Thông cáo báo chí: Định chế Công ước của LHQ về Quyền phụ nữ đưa ra các Khuyến nghị chung về Khả năng tiếp cận Công lý nhằm bảo vệ các nhà hoạt động Nhân quyền nữ

cedaw

Khuyến nghị lưu ý rằng, “thực tế là những người bảo vệ nhân quyền và các tổ chức nhân quyền thường là mục tiêu được nhắm đến, vì công việc của họ phải được nhấn mạnh và quyền tiếp cận Công lý của họ phải được bảo vệ”. Một nghĩa vụ Nhà nước về việc bảo vệ người bảo vệ nhân quyền phụ nữ khỏi sự “quấy rối, đe dọa, trả thù và bạo lực” cũng được khuyến khích.

CEDAW | 23-07-2015

VIỆT NAM – ngày 07 tháng 8 năm 2015

Uỷ ban CEDAW của Liên hiệp quốc (Công ước xoá bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ) vừa mới ban hành một bản khuyến nghị chung về “khả năng tiếp cận Công lý của phụ nữ”. Các khuyến cáo mới này, sẽ giúp minh định các nghĩa vụ của các Nhà nước đã ký kết và bị ràng buộc bởi Công ước CEDAW, bao gồm một phạm vi rộng các vấn đề tư pháp, trong đó có công lý cho các nhà hoạt động nữ.

Khuyến nghị lưu ý rằng, “thực tế là những người bảo vệ nhân quyền và các tổ chức nhân quyền thường là mục tiêu được nhắm đến, vì công việc của họ phải được nhấn mạnh và quyền tiếp cận Công lý của họ phải được bảo vệ”. Một nghĩa vụ Nhà nước về việc bảo vệ người bảo vệ nhân quyền phụ nữ khỏi sự “quấy rối, đe dọa, trả thù và bạo lực” cũng được khuyến khích.

Hơn nữa, theo hướng đáp ứng nhu cầu công lý, Ủy ban này nhấn mạnh sự hợp tác toàn diện và đầy đủ đối với các tổ chức xã hội dân sự. Ủy ban thúc giục các Nhà nước thành viên phải thực hiện việc tham vấn với các nhóm bảo vệ nhân quyền của phụ nữ và cũng kêu gọi các tổ chức xã hội dân sự tham gia vào các nỗ lực kiện tụng về các vấn đề công lý.

Ủy ban CEDAW, một tập hợp các chuyên gia về quyền của phụ nữ, đưa ra khuyến cáo mới của mình ngay sau khi kết thúc phiên họp thứ 61, trong phiên họp này, một số nhà nước thành viên bị ràng buộc bởi Công ước CEDAW đã bị phê bình, bao gồm Việt Nam.

Hội Phụ Nữ Nhân Quyền  Việt Nam(VNWHR) là một tổ chức xã hội dân sự độc lập được thành lập vào năm 2013 để đáp ứng với sự thất bại của các tổ chức phụ nữ quần chúng trong nỗ lực ứng phó hiệu quả với các nhu cầu và vấn đề nhân quyền mà phụ nữ Việt Nam phải đối mặt. Những vấn đề cốt lõi trong trọng tâm làm việc của hội này bao gồm bảo vệ và hỗ trợ các nhà bảo vệ nhân quyền nữ, kể cả tù nhân lương tâm; và hỗ trợ các cộng đồng sắc tộc và tôn giáo thiểu số trong việc bảo vệ các quyền lợi khác nhau của họ từ việc cướp đất cho đến tự do tín ngưỡng. VNWHR là CSO độc lập đầu tiên từ bên trong Việt Nam tham gia đầy đủ trong báo cáo của Uỷ ban Công ước quốc tế CEDAW này.

Nguyên văn Bản Khuyến nghị của Uỷ ban CEDAW sau khi kết thuc phiên họp thứ 61 tại Geneva.