Blog RFA | 29-08-2015
Có rất nhiều nội dung và vấn đề trong một phương thức tổ chức xã hội. Song, bất kỳ một phương thức tổ chức xã hội nào cũng phải giải quyết ba vấn đề cơ bản sau đây của xã hội: 1- vấn đề Chính quyền; 2 – Vấn đề Luật; 3 – Vấn đề con người.
Bản chất của phương thức tổ chức xã hội sẽ được dùng làm cơ sở để giải quyết ba vấn đề trên. Điều đó cũng có nghĩa là, cách thức giải quyết ba vấn đề trên sẽ bộc lộ bản chất của một phương thức tổ chức xã hội. Phương thức tổ chức xã hội dân chủ sẽ giải quyết ba vấn đề bằng các nội dung sau.
1- Vấn đề Chính quyền
Hiện nay có hai cách hiểu khi đề cập tới vấn đề chính quyền. Hiểu theo nghĩa rộng, chính quyền được hiểu là Nhà nước với ba chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp, đồng thời đại diện quốc gia. Theo nghĩa hẹp, chính quyền đồng nghĩa với chính phủ, thực hiện chức năng hành pháp. Nhưng trong nhiều trường hợp và văn bản, chính quyền đồng nghĩa với Nhà nước. Dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì bản chất của chính quyền dân chủ không thay đổi: là một định chế được xây dựng để bảo đảm và bảo vệ quyền con người trong một phạm vi địa lý nhất định.
Xuất phát từ bản chất của chính quyền dân chủ, có hai nội dung chính cần được xem xét, lý giải và thực hiện.
Chính quyền là một định chế được xây dựng để bảo đảm quyền con người
Đúng vậy, quyền con người, yếu tố cốt lõi trong nền dân chủ, dù được tất cả mọi người trong xã hội công nhận và thừa nhận, cũng không phải bỗng dưng mà có. Nó phải được tổ chức trên bình diện xã hội, cực kỳ khoa học và vô cùng công phu, gian khổ. Những khó khăn và hạn chế trong việc bảo đảm quyền con người ở các nước dân chủ ngoài Hoa Kỳ và Tây Âu phần lớn do việc tổ chức và xây dựng chính quyền còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, khi đã xác định chính quyền được xây dựng để bảo đảm quyền con người là chúng ta đã đóng khung được một một phần chức năng của chính quyền, từ đó tổ chức chính quyền hợp lý và hiệu quả hơn.
Chính quyền là một định chế được xây dựng để bảo vệ quyền con người
Trong hoạt động sống của mình, quyền con người thường bị vi phạm bởi việc sử dụng sức mạnh. Trong xã hội văn minh, việc sử dụng sức mạnh cần phải bị loại trừ. Quyền sống của con người kéo theo quyền tự vệ, sử dụng sức mạnh trả đũa nhắm vào những kẻ đã ra tay sử dụng sức mạnh trước. Nhưng việc dùng sức mạnh trả đũa không thể tùy thuộc vào ý muốn của mỗi một cá nhân. Nó đòi hỏi những luật khách quan, do các bằng chứng đưa ra để xác định một tội ác và chứng minh ai đã phạm tội ác đó. Khi sức mạnh bị cấm trong quan hệ xã hội, con người cần một thể chế nắm nhiệm vụ bảo vệ các quyền lợi của họ, dưới sự điều chỉnh của một tập hợp các luật lệ khách quan.
Mặt khác, trong xã hội tự do, một người không bị bắt buộc giao dịch với người khác. Họ chỉ giao dịch trên cơ sở tự nguyện, có hợp đồng nếu giao dịch diễn ra trong một thời gian. Nếu hợp đồng bị phá vỡ do quyết định tùy tiện của một bên sẽ gây tổn hại tài chính và thảm họa cho người kia…và ở đây cũng cần một thể chế làm chức năng trọng tài giải quyết các bất đồng giữa mọi người với nhau, theo luật khách quan.
Ngoài ra, quá trình xây dựng các định chế của một chính quyền là quá trình phức tạp, chưa có nguyên lý chuẩn xác, là quá trình tìm tòi, trải nghiệm. Bản thân quá trình xây dựng và vận hành định chế chính quyền cũng bao hàm trong nó những vi phạm quyền con người. Vì vậy, trong định chế chính quyền được lập ra cũng phải bao hàm trong nó một cơ chế để cá nhân có thể tự bảo vệ quyền con người của mình.
Như vậy, chính quyền được xây dựng để bảo đảm quyền con người, bảo vệ con người khỏi tội ác, khỏi các thế lực ngoại xâm, làm trọng tài giải quyết tranh chấp giữa con người theo luật khách quan và cũng là để cá nhân tự bảo vệ quyền con người của mình.
2- Vấn đề Luật
Theo nghĩa chung nhất, luật là những quy định để điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Bất kỳ xã hội nào cũng cần và cũng có luật. Sự khác nhau về luật giữa các phương thức tổ chức xã hội khác nhau là nguồn gốc, chức năng, việc thực hiện và bảo vệ luật. Trong một xã hội dân chủ, điều đặc biệt dễ thấy nhất là luật có mặt ở khắp mọi nơi, tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, các cấp trong đời sống, sinh hoạt của mọi tầng lớp người dân. Theo ý nghĩa cơ học, sự đa dạng, phong phú và số lượng luật phản ánh mức độ của một xã hội văn minh. Số lượng luật chính là số lượng các tương quan lợi ích được đưa vào điều chỉnh. Chúng ta xem xét mối tương quan của luật đối với quyền con người, và cao hơn nữa, là đối với tự do trong xã hội dân chủ.
Các quyền con người muốn được ra đời cần phải có luật, bản thân quyền con người tồn tại bằng luật, và việc bảo vệ quyền con người cũng phải dùng công cụ là luật. Tương tự như vậy, khả năng bảo vệ quyền con người của mỗi cá nhân (ngoại trừ yếu tố khát vọng, động cơ của bản thân con người) đều được bảo đảm và liên quan mật thiết tới luật. Như vậy, ta có thể kết luận: luật chính là bà đỡ, là hiện thân, là linh hồn của tự do và cũng là công cụ để bảo vệ tự do. Chúng ta xây dựng nên luật, đối xử với luật như thế nào cũng chính là chúng ta xây dựng nên tự do và đối xử với tự do như vậy. Đây chính là tinh thần thượng tôn pháp luật trong các xã hội dân chủ.
Để bảo đảm đúng tinh thần thượng tôn pháp luật, một xã hội dân chủ cần đặt luật như một đối tượng đặc biệt cần được xây dựng và hoàn thiện với tư cách một cơ chế, một cấu trúc và một thiết chế. Đồng thời, định hướng nội dung của luật không gì khác hơn ngoài việc: bảo đảm và bảo vệ quyền con người.
a- Luật là đối tượng đặc biệt, được xây dựng và hoàn thiện với tư cách là một cơ chế, một cấu trúc và một thiết chế
Trong quá trình xây dựng chính quyền, việc xây dựng và thực thi luật cũng được đặt ra và thực hiện, đặc biệt có cả một cơ chế tam quyền phân lập để làm việc này. Tuy nhiên, khi chúng ta đặt luật là một đối tượng đặc biệt, như một chỉnh thể riêng biệt và hoàn chỉnh thì sẽ có sự khác biệt rất lớn, từ quan niệm đến việc tập trung sự chú ý và nguồn lực, cũng như sự giám sát của nhân dân và sẽ dẫn tới sự khác biệt tích cực trong xây dựng, thực thi và hoàn thiện luật.
Sự tách biệt lập pháp, hành pháp và tư pháp thực ra là sự phân công chức năng để bảo đảm luật được ra đời và hình thành phản ánh đúng nguyện vọng của người dân, để việc thực thi luật được bình đẳng và nghiêm minh, để luật được bảo vệ một cách khách quan và công bằng. Tức là quá trình xây dựng và vận hành, thực thi và bảo vệ luật không bị bóp méo bởi việc tập trung nhiều chức năng trong tay một chủ thể. Mặt khác, để sự vận hành trôi chảy, từ lúc hình thành cho tới khi thực thi và bảo vệ luật không bị tắc nghẽn, chúng ta cần có một cấu trúc xã hội tương ứng với cơ chế phân công chức năng. Sau một thời gian, khi mà cả cơ chế và cấu trúc xã hội, trải qua quá trình tìm tòi, trải nghiệm, đã bảo đảm được chức năng, nhiệm vụ của mình, chúng ta cần xác lập một thiết chế xã hội dựa trên cơ chế và cấu trúc đó.
b- Chức năng của luật: bảo đảm và bảo vệ quyền con người
Để thực hiện được chức năng bảo đảm và bảo vệ quyền con người, luật và hệ thống luật cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
– Xác quyết quyền con người: không nghi ngờ gì nữa, yêu cầu quan trọng nhất đối với luật là xác quyết quyền con người. Đó là các quyền cơ bản về tự do cá nhân của con người bao gồm: quyền sống, quyền sở hữu, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng, quyền mưu cầu hạnh phúc. Xác quyết các quyền cơ bản về tự do dân sự – chính trị như: quyền tự do ứng cử, bầu cử; quyền tự do hội họp và lập hội; quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật; quyền được tố tụng đúng đắn và xét xử công bằng…. luật cũng phải xác quyết một hệ thống các quyền đi theo các quyền cơ bản và các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống.
– Luật tham gia quá trình xây dựng cơ chế, cấu trúc và thiết chế xã hội bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Quá trình xây dựng chính quyền, quá trình xây dựng cơ chế, cấu trúc và thiết chế xã hội đều có sự tham gia của luật. Những định hướng nội dung bảo đảm và bảo vệ quyền con người của luật giúp cho các quá trình này được thực hiện nhanh chóng, hoạt động được hiệu quả và bền vững hơn bởi sự cộng hưởng mục đích.
– Luật tham gia xây dựng nhận thức về quyền con người, về tự do, dân chủ và ý thức tự bảo vệ quyền con người cho người dân. Vai trò của nhận thức về quyền con người, về tự do, dân chủ để từ đó hình thành ý thức tự bảo vệ quyền con người của người dân là vô cùng quan trọng. Việc nhận thức này không thể do người dân tự tìm hiểu mà cần phải được sự hướng dẫn, giáo dục và quy định bằng luật pháp đối với các cơ quan chức năng của chính quyền. Vì vậy, việc tham gia xây dựng nhận thức cho người dân về quyền con người và về tự do, dân chủ là nội dung quan trọng trong chức năng bảo đảm và bảo vệ quyền con người của luật.
3– Vấn đề con người
Các phương thức tổ chức xã hội đều phải giải quyết vấn đề con người. Một cách giản dị: ai, nhóm người nào chi phối quá trình xây dựng và hoạt động của chính quyền, của hệ thống luật? và hệ thống chính quyền và luật pháp đó hoạt động đem lại và bảo vệ lợi ích cho ai, nhóm người nào? Phương thức tổ chức xã hội dân chủ đã xác quyết, trong nguyên lý và trong các hiến pháp dân chủ: nhân dân chính là chủ thể của quá trình xây dựng và hoạt động của hệ thống chính quyền và luật pháp. Đồng thời hoạt động của chính quyền và hệ thống luật pháp bảo đảm và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Nói cách khác, quyền lực thuộc về nhân dân. Vấn đề đặt ra ở đây là, làm thế nào để người dân thực sự tham gia vào quá trình xây dựng các thể chế xã hội và làm thế nào để các thể chế xã hội đó bảo đảm quyền con người và khả năng tự bảo vệ quyền con người của mỗi cá nhân? Có hai nội dung phương thức tổ chức xã hội dân chủ cần thực hiện. Đó là xây dựng nhận thức về quyền con người, về tự do, dân chủ cho người dân và xây dựng cơ chế để mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ quyền con người của mình.
a. Nhận thức về quyền con người, về tự do, dân chủ
Quyền con người là một khái niệm rất mới trong lịch sử nhân loại. Có hai luận thuyết về nguồn gốc quyền con người, một số người khẳng định quyền là tặng phẩm của chúa trời, số người khác thì cho rằng quyền là tặng phẩm của xã hội. Nhưng trên thực tế, nguồn gốc quyền là bản chất con người. Con người là thực thể thuộc một loài đặc biệt – thực thể có lý trí – con người không thể hành động hiệu quả dưới sự cưỡng ép, quyền là điều kiện cần cho sự tồn tại đặc biệt của con người. Vậy, quyền là nguyên tắc đạo đức xác định và thừa nhận sự tự do hành động của con người trong một xã hội nhất định. Chỉ có một quyền cơ bản mà thôi – tất cả các quyền khác là kết quả hoặc hệ quả tất yếu của quyền cơ bản này – quyền của con người đối với đời sống cá nhân. Đời sống là một quá trình hành động tự duy trì và tự sinh sôi; quyền đối với đời sống tức là quyền hành động tự duy trì và tự sinh sôi – có nghĩa là: tự do tiến hành tất cả các hành động mà tự nhiên đòi hỏi từ một thực thể có lý trí, để hỗ trợ, thúc đẩy, hoàn thành và hưởng thụ đời sống riêng của mình. Đó là ý nghĩa của quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Trong thực tế cuộc sống, quyền con người được xác định trên hai phương diện: quyền tự do cá nhân con người và quyền tự do chính trị-dân sự của con người (quyền công dân).
– Quyền tự do cá nhân con người bao gồm các quyền cơ bản sau:
+ Quyền Sống: là nguồn của mọi quyền
+ Quyền sở hữu tài sản: là cách duy nhất để thi hành các quyền. Không có quyền sở hữu, tất cả các quyền khác là bất khả thi. Bởi vì con người phải tự mình duy trì đời sống của mình, cho nên người nào không có quyền đối với sản phẩm do nỗ lực cá nhân mình tạo ra thì sẽ không có cách nào sống được. Người nào sản xuất và bị những kẻ khác chiếm đoạt sản phẩm, thì người đó ắt là nô lệ.
+ Quyền tự do ngôn luận: là quyền tự do thể hiện, trình bày ý kiến mà không bị can thiệp, đàn áp và trừng phạt.
+ Quyền tự do tín ngưỡng: quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào đó. Thể hiện tinh thần khoan dung tôn giáo, kết quả đấu tranh hàng nghìn năm của con người.
+ Quyền mưu cầu hạnh phúc: là quyền làm những gì cá nhân coi là cần thiết để đạt được hạnh phúc.
– Quyền tự do chính trị-dân sự của con người (quyền công dân) bao gồm:
+ Quyền tự do ứng cử và bầu cử
+ Quyền tự do báo chí
+ Quyền tự do hội họp và lập hội
+ Quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật
+ Quyền được tố tụng đúng đắn và xét xử công bằng
Ngoài ra, còn một số các quyền khác để thể hiện và thực thi các quyền cơ bản của con người. Ví dụ: quyền tự do cư trú, tự do đi lại, quyền thừa kế, quyền được bảo vệ nhân phẩm ..vv..
Nhận thức của người dân về tự do, dân chủ cần nhấn mạnh phương diện tham gia xây dựng hệ thống chính quyền, hệ thống luật pháp của người dân. Cùng với đó là hệ thống thủ tục, trình tự, các địa chỉ để người dân có thể khiếu nại, tố cáo, khởi kiện nhằm bảo vệ các quyền tự do của họ. Mặt khác, kiến thức về tự do, dân chủ cần phải được trình bày đơn giản, dễ hiểu, và quan trọng hơn, phải gắn chặt và liên quan mật thiết với cuộc sống người dân.
b. Xây dựng cơ chế bảo đảm khả năng tự bảo vệ quyền con người của mỗi cá nhân: Tòa án Nhân quyền
Đây là yếu tố, là cơ chế quan trọng nhất của nội dung dân chủ, của thiết chế dân chủ, của phương thức tổ chức dân chủ. Đây là yếu tố cốt lõi, hạt nhân của cấu trúc tự hoàn thiện của bất kỳ nền dân chủ nào. Xây dựng được cơ chế này, thực hiện được nội dung này, nền dân chủ sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách và tự đi tới trạng thái hoàn thiện. Có hai nguyên nhân lý giải điều này:
Thứ nhất, quyền con người là đối tượng luôn luôn bị xâm hại, bị vi phạm mọi nơi, mọi lúc và mọi hoàn cảnh. Sự vi phạm quyền con người là do:
– Việc xây dựng hệ thống chính quyền và luật pháp, với mục đích bảo đảm và bảo vệ quyền con người, là quá trình phức tạp cần tìm tòi, trải nghiệm. Bản thân quá trình này cũng bao hàm trong nó sự vi phạm quyền con người.
– Sự cám dỗ tự nhiên về quyền lực và lợi ích đối với cá nhân tham gia xây dựng các thiết chế dân chủ sẽ hàng ngày, hàng giờ đưa tới sự vi phạm quyền con người cả trên phạm vi cá nhân và tập thể.
– Vấn đề tội phạm
Vì vậy, việc bảo vệ quyền con người phải được đặt lên hàng đầu và phải có cơ chế để thực hiện việc bảo vệ đó.
Thứ hai, không ai có thể bảo vệ quyền con người hiệu quả bằng chính bản thân cá nhân bảo vệ quyền con người cho mình. Đồng thời, tòa án Nhân quyền cũng là nơi tôn nghiêm và hiệu quả nhất để bảo vệ quyền con người, nhất là đối với những người nghèo và dân thường.
Hà Nội, ngày 29/8/2015
N.V.B
September 1, 2015
Nội dung của Dân chủ
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Blog RFA | 29-08-2015
Có rất nhiều nội dung và vấn đề trong một phương thức tổ chức xã hội. Song, bất kỳ một phương thức tổ chức xã hội nào cũng phải giải quyết ba vấn đề cơ bản sau đây của xã hội: 1- vấn đề Chính quyền; 2 – Vấn đề Luật; 3 – Vấn đề con người.
Bản chất của phương thức tổ chức xã hội sẽ được dùng làm cơ sở để giải quyết ba vấn đề trên. Điều đó cũng có nghĩa là, cách thức giải quyết ba vấn đề trên sẽ bộc lộ bản chất của một phương thức tổ chức xã hội. Phương thức tổ chức xã hội dân chủ sẽ giải quyết ba vấn đề bằng các nội dung sau.
1- Vấn đề Chính quyền
Hiện nay có hai cách hiểu khi đề cập tới vấn đề chính quyền. Hiểu theo nghĩa rộng, chính quyền được hiểu là Nhà nước với ba chức năng lập pháp, hành pháp và tư pháp, đồng thời đại diện quốc gia. Theo nghĩa hẹp, chính quyền đồng nghĩa với chính phủ, thực hiện chức năng hành pháp. Nhưng trong nhiều trường hợp và văn bản, chính quyền đồng nghĩa với Nhà nước. Dù theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp thì bản chất của chính quyền dân chủ không thay đổi: là một định chế được xây dựng để bảo đảm và bảo vệ quyền con người trong một phạm vi địa lý nhất định.
Xuất phát từ bản chất của chính quyền dân chủ, có hai nội dung chính cần được xem xét, lý giải và thực hiện.
Chính quyền là một định chế được xây dựng để bảo đảm quyền con người
Đúng vậy, quyền con người, yếu tố cốt lõi trong nền dân chủ, dù được tất cả mọi người trong xã hội công nhận và thừa nhận, cũng không phải bỗng dưng mà có. Nó phải được tổ chức trên bình diện xã hội, cực kỳ khoa học và vô cùng công phu, gian khổ. Những khó khăn và hạn chế trong việc bảo đảm quyền con người ở các nước dân chủ ngoài Hoa Kỳ và Tây Âu phần lớn do việc tổ chức và xây dựng chính quyền còn nhiều bất cập. Tuy nhiên, khi đã xác định chính quyền được xây dựng để bảo đảm quyền con người là chúng ta đã đóng khung được một một phần chức năng của chính quyền, từ đó tổ chức chính quyền hợp lý và hiệu quả hơn.
Chính quyền là một định chế được xây dựng để bảo vệ quyền con người
Trong hoạt động sống của mình, quyền con người thường bị vi phạm bởi việc sử dụng sức mạnh. Trong xã hội văn minh, việc sử dụng sức mạnh cần phải bị loại trừ. Quyền sống của con người kéo theo quyền tự vệ, sử dụng sức mạnh trả đũa nhắm vào những kẻ đã ra tay sử dụng sức mạnh trước. Nhưng việc dùng sức mạnh trả đũa không thể tùy thuộc vào ý muốn của mỗi một cá nhân. Nó đòi hỏi những luật khách quan, do các bằng chứng đưa ra để xác định một tội ác và chứng minh ai đã phạm tội ác đó. Khi sức mạnh bị cấm trong quan hệ xã hội, con người cần một thể chế nắm nhiệm vụ bảo vệ các quyền lợi của họ, dưới sự điều chỉnh của một tập hợp các luật lệ khách quan.
Mặt khác, trong xã hội tự do, một người không bị bắt buộc giao dịch với người khác. Họ chỉ giao dịch trên cơ sở tự nguyện, có hợp đồng nếu giao dịch diễn ra trong một thời gian. Nếu hợp đồng bị phá vỡ do quyết định tùy tiện của một bên sẽ gây tổn hại tài chính và thảm họa cho người kia…và ở đây cũng cần một thể chế làm chức năng trọng tài giải quyết các bất đồng giữa mọi người với nhau, theo luật khách quan.
Ngoài ra, quá trình xây dựng các định chế của một chính quyền là quá trình phức tạp, chưa có nguyên lý chuẩn xác, là quá trình tìm tòi, trải nghiệm. Bản thân quá trình xây dựng và vận hành định chế chính quyền cũng bao hàm trong nó những vi phạm quyền con người. Vì vậy, trong định chế chính quyền được lập ra cũng phải bao hàm trong nó một cơ chế để cá nhân có thể tự bảo vệ quyền con người của mình.
Như vậy, chính quyền được xây dựng để bảo đảm quyền con người, bảo vệ con người khỏi tội ác, khỏi các thế lực ngoại xâm, làm trọng tài giải quyết tranh chấp giữa con người theo luật khách quan và cũng là để cá nhân tự bảo vệ quyền con người của mình.
2- Vấn đề Luật
Theo nghĩa chung nhất, luật là những quy định để điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Bất kỳ xã hội nào cũng cần và cũng có luật. Sự khác nhau về luật giữa các phương thức tổ chức xã hội khác nhau là nguồn gốc, chức năng, việc thực hiện và bảo vệ luật. Trong một xã hội dân chủ, điều đặc biệt dễ thấy nhất là luật có mặt ở khắp mọi nơi, tất cả các lĩnh vực, ngành nghề, các cấp trong đời sống, sinh hoạt của mọi tầng lớp người dân. Theo ý nghĩa cơ học, sự đa dạng, phong phú và số lượng luật phản ánh mức độ của một xã hội văn minh. Số lượng luật chính là số lượng các tương quan lợi ích được đưa vào điều chỉnh. Chúng ta xem xét mối tương quan của luật đối với quyền con người, và cao hơn nữa, là đối với tự do trong xã hội dân chủ.
Các quyền con người muốn được ra đời cần phải có luật, bản thân quyền con người tồn tại bằng luật, và việc bảo vệ quyền con người cũng phải dùng công cụ là luật. Tương tự như vậy, khả năng bảo vệ quyền con người của mỗi cá nhân (ngoại trừ yếu tố khát vọng, động cơ của bản thân con người) đều được bảo đảm và liên quan mật thiết tới luật. Như vậy, ta có thể kết luận: luật chính là bà đỡ, là hiện thân, là linh hồn của tự do và cũng là công cụ để bảo vệ tự do. Chúng ta xây dựng nên luật, đối xử với luật như thế nào cũng chính là chúng ta xây dựng nên tự do và đối xử với tự do như vậy. Đây chính là tinh thần thượng tôn pháp luật trong các xã hội dân chủ.
Để bảo đảm đúng tinh thần thượng tôn pháp luật, một xã hội dân chủ cần đặt luật như một đối tượng đặc biệt cần được xây dựng và hoàn thiện với tư cách một cơ chế, một cấu trúc và một thiết chế. Đồng thời, định hướng nội dung của luật không gì khác hơn ngoài việc: bảo đảm và bảo vệ quyền con người.
a- Luật là đối tượng đặc biệt, được xây dựng và hoàn thiện với tư cách là một cơ chế, một cấu trúc và một thiết chế
Trong quá trình xây dựng chính quyền, việc xây dựng và thực thi luật cũng được đặt ra và thực hiện, đặc biệt có cả một cơ chế tam quyền phân lập để làm việc này. Tuy nhiên, khi chúng ta đặt luật là một đối tượng đặc biệt, như một chỉnh thể riêng biệt và hoàn chỉnh thì sẽ có sự khác biệt rất lớn, từ quan niệm đến việc tập trung sự chú ý và nguồn lực, cũng như sự giám sát của nhân dân và sẽ dẫn tới sự khác biệt tích cực trong xây dựng, thực thi và hoàn thiện luật.
Sự tách biệt lập pháp, hành pháp và tư pháp thực ra là sự phân công chức năng để bảo đảm luật được ra đời và hình thành phản ánh đúng nguyện vọng của người dân, để việc thực thi luật được bình đẳng và nghiêm minh, để luật được bảo vệ một cách khách quan và công bằng. Tức là quá trình xây dựng và vận hành, thực thi và bảo vệ luật không bị bóp méo bởi việc tập trung nhiều chức năng trong tay một chủ thể. Mặt khác, để sự vận hành trôi chảy, từ lúc hình thành cho tới khi thực thi và bảo vệ luật không bị tắc nghẽn, chúng ta cần có một cấu trúc xã hội tương ứng với cơ chế phân công chức năng. Sau một thời gian, khi mà cả cơ chế và cấu trúc xã hội, trải qua quá trình tìm tòi, trải nghiệm, đã bảo đảm được chức năng, nhiệm vụ của mình, chúng ta cần xác lập một thiết chế xã hội dựa trên cơ chế và cấu trúc đó.
b- Chức năng của luật: bảo đảm và bảo vệ quyền con người
Để thực hiện được chức năng bảo đảm và bảo vệ quyền con người, luật và hệ thống luật cần thực hiện những nhiệm vụ sau:
– Xác quyết quyền con người: không nghi ngờ gì nữa, yêu cầu quan trọng nhất đối với luật là xác quyết quyền con người. Đó là các quyền cơ bản về tự do cá nhân của con người bao gồm: quyền sống, quyền sở hữu, quyền tự do ngôn luận, quyền tự do tín ngưỡng, quyền mưu cầu hạnh phúc. Xác quyết các quyền cơ bản về tự do dân sự – chính trị như: quyền tự do ứng cử, bầu cử; quyền tự do hội họp và lập hội; quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật; quyền được tố tụng đúng đắn và xét xử công bằng…. luật cũng phải xác quyết một hệ thống các quyền đi theo các quyền cơ bản và các quyền về kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống.
– Luật tham gia quá trình xây dựng cơ chế, cấu trúc và thiết chế xã hội bảo đảm và bảo vệ quyền con người. Quá trình xây dựng chính quyền, quá trình xây dựng cơ chế, cấu trúc và thiết chế xã hội đều có sự tham gia của luật. Những định hướng nội dung bảo đảm và bảo vệ quyền con người của luật giúp cho các quá trình này được thực hiện nhanh chóng, hoạt động được hiệu quả và bền vững hơn bởi sự cộng hưởng mục đích.
– Luật tham gia xây dựng nhận thức về quyền con người, về tự do, dân chủ và ý thức tự bảo vệ quyền con người cho người dân. Vai trò của nhận thức về quyền con người, về tự do, dân chủ để từ đó hình thành ý thức tự bảo vệ quyền con người của người dân là vô cùng quan trọng. Việc nhận thức này không thể do người dân tự tìm hiểu mà cần phải được sự hướng dẫn, giáo dục và quy định bằng luật pháp đối với các cơ quan chức năng của chính quyền. Vì vậy, việc tham gia xây dựng nhận thức cho người dân về quyền con người và về tự do, dân chủ là nội dung quan trọng trong chức năng bảo đảm và bảo vệ quyền con người của luật.
3– Vấn đề con người
Các phương thức tổ chức xã hội đều phải giải quyết vấn đề con người. Một cách giản dị: ai, nhóm người nào chi phối quá trình xây dựng và hoạt động của chính quyền, của hệ thống luật? và hệ thống chính quyền và luật pháp đó hoạt động đem lại và bảo vệ lợi ích cho ai, nhóm người nào? Phương thức tổ chức xã hội dân chủ đã xác quyết, trong nguyên lý và trong các hiến pháp dân chủ: nhân dân chính là chủ thể của quá trình xây dựng và hoạt động của hệ thống chính quyền và luật pháp. Đồng thời hoạt động của chính quyền và hệ thống luật pháp bảo đảm và bảo vệ lợi ích của nhân dân. Nói cách khác, quyền lực thuộc về nhân dân. Vấn đề đặt ra ở đây là, làm thế nào để người dân thực sự tham gia vào quá trình xây dựng các thể chế xã hội và làm thế nào để các thể chế xã hội đó bảo đảm quyền con người và khả năng tự bảo vệ quyền con người của mỗi cá nhân? Có hai nội dung phương thức tổ chức xã hội dân chủ cần thực hiện. Đó là xây dựng nhận thức về quyền con người, về tự do, dân chủ cho người dân và xây dựng cơ chế để mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ quyền con người của mình.
a. Nhận thức về quyền con người, về tự do, dân chủ
Quyền con người là một khái niệm rất mới trong lịch sử nhân loại. Có hai luận thuyết về nguồn gốc quyền con người, một số người khẳng định quyền là tặng phẩm của chúa trời, số người khác thì cho rằng quyền là tặng phẩm của xã hội. Nhưng trên thực tế, nguồn gốc quyền là bản chất con người. Con người là thực thể thuộc một loài đặc biệt – thực thể có lý trí – con người không thể hành động hiệu quả dưới sự cưỡng ép, quyền là điều kiện cần cho sự tồn tại đặc biệt của con người. Vậy, quyền là nguyên tắc đạo đức xác định và thừa nhận sự tự do hành động của con người trong một xã hội nhất định. Chỉ có một quyền cơ bản mà thôi – tất cả các quyền khác là kết quả hoặc hệ quả tất yếu của quyền cơ bản này – quyền của con người đối với đời sống cá nhân. Đời sống là một quá trình hành động tự duy trì và tự sinh sôi; quyền đối với đời sống tức là quyền hành động tự duy trì và tự sinh sôi – có nghĩa là: tự do tiến hành tất cả các hành động mà tự nhiên đòi hỏi từ một thực thể có lý trí, để hỗ trợ, thúc đẩy, hoàn thành và hưởng thụ đời sống riêng của mình. Đó là ý nghĩa của quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Trong thực tế cuộc sống, quyền con người được xác định trên hai phương diện: quyền tự do cá nhân con người và quyền tự do chính trị-dân sự của con người (quyền công dân).
– Quyền tự do cá nhân con người bao gồm các quyền cơ bản sau:
+ Quyền Sống: là nguồn của mọi quyền
+ Quyền sở hữu tài sản: là cách duy nhất để thi hành các quyền. Không có quyền sở hữu, tất cả các quyền khác là bất khả thi. Bởi vì con người phải tự mình duy trì đời sống của mình, cho nên người nào không có quyền đối với sản phẩm do nỗ lực cá nhân mình tạo ra thì sẽ không có cách nào sống được. Người nào sản xuất và bị những kẻ khác chiếm đoạt sản phẩm, thì người đó ắt là nô lệ.
+ Quyền tự do ngôn luận: là quyền tự do thể hiện, trình bày ý kiến mà không bị can thiệp, đàn áp và trừng phạt.
+ Quyền tự do tín ngưỡng: quyền theo hoặc không theo một tôn giáo nào đó. Thể hiện tinh thần khoan dung tôn giáo, kết quả đấu tranh hàng nghìn năm của con người.
+ Quyền mưu cầu hạnh phúc: là quyền làm những gì cá nhân coi là cần thiết để đạt được hạnh phúc.
– Quyền tự do chính trị-dân sự của con người (quyền công dân) bao gồm:
+ Quyền tự do ứng cử và bầu cử
+ Quyền tự do báo chí
+ Quyền tự do hội họp và lập hội
+ Quyền được bảo vệ bình đẳng trước pháp luật
+ Quyền được tố tụng đúng đắn và xét xử công bằng
Ngoài ra, còn một số các quyền khác để thể hiện và thực thi các quyền cơ bản của con người. Ví dụ: quyền tự do cư trú, tự do đi lại, quyền thừa kế, quyền được bảo vệ nhân phẩm ..vv..
Nhận thức của người dân về tự do, dân chủ cần nhấn mạnh phương diện tham gia xây dựng hệ thống chính quyền, hệ thống luật pháp của người dân. Cùng với đó là hệ thống thủ tục, trình tự, các địa chỉ để người dân có thể khiếu nại, tố cáo, khởi kiện nhằm bảo vệ các quyền tự do của họ. Mặt khác, kiến thức về tự do, dân chủ cần phải được trình bày đơn giản, dễ hiểu, và quan trọng hơn, phải gắn chặt và liên quan mật thiết với cuộc sống người dân.
b. Xây dựng cơ chế bảo đảm khả năng tự bảo vệ quyền con người của mỗi cá nhân: Tòa án Nhân quyền
Đây là yếu tố, là cơ chế quan trọng nhất của nội dung dân chủ, của thiết chế dân chủ, của phương thức tổ chức dân chủ. Đây là yếu tố cốt lõi, hạt nhân của cấu trúc tự hoàn thiện của bất kỳ nền dân chủ nào. Xây dựng được cơ chế này, thực hiện được nội dung này, nền dân chủ sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách và tự đi tới trạng thái hoàn thiện. Có hai nguyên nhân lý giải điều này:
Thứ nhất, quyền con người là đối tượng luôn luôn bị xâm hại, bị vi phạm mọi nơi, mọi lúc và mọi hoàn cảnh. Sự vi phạm quyền con người là do:
– Việc xây dựng hệ thống chính quyền và luật pháp, với mục đích bảo đảm và bảo vệ quyền con người, là quá trình phức tạp cần tìm tòi, trải nghiệm. Bản thân quá trình này cũng bao hàm trong nó sự vi phạm quyền con người.
– Sự cám dỗ tự nhiên về quyền lực và lợi ích đối với cá nhân tham gia xây dựng các thiết chế dân chủ sẽ hàng ngày, hàng giờ đưa tới sự vi phạm quyền con người cả trên phạm vi cá nhân và tập thể.
– Vấn đề tội phạm
Vì vậy, việc bảo vệ quyền con người phải được đặt lên hàng đầu và phải có cơ chế để thực hiện việc bảo vệ đó.
Thứ hai, không ai có thể bảo vệ quyền con người hiệu quả bằng chính bản thân cá nhân bảo vệ quyền con người cho mình. Đồng thời, tòa án Nhân quyền cũng là nơi tôn nghiêm và hiệu quả nhất để bảo vệ quyền con người, nhất là đối với những người nghèo và dân thường.
Hà Nội, ngày 29/8/2015
N.V.B