Defenders’ Weekly | 16-08-2015
————————-10/08————————
Kerry: Quan hệ Mỹ – Việt sẽ sâu sắc hơn hơn nếu Nhân Quyền được bảo vệ
Ngoại trưởng John Kerry nói với một nhóm các quan chức Việt Nam và lãnh đạo doanh nghiệp vào hôm thứ Sáu rằng cải thiện về nhân quyền ở Việt nam sẽ dẫn đến mối quan hệ sâu sắc hơn giữa hai nước .
“Những tiến bộ về nhân quyền và các quy định của pháp luật sẽ cung cấp nền tảng cho một chiến lược sâu sắc hơn và bền vững hơn cho quan hệ đối tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam “, ông Kerry nói trong một bài phát biểu đánh dấu kỷ niệm 20 năm khôi phục quan hệ ngoại giao giữa hai nước cựu thù.
“Chỉ có chính quý vị mới có thể quyết định tốc độ và hướng đi của quá trình xây dựng quan hệ đối tác này, nhưng tôi chắc chắn rằng quý vị đã nhận thấy rằng quan hệ đối tác thân cận nhất của Mỹ trên thế giới là với các nước có chung một cam kết với các giá trị nhất định, ” ông nói thêm .
Ông Kerry đã đến thủ đô Hà nội vào tối thứ Năm để thảo luận về các vấn đề thương mại và an ninh. Hà nội là điểm dừng chân cuối cùng của ông trong chuyến công du ở năm nước Trung Đông và châu Á.
” Chúng ta không còn vẫn trong quá trình hòa giải nữa”, ông Kerry phát biểu. ” Tin quan trọng hiện nay là Hoa Kỳ và Việt Nam đã hòa giải. ”
Tuy nhiên, ông Kerry cũng đề cập đến những thách thức mà cả hai nước vẫn còn phải đối mặt, đặc biệt là về vấn đề nhân quyền. Trong khi số lượng các vụ truy tố chính trị ở Việt Nam đã giảm phần nào, Việt Nam vẫn là một nhà nước độc đảng độc tài, và các quan chức Mỹ cho rằng cải cách pháp lý là cần thiết.
Ông Kerry nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho phép các công đoàn lao động độc lập, như đòi hỏi của Hiệp định Thương mại Thái Bình Dương đang được đàm phán.
“Hoa Kỳ công nhận rằng chỉ có những người Việt có thể xác định hệ thống chính trị của họ, ” ông nói . ” Nhưng có những nguyên tắc cơ bản mà chúng ta sẽ luôn luôn bảo vệ: Không ai có thể bị trừng phạt vì nói ra suy nghĩ của họ, miễn là họ ôn hòa; và nếu hàng hóa lưu thông tự do giữa hai nước, thì thông tin và ý tưởng cũng phải được tự do. ”
Trong một cuộc họp báo chung sau đó trong ngày với phó thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, ông Kerry cho biết Việt nam đã thực hiện một số bước tiến tích cực về nhân quyền, trong đó có việc phê chuẩn điều ước quốc tế chống tra tấn và trả tự do cho một chục ” tù nhân lương tâm ” hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, ông Kerry nói rằng Hoa Kỳ sẽ không thực hiện các bước bổ sung để giảm bớt lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trừ khi hồ sơ nhân quyền lực của đất nước được cải thiện.
NY Times: Kerry: Quan hệ Mỹ – Việt sẽ sâu sắc hơn hơn nếu Nhân Quyền được bảo vệ
———————
Dự luật về Hội thực chất nhằm cản trở sự ra đời của các hội đoàn độc lập
Tháng Sáu vừa qua Bộ Nội vụ Việt Nam đã công bố Dự thảo Luật về Hội để lấy ý kiến từ các cơ quan nhà nước, các địa phương và người dân. Một số nội dung trong dự luật này đã vấp phải sự phê phán từ giới xã hội dân sự.
Trong một cuộc phỏng vấn của RFI, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, cho rằng Dự thảo Luật về Hội của Nhà nước không minh bạch và có tính chất phân biệt đối xử giữa các hội đoàn Nhà nước với xã hội dân sự.
Cụ thể là quy định tại khoản 2 Điều 1 của Dự thảo này đã không đưa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam vào phạm vi điều chỉnh, cho thấy chính quyền Việt Nam phân biệt đối xử sâu sắc với các hội đoàn xã hội dân sự ; và nhằm đối phó với trí thức phản biện, dân oan, công nhân, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh…
Điểm thứ hai cần lưu ý là việc đặt ra giấy phép trong Dự thảo Luật là một rào cản. Khoản 3 Điều 2 cho phép Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết về các hội đoàn không có tư cách pháp nhân. Quy định này sẽ tạo điều kiện cho các văn bản dưới luật bóp nghẹt quyền tự do lập hội ra đời. Do đó, phần lớn nội dung của Dự thảo Luật về Hội thực ra chỉ áp dụng đối với hội có tư cách pháp nhân, tức được chính quyền công nhận.
Trong khi đó, quyền lập hội là quyền Hiến định, bất cứ người dân nào cũng có quyền lập hội và tham gia hội. Do đó việc lập Hội chỉ cần GHI DANH và CÔNG BỐ, ĐĂNG KÝ, chứ không cần xin phép và đợi sự cho phép của cơ quan Nhà nước.
Một điểm nữa cũng cần đề cập tới : Điều 8 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc « cản trở, ép buộc, can thiệp vào việc thành lập, tổ chức, hoạt động hội trái quy định của pháp luật »(Khoản 1) và « xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc » (Khoản 2).
Mục đích của Điều 8 là nhằm cấm các hội đoàn độc lập, các hội đoàn bảo vệ nhân quyền, các hội đoàn của những người đối lập… không được thành lập và hoạt động; và tạo điều kiện dễ dàng để chính quyền vu khống, buộc tội tùy tiện những người làm nhiệm vụ vận động thành lập các hội đoàn độc lập. Ngoài ra, các điều cấm đoán đã trích dẫn trên đây rất mơ hồ, tạo điều kiện để chính quyền toàn quyền diễn giải cách hiểu và áp dụng theo ý riêng của mình.
Bên cạnh đó, Dự thảo cũng vi phạm nguyên tắc tự nguyện và tự quản của hội. Trong đó có quy định về thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp trong việc công nhận điều lệ hội và chức danh người đứng đầu hội tại Điều 14 và Điều 31. Những điều này hoàn toàn mâu thuẫn và vi phạm nguyên tắc tự nguyện và tự quản của hội như đã được công nhận và quy định tại Điều 2 và Điều 6.
RFI: Dự luật về Hội thực chất nhằm cản trở sự ra đời của các hội đoàn độc lập
——————————
Xét trên Quyền trẻ em, cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn không đáng bị xử theo luật hình sự
Lại một Đoàn Văn Vươn, nhưng lần này là Đoàn Văn Vươn chỉ mới 15 tuổi, bị chính quyền nhân nhân coi là tội phạm và đã bị bắt giam. Đây cũng là thành viên cuối cùng trong gia đình 4 người bị bắt chỉ vì quyết sống chết với mảnh đất nhỏ của gia đình mà chính quyền bồi thường bất công và cưỡng chế.
Không đi vào chi tiết, nhưng ở Việt Nam đều nhận thức rõ, thu hồi đất theo Điều 38 Luật đất đai đã dẫn đến những ngòi lửa bất tuân dân sự từ người dân gửi đến chính quyền.
Lý do là Quyền tư hữu tài sản đã không được tôn trọng trong một thể chế mà “đất thuộc về toàn dân” nhưng lại do “nhà nước quản lý”. Cái quyền tư hữu tưởng như là quy luật tất yếu lại chưa được hiện diện ngay trong Hiến pháp trong hàng chục năm qua, bởi cách “lý luận cao siêu” về đất đai đã cướp trắng đất của dân.
Ai cũng có con cái, hiểu thế nào là tình yêu con trẻ!
Cháu Tuấn mới 15 tuổi đầu. Tuổi này là tuổi chỉ lo ăn học, tuổi ăn chơi. Với con nhà lao động hoặc có ý thức giáo dục lao động có thể làm một số việc giúp đỡ gia đình, bản tính vẫn vui tươi hồn nhiên như lứa tuổi. Nhưng ở đây, cháu Tuấn không được may mắn như những trẻ khác bởi cháu sớm mang trong lòng nỗi lo sợ bị mất đất, mất nhà, cháu thấy được sự bất công, sự đe dọa cuộc sống gia đình mình, tận mắt nhìn thấy nỗi đau khổ của cha mẹ. Cháu yêu cha mẹ, yêu gia đình, yêu mái nhà nghèo nàn bé nhỏ nhưng là tổ ấm thân thiết duy nhất. Cháu là thằng con trai nòi giống Lạc Hồng thứ thiệt, có một chút Phù Đổng, biết tự nguyện ghé vai với cha mẹ, với chị “chiến đấu “bằng tấm băng-rôn, bằng tiếng gào thét khi đoàn cưỡng chế dồn họ đến đường cùng.
Nó cho thấy, ý chí quật cường trước bạo lực, không khoanh tay trước cường quyền, một trách nhiệm với gia đình ở một đứa trẻ trong môi trường xã hội rối rắm hôm nay – bắt buộc phải “phát triển “quá sớm.
Cháu Tuấn bị khép tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác” vừa qua, nhưng áp dụng tội danh này có đúng không khi mà vũ khí nguy hiểm nhất của cháu là cái gậy! Trong khi đó, lực lượng cưỡng chế cả một đoàn người được trang bị mà bảo một thằng bé muốn” cố ý gây thương tích cho ai” bằng vũ khí cấp thấp hơn cả “tầm vông vạt nhọn” của thế kỷ trước.
Bởi xét về độ tuổi, cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn còn trong độ trẻ vị thành niên – theo Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; xét về Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em thì ngay trong Lời mở đầu đã nhấn mạnh: “Ghi nhớ rằng: do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời” và trong Điều 40, khoản 2, điểm b cho biết: “Vấn đề có phạm tội hay không phải được xác định không trì hoãn bởi một nhà chức trách, hoặc một cơ quan xét xử có thẩm quyền, độc lập và vô tư trong một cuộc tường trình công bằng theo pháp luật và có sự giúp đỡ về pháp lý hay giúp đỡ thích hợp các trường hợp khác.”
Buộc em Tuấn khởi tố theo Điều 104 BLHS, Khoản 2 có phải là độc lập, vô tư theo công bằng pháp luật không khi mà em mới 15 tuổi và phải bị xét xử với hình mức “tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” theo quy định của Khoản 2, Điều 12 BLHS 1999?
VNTB: Xét trên Quyền trẻ em, cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn không đáng bị xử theo luật hình sự
————————-11/8————————
Phó chánh án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ thăm Việt Nam
Ngày 11/8/2015, Phó chánh án Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ – bà Ruth Bader Ginsburg đã kết thúc chuyến thăm và làm việc chính thức tại Hà Nội.
Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết, trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội, bà Ruth Bader Ginsburg đã gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chánh án Tòa án tối cao Trương Hòa Bình, người đứng đầu Hội đồng Thẩm phán của Tòa án tối cao Việt Nam mới được bổ nhiệm vào tháng 7 vừa qua.
Tại các cuộc gặp, bà Ginsburg thảo luận về cải cách hệ thống luật pháp, cải cách tư pháp và trình bày về Hệ thống Tòa án và Tối cao Pháp viện của Hoa Kỳ.
Phía Việt Nam bày tỏ mong muốn thúc đẩy các hoạt động hợp tác, nhất là chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác đào tạo trong lĩnh vực tư pháp. Bà Ginsburg đáp lại, Tối cao pháp viện Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với Tòa án tối cao của CSVN. Bà cũng cho biết, sẽ có nhiều phái đoàn thẩm phán các cấp của Hòa Kỳ viếng thăm Việt Nam; Tối cao pháp viện cũng như tòa án các cấp của Hoa Kỳ sẵn sàng đón các đồng nghiệp Việt Nam sang trao đổi kinh nghiệm.
Ngoài ra, khi có mặt tại Hà Nội, Bà Ginsburg còn gặp gỡ, trao đổi với những thành viên của Chương trình Sáng kiến Thủ Lĩnh Trẻ Đông Nam Á, các sinh viên luật, các luật gia và truyền thông trong nước.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự do, Luật sư Nguyễn Văn Đài – một cựu tù nhân chính trị cho rằng, hợp tác cải cách tư pháp sẽ không có hiệu quả nếu không có cải cách về hệ thống chính trị tại Việt Nam. Bởi theo Luật sư Đài, “nếu hệ thống chính trị mà duy trì hệ thống toàn trị, độc đảng như Việt Nam thì cho dù các văn bản luật pháp từ Hiến pháp cho đến các đạo luật được viết hay như thế nào chăng nữa thì trong thực tế không được thi hành một cách triệt để”.
Luật sư Đài đưa ra quan điểm, “chính phủ Hoa Kỳ hay bất kỳ chính phủ và tổ chức quốc tế nào muốn giúp Việt Nam thì điều đầu tiên là cần khuyến cáo chính quyền Việt Nam sửa chữa hay khắc phục hệ thống chính trị, tôn trọng quyền tự do – dân chủ cho dân trước; tức tôn trọng thể chế chính trị đa đảng”.
SBTN: Phó chánh án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ thăm Việt Nam
—————————————————-
Mục sư Dương Kim Khải được tự do và tiếp tục sứ mệnh vì dân oan
Vào lúc 14 giờ ngày 10 tháng 8 năm 2015, Mục sư Dương Kim Khải đã được trả tự do sau 5 năm tù giam ở trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vì bị nhà cầm quyền khép vào tội “âm mưu hoạt động lật đổ chính quyền” theo điều 79 bộ Luật Hình Sự.
Biết tin Mục sư Dương Kim Khải được tự do, Lm Giuse Đinh Hữu Thoại, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Mục sư Thân Văn Trường, Mục sư Lê Quang Du, bà con dân oan và các tín đồ trong hội thánh Mennonite đến chào đón.
Mục sư Khải cho biết kế hoạch sắp tới: “Trong công cuộc tranh đấu này, Chúa đã làm cho tôi mạnh mẽ. Tôi phải tiếp tục đòi công lý – dân chủ – công bằng mà Đức Chúa Trời giao phó. Tôi phải đòi lại mảnh đất mà gia đình tôi, dân oan Bến Tre, Bạch Đằng đã bị nhà cầm quyền cướp bóc. Vì đó là sứ mệnh của tôi.”
Mục sư Dương Kim Khải bị bắt vào ngày 10/8/2010 cùng với ông Nguyễn Thanh Tâm, ông Đặng Chí Thành, bà Lê Ngọc Hoa, anh Cao Văn Tính, bà Trần Thị Thuý và anh Trần Văn Thông.
Phiên toà phúc thẩm vào tháng 5/2011 kết án ông Nguyễn Thanh Tâm, ông Đặng Chí Thành, bà Lê Ngọc Hoa 2 năm tù giam, anh Cao Văn Tính 4 năm tù giam. Riêng mục sư Dương Kim Khải 6 năm tù giam và 5 năm quản chế.
SBTN: Mục sư Dương Kim Khải được tự do và tiếp tục sứ mệnh vì dân oan
——————————————————–
Đảng lên gân: không đa nguyên chính trị
Tại Đại hội lần thứ 10 Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ở Hà Nội, hôm 9/8/2015 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo truyền thông báo chí nhà nước cần tỉnh táo trước thông tin lợi dụng dân chủ đòi đa nguyên đa đảng, lợi dụng chống tham nhũng để bôi xấu chế độ và chia rẽ nội bộ. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam sẽ cải cách bằng cách nào khi tiếp tục không chấp nhận đa nguyên chính trị?
Phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được đưa ra ít ngày, sau khi ông Ted Osius Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội xác định Mỹ không tìm cách thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam. Đại sứ Ted Osius đã tuyên bố như vừa nêu trong cuộc họp báo vào cuối tháng 7 ở Hà Nội.
Theo lời ông Đại sứ, Chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của các quốc gia khác. Cách duy nhất để có thể tăng cường lòng tin giữa hai nước là phải nói rõ sự tôn trọng của Hoa Kỳ đối với một hệ thống chính trị khác biệt.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng chủ tịch Hội Nhà báo độc lập một tổ chức nằm ngoài sự quản lý của chính quyền, nhận định:
“Điều đó lên giây cót cho chế độ chính trị ở Việt Nam và như vậy họ có thể đương nhiên nghĩ rằng, Mỹ chấp nhận triết lý chính trị của họ. Điều đó cũng lên giây cót cho ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khẳng định lại không thể có đa nguyên đa đảng ở Việt Nam. Tôi cũng nghe những thông tin chuẩn bị cho Đại hội 12 là trong Đại hội 12 sẽ không diễn ra sự thay đổi lớn về triết lý chính trị. Đây là khái niệm mới được Hoa Kỳ cùng Việt Nam đưa ra và Việt Nam rất thích… Tôi hiểu là tất nhiên họ vẫn không chấp nhận đa nguyên đa đảng.”
Theo TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS, tổ chức tư nhân duy nhất về nghiên cứu chính sách ở Việt Nam nhưng đã giải thể sau đó vì bị mất tính độc lập, thì nguyên nhân của tình trạng bê bết vì tham nhũng, kinh tế ách tắc là vì nhà nước không chấp nhận đa nguyên chính trị.
Trong dịp trả lời chúng tôi trước đây, TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Do chuyện chỉ có độc đảng, không có cạnh tranh chính trị không có một thế lực độc lập lành mạnh nó luôn luôn canh chừng để vạch ra những việc làm bậy bạ của những người đương chức và nó luôn kè kè là đến cuộc bầu cử tới mà các ông làm bậy, thì dân bằng lá phiếu của mình sẽ đẩy các ông xuống và chúng tôi sẽ lên. Đây là một cơ chế hùng mạnh vô cùng, để buộc người ta bớt tham nhũng đi. Khi buộc người ta bớt tham nhũng đi thì các chính sách mới thực sự thúc đẩy nền kinh tế thị trường…”
RFA: Đảng lên gân: không đa nguyên chính trị
———————–12/8——————————-
TUYÊN BỐ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ CÔNG DÂN VỀ NHỮNG DỰ ÁN TƯỢNG ĐÀI TRĂM TỶ, NGÀN TỶ
“Xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh hoành tráng, đồ sộ, xứng đáng với công đức của Người là đáp ứng nguyện vọng, tình cảm của đồng bào đối với Người” chỉ là cách ngụy biện vụng về, trơ trẽn nhằm lấp liếm cho những chục tỷ, trăm tỷ đồng rút ruột công trình, cốt tư túi. Nhu cầu cấp thiết cháy bỏng của người dân là có con đường ra con đường đến bản, có cây cầu vững chãi, an toàn bắc qua sông suối dân qua lại hàng ngày, có bệnh xá, trường học kiên cố, chứ không phải là tượng đài, quảng trường nguy nga ở những nơi mà người dân vùng sâu vùng xa không biết trong đời có khi nào bước chân đến.
Đất nước đang đứng trước những thử thách sống còn. Độc lập, toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa, uy hiếp từng ngày, từng giờ. Quản lý kinh tế yếu kém cùng tham nhũng bạo phát làm thất thoát trầm trọng tiền vốn và nguồn lực đất nước, làm ngân sách trống rỗng, dẫn đến:
Công nợ ngập đầu
Theo World Bank (Ngân hàng Thế giới), đến cuối 2014, nợ công của Việt Nam đã lên tới 110 tỷ USD (2,35 triệu tỷ đồng). Số nợ đó, bổ theo đầu dân thì một đứa trẻ sơ sinh vừa chào đời ở Việt Nam đã mang nợ hơn 1.200 USD (gần 30 triệu đồng).
Vắt kiệt sức dân
Nhà nước túng quẫn, bần cùng đến nước đè thu phí đến cả chiếc xe máy – phương tiện mưu sinh và đi lại thiết yếu của tuyệt đại bộ phận dân chúng. Thuế, phí chồng chất, vét đến đồng tiền còm cõi của dân nghèo, bù đắp phần nào ngân sách trống rỗng, nhưng sức dân bị vắt kiệt, đời sống càng khốn cùng điêu đứng, không đủ tái sản xuất. Giật gấu vá vai, tiền vay mượn mọi nguồn, trong đó có nguồn vay ẩn chứa nhiều hiểm họa từ Trung Quốc – kẻ đã đánh chiếm nhiều đất đai, biển đảo và đang uy hiếp ngày càng trắng trợn độc lập chủ quyền của ta, quyết khuất phục ta bằng sức mạnh cứng và mềm. Cắn răng, ngửa tay vay của Trung Quốc là chấp nhận bị lệ thuộc, chi phối, khống chế ngày một thêm khó gỡ. Tiền vay ai thì cũng là vay vào tương lai, vào trách nhiệm của các thế hệ người Việt mai sau. Tài lực sức dân hôm nay lẽ ra phải được sử dụng hiệu quả nhất, đầu tư cho sản xuất, khoa học công nghệ, vực dậy kinh tế, quốc phòng. Nhưng giới chức từ trung ương đến địa phương đã ném đồng tiền phải ký cược bằng vận mệnh đất nước, bằng hy sinh to lớn của nhân dân vào những dự án phô trương phù phiếm, vì thế không những không giúp vực dậy mà còn trở thành gánh nặng cho nền kinh tế vốn ốm yếu, khoét sâu thêm những bất ổn, mâu thuẫn xã hội. Những văn miếu, tượng đài, quảng trường, công sở, nhà văn hóa, bảo tàng hoành tráng, nguy nga, lộng lẫy trong mênh mông hoang vắng, vô cùng lạc lõng, phản cảm và bất nhẫn trước cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, thiếu thốn trăm bề của phần lớn dân chúng. Quảng Nam đất nghèo, dân đói, giáp hạt nhiều năm phải xin nhà nước cứu đói mỗi năm hơn ngàn tấn thóc. Không có tiền cho những dự án, công trình kinh tế, cho hạ tầng cơ sở vật chất nhưng tỉnh vẫn thản nhiên dốc hơn 400 tỷ ngân sách xây tượng đài Mẹ Việt Nam rồi để tượng xuống cấp nhanh chóng, không cần biết dân chúng có ngó ngàng hay không. Sơn La miền núi heo hút, kinh tế chỉ trông vào rừng, mà rừng đã bị tàn phá trống trơ. Tỉnh có tới 71.000 hộ nghèo, không đủ cơm ăn, áo mặc. Các bản làng đều thấy những mái trường tranh tre nứa lá dột nát, xiêu vẹo, tuềnh toàng như chòi canh nương, học trò còm cõi, tả tơi. Sơn La nghèo đói thiếu thốn hơn cả Quảng Nam, vậy mà Hội đồng Nhân dân tỉnh này vừa thông qua chủ trương xây dựng tượng đài và quảng trường Hồ Chí Minh với chi phí 1.400 tỷ đồng – số tiền đủ ngói hóa toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi! Không phải chỉ có một tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La. Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quy hoạch một hệ thống tượng đài Hồ Chí Minh đến 2030, Thủ tướng đã phê duyệt, với 14 tượng đài Hồ Chí Minh sẽ còn tiếp tục được mọc lên khắp ba miền: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Trong khi đó, có tới 58 địa phương đang xin xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh. Sơn La chỉ là trường hợp vừa được phê duyệt “bổ sung” trong quy hoạch đến 2030. Nguồn vốn còm cõi của đất nước sẽ còn bị cơn bão tượng đài oan nghiệt tới tấp thổi bay hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng tiền tận thu suy kiệt sức dân, tiền ngửa tay vay nước ngoài đầy rủi ro, hiểm họa. Đất nước đang vô cùng khó khăn, đang đứng trước những thử thách ngặt nghèo và đang thiếu tài lực trầm trọng để vượt qua. Chủ trương xây dựng hàng loạt tượng đài Hồ Chí Minh nguy nga, hoành tráng, tốn kém lúc này là hết sức nguy hại, hướng nguồn lực đất nước vào nhu cầu giả – một ảo tưởng áp đặt toàn trị mãi mãi lên đầu dân chúng – trong khi nhu cầu thật bị phớt lờ, khó khăn càng gay gắt hơn. Chủ trương xây hàng loạt tượng đài Hồ Chí Minh với chi phí mỗi công trình từ vài trăm đến vài ngàn tỷ đồng tiền thuế của dân không những hết sức tương phản với cuộc sống còn vô cùng thiếu thốn của số đông dân chúng nhiều vùng miền, mà còn đặc biệt nguy hại vì tạo cơ hội béo bở cho quan tham đục khoét, bộ máy công quyền hư hỏng công khai tham nhũng tập thể. Đó là tội ác không thể dung thứ. Thực tế cho thấy, công trình, dự án nào những người dính dáng vào đều chăm chăm một tỷ lệ phần trăm rất lớn chia chác, đặc biệt các công trình tượng đài không theo quy chuẩn xây dựng đại trà. “Xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh hoành tráng, đồ sộ, xứng đáng với công đức của Người là đáp ứng nguyện vọng, tình cảm của đồng bào đối với Người” chỉ là cách ngụy biện vụng về, trơ trẽn nhằm lấp liếm cho những chục tỷ, trăm tỷ đồng rút ruột công trình, cốt tư túi. Nhu cầu cấp thiết cháy bỏng của người dân là có con đường ra con đường đến bản, có cây cầu vững chãi, an toàn bắc qua sông suối dân qua lại hàng ngày, có bệnh xá, trường học kiên cố, chứ không phải là tượng đài, quảng trường nguy nga ở những nơi mà người dân vùng sâu vùng xa không biết trong đời có khi nào bước chân đến. Vì những lẽ trên, chúng tôi – các tổ chức xã hội dân sự độc lập và những công dân Việt Nam ký tên dưới đây – nghiêm khắc đòi hỏi nhà nước khẩn cấp hủy bỏ những dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh, chặn đứng nguy cơ vơi hụt đáng kể quỹ ngân sách vốn eo hẹp, tạo thêm bất ổn mâu thuẫn xã hội đã và đang chồng chất. Các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân ký tên dưới đây:
Diễn đàn Xã hội Dân sự Dân quyền, đại diện TS Nguyễn Quang A
Hội Nhà báo Độc lập, đại diện TS Phạm Chí Dũng
Bauxite Việt Nam, đại diện GS Phạm Xuân Yêm
Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, đại diện nhà văn Nguyên Ngọc
Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
Phạm Duy Hiển, dịch giả (bút danh Phạm Nguyên Trường), Vũng Tàu
Hoàng Hưng, nhà thơ, Vũng Tàu
Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu, Hà Nội
Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang
Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội
Chu Hảo, TS, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà Nội
Nguyễn Tường Thụy, nhà báo, Hà Nội
Phạm Gia Minh, TS, TP HCM
Hà Sĩ Phu, TS, Đà Lạt
Trần Minh Thảo, Bảo Lộc, Lâm Đồng
Hoàng Dũng, PGS TS, ĐHSP TP HCM
Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, Đà Lạt
Hồ Ngọc Nhuận, TP HCM
Nguyễn Thị Kim Chi, nghệ sĩ ưu tú, Hà Nội
Vũ Linh, nguyên cán bộ giảng dạy Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội
JB Nguyễn Hữu Vinh, facebooker, Hà Nội
Bùi Minh Quốc, nhà thơ, cựu Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng, Đà Lạt
Nguyễn Đăng Quang, Đại tá công an, Hà Nội
Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội
Trần Tiến Đức, nhà báo, đạo diễn, Hà Nội
Phan Thị Hoàng Oanh, TS, TP HCM
Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hội Nhà văn Hà Nội
Vũ Thư Hiên, nhà văn, cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, Pháp
Hoàng Khánh Khang, Sài Gòn
Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn, Đà Lạt
Lê Phước Sinh, facebooker, Sài Gòn
Võ Quang Thái, kỹ sư hưu trí, Sài Gòn
Huỳnh Công Thuận, facebooker, Sài Gòn
Nguyễn Ngọc Hạnh, hưu trí, Hoa Kỳ
Trương Long Điền, công chức hưu trí, An Giang
Nguyễn Thái Lai, facebooker, Nha Trang
Nguyễn Thị Khánh Trâm, nhà nghiên cứu, TP HCM
Trần Văn Mạnh, kỹ sư, Vĩnh Phúc
Jack T Trần, chuyên viên điện toán, hưu trí, Hoa Kỳ
Vũ Quang Chính, nhà phê bình điện ảnh, Hà Nội
Phạm Quang Hiển, doanh nhân, Hà Nội
Vũ Vân Sơn, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt tại Berlin và Brandeburg, Đức
Hồ Uy Liêm, TS, Hà Nội
Trần Bang, kỹ sư, cựu chiến binh chống giặc Tàu, Sài Gòn
Kha Lương Ngãi, cựu Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn giải phóng, Sài Gòn
Trần Văn Phong, 44 tuổi đảng, Nghệ An
Trần Đình Song, Specialist Engineering, Hoa Kỳ
Nguyễn Tấn Phùng, kỹ sư, Tiền Giang
Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió), blogger, Đức
Hoàng Minh Phương, kỹ sư, Hà Nội
Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
Đào Thu Huệ, cán bộ Đại học Quốc gia, Hà Nội
Phùng Ngọc Hoài, giảng viên đại học hưu trí, An Giang
Phạm Hồng Thắm, nhà báo hưu trí, Hà Nội
Phạm Phú Minh, nhà báo, Diễn Đàn Thế Kỷ, Hoa Kỳ
Phùng Liên Đoàn, PhD, PE, Chủ tịch Quỹ khuyến học Việt Mỹ (VASF), Quỹ Khuyến khích tự lập (FESR) và Viện Việt Nam tương lai (IVNF), Hoa Kỳ
Nguyễn Đức Tường, GS TS, nguyên giảng viên Đại học Ottawa, Canada
Ngô Thị Hồng Lâm, chuyên viên nghiên cứu lịch sử Đảng, Vũng Tàu
Trần Văn Thọ, GS TS, Đại học Waseda, Nhật Bản
Hà Dương Tường, nguyên giáo sư Đại học Công nghệ Compiègne, Pháp
Trương Minh Hưởng, Hà Nam
Hoàng Thị Hà, hưu trí, Hà Nội
Phan Văn Phong, Hà Nội
Trần Văn Thủy, đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân, Hà Nội
Vũ Mạnh Hùng, Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại, Hà Nội
Uông Đình Đức, TP HCM
Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Đại học Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam
Vũ Quốc Ngữ, thạc sĩ, nhà báo tự do, Hà Nội
Trần Thị Thảo, nhà giáo, Hà Nội
Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư kí Hội Trí thức yêu nước TP HCM
Phạm Thị Lâm, cán bộ hưu trí, Hà Nội
Hoàng Thế Đức, Hà Nội
Nguyễn Văn Túc, cựu tù nhân lương tâm, Thái Bình
Đinh Đức Long, TS, bác sĩ, Sài Gòn
Khổng Hy Thiêm, kỹ sư, Khánh Hòa
Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
Trịnh Hồng Kỳ, kinh doanh xuất nhập khẩu, TP HCM
Trịnh Bá Phương, Hà Nội
Tô Oanh, nhà giáo hưu trí, TP Bắc Giang
Phan Đắc Lữ, nhà thơ, Sài Gòn
Quan Nguyen, kỹ sư, Hoa Kỳ
Nguyễn Thành Nhân, nhà văn, dịch giả, Sài Gòn
Lưu Hồng Thắng, công nhân, Hoa Kỳ
Nguyễn Thúy Bình, kinh doanh, Sài Gòn
Đào Tiến Thi, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
Phạm Quang Tuấn, PGS, Đại học New South Wales, Australia
Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, giảng viên, TP HCM
Phạm Toàn, nhà nghiên cứu giáo dục độc lập, Hà Nội
Dương Sanh, nhà giáo, Khánh Hòa
Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế, Huế
Tô Lê Sơn, kỹ sư, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
Nguyễn Đức Dân, GS TS, TP HCM
Đỗ Đăng Giu, nguyên Giám đốc nghiên cứu CNRS Đại học Paris-Sud, Pháp
Phan Bình Minh, cựu phóng viên Việt Nam Cộng hòa, Đức
Lê Hiền Đức (Công dân Liêm chính), hưu trí, Hà Nội
Bui Duc Thong, kỹ sư, Đức
Vũ Tuấn, GS TS, Nhà giáo nhân dân, hưu trí, Hà Nội
Đỗ Như Ly, kỹ sư hưu trí, TP HCM
Nguyễn Đan Quế, bác sĩ, cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, TP HCM
Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản
Đỗ Thị Minh Hạnh, Sài Gòn
Nguyễn Xuân Hoài, hưu trí, TP HCM
Nguyễn Tiến Trung, Thạc sĩ, TP HCM
Phạm Huy Việt, Đại tá, cựu chiến binh Thành cổ Quảng trị, hưu trí, Nghệ An
Phan Quốc Tuyên, kỹ sư, Thụy Sĩ
Đỗ Minh Tuấn, nhà văn, đạo diễn, Hà Nội
Thùy Linh, nhà văn, Hà Nội
Quản Mỹ Lan, Pháp
Khôi Nguyên, facebooker, Hoa Kỳ
Nguyễn Thanh Giang, TS, Hà Nội
Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975, TP HCM
Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, nghiên cứu và dạy Toán, Hà Nội
Bùi Tiến An, cựu chuyên viên Ban Dân vận thành ủy TP HCM, cựu tù chính trị chuồng cọp Côn Đảo trước 1975, TP HCM
Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Kim Báu đại diện
Võ Văn Thôn, cựu Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 3, TP HCM
Hội Bầu bí tương thân, Trưởng Ban điều hành Nguyễn Lê Hùng đại diện
Lê Công Giàu, cựu Phó Tổng Giám đốc Saigontourist, Imexco, TP HCM
Lê Khánh Luận, TS, nguyên giảng viên Đại học Kinh tế TP HCM, TP HCM
Hà Quang Vinh, hưu trí, TP HCM
Nguyễn Kim Huê, cựu chiến binh, TP HCM
Vũ Trọng Khải, PGS TS, chuyên gia kinh tế nông nghiệp, TP HCM
Ngô Kim Hoa, facebooker, Sài Gòn
Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, cựu Phó Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ, Hội An
Phạm Khiêm Ích, PGS TS, Hà Nội
Trần Thanh Bình, kỹ sư, Italia
Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM
Phạm Hải, blogger, Nha Trang
Nguyễn Đình Cống, GS TS, Đại học Xây dựng, Hà Nội
Lê Minh Hằng, cán bộ hưu trí, Hà Nội
Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège (Bỉ), TP HCM
Lê An Vi, nhà nghiên cứu độc lập Văn hóa Việt cổ, Hà Nội
Trần Minh Quốc, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
Lê Thị Minh Hà, Hà Nội
Nguyễn Thanh Tâm, Hoa Kỳ
Nguyễn Văn Dũng, giáo viên nghỉ hưu, TP Huế
Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
GB Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
Trần Nhơn, TS, Hà Nội
Đặng Thị Hảo, TS, Viện Văn học, Hà Nội.
——————————————-
Dự luật tiếp cận thông tin còn mù mờ, bất cập
Ngày 12/8/2015, Bộ trưởng Tư pháp – ông Hà Hùng Cường thay mặt Chính phủ trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và giải trình về dự luật tiếp cận thông tin. Dự luật mới được trình xin ý kiến lần đầu, nên sẽ được tiếp tục chỉnh lý, bổ sung để trình lên Quốc hội thảo luận vào kỳ họp tháng 10 tới đây.
Sau khi tiếp nhận, đánh giá về dự luật, Phó chủ tịch Quốc hội – ông Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng, hiện nay nhiều nội dung, giấy tờ đóng dấu mật tràn lan là không hợp lý, thậm chí có những giấy mời họp cũng đóng dấu mật. Ông Sơn đưa ra thêm ví dụ về tình hình sức khỏe của một số quan chức, như các ông Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh thời gian qua. Ông nói: “Tôi nghĩ chuyện sức khỏe của cán bộ không đến mức bí mật. Vì cứ coi là bí mật nên mới sinh ra nhiều chuyện phức tạp, báo chí đưa tin, rồi đồn đoán này khác”.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng, quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của người dân đã được hiến pháp quy định. Tuy nhiên, theo ông Cường, pháp luật hiện hành quy định chưa rõ và chưa thống nhất về nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin; về cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin; về phương thức, hình thức, trình tự, thủ tục tiếp cận thông tin. Do vậy, quyền tiếp cận thông tin của người dân chưa được bảo đảm bằng các cơ chế pháp lý đủ mạnh.
Theo đánh giá của Chính phủ, nhu cầu thông tin của công dân đang ngày càng gia tăng. Trong khi đó, theo ông Hà Hùng Cường, việc công khai và cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của người dân, chưa tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin chủ động, nhanh chóng và thuận tiện.
Ông Cường nhận định: “việc cung cấp thông tin còn nhiều bất cập đã dẫn đến nhiều hệ lụy như một bộ phận cán bộ, công chức lợi dụng vị trí đặc quyền nắm giữ thông tin để trục lợi, tham nhũng, tiêu cực”.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi đề nghị không chỉ cơ quan nhà nước mới có trách nhiệm cung cấp thông tin khi công dân yêu cầu, mà mọi thông tin liên quan đến đời sống người dân, lợi ích của cộng đồng thì tổ chức nào cũng phải cung cấp.
Trên thực tế hiện nay, người dân luôn bị hạn chế tiếp cận thông tin của nhà nước. Đặc biệt là liên quan đến chi tiêu ngân sách với các đề án mù mờ, thiếu minh bạch. Mặt khác, người dân chỉ được tiếp cận với những con số ảo, không chính xác và không đầy đủ từ phía chính quyền. Các hoạt động thống kê ngoài nhà nước cũng bị cản trở, bởi quyền tiếp cận thông tin không được bảo đảm.
Trách nhiệm giải trình của nhà nước gắn bó mật thiết với quyền tiếp cận thông tin. Bởi có đầy đủ thông tin thì người dân mới có thể giám sát các hoạt động của chính quyền. Điều này giúp tăng tính minh bạch và dân chủ trong xã hội. Nhưng đó cũng chính là điều các chế độ toàn trị luôn sợ hãi. Do đó, tương lai của dự luật này, và việc thực thi luật nếu được thông qua vẫn còn mù mờ.
SBTN: Dự luật tiếp cận thông tin còn mù mờ, bất cập
——————————————————–
Một phụ nữ tự thiêu để phản đối cưỡng chế đất
Sáng nay (12/8), tại xã Phổ Nhơn (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) đã xảy ra vụ tự thiêu bằng xăng. Người tự thiêu là một phụ nữ, được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Người có hành động tự thiêu là bà Phạm Thị L. (SN 1963, trú xã Phổ Nhơn). Ngay khi bà L. tự thiêu, địa phương cùng gia đình đã đưa nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện Đặng Thùy Trâm (huyện Đức Phổ) và chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi trong tình trạng nguy kịch.
Được biết, gia đình bà Nguyễn Thị Lê là chủ sử dụng thửa đất với diện tích 5,144m2, tờ bản đồ số 21 đa dạng hóa nông nghiệp nông thôn năm 2006, thuộc địa chính xã Phổ Nhơn. Vào năm 1979, UBND xã Phổ Nhơn đã tự ý cắt trong thửa này 100m2 chuyển quyền sở hữu cho bà Phan Thị Mễ – nguyên cán bộ Hội Phụ nữ thôn An Lợi để làm nhà ở.
Đến năm 1989 bà Mễ bán lại cho ông Thạch Cảnh Phổ, được chính quyền xã Phổ Nhơn lúc bấy giờ xác nhận. Bà Phạm Thị Lê cho rằng năm 1979, UBND xã Phổ Nhơn lấy đất của cha bà Lê 0.2 sào =100m2 cấp cho bà Phan Thị Mễ. Nhưng chủ tịch UBND huyện Đức Phổ lại căn cứ xác nhận của UBND xã Phổ Nhơn thời kỳ 1979, cho rằng 0,2 sào = 2 sào = 1,075m2, tức là hơn 10 lần!
Từ điểm vô lý này, bà Lê đã khiếu kiện nhiều lần. Sau nhiều năm khiếu kiện, vào ngày 27/7/2015, TAND huyện Đức Phổ đã trả lại đơn cho bà Lê với lý do hết thời hạn khởi kiện.
Đến sáng ngày 12/8/2015, UBND xã Phổ Nhơn đã huy động 20 công an xã, dân quân tự vệ đến cưỡng chế bà Lê, và bảo vệ cho gia đình ông Thạch Cảnh Phổ xây dựng trên phần đất đang xảy ra tranh chấp.
Phẫn uất trước việc UBND huyện Đức Phổ cho rằng 0.2 sào = 1.075m2 mà không chịu công nhận 0.2 sào =100m2, nên bà Lê đã tưới xăng để tự thiêu. Hiện tại bà đang được điều trị ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi trong tình trạng bỏng nặng và nguy kịch đến tính mạng.
Trong sáng nay (12/8), khoảng 20 người thuộc UBND xã Phổ Nhơn tổ chức cưỡng chế, bảo vệ thi công cho ông Thạch Cảnh Phổ. Bà L. tẩm xăng lên người, bật lửa tự thiêu trước sự chứng kiến của đoàn cưỡng chế, gia đình và người dân địa phương.
Sau khi được điều trị ở Bệnh viện ĐK Quảng Ngãi trong tình trạng bỏng nặng và nguy kịch đến tính mạng, bà Lê được chuyển đến Viện Bỏng Trung ương ở Hà Nội để điều trị tiếp.
Dân trí: Một phụ nữ tự thiêu để phản đối cưỡng chế đất
SBTN: Nguyên nhân chi tiết khiến người phụ nữ ở Quảng Ngãi tự thiêu
————————————————
Hà Nội: Gây tội ác với dân oan ngay tại trụ sở tiếp dân
Những dân oan chờ chực khiếu kiện ở số 1 Ngô Thì Nhậm quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, sáng ngày 12/8/2015, bà Nguyễn Thị Hiền, dân oan Bắc Giang đã bị một nhóm bảo vệ đánh. Một bảo vệ tên Hòa đã dùng hết sức đá vào bụng bà. Do bị đòn quá mạnh, bà Hiền đã đổ máu mồm, ôm bụng quằn quại đau đớn.
Bà Hiền bị đánh khi vừa giăng biểu ngữ tố cáo quan chức tỉnh Bắc Giang tham nhũng đất đai. Thấy tình trạng nguy hiểm, công an và bảo vệ phòng tiếp dân Trung ương số 1 Ngô Thì Nhậm gọi xe cứu thương đến, đưa bà Hiền lên xe xong thì rũ bỏ trách nhiệm. Đi cùng để chăm sóc bà Hiền chỉ có dân oan với nhau, đó là bà Bình và 2 dân oan khác cùng là dân oan Bắc Giang.
Tại bệnh viện Hà Đông, bà Hiền được siêu âm và chụp X quang. Tuy nhiên, bác sĩ nói cần phải theo dõi thì mới kết luận được vì hiện hay dạ dày của bà “rất phức tạp”. Bác sỹ không dám ghi vào bệnh án như lời khai của bà Hiền, mà ghi là đau dạ dày. Nếu ghi theo lời khai của nạn nhân, họ “sợ bị kiện tụng”.
Bà Nguyễn Thị Hiền về Hà Nội để khiếu kiện việc chính quyền cướp đất và kéo đường dây điện cao thế qua nhà bà nhưng bồi thường rất thấp.
Cô Phước, dân oan tỉnh Bình Phước? cho biết thêm về người đánh bà Hiền tên Hòa như sau: Hắn là đội trưởng bảo vệ trụ sở tiếp dân nhưng hành xử như côn đồ côn đồ chứ không phải là bảo vệ nữa. Hắn thường đe dọa mọi người mỗi khi bà con làm điều gì không vừa ý. Bản thân cô Phước cũng bị hắn đe dọa nếu tiếp tục quay phim chụp hình sẽ bị công an bắt. Cô Phước lo lắng “con có chụp hình cho cô Hiền như vậy, công an gặp chủ nhà trọ xin số điện thoại để gặp mặt con, không biết có chuyện gì xảy ra với con nữa đây”.
VNTB: Hà Nội: Gây tội ác với dân oan ngay tại trụ sở tiếp dân
——————-13/08———————————
Bộ Công an khuyên Tạ Phong Tần đi Mỹ
Từ trại giam Thanh Hóa, nhà hoạt động Tạ Phong Tần cho người nhà biết bà được cán bộ thuộc bộ Công An khuyên ‘làm đơn xin đi định cư Hoa Kỳ’.
Hôm 13/8, trao đổi với BBC qua điện thoại, bà Tạ Minh Tú, em gái của bà Tạ Phong Tần, cho biết vừa đi thăm bà Tần ở trại giam số 5, Thanh Hóa trước đó một ngày.
Bà Tần cho em gái biết ba cán bộ thuộc bộ Công An khuyên bà ‘làm đơn xin đi định cư Mỹ’ thì họ sẽ xin giùm. Bà Tần nói không làm theo điều này.
“Chị tôi khẳng định với họ rằng mình không có tội mà phải xin. Trừ phi đại diện phía Mỹ trao yêu cầu này trực tiếp đến chị tôi hoặc người nhà”, bà Tú nói.
Bà Tú cho biết trong cuộc gặp, bà có nói với chị gái là ‘không cần làm đơn, họ cũng tống cổ chị đi giống như anh Điếu Cày sớm thôi!’.
Tuy vậy, bà Tú khẳng định đến nay, chưa có bất kỳ người thuộc Tổng lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Hoa Kỳ liên hệ gia đình về việc này.
Ngoài ra, bà Tú cho biết bà Tần đang bị khối u ở đùi hành hạ đau từng cơn nhưng không có điều kiện chữa trị trong trại giam.
Tháng 6/2015, gia đình Tạ Phong Tần nói bà đã ăn uống trở lại từ ngày 14/6 sau nhiều tuần tuyệt thực.
Bà Tần, trong cuộc gặp đã nói là bà thôi tuyệt thực từ 14/6 và đã ăn cơm trở lại, nhưng với bà bây giờ thì ‘sống cũng như chết, không tuyệt thực cũng chết mà tuyệt thực cũng chết’, theo lời bà Tạ Minh Tú.
Trước đó, bà Tần nói với gia đình bà quyết định tuyệt thực vì bị “cán bộ trại giam ngược đãi tù chính trị, giam trong trong phòng giam không có cửa sổ và còn xây tường cao chắn ngang cửa chính”, bà Tú nói.
Bà Tạ Phong Tần, chủ trang blog Công lý và Sự thật, bị bắt vào ngày 5/9/2011 và bị kết án tù 10 năm vào năm 2012 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5, Bộ Ngoại giao Mỹ đã nêu tên một số nhà báo mà Mỹ nói là ‘bị bỏ tù sai trái’, trong đó có bà Tạ Phong Tần.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói bà Tạ Phong Tần ‘đang thụ án 10 năm tù ở Việt Nam vì vạch trần tham nhũng của chính phủ’.
Trước đó, bà Tạ Phong Tần cũng được ông John Kerry và Đệ nhất Phu nhân Mỹ Michelle Obama trao giải Phụ nữ Can đảm của Thế giới hồi tháng 3/2013.
BBC: Bộ Công an khuyên Tạ Phong Tần đi Mỹ
————————————-
Viện Kiểm sát thành phố HCM xin lỗi người bị bắt oan và giam giữ 4 năm trong một vụ án giết người
Tại trụ sở UBND phường 13, quận Bình Thạnh vào ngày 11/8, Việc VKSND TP Hồ Chí Minh tổ chức buổi xin lỗi công khai đối với ông Trương Bá Nhàn, người bị bắt và giam giữ 4 năm trong một vụ án giết người mà ông bị tình nghi là thủ phạm.
Ngày 12/12/2001, bà Hoàng Thị Kim Ái bị chết trong nhà với nhiều vết đâm. Khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra phát hiện một dấu vân tay trùng với dấu vân tay của ông Trương Bá Nhàn. Lập tức ông Nhàn bị khởi tố về hành vi “giết người”, và bị VKSND TP Hồ Chí Minh truy tố về tội danh trên. Nhưng khi xét xử, TAND TP Hồ Chí Minh nhận thấy căn cứ buộc tội chưa vững chắc, nên đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại.
Ngày 8/6/2006, cơ quan CSĐT ra quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Nhàn vì không chứng minh được hành vi phạm tội. Ông Trương Bá Nhàn được trả tự do sau 4 năm (1.460 ngày) tạm giam.
Và suốt từ năm 2006 đến nay, sau 9 năm trời, ông Nhàn mới được VKSND TP Hồ Chí Minh bồi thường gần 300 triệu đồng và tổ chức buổi xin lỗi công khai nói trên.
VNTB: Oan sai 1.460 ngày và… giải oan vài phút
———————-14/8/2015———————-
Kiến nghị của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền cho chính phủ Úc về nhân quyền Việt nam
Ngày 14 tháng 8, tại Canberra -Úc, sẽ diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền Việt Úc. Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human rights watch) đã đưa ra một bản đệ trình trong đó yêu cầu chính phủ Úc gây áp lực lên các vấn đề nhân quyền một cách rõ ràng và nâng cao hiệu quả của các cuộc đối thoại bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng để cải thiện và công khai các kết quả của cuộc thảo luận.
Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam vẫn còn tồi tệ. Quốc gia cộng sản độc đảng đã đàn áp hầu như tất cả các hình thức bất đồng chính kiến, sử dụng một loạt các biện pháp đàn áp. Tự do ngôn luận, lập hội và hội họp bị hạn chế chặt chẽ. Cảnh sát thường xuyên sử dụng hình thức tra tấn và đánh đập để ép cung và trừng phạt tù nhân. Tôn giáo thiểu số và các nhà hoạt động bị sách nhiễu, hăm dọa và tống giam. Hệ thống tư pháp hình sự thiếu độc lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo của chính phủ và đảng. Trung tâm cai nghiện của nhà nước sử dụng lao động tù nhân để sản xuất cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Mặc dù áp lực, số lượng gia tăng của các blogger và nhà hoạt động can đảm dã cất lên tiếng nói trong việc kêu gọi dân chủ và tự do hơn.
Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human rights watch) đã nêu ra các kiến nghị sau:
Tù nhân chính trị và tù nhân
Trong cuộc đối thoại sắp tới, Úc nên công khai kêu gọi chính phủ Việt Nam:
Trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và tù nhân, bao gồm cả những người bị cầm tù hoặc bị giam giữ vì yêu cầu thực hiện quyền tự do ngôn luận, hội họp, di chuyển, hoặc hoạt động chính trị hay tôn giáo.
Sửa đổi hoặc bãi bỏ các điều trong bộ luật hình sự và luật định khác vì đã hình sự hóa những nhà đấu tranh ôn hòa dựa vào các định nghĩa mơ hồ về tội xâm phạm “an ninh quốc gia ” theo điều luật hình sự 79 (“Thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”), điều 87 ( ” phá hoại chính chính sách đoàn kết”), điều 88 (” tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”), điều 89 (” Gây rối an ninh”), điều 91 (” trốn đi nước ngoài hoặc đào ngũ để ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân”), và điều 258 (” lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và / hoặc các công dân” ).
Để xây dựng niềm tin ngay lập tức, phải cho phép gia đình, các tư vấn pháp lý, và quan sát bên ngoài từ Úc và các nhóm nhân quyền và các tổ chức nhân đạo quốc tế được tiếp cận tù nhân.
Chấm dứt chủ nghĩa côn đồ do chính phủ bảo trợ
Việc lạm quyền của cảnh sát/an ninh
Trong cuộc đối thoại sắp tới Úc nên
Bày tỏ mối quan tâm mạnh mẽ tới các quan chức Việt Nam về việc cảnh sát lạm dụng quyền hành, nhấn mạnh rằng việc này đã vi phạm cả luật Việt Nam lẫn luật quốc tế, và rằng thủ phạm phải bị trừng phạt, và các nạn nhân sẽ phải được nhận biện pháp khắc phục và bồi thường.
Thúc đẩy chính phủ của Việt Nam thiết lập cơ chế giải trình trách nhiệm một cách hiệu quả. Ví dụ, Việt Nam nên thiết lập một ủy ban khiếu nại cảnh sát độc lập để tiếp nhận khiếu nại từ công dân và để cung cấp việc giám sát “các vấn đề nội bộ” hay “trách nhiệm nghề nghiệp” của đơn vị cảnh sát. Ủy ban này nên là một cơ quan có thẩm quyền theo luật định như với các cơ quan pháp lý để có thể truy tố hoặc thực thi kỷ luật nếu công việc nội bộ, hoặc đơn vị chuyên nghiệp chịu trách nhiệm không làm được như vậy trong trường hợp đã có các cáo buộc đáng tin cậy.
Đàn áp tự do tôn giáo
Trong cuộc đối thoại sắp tới, Australia nên công khai kêu gọi chính phủ Việt Nam:
Cho phép tất cả các tổ chức tôn giáo độc lập tự do tiến hành các hoạt động tôn giáo và được quyền tự trị. Những nhà thờ và các giáo phái không muốn tham gia vào một trong những tổ chức tôn giáo chính thức được thuộc hội đồng tôn giáo do chính phủ chỉ định phải được phép hoạt động độc lập.
Chấm dứt việc sách nhiễu, bắt giữ, truy tố, bỏ tù, và việc điều trị bệnh của người dân vì họ là tín đồ của các tôn giáo không được phép hoạt động, và trả tự do cho bất cứ ai hiện đang bị giam giữ do thực thi ôn hòa các quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội.
Chấm dứt tất cả các biện pháp ngăn chặn người Thượng và các công dân người Việt xuất ngoạivà không trừng phạt những người quay trở về.
Đảm bảo tất cả luật pháp nhà nước liên quan đến các vấn đề tôn giáo phải phù hợp với luật nhân quyền quốc tế, bao gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam và Úc là thành viên. Sửa đổi quy định trong bộ luật nhà nước vốn bó buộc tự do tôn giáo và tín ngưỡng, ngôn luận, lập hội, hoặc hội họp ôn hòa và vi phạm công ước ICCPR.
Điều tra và xử lý kỷ luật hoặc truy tố một cách thích đáng các nhân viên công an hoặc cơ quan khác đã sử dụng các biện pháp tra tấn hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo, hoặc nhục hay trừng phạtngười khác.
Cho phép quan sát bên ngoài, bao gồm cả các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính phủ quan tâm đến nhân quyền, và các nhà ngoại giao nước ngoài được phép đến Tây Nguyên mà không cho người ngăn cản và theo dõi, bao gồm cả các xã và thôn bản đặc biệt có người Thượng đã gần đây đã rời đi xin tị nạn ở nước ngoài. Đảm bảo không có sự trừng phạt hay trả thù nào đối với bất cứ ai nói đến hoặc giao tiếp với các quan sát viên bên ngoài này.
Trao trả thuyền nhân tỵ nạnđược trả về từ Úc
Trong cuộc đối thoại sắp tới, Australia công khai nên kêu gọi chính phủ Việt Nam:
Sắp xếp nơi ở và đảm bảo sự an toàn của tất cả những người tị nạn trở về .
Giải trình ngay lập tức vì sao những người quay trở về đã bị giam giữ, và trả tự do cho những người bị giam giữ tùy tiện.
VNTB: Kiến nghị của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền cho chính phủ Úc về nhân quyền Việt nam
———————————15/08/2015—————-
Chính quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Thạnh Hóa, Long An!
Chính quyền huyện Thạnh Hóa và chính quyền tỉnh Long An đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cụ thể là vi phạm Luật đất đai 2003 và Nghị định 197/2004/NĐ-CP. Những cơ quan nhà nước đã vi phạm pháp luật trong vụ án này là: UBND huyện Thạnh Hóa, UBND tỉnh Long An, Tòa án nhân dân huyện Thạnh Hóa, Tòa án nhân dân Tỉnh Long An.
Cái sai của UBND huyện và UBND tỉnh lẽ ra phải được tòa án điều chỉnh cho đúng pháp luật, nào ngờ, quan chức bênh vực nhau, kéo bè kéo cánh. Cả tòa án nhân dân huyện Thạnh Hóa và Tòa án nhân dân tỉnh Long An đều vi phạm pháp luật, xử ép người dân. Sau những phiên tòa oan trái là sự tham gia của hàng trăm cán bộ công an và lực lượng cưỡng chế làm náo động cả khu vực chợ Tuyên Nhơn, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Sự việc trở nên nhức nhối, chấn động khi 13 người trong thân nhân của 3 hộ bị cưỡng chế đã đứng lên chống lại sự cưỡng chế đất và gây thương tích cho các nhân sự phía chính quyền ngày 14/4/2015.
Ngày 4/8/2015, VKSND huyện Thạnh Hóa ra một bản cáo trạng dài 17 trang dành cho 12 người bị khởi tố tội “chống người thi hành công vụ” và “cố ý gây thương tích” trong vụ cưỡng chế đất ở Thạnh Hóa Long An ngày 14/4/2015. Bản cáo trạng nêu chi chít, đầy đặc những tình tiết bất lợi cho những người bị cưỡng chế mà không có tình tiết nào chỉ ra nguyên nhân sâu xa của sự việc chấn động dư luận này.
Sự việc càng làm người quan tâm quặn lòng thắt ruột khi người thứ 13 vừa bị bắt và có nguy cơ bị khởi tố trong vụ án này là cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn vừa tròn 15 tuổi. Ba mẹ cháu cũng nằm trong danh sách những người bị bắt và khởi tố theo Điều 257 BLHS về tội “chống người thi hành công vụ”.
Gia đình cháu Tuấn bị mất đất lại có đến 3 người phải đối diện tù tội, chỉ còn lại duy nhất người em gái của Tuấn đang tại ngoại, cháu chưa đủ hiểu biết để có thể bảo vệ tốt cho ba mẹ và anh đang bị bắt giam. Vì đâu nên nỗi? Do họ “chống người thi hành công vụ” ư? Chúng ta cần phân tích để nhận ra nguyên nhân, bản chất của nó. Có như vậy mới mong hoàn thiện hệ thống luật pháp và quản lý nhà nước một cách thấu tình đạt lý. Bởi bản chất con người thường có xu hướng chống lại thế lực làm tổn hại lợi ích của của mình, và mức độ phản kháng sẽ tăng lên kịch trần khi họ bị “kẻ mạnh” đẩy vào bước đường cùng phải mang nỗi uất hận của một con người “không còn gì để mất”!
Xuất phát từ sai trái của chính quyền mà người dân thiệt hại quá lớn. Đất của hộ ông Can, giá thị trường là 1,5 tỷ đồng mà đền bù chỉ 23 triệu đồng. Phần tài sản gắn liền với đất(nhà cửa) được đền bù 100.584.580 đồng… Tổng cộng, hộ ông Can chỉ nhận được 133.722.120 đồng. Với số tiền đền bù ít ỏi, hộ ông Can không thể nào mua đất xây nhà mới.
VNTB: Chính quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Thạnh Hóa, Long An!
————————————
Giam giữ Ba Sàm là phạm pháp
Ngày 5/5/2014, blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và một đồng nghiệp bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt khẩn cấp, bị cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình sự. Vụ bắt giữ này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan trên thềm lục địa Việt Nam và trang Ba Sàm đã có nhiều bài phản đối trong khi cả ngàn tờ báo truyền thông lề phải bị bịt miệng, phải im lặng.
Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự là Nguyễn Thị Minh Thúy đã gia nhập đội ngũ „tù nhân lương tâm“ trong tình trạng như vậy.
Việc bắt giữ họ đã gây phẫn nộ trong và ngoài nước. Hơn một năm nay, họ và những tù nhân lương tâm của VN không bị cộng đồng lãng quên. Những đợt đấu tranh mạnh mẽ đòi trả tự do cho họ đã được dấy lên ở nhiều nơi.
Trong nhà giam, ông Vinh bị đối xử tàn tệ. Theo luật sư Hà Huy Sơn, căn cứ vào tố cáo của thân chủ, Ba Sàm từng bị giam giữ cùng một tội phạm sự đã bị khởi tố về tội giết người và có những đặc điểm tâm lý bất thường. Đó là một đòn độc địa, có thể mượn bàn tay tù hành hạ tù hoặc giết tù mà chính quyền vô can. Nếu gia đình và luật sư cùng công luận không viết đơn phản đối tới Viện Kiểm sát và giám thị trại giam B14 Bộ công an đề nghị đổi người cùng giam để cứu lấy tính mạng Ba Sàm thì giờ nay không biết anh sẽ ra sao..
Những hành vi trên đây của nhà chức trách đã khiến cho người dân thấy rõ, những ai góp phần dựng lên, thậm chí hy sinh cả xương máu cho một chính thể độc tài thì cũng rất khó tránh khỏi hậu quả là chính thể ấy cũng sẽ giáng lên các tiền bối hoặc hoặc hậu duệ của họ những oan khuất chí mạng.
Căn cứ cáo trạng và pháp luật VN hiện hành, các luật sư, công luận, nhiều tổ chức quốc tế đã chứng minh ông Vinh và bà Thúy hoàn toàn vô tội. Việc bắt giam họ không những trái với đạo đức, đi ngược lại quyền lợi của đất nước VN mà còn là phạm pháp.
Hai bản Kiến nghị đình chỉ vụ án do Luật sư Trần Quốc Thuận và nhóm luật sư gửi lên các cơ quan hữu trách đã phân tích rõ về việc vụ án đã được tiến hành một cách trái pháp luật, không có hành vi phạm tội nào có thể được chứng minh. Lệnh bắt khẩn cấp dựa trên các chứng cứ được thu thập một cách bất hợp pháp, không thỏa mãn điều kiện bắt khẩn cấp của Bộ luật tố tụng hình sự, chứng cứ không hợp pháp theo quy định của Luật giám định tư pháp. Đây là bản Kiến nghị thứ 2 của các luật sư yêu cầu Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao ra quyết định đình chỉ vụ án do trái pháp luật nhưng đến nay các nhà chức trách này vẫn cố tình không đình chỉ vụ án.
Ngày 10/12/2014, ông Ed Royce, chủ tịch đối ngoại Hạ viện Mỹ đã trao cho đại sứ VN tại Washington D.C yêu cầu trả tự do vô điều kiện và ngay tức khắc cho blogger Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự của ông là bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Đồng thời, ông yêu cầu rằng nhà cầm quyền VN phải tôn trọng quyền căn bản của công dân, trong đó có quyền tự do diễn đạt suy nghĩ của mình, nếu muốn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa hai quốc gia.
Trước đó, nhân ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12/2014, Tổ chức Theo dõi Nhân quyến thế giới cũng đã kêu gọi VN ngừng sử dụng những quy định phi lý để bỏ tù những người bất đồng chính kiến với cáo buộc là „lạm dụng quyền tự do dân chủ“. Họ đã lên án VN mưu toan bịt miệng các blogger và hành động này đã „biến lời cam kết của nhà cầm quyền VN tại Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc thành những lời giễu cợt“. Giám đốc châu Á của Tổ chức Nhân quyền Thế giới cho biết vào ngày 11/12/2014 rằng họ đã mất kiên nhẫn với chính quyền cộng sản VN: „họ hứa rằng cải thiện nhân quyền, nhưng đã không giữ lời“.
Ngày 31/10/2014, ông Tom Koenigs – Trưởng nhóm nhân quyền thuộc Đảng Xanh – quốc hội Đức đã lên án rằng việc bắt giam ông Vinh và cộng sự là trái với công ước về các quyền dân sự và chính trị mà VN đã tham gia ký kết và vi phạm nghiêm trọng quyền tự do báo chí và tự do thông tin, là những quyền con người phổ quát. Ông cam kết yêu cầu trả tự do cho ông Vinh và bà Thúy đến cùng.
Cũng trong ngày 4/11/2014, nghị sĩ QH Liên bang Đức, ông Martin Patzel đã thông báo về việc ông nhận đỡ đầu cho Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, sau khi tiếp xúc với bà Lê Thị Minh Hà tại QH nước này. Được biết, ông cũng là người có nhiều sáng kiến trong việc vận động đòi trả tự do cho nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân Đỗ Thị Minh Hạnh trước đây.
Ngày 19/11/2014, có tới bốn dân biểu Mỹ cùng gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, yêu cầu trả tự do cho ông Vinh và bà Thúy.Với những lời lẽ đanh thép, họ yêu cầu chính quyền VN hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho họ.
Tổ chức Ký giả Không biên giới lên án gay gắt vụ vi phạm nhân quyền này. Đại diện tổ chức khẳng định rằng họ và cộng đồng quốc tế phải làm tất cả những gì có thể làm được đề hối thúc trả tự do cho những người bị cầm tù chỉ vì họ đã phổ biến thông tin và thực thi quyền tự do của mình dựa trên điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền.
Blog RFA: Giam giữ Ba Sàm là phạm pháp
——————————-16/8/2015—————————–
Thanh Hóa: Một người dân khiếu kiện bị công an tỉnh khởi tố, bắt tạm giam
Đinh Tất Thắng lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để dùng lời lẽ xúc phạm, vu khống các đồng chí lãnh đạo trung ương, tỉnh Thanh Hóa và huyện Thọ Xuân.
Chiều 15-8, nguồn tin từ Công an Thanh Hóa cho biết vừa có quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với ông Đinh Tất Thắng (sinh năm 1943, trú tại thôn Quyết Thắng 2, xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Theo kết quả điều tra ban đầu, ông Đinh Tất Thắng là đối tượng khiếu kiện kéo dài. Từ năm 1999 đến 2008, ông Thắng lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để dùng lời lẽ xúc phạm, vu khống các đồng chí lãnh đạo trung ương, tỉnh Thanh Hóa và huyện Thọ Xuân.
Tháng 1-2008, Đinh Tất Thắng bị TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên phạt 9 tháng tù giam về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Sau khi ra tù, từ năm 2009 đến nay Đinh Tất Thắng vẫn tiếp tục tái phạm.
Từ tháng 6-2015 đến nay, Đinh Tất Thắng liên tiếp gửi đơn, thư tố cáo vu khống, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân một số đồng chí lãnh đạo trung ương, tỉnh Thanh Hóa; tập thể huyện ủy, UBND huyện, Công an huyện Thọ Xuân.
Hành vi của Đinh Tất Thắng vi phạm vào điều 258 Bộ luật hình sự, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, dư luận xã hội.
VNTB : Thanh Hóa: Một người dân khiếu kiện bị công an tỉnh khởi tố, bắt tạm giam
August 17, 2015
Tuần tin người bảo vệ nhân quyền 10/8-16/8/2015: Ngoại trưởng John Kerry nói cải thiện về nhân quyền ở Việt Nam sẽ dẫn tới mối quan hệ sâu sắc hơn giữa Washington và Hà Nội
by Nhan Quyen • [Human Rights], DEFENDER’S WEEKLY
Defenders’ Weekly | 16-08-2015
“Những tiến bộ về nhân quyền và các quy định của pháp luật sẽ cung cấp nền tảng cho một chiến lược sâu sắc hơn và bền vững hơn cho quan hệ đối tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam “, ông Kerry nói trong một bài phát biểu đánh dấu kỷ niệm 20 năm khôi phục quan hệ ngoại giao giữa hai nước cựu thù nhân dịp ông viếng thăm Hà Nội.
Tháng Sáu vừa qua Bộ Nội vụ Việt Nam đã công bố Dự thảo Luật về Hội để lấy ý kiến từ các cơ quan nhà nước, các địa phương và người dân. Một số nội dung trong dự luật này đã vấp phải sự phê phán từ giới xã hội dân sự.
Trong một cuộc phỏng vấn của RFI, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, cho rằng Dự thảo Luật về Hội của Nhà nước không minh bạch và có tính chất phân biệt đối xử giữa các hội đoàn Nhà nước với xã hội dân sự.
Mục sư Dương Kim Khải đã được trả tự do sau 5 năm tù giam ở trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vì bị nhà cầm quyền khép vào tội “âm mưu hoạt động lật đổ chính quyền” theo điều 79 bộ Luật Hình Sự.
Hàng chục tổ chức dân sự và hàng trăm cá nhân đã ký một bản tuyên bố chung phản đối việc xây dựng hàng loạt tượng đài tốn kém từ vài chục tỷ đến hàng ngàn tỷ ở khắp các tỉnh thành, kể cả những nơi nghèo như Sơn La.
Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human Rights Watch) đã đề nghị Chính phủ Australia gây sức ép buộc chính quyền cộng sản Việt Nam phải tôn trọng nhân quyền nhân dịp hai nước đối thoại nhân quyền tại Canberra hôm 14 tháng 8.
Bộ Công an Việt Nam đã đề nghị tù chính trị Tạ Phong Tần đi xuất cảnh và sống lưu vong tại Mỹ. Tuy nhiên, lời đề nghị này đã bị từ chối.
và nhiều tin tức quan trọng khác.
————————-10/08————————
Kerry: Quan hệ Mỹ – Việt sẽ sâu sắc hơn hơn nếu Nhân Quyền được bảo vệ
Ngoại trưởng John Kerry nói với một nhóm các quan chức Việt Nam và lãnh đạo doanh nghiệp vào hôm thứ Sáu rằng cải thiện về nhân quyền ở Việt nam sẽ dẫn đến mối quan hệ sâu sắc hơn giữa hai nước .
“Những tiến bộ về nhân quyền và các quy định của pháp luật sẽ cung cấp nền tảng cho một chiến lược sâu sắc hơn và bền vững hơn cho quan hệ đối tác chiến lược giữa Hoa Kỳ và Việt Nam “, ông Kerry nói trong một bài phát biểu đánh dấu kỷ niệm 20 năm khôi phục quan hệ ngoại giao giữa hai nước cựu thù.
“Chỉ có chính quý vị mới có thể quyết định tốc độ và hướng đi của quá trình xây dựng quan hệ đối tác này, nhưng tôi chắc chắn rằng quý vị đã nhận thấy rằng quan hệ đối tác thân cận nhất của Mỹ trên thế giới là với các nước có chung một cam kết với các giá trị nhất định, ” ông nói thêm .
Ông Kerry đã đến thủ đô Hà nội vào tối thứ Năm để thảo luận về các vấn đề thương mại và an ninh. Hà nội là điểm dừng chân cuối cùng của ông trong chuyến công du ở năm nước Trung Đông và châu Á.
” Chúng ta không còn vẫn trong quá trình hòa giải nữa”, ông Kerry phát biểu. ” Tin quan trọng hiện nay là Hoa Kỳ và Việt Nam đã hòa giải. ”
Tuy nhiên, ông Kerry cũng đề cập đến những thách thức mà cả hai nước vẫn còn phải đối mặt, đặc biệt là về vấn đề nhân quyền. Trong khi số lượng các vụ truy tố chính trị ở Việt Nam đã giảm phần nào, Việt Nam vẫn là một nhà nước độc đảng độc tài, và các quan chức Mỹ cho rằng cải cách pháp lý là cần thiết.
Ông Kerry nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho phép các công đoàn lao động độc lập, như đòi hỏi của Hiệp định Thương mại Thái Bình Dương đang được đàm phán.
“Hoa Kỳ công nhận rằng chỉ có những người Việt có thể xác định hệ thống chính trị của họ, ” ông nói . ” Nhưng có những nguyên tắc cơ bản mà chúng ta sẽ luôn luôn bảo vệ: Không ai có thể bị trừng phạt vì nói ra suy nghĩ của họ, miễn là họ ôn hòa; và nếu hàng hóa lưu thông tự do giữa hai nước, thì thông tin và ý tưởng cũng phải được tự do. ”
Trong một cuộc họp báo chung sau đó trong ngày với phó thủ tướng Việt Nam, ông Phạm Bình Minh, ông Kerry cho biết Việt nam đã thực hiện một số bước tiến tích cực về nhân quyền, trong đó có việc phê chuẩn điều ước quốc tế chống tra tấn và trả tự do cho một chục ” tù nhân lương tâm ” hồi năm ngoái.
Tuy nhiên, ông Kerry nói rằng Hoa Kỳ sẽ không thực hiện các bước bổ sung để giảm bớt lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam trừ khi hồ sơ nhân quyền lực của đất nước được cải thiện.
NY Times: Kerry: Quan hệ Mỹ – Việt sẽ sâu sắc hơn hơn nếu Nhân Quyền được bảo vệ
———————
Dự luật về Hội thực chất nhằm cản trở sự ra đời của các hội đoàn độc lập
Tháng Sáu vừa qua Bộ Nội vụ Việt Nam đã công bố Dự thảo Luật về Hội để lấy ý kiến từ các cơ quan nhà nước, các địa phương và người dân. Một số nội dung trong dự luật này đã vấp phải sự phê phán từ giới xã hội dân sự.
Trong một cuộc phỏng vấn của RFI, Tiến sỹ Phạm Chí Dũng, chủ tịch Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, cho rằng Dự thảo Luật về Hội của Nhà nước không minh bạch và có tính chất phân biệt đối xử giữa các hội đoàn Nhà nước với xã hội dân sự.
Cụ thể là quy định tại khoản 2 Điều 1 của Dự thảo này đã không đưa Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam vào phạm vi điều chỉnh, cho thấy chính quyền Việt Nam phân biệt đối xử sâu sắc với các hội đoàn xã hội dân sự ; và nhằm đối phó với trí thức phản biện, dân oan, công nhân, thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh…
Điểm thứ hai cần lưu ý là việc đặt ra giấy phép trong Dự thảo Luật là một rào cản. Khoản 3 Điều 2 cho phép Chính phủ Việt Nam quy định chi tiết về các hội đoàn không có tư cách pháp nhân. Quy định này sẽ tạo điều kiện cho các văn bản dưới luật bóp nghẹt quyền tự do lập hội ra đời. Do đó, phần lớn nội dung của Dự thảo Luật về Hội thực ra chỉ áp dụng đối với hội có tư cách pháp nhân, tức được chính quyền công nhận.
Trong khi đó, quyền lập hội là quyền Hiến định, bất cứ người dân nào cũng có quyền lập hội và tham gia hội. Do đó việc lập Hội chỉ cần GHI DANH và CÔNG BỐ, ĐĂNG KÝ, chứ không cần xin phép và đợi sự cho phép của cơ quan Nhà nước.
Một điểm nữa cũng cần đề cập tới : Điều 8 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó có việc « cản trở, ép buộc, can thiệp vào việc thành lập, tổ chức, hoạt động hội trái quy định của pháp luật »(Khoản 1) và « xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, cộng đồng, tổ chức, cá nhân; gây phương hại đến lợi ích, chủ quyền, an ninh quốc gia, an toàn xã hội, khối đại đoàn kết dân tộc » (Khoản 2).
Mục đích của Điều 8 là nhằm cấm các hội đoàn độc lập, các hội đoàn bảo vệ nhân quyền, các hội đoàn của những người đối lập… không được thành lập và hoạt động; và tạo điều kiện dễ dàng để chính quyền vu khống, buộc tội tùy tiện những người làm nhiệm vụ vận động thành lập các hội đoàn độc lập. Ngoài ra, các điều cấm đoán đã trích dẫn trên đây rất mơ hồ, tạo điều kiện để chính quyền toàn quyền diễn giải cách hiểu và áp dụng theo ý riêng của mình.
Bên cạnh đó, Dự thảo cũng vi phạm nguyên tắc tự nguyện và tự quản của hội. Trong đó có quy định về thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các cấp trong việc công nhận điều lệ hội và chức danh người đứng đầu hội tại Điều 14 và Điều 31. Những điều này hoàn toàn mâu thuẫn và vi phạm nguyên tắc tự nguyện và tự quản của hội như đã được công nhận và quy định tại Điều 2 và Điều 6.
RFI: Dự luật về Hội thực chất nhằm cản trở sự ra đời của các hội đoàn độc lập
——————————
Xét trên Quyền trẻ em, cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn không đáng bị xử theo luật hình sự
Lại một Đoàn Văn Vươn, nhưng lần này là Đoàn Văn Vươn chỉ mới 15 tuổi, bị chính quyền nhân nhân coi là tội phạm và đã bị bắt giam. Đây cũng là thành viên cuối cùng trong gia đình 4 người bị bắt chỉ vì quyết sống chết với mảnh đất nhỏ của gia đình mà chính quyền bồi thường bất công và cưỡng chế.
Không đi vào chi tiết, nhưng ở Việt Nam đều nhận thức rõ, thu hồi đất theo Điều 38 Luật đất đai đã dẫn đến những ngòi lửa bất tuân dân sự từ người dân gửi đến chính quyền.
Lý do là Quyền tư hữu tài sản đã không được tôn trọng trong một thể chế mà “đất thuộc về toàn dân” nhưng lại do “nhà nước quản lý”. Cái quyền tư hữu tưởng như là quy luật tất yếu lại chưa được hiện diện ngay trong Hiến pháp trong hàng chục năm qua, bởi cách “lý luận cao siêu” về đất đai đã cướp trắng đất của dân.
Ai cũng có con cái, hiểu thế nào là tình yêu con trẻ!
Cháu Tuấn mới 15 tuổi đầu. Tuổi này là tuổi chỉ lo ăn học, tuổi ăn chơi. Với con nhà lao động hoặc có ý thức giáo dục lao động có thể làm một số việc giúp đỡ gia đình, bản tính vẫn vui tươi hồn nhiên như lứa tuổi. Nhưng ở đây, cháu Tuấn không được may mắn như những trẻ khác bởi cháu sớm mang trong lòng nỗi lo sợ bị mất đất, mất nhà, cháu thấy được sự bất công, sự đe dọa cuộc sống gia đình mình, tận mắt nhìn thấy nỗi đau khổ của cha mẹ. Cháu yêu cha mẹ, yêu gia đình, yêu mái nhà nghèo nàn bé nhỏ nhưng là tổ ấm thân thiết duy nhất. Cháu là thằng con trai nòi giống Lạc Hồng thứ thiệt, có một chút Phù Đổng, biết tự nguyện ghé vai với cha mẹ, với chị “chiến đấu “bằng tấm băng-rôn, bằng tiếng gào thét khi đoàn cưỡng chế dồn họ đến đường cùng.
Nó cho thấy, ý chí quật cường trước bạo lực, không khoanh tay trước cường quyền, một trách nhiệm với gia đình ở một đứa trẻ trong môi trường xã hội rối rắm hôm nay – bắt buộc phải “phát triển “quá sớm.
Cháu Tuấn bị khép tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác” vừa qua, nhưng áp dụng tội danh này có đúng không khi mà vũ khí nguy hiểm nhất của cháu là cái gậy! Trong khi đó, lực lượng cưỡng chế cả một đoàn người được trang bị mà bảo một thằng bé muốn” cố ý gây thương tích cho ai” bằng vũ khí cấp thấp hơn cả “tầm vông vạt nhọn” của thế kỷ trước.
Bởi xét về độ tuổi, cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn còn trong độ trẻ vị thành niên – theo Điều 1 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; xét về Công ước của Liên Hiệp Quốc về Quyền trẻ em thì ngay trong Lời mở đầu đã nhấn mạnh: “Ghi nhớ rằng: do còn non nớt về thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt, kể cả sự bảo vệ thích hợp về mặt pháp lý trước cũng như sau khi ra đời” và trong Điều 40, khoản 2, điểm b cho biết: “Vấn đề có phạm tội hay không phải được xác định không trì hoãn bởi một nhà chức trách, hoặc một cơ quan xét xử có thẩm quyền, độc lập và vô tư trong một cuộc tường trình công bằng theo pháp luật và có sự giúp đỡ về pháp lý hay giúp đỡ thích hợp các trường hợp khác.”
Buộc em Tuấn khởi tố theo Điều 104 BLHS, Khoản 2 có phải là độc lập, vô tư theo công bằng pháp luật không khi mà em mới 15 tuổi và phải bị xét xử với hình mức “tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng” theo quy định của Khoản 2, Điều 12 BLHS 1999?
VNTB: Xét trên Quyền trẻ em, cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn không đáng bị xử theo luật hình sự
————————-11/8————————
Phó chánh án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ thăm Việt Nam
Ngày 11/8/2015, Phó chánh án Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ – bà Ruth Bader Ginsburg đã kết thúc chuyến thăm và làm việc chính thức tại Hà Nội.
Thông cáo báo chí của Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết, trong chuyến thăm và làm việc tại Hà Nội, bà Ruth Bader Ginsburg đã gặp Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chánh án Tòa án tối cao Trương Hòa Bình, người đứng đầu Hội đồng Thẩm phán của Tòa án tối cao Việt Nam mới được bổ nhiệm vào tháng 7 vừa qua.
Tại các cuộc gặp, bà Ginsburg thảo luận về cải cách hệ thống luật pháp, cải cách tư pháp và trình bày về Hệ thống Tòa án và Tối cao Pháp viện của Hoa Kỳ.
Phía Việt Nam bày tỏ mong muốn thúc đẩy các hoạt động hợp tác, nhất là chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác đào tạo trong lĩnh vực tư pháp. Bà Ginsburg đáp lại, Tối cao pháp viện Hoa Kỳ sẵn sàng hợp tác với Tòa án tối cao của CSVN. Bà cũng cho biết, sẽ có nhiều phái đoàn thẩm phán các cấp của Hòa Kỳ viếng thăm Việt Nam; Tối cao pháp viện cũng như tòa án các cấp của Hoa Kỳ sẵn sàng đón các đồng nghiệp Việt Nam sang trao đổi kinh nghiệm.
Ngoài ra, khi có mặt tại Hà Nội, Bà Ginsburg còn gặp gỡ, trao đổi với những thành viên của Chương trình Sáng kiến Thủ Lĩnh Trẻ Đông Nam Á, các sinh viên luật, các luật gia và truyền thông trong nước.
Trao đổi với Đài Á Châu Tự do, Luật sư Nguyễn Văn Đài – một cựu tù nhân chính trị cho rằng, hợp tác cải cách tư pháp sẽ không có hiệu quả nếu không có cải cách về hệ thống chính trị tại Việt Nam. Bởi theo Luật sư Đài, “nếu hệ thống chính trị mà duy trì hệ thống toàn trị, độc đảng như Việt Nam thì cho dù các văn bản luật pháp từ Hiến pháp cho đến các đạo luật được viết hay như thế nào chăng nữa thì trong thực tế không được thi hành một cách triệt để”.
Luật sư Đài đưa ra quan điểm, “chính phủ Hoa Kỳ hay bất kỳ chính phủ và tổ chức quốc tế nào muốn giúp Việt Nam thì điều đầu tiên là cần khuyến cáo chính quyền Việt Nam sửa chữa hay khắc phục hệ thống chính trị, tôn trọng quyền tự do – dân chủ cho dân trước; tức tôn trọng thể chế chính trị đa đảng”.
SBTN: Phó chánh án Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ thăm Việt Nam
—————————————————-
Mục sư Dương Kim Khải được tự do và tiếp tục sứ mệnh vì dân oan
Vào lúc 14 giờ ngày 10 tháng 8 năm 2015, Mục sư Dương Kim Khải đã được trả tự do sau 5 năm tù giam ở trại giam Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai vì bị nhà cầm quyền khép vào tội “âm mưu hoạt động lật đổ chính quyền” theo điều 79 bộ Luật Hình Sự.
Biết tin Mục sư Dương Kim Khải được tự do, Lm Giuse Đinh Hữu Thoại, Mục sư Nguyễn Mạnh Hùng, Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Mục sư Thân Văn Trường, Mục sư Lê Quang Du, bà con dân oan và các tín đồ trong hội thánh Mennonite đến chào đón.
Mục sư Khải cho biết kế hoạch sắp tới: “Trong công cuộc tranh đấu này, Chúa đã làm cho tôi mạnh mẽ. Tôi phải tiếp tục đòi công lý – dân chủ – công bằng mà Đức Chúa Trời giao phó. Tôi phải đòi lại mảnh đất mà gia đình tôi, dân oan Bến Tre, Bạch Đằng đã bị nhà cầm quyền cướp bóc. Vì đó là sứ mệnh của tôi.”
Mục sư Dương Kim Khải bị bắt vào ngày 10/8/2010 cùng với ông Nguyễn Thanh Tâm, ông Đặng Chí Thành, bà Lê Ngọc Hoa, anh Cao Văn Tính, bà Trần Thị Thuý và anh Trần Văn Thông.
Phiên toà phúc thẩm vào tháng 5/2011 kết án ông Nguyễn Thanh Tâm, ông Đặng Chí Thành, bà Lê Ngọc Hoa 2 năm tù giam, anh Cao Văn Tính 4 năm tù giam. Riêng mục sư Dương Kim Khải 6 năm tù giam và 5 năm quản chế.
SBTN: Mục sư Dương Kim Khải được tự do và tiếp tục sứ mệnh vì dân oan
——————————————————–
Đảng lên gân: không đa nguyên chính trị
Tại Đại hội lần thứ 10 Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức ở Hà Nội, hôm 9/8/2015 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo truyền thông báo chí nhà nước cần tỉnh táo trước thông tin lợi dụng dân chủ đòi đa nguyên đa đảng, lợi dụng chống tham nhũng để bôi xấu chế độ và chia rẽ nội bộ. Câu hỏi đặt ra là Việt Nam sẽ cải cách bằng cách nào khi tiếp tục không chấp nhận đa nguyên chính trị?
Phát biểu của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng được đưa ra ít ngày, sau khi ông Ted Osius Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội xác định Mỹ không tìm cách thay đổi thể chế chính trị của Việt Nam. Đại sứ Ted Osius đã tuyên bố như vừa nêu trong cuộc họp báo vào cuối tháng 7 ở Hà Nội.
Theo lời ông Đại sứ, Chính sách của Mỹ là tôn trọng sự khác biệt trong hệ thống chính trị của các quốc gia khác. Cách duy nhất để có thể tăng cường lòng tin giữa hai nước là phải nói rõ sự tôn trọng của Hoa Kỳ đối với một hệ thống chính trị khác biệt.
Trong cuộc phỏng vấn của chúng tôi, TS Phạm Chí Dũng chủ tịch Hội Nhà báo độc lập một tổ chức nằm ngoài sự quản lý của chính quyền, nhận định:
“Điều đó lên giây cót cho chế độ chính trị ở Việt Nam và như vậy họ có thể đương nhiên nghĩ rằng, Mỹ chấp nhận triết lý chính trị của họ. Điều đó cũng lên giây cót cho ông Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khẳng định lại không thể có đa nguyên đa đảng ở Việt Nam. Tôi cũng nghe những thông tin chuẩn bị cho Đại hội 12 là trong Đại hội 12 sẽ không diễn ra sự thay đổi lớn về triết lý chính trị. Đây là khái niệm mới được Hoa Kỳ cùng Việt Nam đưa ra và Việt Nam rất thích… Tôi hiểu là tất nhiên họ vẫn không chấp nhận đa nguyên đa đảng.”
Theo TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển IDS, tổ chức tư nhân duy nhất về nghiên cứu chính sách ở Việt Nam nhưng đã giải thể sau đó vì bị mất tính độc lập, thì nguyên nhân của tình trạng bê bết vì tham nhũng, kinh tế ách tắc là vì nhà nước không chấp nhận đa nguyên chính trị.
Trong dịp trả lời chúng tôi trước đây, TS Nguyễn Quang A nhận định:
“Do chuyện chỉ có độc đảng, không có cạnh tranh chính trị không có một thế lực độc lập lành mạnh nó luôn luôn canh chừng để vạch ra những việc làm bậy bạ của những người đương chức và nó luôn kè kè là đến cuộc bầu cử tới mà các ông làm bậy, thì dân bằng lá phiếu của mình sẽ đẩy các ông xuống và chúng tôi sẽ lên. Đây là một cơ chế hùng mạnh vô cùng, để buộc người ta bớt tham nhũng đi. Khi buộc người ta bớt tham nhũng đi thì các chính sách mới thực sự thúc đẩy nền kinh tế thị trường…”
RFA: Đảng lên gân: không đa nguyên chính trị
———————–12/8——————————-
TUYÊN BỐ CỦA CÁC TỔ CHỨC XÃ HỘI DÂN SỰ VÀ CÔNG DÂN VỀ NHỮNG DỰ ÁN TƯỢNG ĐÀI TRĂM TỶ, NGÀN TỶ
“Xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh hoành tráng, đồ sộ, xứng đáng với công đức của Người là đáp ứng nguyện vọng, tình cảm của đồng bào đối với Người” chỉ là cách ngụy biện vụng về, trơ trẽn nhằm lấp liếm cho những chục tỷ, trăm tỷ đồng rút ruột công trình, cốt tư túi. Nhu cầu cấp thiết cháy bỏng của người dân là có con đường ra con đường đến bản, có cây cầu vững chãi, an toàn bắc qua sông suối dân qua lại hàng ngày, có bệnh xá, trường học kiên cố, chứ không phải là tượng đài, quảng trường nguy nga ở những nơi mà người dân vùng sâu vùng xa không biết trong đời có khi nào bước chân đến.
Đất nước đang đứng trước những thử thách sống còn. Độc lập, toàn vẹn lãnh thổ bị đe dọa, uy hiếp từng ngày, từng giờ. Quản lý kinh tế yếu kém cùng tham nhũng bạo phát làm thất thoát trầm trọng tiền vốn và nguồn lực đất nước, làm ngân sách trống rỗng, dẫn đến:
Công nợ ngập đầu
Theo World Bank (Ngân hàng Thế giới), đến cuối 2014, nợ công của Việt Nam đã lên tới 110 tỷ USD (2,35 triệu tỷ đồng). Số nợ đó, bổ theo đầu dân thì một đứa trẻ sơ sinh vừa chào đời ở Việt Nam đã mang nợ hơn 1.200 USD (gần 30 triệu đồng).
Vắt kiệt sức dân
Nhà nước túng quẫn, bần cùng đến nước đè thu phí đến cả chiếc xe máy – phương tiện mưu sinh và đi lại thiết yếu của tuyệt đại bộ phận dân chúng. Thuế, phí chồng chất, vét đến đồng tiền còm cõi của dân nghèo, bù đắp phần nào ngân sách trống rỗng, nhưng sức dân bị vắt kiệt, đời sống càng khốn cùng điêu đứng, không đủ tái sản xuất. Giật gấu vá vai, tiền vay mượn mọi nguồn, trong đó có nguồn vay ẩn chứa nhiều hiểm họa từ Trung Quốc – kẻ đã đánh chiếm nhiều đất đai, biển đảo và đang uy hiếp ngày càng trắng trợn độc lập chủ quyền của ta, quyết khuất phục ta bằng sức mạnh cứng và mềm. Cắn răng, ngửa tay vay của Trung Quốc là chấp nhận bị lệ thuộc, chi phối, khống chế ngày một thêm khó gỡ. Tiền vay ai thì cũng là vay vào tương lai, vào trách nhiệm của các thế hệ người Việt mai sau. Tài lực sức dân hôm nay lẽ ra phải được sử dụng hiệu quả nhất, đầu tư cho sản xuất, khoa học công nghệ, vực dậy kinh tế, quốc phòng. Nhưng giới chức từ trung ương đến địa phương đã ném đồng tiền phải ký cược bằng vận mệnh đất nước, bằng hy sinh to lớn của nhân dân vào những dự án phô trương phù phiếm, vì thế không những không giúp vực dậy mà còn trở thành gánh nặng cho nền kinh tế vốn ốm yếu, khoét sâu thêm những bất ổn, mâu thuẫn xã hội. Những văn miếu, tượng đài, quảng trường, công sở, nhà văn hóa, bảo tàng hoành tráng, nguy nga, lộng lẫy trong mênh mông hoang vắng, vô cùng lạc lõng, phản cảm và bất nhẫn trước cuộc sống nghèo khổ, lam lũ, thiếu thốn trăm bề của phần lớn dân chúng. Quảng Nam đất nghèo, dân đói, giáp hạt nhiều năm phải xin nhà nước cứu đói mỗi năm hơn ngàn tấn thóc. Không có tiền cho những dự án, công trình kinh tế, cho hạ tầng cơ sở vật chất nhưng tỉnh vẫn thản nhiên dốc hơn 400 tỷ ngân sách xây tượng đài Mẹ Việt Nam rồi để tượng xuống cấp nhanh chóng, không cần biết dân chúng có ngó ngàng hay không. Sơn La miền núi heo hút, kinh tế chỉ trông vào rừng, mà rừng đã bị tàn phá trống trơ. Tỉnh có tới 71.000 hộ nghèo, không đủ cơm ăn, áo mặc. Các bản làng đều thấy những mái trường tranh tre nứa lá dột nát, xiêu vẹo, tuềnh toàng như chòi canh nương, học trò còm cõi, tả tơi. Sơn La nghèo đói thiếu thốn hơn cả Quảng Nam, vậy mà Hội đồng Nhân dân tỉnh này vừa thông qua chủ trương xây dựng tượng đài và quảng trường Hồ Chí Minh với chi phí 1.400 tỷ đồng – số tiền đủ ngói hóa toàn bộ các điểm trường, các ký túc xá cho Sơn La và các tỉnh miền núi! Không phải chỉ có một tượng đài Hồ Chí Minh ở Sơn La. Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa quy hoạch một hệ thống tượng đài Hồ Chí Minh đến 2030, Thủ tướng đã phê duyệt, với 14 tượng đài Hồ Chí Minh sẽ còn tiếp tục được mọc lên khắp ba miền: Bắc Kạn, Bắc Ninh, Bình Định, Đà Nẵng, Điện Biên, Hải Phòng, Hải Dương, Kiên Giang, Quảng Bình, Quảng Trị, Sơn La, Thái Bình, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc… Trong khi đó, có tới 58 địa phương đang xin xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh. Sơn La chỉ là trường hợp vừa được phê duyệt “bổ sung” trong quy hoạch đến 2030. Nguồn vốn còm cõi của đất nước sẽ còn bị cơn bão tượng đài oan nghiệt tới tấp thổi bay hàng trăm, hàng nghìn tỷ đồng tiền tận thu suy kiệt sức dân, tiền ngửa tay vay nước ngoài đầy rủi ro, hiểm họa. Đất nước đang vô cùng khó khăn, đang đứng trước những thử thách ngặt nghèo và đang thiếu tài lực trầm trọng để vượt qua. Chủ trương xây dựng hàng loạt tượng đài Hồ Chí Minh nguy nga, hoành tráng, tốn kém lúc này là hết sức nguy hại, hướng nguồn lực đất nước vào nhu cầu giả – một ảo tưởng áp đặt toàn trị mãi mãi lên đầu dân chúng – trong khi nhu cầu thật bị phớt lờ, khó khăn càng gay gắt hơn. Chủ trương xây hàng loạt tượng đài Hồ Chí Minh với chi phí mỗi công trình từ vài trăm đến vài ngàn tỷ đồng tiền thuế của dân không những hết sức tương phản với cuộc sống còn vô cùng thiếu thốn của số đông dân chúng nhiều vùng miền, mà còn đặc biệt nguy hại vì tạo cơ hội béo bở cho quan tham đục khoét, bộ máy công quyền hư hỏng công khai tham nhũng tập thể. Đó là tội ác không thể dung thứ. Thực tế cho thấy, công trình, dự án nào những người dính dáng vào đều chăm chăm một tỷ lệ phần trăm rất lớn chia chác, đặc biệt các công trình tượng đài không theo quy chuẩn xây dựng đại trà. “Xây dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh hoành tráng, đồ sộ, xứng đáng với công đức của Người là đáp ứng nguyện vọng, tình cảm của đồng bào đối với Người” chỉ là cách ngụy biện vụng về, trơ trẽn nhằm lấp liếm cho những chục tỷ, trăm tỷ đồng rút ruột công trình, cốt tư túi. Nhu cầu cấp thiết cháy bỏng của người dân là có con đường ra con đường đến bản, có cây cầu vững chãi, an toàn bắc qua sông suối dân qua lại hàng ngày, có bệnh xá, trường học kiên cố, chứ không phải là tượng đài, quảng trường nguy nga ở những nơi mà người dân vùng sâu vùng xa không biết trong đời có khi nào bước chân đến. Vì những lẽ trên, chúng tôi – các tổ chức xã hội dân sự độc lập và những công dân Việt Nam ký tên dưới đây – nghiêm khắc đòi hỏi nhà nước khẩn cấp hủy bỏ những dự án xây dựng tượng đài Hồ Chí Minh, chặn đứng nguy cơ vơi hụt đáng kể quỹ ngân sách vốn eo hẹp, tạo thêm bất ổn mâu thuẫn xã hội đã và đang chồng chất. Các tổ chức xã hội dân sự và cá nhân ký tên dưới đây:
Diễn đàn Xã hội Dân sự Dân quyền, đại diện TS Nguyễn Quang A
Hội Nhà báo Độc lập, đại diện TS Phạm Chí Dũng
Bauxite Việt Nam, đại diện GS Phạm Xuân Yêm
Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, đại diện nhà văn Nguyên Ngọc
Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
Phạm Duy Hiển, dịch giả (bút danh Phạm Nguyên Trường), Vũng Tàu
Hoàng Hưng, nhà thơ, Vũng Tàu
Nguyễn Khắc Mai, nhà nghiên cứu, Hà Nội
Võ Văn Tạo, nhà báo, Nha Trang
Nguyễn Huệ Chi, GS, Hà Nội
Chu Hảo, TS, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Hà Nội
Nguyễn Tường Thụy, nhà báo, Hà Nội
Phạm Gia Minh, TS, TP HCM
Hà Sĩ Phu, TS, Đà Lạt
Trần Minh Thảo, Bảo Lộc, Lâm Đồng
Hoàng Dũng, PGS TS, ĐHSP TP HCM
Mai Thái Lĩnh, nhà nghiên cứu, Đà Lạt
Hồ Ngọc Nhuận, TP HCM
Nguyễn Thị Kim Chi, nghệ sĩ ưu tú, Hà Nội
Vũ Linh, nguyên cán bộ giảng dạy Đại học Bách khoa Hà Nội, Hà Nội
JB Nguyễn Hữu Vinh, facebooker, Hà Nội
Bùi Minh Quốc, nhà thơ, cựu Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Lâm Đồng, Đà Lạt
Nguyễn Đăng Quang, Đại tá công an, Hà Nội
Nguyễn Xuân Diện, TS, Hà Nội
Trần Tiến Đức, nhà báo, đạo diễn, Hà Nội
Phan Thị Hoàng Oanh, TS, TP HCM
Nguyễn Nguyên Bình, nhà văn, Hội Nhà văn Hà Nội
Vũ Thư Hiên, nhà văn, cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, Pháp
Hoàng Khánh Khang, Sài Gòn
Tiêu Dao Bảo Cự, nhà văn, Đà Lạt
Lê Phước Sinh, facebooker, Sài Gòn
Võ Quang Thái, kỹ sư hưu trí, Sài Gòn
Huỳnh Công Thuận, facebooker, Sài Gòn
Nguyễn Ngọc Hạnh, hưu trí, Hoa Kỳ
Trương Long Điền, công chức hưu trí, An Giang
Nguyễn Thái Lai, facebooker, Nha Trang
Nguyễn Thị Khánh Trâm, nhà nghiên cứu, TP HCM
Trần Văn Mạnh, kỹ sư, Vĩnh Phúc
Jack T Trần, chuyên viên điện toán, hưu trí, Hoa Kỳ
Vũ Quang Chính, nhà phê bình điện ảnh, Hà Nội
Phạm Quang Hiển, doanh nhân, Hà Nội
Vũ Vân Sơn, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt tại Berlin và Brandeburg, Đức
Hồ Uy Liêm, TS, Hà Nội
Trần Bang, kỹ sư, cựu chiến binh chống giặc Tàu, Sài Gòn
Kha Lương Ngãi, cựu Phó Tổng Biên tập báo Sài Gòn giải phóng, Sài Gòn
Trần Văn Phong, 44 tuổi đảng, Nghệ An
Trần Đình Song, Specialist Engineering, Hoa Kỳ
Nguyễn Tấn Phùng, kỹ sư, Tiền Giang
Bùi Thanh Hiếu (Người Buôn Gió), blogger, Đức
Hoàng Minh Phương, kỹ sư, Hà Nội
Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
Đào Thu Huệ, cán bộ Đại học Quốc gia, Hà Nội
Phùng Ngọc Hoài, giảng viên đại học hưu trí, An Giang
Phạm Hồng Thắm, nhà báo hưu trí, Hà Nội
Phạm Phú Minh, nhà báo, Diễn Đàn Thế Kỷ, Hoa Kỳ
Phùng Liên Đoàn, PhD, PE, Chủ tịch Quỹ khuyến học Việt Mỹ (VASF), Quỹ Khuyến khích tự lập (FESR) và Viện Việt Nam tương lai (IVNF), Hoa Kỳ
Nguyễn Đức Tường, GS TS, nguyên giảng viên Đại học Ottawa, Canada
Ngô Thị Hồng Lâm, chuyên viên nghiên cứu lịch sử Đảng, Vũng Tàu
Trần Văn Thọ, GS TS, Đại học Waseda, Nhật Bản
Hà Dương Tường, nguyên giáo sư Đại học Công nghệ Compiègne, Pháp
Trương Minh Hưởng, Hà Nam
Hoàng Thị Hà, hưu trí, Hà Nội
Phan Văn Phong, Hà Nội
Trần Văn Thủy, đạo diễn, Nghệ sĩ Nhân dân, Hà Nội
Vũ Mạnh Hùng, Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Thương mại, Hà Nội
Uông Đình Đức, TP HCM
Nguyễn Thế Hùng, GS TS, Đại học Đà Nẵng, Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt Nam
Vũ Quốc Ngữ, thạc sĩ, nhà báo tự do, Hà Nội
Trần Thị Thảo, nhà giáo, Hà Nội
Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư kí Hội Trí thức yêu nước TP HCM
Phạm Thị Lâm, cán bộ hưu trí, Hà Nội
Hoàng Thế Đức, Hà Nội
Nguyễn Văn Túc, cựu tù nhân lương tâm, Thái Bình
Đinh Đức Long, TS, bác sĩ, Sài Gòn
Khổng Hy Thiêm, kỹ sư, Khánh Hòa
Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
Trịnh Hồng Kỳ, kinh doanh xuất nhập khẩu, TP HCM
Trịnh Bá Phương, Hà Nội
Tô Oanh, nhà giáo hưu trí, TP Bắc Giang
Phan Đắc Lữ, nhà thơ, Sài Gòn
Quan Nguyen, kỹ sư, Hoa Kỳ
Nguyễn Thành Nhân, nhà văn, dịch giả, Sài Gòn
Lưu Hồng Thắng, công nhân, Hoa Kỳ
Nguyễn Thúy Bình, kinh doanh, Sài Gòn
Đào Tiến Thi, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
Phạm Quang Tuấn, PGS, Đại học New South Wales, Australia
Nguyễn Xuân Nghĩa, TS, giảng viên, TP HCM
Phạm Toàn, nhà nghiên cứu giáo dục độc lập, Hà Nội
Dương Sanh, nhà giáo, Khánh Hòa
Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu lịch sử văn hóa Huế, Huế
Tô Lê Sơn, kỹ sư, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
Nguyễn Đức Dân, GS TS, TP HCM
Đỗ Đăng Giu, nguyên Giám đốc nghiên cứu CNRS Đại học Paris-Sud, Pháp
Phan Bình Minh, cựu phóng viên Việt Nam Cộng hòa, Đức
Lê Hiền Đức (Công dân Liêm chính), hưu trí, Hà Nội
Bui Duc Thong, kỹ sư, Đức
Vũ Tuấn, GS TS, Nhà giáo nhân dân, hưu trí, Hà Nội
Đỗ Như Ly, kỹ sư hưu trí, TP HCM
Nguyễn Đan Quế, bác sĩ, cựu tù nhân lương tâm Việt Nam, TP HCM
Lê Văn Tâm, nguyên Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Nhật Bản
Đỗ Thị Minh Hạnh, Sài Gòn
Nguyễn Xuân Hoài, hưu trí, TP HCM
Nguyễn Tiến Trung, Thạc sĩ, TP HCM
Phạm Huy Việt, Đại tá, cựu chiến binh Thành cổ Quảng trị, hưu trí, Nghệ An
Phan Quốc Tuyên, kỹ sư, Thụy Sĩ
Đỗ Minh Tuấn, nhà văn, đạo diễn, Hà Nội
Thùy Linh, nhà văn, Hà Nội
Quản Mỹ Lan, Pháp
Khôi Nguyên, facebooker, Hoa Kỳ
Nguyễn Thanh Giang, TS, Hà Nội
Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975, TP HCM
Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, nghiên cứu và dạy Toán, Hà Nội
Bùi Tiến An, cựu chuyên viên Ban Dân vận thành ủy TP HCM, cựu tù chính trị chuồng cọp Côn Đảo trước 1975, TP HCM
Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng, Huỳnh Kim Báu đại diện
Võ Văn Thôn, cựu Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, cựu Chủ tịch Ủy ban Nhân dân quận 3, TP HCM
Hội Bầu bí tương thân, Trưởng Ban điều hành Nguyễn Lê Hùng đại diện
Lê Công Giàu, cựu Phó Tổng Giám đốc Saigontourist, Imexco, TP HCM
Lê Khánh Luận, TS, nguyên giảng viên Đại học Kinh tế TP HCM, TP HCM
Hà Quang Vinh, hưu trí, TP HCM
Nguyễn Kim Huê, cựu chiến binh, TP HCM
Vũ Trọng Khải, PGS TS, chuyên gia kinh tế nông nghiệp, TP HCM
Ngô Kim Hoa, facebooker, Sài Gòn
Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, cựu Phó Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ, Hội An
Phạm Khiêm Ích, PGS TS, Hà Nội
Trần Thanh Bình, kỹ sư, Italia
Hoàng Lại Giang, nhà văn, TP HCM
Phạm Hải, blogger, Nha Trang
Nguyễn Đình Cống, GS TS, Đại học Xây dựng, Hà Nội
Lê Minh Hằng, cán bộ hưu trí, Hà Nội
Nguyễn Đăng Hưng, GS Danh dự Đại học Liège (Bỉ), TP HCM
Lê An Vi, nhà nghiên cứu độc lập Văn hóa Việt cổ, Hà Nội
Trần Minh Quốc, CLB Lê Hiếu Đằng, TP HCM
Lê Thị Minh Hà, Hà Nội
Nguyễn Thanh Tâm, Hoa Kỳ
Nguyễn Văn Dũng, giáo viên nghỉ hưu, TP Huế
Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh
Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
GB Huỳnh Công Minh, linh mục Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
Trần Nhơn, TS, Hà Nội
Đặng Thị Hảo, TS, Viện Văn học, Hà Nội.
——————————————-
Dự luật tiếp cận thông tin còn mù mờ, bất cập
Ngày 12/8/2015, Bộ trưởng Tư pháp – ông Hà Hùng Cường thay mặt Chính phủ trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và giải trình về dự luật tiếp cận thông tin. Dự luật mới được trình xin ý kiến lần đầu, nên sẽ được tiếp tục chỉnh lý, bổ sung để trình lên Quốc hội thảo luận vào kỳ họp tháng 10 tới đây.
Sau khi tiếp nhận, đánh giá về dự luật, Phó chủ tịch Quốc hội – ông Huỳnh Ngọc Sơn cho rằng, hiện nay nhiều nội dung, giấy tờ đóng dấu mật tràn lan là không hợp lý, thậm chí có những giấy mời họp cũng đóng dấu mật. Ông Sơn đưa ra thêm ví dụ về tình hình sức khỏe của một số quan chức, như các ông Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh thời gian qua. Ông nói: “Tôi nghĩ chuyện sức khỏe của cán bộ không đến mức bí mật. Vì cứ coi là bí mật nên mới sinh ra nhiều chuyện phức tạp, báo chí đưa tin, rồi đồn đoán này khác”.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho rằng, quyền tiếp cận thông tin là một trong những quyền cơ bản của người dân đã được hiến pháp quy định. Tuy nhiên, theo ông Cường, pháp luật hiện hành quy định chưa rõ và chưa thống nhất về nguyên tắc bảo đảm quyền tiếp cận thông tin; về cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin; về phương thức, hình thức, trình tự, thủ tục tiếp cận thông tin. Do vậy, quyền tiếp cận thông tin của người dân chưa được bảo đảm bằng các cơ chế pháp lý đủ mạnh.
Theo đánh giá của Chính phủ, nhu cầu thông tin của công dân đang ngày càng gia tăng. Trong khi đó, theo ông Hà Hùng Cường, việc công khai và cung cấp thông tin của các cơ quan nhà nước mới chỉ đáp ứng một phần nhu cầu của người dân, chưa tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin chủ động, nhanh chóng và thuận tiện.
Ông Cường nhận định: “việc cung cấp thông tin còn nhiều bất cập đã dẫn đến nhiều hệ lụy như một bộ phận cán bộ, công chức lợi dụng vị trí đặc quyền nắm giữ thông tin để trục lợi, tham nhũng, tiêu cực”.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh thiếu niên và nhi đồng Đào Trọng Thi đề nghị không chỉ cơ quan nhà nước mới có trách nhiệm cung cấp thông tin khi công dân yêu cầu, mà mọi thông tin liên quan đến đời sống người dân, lợi ích của cộng đồng thì tổ chức nào cũng phải cung cấp.
Trên thực tế hiện nay, người dân luôn bị hạn chế tiếp cận thông tin của nhà nước. Đặc biệt là liên quan đến chi tiêu ngân sách với các đề án mù mờ, thiếu minh bạch. Mặt khác, người dân chỉ được tiếp cận với những con số ảo, không chính xác và không đầy đủ từ phía chính quyền. Các hoạt động thống kê ngoài nhà nước cũng bị cản trở, bởi quyền tiếp cận thông tin không được bảo đảm.
Trách nhiệm giải trình của nhà nước gắn bó mật thiết với quyền tiếp cận thông tin. Bởi có đầy đủ thông tin thì người dân mới có thể giám sát các hoạt động của chính quyền. Điều này giúp tăng tính minh bạch và dân chủ trong xã hội. Nhưng đó cũng chính là điều các chế độ toàn trị luôn sợ hãi. Do đó, tương lai của dự luật này, và việc thực thi luật nếu được thông qua vẫn còn mù mờ.
SBTN: Dự luật tiếp cận thông tin còn mù mờ, bất cập
——————————————————–
Một phụ nữ tự thiêu để phản đối cưỡng chế đất
Sáng nay (12/8), tại xã Phổ Nhơn (huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi) đã xảy ra vụ tự thiêu bằng xăng. Người tự thiêu là một phụ nữ, được đưa đi cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Người có hành động tự thiêu là bà Phạm Thị L. (SN 1963, trú xã Phổ Nhơn). Ngay khi bà L. tự thiêu, địa phương cùng gia đình đã đưa nạn nhân đi cấp cứu tại Bệnh viện Đặng Thùy Trâm (huyện Đức Phổ) và chuyển lên Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi trong tình trạng nguy kịch.
Được biết, gia đình bà Nguyễn Thị Lê là chủ sử dụng thửa đất với diện tích 5,144m2, tờ bản đồ số 21 đa dạng hóa nông nghiệp nông thôn năm 2006, thuộc địa chính xã Phổ Nhơn. Vào năm 1979, UBND xã Phổ Nhơn đã tự ý cắt trong thửa này 100m2 chuyển quyền sở hữu cho bà Phan Thị Mễ – nguyên cán bộ Hội Phụ nữ thôn An Lợi để làm nhà ở.
Đến năm 1989 bà Mễ bán lại cho ông Thạch Cảnh Phổ, được chính quyền xã Phổ Nhơn lúc bấy giờ xác nhận. Bà Phạm Thị Lê cho rằng năm 1979, UBND xã Phổ Nhơn lấy đất của cha bà Lê 0.2 sào =100m2 cấp cho bà Phan Thị Mễ. Nhưng chủ tịch UBND huyện Đức Phổ lại căn cứ xác nhận của UBND xã Phổ Nhơn thời kỳ 1979, cho rằng 0,2 sào = 2 sào = 1,075m2, tức là hơn 10 lần!
Từ điểm vô lý này, bà Lê đã khiếu kiện nhiều lần. Sau nhiều năm khiếu kiện, vào ngày 27/7/2015, TAND huyện Đức Phổ đã trả lại đơn cho bà Lê với lý do hết thời hạn khởi kiện.
Đến sáng ngày 12/8/2015, UBND xã Phổ Nhơn đã huy động 20 công an xã, dân quân tự vệ đến cưỡng chế bà Lê, và bảo vệ cho gia đình ông Thạch Cảnh Phổ xây dựng trên phần đất đang xảy ra tranh chấp.
Phẫn uất trước việc UBND huyện Đức Phổ cho rằng 0.2 sào = 1.075m2 mà không chịu công nhận 0.2 sào =100m2, nên bà Lê đã tưới xăng để tự thiêu. Hiện tại bà đang được điều trị ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Ngãi trong tình trạng bỏng nặng và nguy kịch đến tính mạng.
Trong sáng nay (12/8), khoảng 20 người thuộc UBND xã Phổ Nhơn tổ chức cưỡng chế, bảo vệ thi công cho ông Thạch Cảnh Phổ. Bà L. tẩm xăng lên người, bật lửa tự thiêu trước sự chứng kiến của đoàn cưỡng chế, gia đình và người dân địa phương.
Sau khi được điều trị ở Bệnh viện ĐK Quảng Ngãi trong tình trạng bỏng nặng và nguy kịch đến tính mạng, bà Lê được chuyển đến Viện Bỏng Trung ương ở Hà Nội để điều trị tiếp.
Dân trí: Một phụ nữ tự thiêu để phản đối cưỡng chế đất
SBTN: Nguyên nhân chi tiết khiến người phụ nữ ở Quảng Ngãi tự thiêu
————————————————
Hà Nội: Gây tội ác với dân oan ngay tại trụ sở tiếp dân
Những dân oan chờ chực khiếu kiện ở số 1 Ngô Thì Nhậm quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết, sáng ngày 12/8/2015, bà Nguyễn Thị Hiền, dân oan Bắc Giang đã bị một nhóm bảo vệ đánh. Một bảo vệ tên Hòa đã dùng hết sức đá vào bụng bà. Do bị đòn quá mạnh, bà Hiền đã đổ máu mồm, ôm bụng quằn quại đau đớn.
Bà Hiền bị đánh khi vừa giăng biểu ngữ tố cáo quan chức tỉnh Bắc Giang tham nhũng đất đai. Thấy tình trạng nguy hiểm, công an và bảo vệ phòng tiếp dân Trung ương số 1 Ngô Thì Nhậm gọi xe cứu thương đến, đưa bà Hiền lên xe xong thì rũ bỏ trách nhiệm. Đi cùng để chăm sóc bà Hiền chỉ có dân oan với nhau, đó là bà Bình và 2 dân oan khác cùng là dân oan Bắc Giang.
Tại bệnh viện Hà Đông, bà Hiền được siêu âm và chụp X quang. Tuy nhiên, bác sĩ nói cần phải theo dõi thì mới kết luận được vì hiện hay dạ dày của bà “rất phức tạp”. Bác sỹ không dám ghi vào bệnh án như lời khai của bà Hiền, mà ghi là đau dạ dày. Nếu ghi theo lời khai của nạn nhân, họ “sợ bị kiện tụng”.
Bà Nguyễn Thị Hiền về Hà Nội để khiếu kiện việc chính quyền cướp đất và kéo đường dây điện cao thế qua nhà bà nhưng bồi thường rất thấp.
Cô Phước, dân oan tỉnh Bình Phước? cho biết thêm về người đánh bà Hiền tên Hòa như sau: Hắn là đội trưởng bảo vệ trụ sở tiếp dân nhưng hành xử như côn đồ côn đồ chứ không phải là bảo vệ nữa. Hắn thường đe dọa mọi người mỗi khi bà con làm điều gì không vừa ý. Bản thân cô Phước cũng bị hắn đe dọa nếu tiếp tục quay phim chụp hình sẽ bị công an bắt. Cô Phước lo lắng “con có chụp hình cho cô Hiền như vậy, công an gặp chủ nhà trọ xin số điện thoại để gặp mặt con, không biết có chuyện gì xảy ra với con nữa đây”.
VNTB: Hà Nội: Gây tội ác với dân oan ngay tại trụ sở tiếp dân
——————-13/08———————————
Bộ Công an khuyên Tạ Phong Tần đi Mỹ
Từ trại giam Thanh Hóa, nhà hoạt động Tạ Phong Tần cho người nhà biết bà được cán bộ thuộc bộ Công An khuyên ‘làm đơn xin đi định cư Hoa Kỳ’.
Hôm 13/8, trao đổi với BBC qua điện thoại, bà Tạ Minh Tú, em gái của bà Tạ Phong Tần, cho biết vừa đi thăm bà Tần ở trại giam số 5, Thanh Hóa trước đó một ngày.
Bà Tần cho em gái biết ba cán bộ thuộc bộ Công An khuyên bà ‘làm đơn xin đi định cư Mỹ’ thì họ sẽ xin giùm. Bà Tần nói không làm theo điều này.
“Chị tôi khẳng định với họ rằng mình không có tội mà phải xin. Trừ phi đại diện phía Mỹ trao yêu cầu này trực tiếp đến chị tôi hoặc người nhà”, bà Tú nói.
Bà Tú cho biết trong cuộc gặp, bà có nói với chị gái là ‘không cần làm đơn, họ cũng tống cổ chị đi giống như anh Điếu Cày sớm thôi!’.
Tuy vậy, bà Tú khẳng định đến nay, chưa có bất kỳ người thuộc Tổng lãnh sự quán hoặc đại sứ quán Hoa Kỳ liên hệ gia đình về việc này.
Ngoài ra, bà Tú cho biết bà Tần đang bị khối u ở đùi hành hạ đau từng cơn nhưng không có điều kiện chữa trị trong trại giam.
Tháng 6/2015, gia đình Tạ Phong Tần nói bà đã ăn uống trở lại từ ngày 14/6 sau nhiều tuần tuyệt thực.
Bà Tần, trong cuộc gặp đã nói là bà thôi tuyệt thực từ 14/6 và đã ăn cơm trở lại, nhưng với bà bây giờ thì ‘sống cũng như chết, không tuyệt thực cũng chết mà tuyệt thực cũng chết’, theo lời bà Tạ Minh Tú.
Trước đó, bà Tần nói với gia đình bà quyết định tuyệt thực vì bị “cán bộ trại giam ngược đãi tù chính trị, giam trong trong phòng giam không có cửa sổ và còn xây tường cao chắn ngang cửa chính”, bà Tú nói.
Bà Tạ Phong Tần, chủ trang blog Công lý và Sự thật, bị bắt vào ngày 5/9/2011 và bị kết án tù 10 năm vào năm 2012 vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước theo điều 88 Bộ Luật Hình sự.
Nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5, Bộ Ngoại giao Mỹ đã nêu tên một số nhà báo mà Mỹ nói là ‘bị bỏ tù sai trái’, trong đó có bà Tạ Phong Tần.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry nói bà Tạ Phong Tần ‘đang thụ án 10 năm tù ở Việt Nam vì vạch trần tham nhũng của chính phủ’.
Trước đó, bà Tạ Phong Tần cũng được ông John Kerry và Đệ nhất Phu nhân Mỹ Michelle Obama trao giải Phụ nữ Can đảm của Thế giới hồi tháng 3/2013.
BBC: Bộ Công an khuyên Tạ Phong Tần đi Mỹ
————————————-
Viện Kiểm sát thành phố HCM xin lỗi người bị bắt oan và giam giữ 4 năm trong một vụ án giết người
Tại trụ sở UBND phường 13, quận Bình Thạnh vào ngày 11/8, Việc VKSND TP Hồ Chí Minh tổ chức buổi xin lỗi công khai đối với ông Trương Bá Nhàn, người bị bắt và giam giữ 4 năm trong một vụ án giết người mà ông bị tình nghi là thủ phạm.
Ngày 12/12/2001, bà Hoàng Thị Kim Ái bị chết trong nhà với nhiều vết đâm. Khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra phát hiện một dấu vân tay trùng với dấu vân tay của ông Trương Bá Nhàn. Lập tức ông Nhàn bị khởi tố về hành vi “giết người”, và bị VKSND TP Hồ Chí Minh truy tố về tội danh trên. Nhưng khi xét xử, TAND TP Hồ Chí Minh nhận thấy căn cứ buộc tội chưa vững chắc, nên đã trả hồ sơ yêu cầu điều tra lại.
Ngày 8/6/2006, cơ quan CSĐT ra quyết định đình chỉ điều tra đối với ông Nhàn vì không chứng minh được hành vi phạm tội. Ông Trương Bá Nhàn được trả tự do sau 4 năm (1.460 ngày) tạm giam.
Và suốt từ năm 2006 đến nay, sau 9 năm trời, ông Nhàn mới được VKSND TP Hồ Chí Minh bồi thường gần 300 triệu đồng và tổ chức buổi xin lỗi công khai nói trên.
VNTB: Oan sai 1.460 ngày và… giải oan vài phút
———————-14/8/2015———————-
Kiến nghị của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền cho chính phủ Úc về nhân quyền Việt nam
Ngày 14 tháng 8, tại Canberra -Úc, sẽ diễn ra cuộc đối thoại nhân quyền Việt Úc. Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human rights watch) đã đưa ra một bản đệ trình trong đó yêu cầu chính phủ Úc gây áp lực lên các vấn đề nhân quyền một cách rõ ràng và nâng cao hiệu quả của các cuộc đối thoại bằng cách thiết lập các tiêu chuẩn rõ ràng để cải thiện và công khai các kết quả của cuộc thảo luận.
Hồ sơ nhân quyền của Việt Nam vẫn còn tồi tệ. Quốc gia cộng sản độc đảng đã đàn áp hầu như tất cả các hình thức bất đồng chính kiến, sử dụng một loạt các biện pháp đàn áp. Tự do ngôn luận, lập hội và hội họp bị hạn chế chặt chẽ. Cảnh sát thường xuyên sử dụng hình thức tra tấn và đánh đập để ép cung và trừng phạt tù nhân. Tôn giáo thiểu số và các nhà hoạt động bị sách nhiễu, hăm dọa và tống giam. Hệ thống tư pháp hình sự thiếu độc lập và hoạt động dưới sự chỉ đạo của chính phủ và đảng. Trung tâm cai nghiện của nhà nước sử dụng lao động tù nhân để sản xuất cho thị trường nội địa và xuất khẩu. Mặc dù áp lực, số lượng gia tăng của các blogger và nhà hoạt động can đảm dã cất lên tiếng nói trong việc kêu gọi dân chủ và tự do hơn.
Tổ chức Quan sát Nhân quyền (Human rights watch) đã nêu ra các kiến nghị sau:
Tù nhân chính trị và tù nhân
Trong cuộc đối thoại sắp tới, Úc nên công khai kêu gọi chính phủ Việt Nam:
Trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị và tù nhân, bao gồm cả những người bị cầm tù hoặc bị giam giữ vì yêu cầu thực hiện quyền tự do ngôn luận, hội họp, di chuyển, hoặc hoạt động chính trị hay tôn giáo.
Sửa đổi hoặc bãi bỏ các điều trong bộ luật hình sự và luật định khác vì đã hình sự hóa những nhà đấu tranh ôn hòa dựa vào các định nghĩa mơ hồ về tội xâm phạm “an ninh quốc gia ” theo điều luật hình sự 79 (“Thực hiện các hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”), điều 87 ( ” phá hoại chính chính sách đoàn kết”), điều 88 (” tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”), điều 89 (” Gây rối an ninh”), điều 91 (” trốn đi nước ngoài hoặc đào ngũ để ở lại nước ngoài nhằm chống chính quyền nhân dân”), và điều 258 (” lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và / hoặc các công dân” ).
Để xây dựng niềm tin ngay lập tức, phải cho phép gia đình, các tư vấn pháp lý, và quan sát bên ngoài từ Úc và các nhóm nhân quyền và các tổ chức nhân đạo quốc tế được tiếp cận tù nhân.
Chấm dứt chủ nghĩa côn đồ do chính phủ bảo trợ
Việc lạm quyền của cảnh sát/an ninh
Trong cuộc đối thoại sắp tới Úc nên
Bày tỏ mối quan tâm mạnh mẽ tới các quan chức Việt Nam về việc cảnh sát lạm dụng quyền hành, nhấn mạnh rằng việc này đã vi phạm cả luật Việt Nam lẫn luật quốc tế, và rằng thủ phạm phải bị trừng phạt, và các nạn nhân sẽ phải được nhận biện pháp khắc phục và bồi thường.
Thúc đẩy chính phủ của Việt Nam thiết lập cơ chế giải trình trách nhiệm một cách hiệu quả. Ví dụ, Việt Nam nên thiết lập một ủy ban khiếu nại cảnh sát độc lập để tiếp nhận khiếu nại từ công dân và để cung cấp việc giám sát “các vấn đề nội bộ” hay “trách nhiệm nghề nghiệp” của đơn vị cảnh sát. Ủy ban này nên là một cơ quan có thẩm quyền theo luật định như với các cơ quan pháp lý để có thể truy tố hoặc thực thi kỷ luật nếu công việc nội bộ, hoặc đơn vị chuyên nghiệp chịu trách nhiệm không làm được như vậy trong trường hợp đã có các cáo buộc đáng tin cậy.
Đàn áp tự do tôn giáo
Trong cuộc đối thoại sắp tới, Australia nên công khai kêu gọi chính phủ Việt Nam:
Cho phép tất cả các tổ chức tôn giáo độc lập tự do tiến hành các hoạt động tôn giáo và được quyền tự trị. Những nhà thờ và các giáo phái không muốn tham gia vào một trong những tổ chức tôn giáo chính thức được thuộc hội đồng tôn giáo do chính phủ chỉ định phải được phép hoạt động độc lập.
Chấm dứt việc sách nhiễu, bắt giữ, truy tố, bỏ tù, và việc điều trị bệnh của người dân vì họ là tín đồ của các tôn giáo không được phép hoạt động, và trả tự do cho bất cứ ai hiện đang bị giam giữ do thực thi ôn hòa các quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp và lập hội.
Chấm dứt tất cả các biện pháp ngăn chặn người Thượng và các công dân người Việt xuất ngoạivà không trừng phạt những người quay trở về.
Đảm bảo tất cả luật pháp nhà nước liên quan đến các vấn đề tôn giáo phải phù hợp với luật nhân quyền quốc tế, bao gồm Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị (ICCPR) mà Việt Nam và Úc là thành viên. Sửa đổi quy định trong bộ luật nhà nước vốn bó buộc tự do tôn giáo và tín ngưỡng, ngôn luận, lập hội, hoặc hội họp ôn hòa và vi phạm công ước ICCPR.
Điều tra và xử lý kỷ luật hoặc truy tố một cách thích đáng các nhân viên công an hoặc cơ quan khác đã sử dụng các biện pháp tra tấn hoặc đối xử tàn ác, vô nhân đạo, hoặc nhục hay trừng phạtngười khác.
Cho phép quan sát bên ngoài, bao gồm cả các cơ quan của Liên Hợp Quốc, các tổ chức phi chính phủ quan tâm đến nhân quyền, và các nhà ngoại giao nước ngoài được phép đến Tây Nguyên mà không cho người ngăn cản và theo dõi, bao gồm cả các xã và thôn bản đặc biệt có người Thượng đã gần đây đã rời đi xin tị nạn ở nước ngoài. Đảm bảo không có sự trừng phạt hay trả thù nào đối với bất cứ ai nói đến hoặc giao tiếp với các quan sát viên bên ngoài này.
Trao trả thuyền nhân tỵ nạnđược trả về từ Úc
Trong cuộc đối thoại sắp tới, Australia công khai nên kêu gọi chính phủ Việt Nam:
Sắp xếp nơi ở và đảm bảo sự an toàn của tất cả những người tị nạn trở về .
Giải trình ngay lập tức vì sao những người quay trở về đã bị giam giữ, và trả tự do cho những người bị giam giữ tùy tiện.
VNTB: Kiến nghị của Tổ Chức Quan Sát Nhân Quyền cho chính phủ Úc về nhân quyền Việt nam
———————————15/08/2015—————-
Chính quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Thạnh Hóa, Long An!
Chính quyền huyện Thạnh Hóa và chính quyền tỉnh Long An đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cụ thể là vi phạm Luật đất đai 2003 và Nghị định 197/2004/NĐ-CP. Những cơ quan nhà nước đã vi phạm pháp luật trong vụ án này là: UBND huyện Thạnh Hóa, UBND tỉnh Long An, Tòa án nhân dân huyện Thạnh Hóa, Tòa án nhân dân Tỉnh Long An.
Cái sai của UBND huyện và UBND tỉnh lẽ ra phải được tòa án điều chỉnh cho đúng pháp luật, nào ngờ, quan chức bênh vực nhau, kéo bè kéo cánh. Cả tòa án nhân dân huyện Thạnh Hóa và Tòa án nhân dân tỉnh Long An đều vi phạm pháp luật, xử ép người dân. Sau những phiên tòa oan trái là sự tham gia của hàng trăm cán bộ công an và lực lượng cưỡng chế làm náo động cả khu vực chợ Tuyên Nhơn, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Sự việc trở nên nhức nhối, chấn động khi 13 người trong thân nhân của 3 hộ bị cưỡng chế đã đứng lên chống lại sự cưỡng chế đất và gây thương tích cho các nhân sự phía chính quyền ngày 14/4/2015.
Ngày 4/8/2015, VKSND huyện Thạnh Hóa ra một bản cáo trạng dài 17 trang dành cho 12 người bị khởi tố tội “chống người thi hành công vụ” và “cố ý gây thương tích” trong vụ cưỡng chế đất ở Thạnh Hóa Long An ngày 14/4/2015. Bản cáo trạng nêu chi chít, đầy đặc những tình tiết bất lợi cho những người bị cưỡng chế mà không có tình tiết nào chỉ ra nguyên nhân sâu xa của sự việc chấn động dư luận này.
Sự việc càng làm người quan tâm quặn lòng thắt ruột khi người thứ 13 vừa bị bắt và có nguy cơ bị khởi tố trong vụ án này là cháu Nguyễn Mai Trung Tuấn vừa tròn 15 tuổi. Ba mẹ cháu cũng nằm trong danh sách những người bị bắt và khởi tố theo Điều 257 BLHS về tội “chống người thi hành công vụ”.
Gia đình cháu Tuấn bị mất đất lại có đến 3 người phải đối diện tù tội, chỉ còn lại duy nhất người em gái của Tuấn đang tại ngoại, cháu chưa đủ hiểu biết để có thể bảo vệ tốt cho ba mẹ và anh đang bị bắt giam. Vì đâu nên nỗi? Do họ “chống người thi hành công vụ” ư? Chúng ta cần phân tích để nhận ra nguyên nhân, bản chất của nó. Có như vậy mới mong hoàn thiện hệ thống luật pháp và quản lý nhà nước một cách thấu tình đạt lý. Bởi bản chất con người thường có xu hướng chống lại thế lực làm tổn hại lợi ích của của mình, và mức độ phản kháng sẽ tăng lên kịch trần khi họ bị “kẻ mạnh” đẩy vào bước đường cùng phải mang nỗi uất hận của một con người “không còn gì để mất”!
Xuất phát từ sai trái của chính quyền mà người dân thiệt hại quá lớn. Đất của hộ ông Can, giá thị trường là 1,5 tỷ đồng mà đền bù chỉ 23 triệu đồng. Phần tài sản gắn liền với đất(nhà cửa) được đền bù 100.584.580 đồng… Tổng cộng, hộ ông Can chỉ nhận được 133.722.120 đồng. Với số tiền đền bù ít ỏi, hộ ông Can không thể nào mua đất xây nhà mới.
VNTB: Chính quyền vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong vụ cưỡng chế thu hồi đất ở Thạnh Hóa, Long An!
————————————
Giam giữ Ba Sàm là phạm pháp
Ngày 5/5/2014, blogger Anh Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và một đồng nghiệp bị cơ quan an ninh Việt Nam bắt khẩn cấp, bị cáo buộc vi phạm điều 258 Bộ Luật Hình sự. Vụ bắt giữ này diễn ra chỉ vài ngày sau khi Trung Quốc đặt giàn khoan trên thềm lục địa Việt Nam và trang Ba Sàm đã có nhiều bài phản đối trong khi cả ngàn tờ báo truyền thông lề phải bị bịt miệng, phải im lặng.
Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự là Nguyễn Thị Minh Thúy đã gia nhập đội ngũ „tù nhân lương tâm“ trong tình trạng như vậy.
Việc bắt giữ họ đã gây phẫn nộ trong và ngoài nước. Hơn một năm nay, họ và những tù nhân lương tâm của VN không bị cộng đồng lãng quên. Những đợt đấu tranh mạnh mẽ đòi trả tự do cho họ đã được dấy lên ở nhiều nơi.
Trong nhà giam, ông Vinh bị đối xử tàn tệ. Theo luật sư Hà Huy Sơn, căn cứ vào tố cáo của thân chủ, Ba Sàm từng bị giam giữ cùng một tội phạm sự đã bị khởi tố về tội giết người và có những đặc điểm tâm lý bất thường. Đó là một đòn độc địa, có thể mượn bàn tay tù hành hạ tù hoặc giết tù mà chính quyền vô can. Nếu gia đình và luật sư cùng công luận không viết đơn phản đối tới Viện Kiểm sát và giám thị trại giam B14 Bộ công an đề nghị đổi người cùng giam để cứu lấy tính mạng Ba Sàm thì giờ nay không biết anh sẽ ra sao..
Những hành vi trên đây của nhà chức trách đã khiến cho người dân thấy rõ, những ai góp phần dựng lên, thậm chí hy sinh cả xương máu cho một chính thể độc tài thì cũng rất khó tránh khỏi hậu quả là chính thể ấy cũng sẽ giáng lên các tiền bối hoặc hoặc hậu duệ của họ những oan khuất chí mạng.
Căn cứ cáo trạng và pháp luật VN hiện hành, các luật sư, công luận, nhiều tổ chức quốc tế đã chứng minh ông Vinh và bà Thúy hoàn toàn vô tội. Việc bắt giam họ không những trái với đạo đức, đi ngược lại quyền lợi của đất nước VN mà còn là phạm pháp.
Hai bản Kiến nghị đình chỉ vụ án do Luật sư Trần Quốc Thuận và nhóm luật sư gửi lên các cơ quan hữu trách đã phân tích rõ về việc vụ án đã được tiến hành một cách trái pháp luật, không có hành vi phạm tội nào có thể được chứng minh. Lệnh bắt khẩn cấp dựa trên các chứng cứ được thu thập một cách bất hợp pháp, không thỏa mãn điều kiện bắt khẩn cấp của Bộ luật tố tụng hình sự, chứng cứ không hợp pháp theo quy định của Luật giám định tư pháp. Đây là bản Kiến nghị thứ 2 của các luật sư yêu cầu Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao ra quyết định đình chỉ vụ án do trái pháp luật nhưng đến nay các nhà chức trách này vẫn cố tình không đình chỉ vụ án.
Ngày 10/12/2014, ông Ed Royce, chủ tịch đối ngoại Hạ viện Mỹ đã trao cho đại sứ VN tại Washington D.C yêu cầu trả tự do vô điều kiện và ngay tức khắc cho blogger Nguyễn Hữu Vinh và cộng sự của ông là bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Đồng thời, ông yêu cầu rằng nhà cầm quyền VN phải tôn trọng quyền căn bản của công dân, trong đó có quyền tự do diễn đạt suy nghĩ của mình, nếu muốn xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa hai quốc gia.
Trước đó, nhân ngày Quốc tế Nhân quyền 10/12/2014, Tổ chức Theo dõi Nhân quyến thế giới cũng đã kêu gọi VN ngừng sử dụng những quy định phi lý để bỏ tù những người bất đồng chính kiến với cáo buộc là „lạm dụng quyền tự do dân chủ“. Họ đã lên án VN mưu toan bịt miệng các blogger và hành động này đã „biến lời cam kết của nhà cầm quyền VN tại Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc thành những lời giễu cợt“. Giám đốc châu Á của Tổ chức Nhân quyền Thế giới cho biết vào ngày 11/12/2014 rằng họ đã mất kiên nhẫn với chính quyền cộng sản VN: „họ hứa rằng cải thiện nhân quyền, nhưng đã không giữ lời“.
Ngày 31/10/2014, ông Tom Koenigs – Trưởng nhóm nhân quyền thuộc Đảng Xanh – quốc hội Đức đã lên án rằng việc bắt giam ông Vinh và cộng sự là trái với công ước về các quyền dân sự và chính trị mà VN đã tham gia ký kết và vi phạm nghiêm trọng quyền tự do báo chí và tự do thông tin, là những quyền con người phổ quát. Ông cam kết yêu cầu trả tự do cho ông Vinh và bà Thúy đến cùng.
Cũng trong ngày 4/11/2014, nghị sĩ QH Liên bang Đức, ông Martin Patzel đã thông báo về việc ông nhận đỡ đầu cho Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh, sau khi tiếp xúc với bà Lê Thị Minh Hà tại QH nước này. Được biết, ông cũng là người có nhiều sáng kiến trong việc vận động đòi trả tự do cho nhà hoạt động bảo vệ quyền lợi công nhân Đỗ Thị Minh Hạnh trước đây.
Ngày 19/11/2014, có tới bốn dân biểu Mỹ cùng gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, yêu cầu trả tự do cho ông Vinh và bà Thúy.Với những lời lẽ đanh thép, họ yêu cầu chính quyền VN hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho họ.
Tổ chức Ký giả Không biên giới lên án gay gắt vụ vi phạm nhân quyền này. Đại diện tổ chức khẳng định rằng họ và cộng đồng quốc tế phải làm tất cả những gì có thể làm được đề hối thúc trả tự do cho những người bị cầm tù chỉ vì họ đã phổ biến thông tin và thực thi quyền tự do của mình dựa trên điều 19 của Tuyên ngôn quốc tế về Nhân quyền.
Blog RFA: Giam giữ Ba Sàm là phạm pháp
——————————-16/8/2015—————————–
Thanh Hóa: Một người dân khiếu kiện bị công an tỉnh khởi tố, bắt tạm giam
Đinh Tất Thắng lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để dùng lời lẽ xúc phạm, vu khống các đồng chí lãnh đạo trung ương, tỉnh Thanh Hóa và huyện Thọ Xuân.
Chiều 15-8, nguồn tin từ Công an Thanh Hóa cho biết vừa có quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với ông Đinh Tất Thắng (sinh năm 1943, trú tại thôn Quyết Thắng 2, xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) về hành vi “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Theo kết quả điều tra ban đầu, ông Đinh Tất Thắng là đối tượng khiếu kiện kéo dài. Từ năm 1999 đến 2008, ông Thắng lợi dụng việc khiếu nại, tố cáo để dùng lời lẽ xúc phạm, vu khống các đồng chí lãnh đạo trung ương, tỉnh Thanh Hóa và huyện Thọ Xuân.
Tháng 1-2008, Đinh Tất Thắng bị TAND tỉnh Thanh Hóa tuyên phạt 9 tháng tù giam về tội “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân”.
Sau khi ra tù, từ năm 2009 đến nay Đinh Tất Thắng vẫn tiếp tục tái phạm.
Từ tháng 6-2015 đến nay, Đinh Tất Thắng liên tiếp gửi đơn, thư tố cáo vu khống, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín cá nhân một số đồng chí lãnh đạo trung ương, tỉnh Thanh Hóa; tập thể huyện ủy, UBND huyện, Công an huyện Thọ Xuân.
Hành vi của Đinh Tất Thắng vi phạm vào điều 258 Bộ luật hình sự, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, dư luận xã hội.
VNTB : Thanh Hóa: Một người dân khiếu kiện bị công an tỉnh khởi tố, bắt tạm giam