trại ngoài cơ quan Tiếp Dân đòi hỏi công lý. Nhà cầm quyền đã đối xử hung bạo với người biểu dương, và thông qua Nghị định số 38, cấm biểu tình trước các công sở, đưa tới việc tự thiêu của một số phụ nữ tuyết vọng.
Ông Võ Văn Ái cho các Chuyên gia LHQ biết rằng chính sách “đổi mới” dưới sự kiểm soát độc đoán mang lại tác động nghiêm trọng cho quyền giới tính. Người phụ nữ Việt Nam còn bị đối diện với những hình thái bạo động, và với sự bó buộc trả lệ phí (phí sử dụng) trong vấn đề y tế và giáo dục, trở thành một thứ hình phạt đối với phụ nữ, đặc biệt ở vùng nông thôn nơi có 70% dân số sinh sống. Việt Nam áp dụng chính sách “xã hội hoá” tương đương với tư nhân hoá ngành giáo dục, bắt buộc cha mẹ chia sẻ học phí, sửa chữa trường ốc, sách học hay thực phẩm. Kết quả là nhiều trẻ em nghèo, đặc biệt là bé gái, phải bỏ học khi còn nhỏ. Làm ảnh hưởng đến các bé gái thuộc dân tộc ít người, 20% các em này không bao giờ đến trường.
Do Việt Nam chạy đua với thị trường chung, Quyền lao động — đặc biệt giới phụ nữ — bị hy sinh cho lợi nhuận. Lương tối thiểu tại Việt Nam do chính phủ quy định, thấp nhất tại vùng Đông Nam Á, nên nhiều công ty ngoại quốc đang dời sang Việt Nam để hưởng lợi giá nhân công thấp và lực lượng lao động dễ phục tùng. Lương tối thiểu cho phụ nữ chỉ bằng 80% lương giành cho đàn ông trong khu vực chính qui, và chỉ bằng 50% trong khu vực không chính thức. Sức khoẻ phụ nữ thua giới đàn ông, làm việc nhiều giờ mà lãnh lương hạ. Nhưng họ chẳng giám than phiền vì Công đoàn độc nhất, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, bảo vệ giới chủ hơn giới thợ, trong khi đó quyền đình công bị giới hạn nghiêm trọng tại Việt Nam.
Buôn bán phụ nữ lao động hay lợi dụng tình dục gia tăng một cách đáng lo ngại. Những thiếu nữ bán sang Trung quốc hay Cam Bốt thường bị tịch thu hộ chiếu và bị ngược đãi như kẻ nô lệ. Trong đêm đầu tiên giam cầm, một thiếu nữ ở Trung quốc bị 47 đàn ông hãm hiếp.
Vấn đề kỳ thị giới tính, theo điều tra của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Ban và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền, vẫn kéo dài mãi do chính sách và hành xử của nhà cầm quyền. Trong sách giáo khoa duy nhất dùng cho học đường Việt Nam, giới phụ nữ là hình mẫu rập khuôn của người nội trợ hay bán hàng ở chợ, trong khi đàn ông thì bác sĩ hay kỹ sư. Giới phụ nữ bán dâm hay nhiễm HIV/AIDS bị bêu xấu như “tệ nạn xã hội” và bị đặt dưới các cơ cấu chính quyền như “Cục Phòng chống tệ nạn xã hội” và “Đội Công an ngăn chống tệ nạn xã hội”. Chính sách 2 con của Việt Nam đã từ bỏ trên lý thuyết nhưng vẫn tích cực trong hành xử, đưa tới tình trạng phá thai phổ biến vì sự “thích con trai”, và cũng vì thiếu sự cố vấn các phương pháp ngừa thai cho những đôi cặp không cưới hỏi, phá thai trở thành hình thức chính của “kế hoạch gia đình”. Việt Nam là một trong những nước có số phá thai cao nhất trong thế giới, với 40% người mang thai phải phá.
Ông Võ Văn Ái kết luận với lời kêu gọi Việt Nam “Khởi động “cải tổ chính trị”, và “tạo dựng một hoàn cảnh xã hội đa nguyên, đa đảng trong chính trị để cho người phụ nữ được quyền tham gia vào tiến trình phát triển trên các lĩnh vực xã hội, kinh tế, tri thức và chính trị”.
Trong 25 điều khuyến cáo, bản Phúc trình phản bác của Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền cũng kêu gọi Việt Nam cho phép giới phụ nữ được thiết lập các tổ chức Phi chính phủ độc lập, các xã hội dân sự, phát hành báo tư nhân và công đoàn tự do. Những thiết chế ấy sẽ cung cấp các “Mạng an toàn” ngăn chận các hành xử phân biệt đối xử, đồng thời cung ứng cơ cấu mới nhằm bảo vệ hữu hiệu Quyền phụ nữ.
Bạn đọc có thể vào trang nhà LHQ để đọc toàn văn Phúc trình phản bác do Uỷ ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam và Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền thực hiện theo link :