Phóng viên Việt Nam Thời Báo chúc mừng anh Trần Văn Miên.
Chuyện anh bị bắt cũng rất kỳ quái cho thấy bộ máy tư pháp Việt nam hoạt động theo luật rừng như thế nào. Anh bị bắt cóc khi đang ở Quốc Oai. Không có lệnh bắt, không có biên bản gây rối trật tự công cộng trước đó. Anh đang đi trên đường thì một tốp 5,6 người từ trên ô tô nhảy xuống bắt nhét anh kên xe rồi đưa vào một cơ sở gần đó lập biên bản. Anh nhận ra trong số đó có một người tên là Nam, công an quận Hà Đông. Ức quá, anh định tự sát. Lúc anh tỉnh dậy thì thấy mình bị băng dính băng kín mồm rồi bị đưa lên xe chở thẳng đến Hỏa Lò.
Trần Văn Miên sinh năm 1959 là 1 trong 7 người dân oan Dương Nội bị bắt đi tù trong cuộc đấu tranh giữ đất của nhân dân Dương Nội. Anh bị bắt ngày 26/3/2014 sau đó bị kết án 22 tháng tù giam về “tội” gây rồi trật tự công cộng trong phiên tòa ngày 23/9/2014. Anh ra tù ngày 31/8/2015 trong đợt đặc xá nhân dịp quốc khánh năm 2015.
Ngày anh về, rất đông bà con Dương Nội đến tận trại giam Thanh Xuân huyện Thanh Oai, Tp Hà Nội đón. Bà con ở huyện Thanh Oai biết tin cũng đến cổng trại đón anh. Một bữa liên hoan thân mật được gia đình anh và bà con Dương Nội tổ chức tại nhà anh mừng anh trở về.
Chúng tôi, một nhóm 4 anh em thuộc Hội Bầu bí tương thân cũng đến chúc mừng anh. Trong không khí mừng tủi với những tiếng cười nói râm ran, chúng tôi tranh thủ hỏi chuyện anh về những ngày tháng trong tù.
Chuyện anh bị bắt cũng rất kỳ quái cho thấy bộ máy tư pháp Việt nam hoạt động theo luật rừng như thế nào. Anh bị bắt cóc khi đang ở Quốc Oai. Không có lệnh bắt, không có biên bản gây rối trật tự công cộng trước đó. Anh đang đi trên đường thì một tốp 5,6 người từ trên ô tô nhảy xuống bắt nhét anh kên xe rồi đưa vào một cơ sở gần đó lập biên bản. Anh nhận ra trong số đó có một người tên là Nam, công an quận Hà Đông. Ức quá, anh định tự sát. Lúc anh tỉnh dậy thì thấy mình bị băng dính băng kín mồm rồi bị đưa lên xe chở thẳng đến Hỏa Lò.
Đón anh Trần Văn Miên tại cổng trại giam Thanh Xuân.
Trong 2 tháng đầu anh không nhận tội, không chịu ký gì cả. Về phía điều tra, họ rất sợ anh tự sát nên thường xuyên đặt camera theo dõi. Họ động viên anh rằng “tội” anh không phải chết (!?). Anh bảo tôi không sợ chết, tôi chết cũng được. Tôi chết còn được cả làng đưa ma. Ấy vậy mà cuối cùng họ làm cho anh nhận tội một cách rất lãng xẹt, nghe anh kể mà thương cho anh.
Xin lưu ý trước là anh bị bệnh rối loạn tiền đình nên trí não luôn ở tình trạng không tỉnh táo. Mặt khác, anh nói, trình độ văn hóa của anh thấp, chỉ lớp 1 trên 10 thôi. Khi họ dựng nên nhân chứng giả, anh lại nghĩ có người đứng ra làm chứng rồi nên anh không nhận cũng không được. Khi đi cung, anh không nhận tội nên khi về buồng giam, họ cho cô thư ký tòa án mang các biên bản vào bắt anh ký. Mắt anh thì kém, không có kính, không đọc được còn cô thư ký thì không cho anh đi mượn kính. Cô ta luôn mồm giục, có ký nhanh lên không thì bảo, hết thời gian rồi, ký nhanh tôi còn về. Do sức ép cộng với hiểu biết hạn chế nên anh vẫn ký dù chẳng biết mấy thứ giấy ấy viết những gì. Lúc ký, anh lại còn nghĩ đằng nào mình cũng có tội rồi (tức là đã có người làm chứng cho “tội” của anh – có người bảo tội thì thành tội)
Lại nói về “tội” của anh. Khi hỏi họ kết tội anh căn cứ vào hành vi nào thì anh nói họ bảo anh ném đá vào hàng rào tôn và la hét. Chúng tôi hỏi thế anh có ném đá không, anh bảo không, la hét cũng không. Lại hỏi, sao anh không làm mà anh lại nhận? Anh bảo vì họ có nhân chứng (giả) rồi.
Hai nhân chứng giả, một người là Thọ dân phòng ở địa phương, một người nữa ở Hải Phòng. Ra tòa, luật sư vặn thì hai người này không trả lời được. Sau khi xử 1 tháng thì vợ anh điện ra bảo Thọ xin rút lời làm chứng, có người xui anh ta nói thế. Thế nhưng anh dặn cứ để đấy, khi nào anh về rồi hãy hay.
Một lý do nữa khiến anh nhận tội là anh muốn được mang ra xử sớm. Đây là một tâm lý không chỉ riêng anh mà tôi biết một vài trường hợp khác cũng chọn cách này. Họ muốn được mang ra xử sớm vì điều kiện sinh hoạt trong thời gian tạm giam để điều tra rất cực khổ. Một số cựu tù nhân lương tâm cho biết, khó khăn nhất là giai đoạn này.
Bà con Dương Nội, Hội Bầu bí tương thân chụo ảnh lưu niệm tại nhà anh Trần Văn Miên.
Buồng giam của anh chừng 50 mét vuông, nhốt 50 người, chỉ có một cái quạt trần ở giữa nên vừa nóng nực vừa chật chội. Chế độ ăn uống khỏi phải nói. Mỗi tuần chỉ có 2 bữa có thịt, còn tất cả là “cơm muối trại”. Khổ quá, rồi người này người khác “tư vấn” cho anh, trí não không tỉnh táo nên anh chấp nhận nhận tội để “được” ra tòa sớm.
Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì vẫn có thể cải thiện bữa ăn bằng cách nộp tiền. Nhưng nếu gia đình gửi tiền vào thì trưởng buống ăn hết, ví dụ 300 nghìn thì phần mình chỉ còn được 70, 100 nghìn. Anh cho biết họ phân ra chế độ tùy theo mức đóng cho “quản” (tức quản giáo). Người 8 triệu, người 5 triệu. Tất nhiên, quản không trực tiếp thu mà thông qua trưởng buồng. Tất nhiên không bắt buộc nhưng nếu có tiền thì ngồi mâm trên, không có thì ngồi mâm dưới chấp nhận ăn “cơm muối trại”.
Khi anh Trương Văn Dũng hỏi, anh nói trong trại tạm giam rất khổ, anh có nghĩ đấy có phải là hình thức tra tấn không? Nhưng anh trả lời không phải là tra tấn, chỉ chật chội nóng nực thôi. Anh không hiểu ý của anh Dũng mà chỉ hiểu rằng đánh vào cơ thể thì mới gọi là tra tấn.
Mới ra tù được mấy giờ nên anh có vẻ còn rất mệt mỏi và hình như anh mặc cảm vì đã nhận tội một cách quá dễ dãi sau 2 tháng bất khuất. Với những hạn chế của anh như đã nói ở trên, chẳng ai nỡ trách mà chỉ thấy thương anh nhiều hơn. Chúng tôi đến thăm anh chỉ thấy một không khí vui mừng. Gia đình và bà con Dương Nội đã đón anh về trong vòng tay thương yêu. Rồi đây, anh sẽ được gia đình và bà con Dương Nội chăm sóc tận tình, sẽ bình phục cả cả về sức khỏe lẫn tinh thần.
Xin bạn đọc theo dõi đầy đủ buổi nói chuyện giữa chúng tôi và anh Trần Văn Sang trong đoạn video clip dưới đây (trong clip, cùng tiếp chuyện chúng tôi có chị Cấn Thị Thêu).
September 4, 2015
Chuyện về Tù nhân Dân oan Trần Văn Miên
by Nhan Quyen • Tran Van Mien
Phóng viên Việt Nam Thời Báo chúc mừng anh Trần Văn Miên.
IJAVN | 03-09-2015
Trần Văn Miên sinh năm 1959 là 1 trong 7 người dân oan Dương Nội bị bắt đi tù trong cuộc đấu tranh giữ đất của nhân dân Dương Nội. Anh bị bắt ngày 26/3/2014 sau đó bị kết án 22 tháng tù giam về “tội” gây rồi trật tự công cộng trong phiên tòa ngày 23/9/2014. Anh ra tù ngày 31/8/2015 trong đợt đặc xá nhân dịp quốc khánh năm 2015.
Ngày anh về, rất đông bà con Dương Nội đến tận trại giam Thanh Xuân huyện Thanh Oai, Tp Hà Nội đón. Bà con ở huyện Thanh Oai biết tin cũng đến cổng trại đón anh. Một bữa liên hoan thân mật được gia đình anh và bà con Dương Nội tổ chức tại nhà anh mừng anh trở về.
Chúng tôi, một nhóm 4 anh em thuộc Hội Bầu bí tương thân cũng đến chúc mừng anh. Trong không khí mừng tủi với những tiếng cười nói râm ran, chúng tôi tranh thủ hỏi chuyện anh về những ngày tháng trong tù.
Chuyện anh bị bắt cũng rất kỳ quái cho thấy bộ máy tư pháp Việt nam hoạt động theo luật rừng như thế nào. Anh bị bắt cóc khi đang ở Quốc Oai. Không có lệnh bắt, không có biên bản gây rối trật tự công cộng trước đó. Anh đang đi trên đường thì một tốp 5,6 người từ trên ô tô nhảy xuống bắt nhét anh kên xe rồi đưa vào một cơ sở gần đó lập biên bản. Anh nhận ra trong số đó có một người tên là Nam, công an quận Hà Đông. Ức quá, anh định tự sát. Lúc anh tỉnh dậy thì thấy mình bị băng dính băng kín mồm rồi bị đưa lên xe chở thẳng đến Hỏa Lò.
Đón anh Trần Văn Miên tại cổng trại giam Thanh Xuân.
Trong 2 tháng đầu anh không nhận tội, không chịu ký gì cả. Về phía điều tra, họ rất sợ anh tự sát nên thường xuyên đặt camera theo dõi. Họ động viên anh rằng “tội” anh không phải chết (!?). Anh bảo tôi không sợ chết, tôi chết cũng được. Tôi chết còn được cả làng đưa ma. Ấy vậy mà cuối cùng họ làm cho anh nhận tội một cách rất lãng xẹt, nghe anh kể mà thương cho anh.
Xin lưu ý trước là anh bị bệnh rối loạn tiền đình nên trí não luôn ở tình trạng không tỉnh táo. Mặt khác, anh nói, trình độ văn hóa của anh thấp, chỉ lớp 1 trên 10 thôi. Khi họ dựng nên nhân chứng giả, anh lại nghĩ có người đứng ra làm chứng rồi nên anh không nhận cũng không được. Khi đi cung, anh không nhận tội nên khi về buồng giam, họ cho cô thư ký tòa án mang các biên bản vào bắt anh ký. Mắt anh thì kém, không có kính, không đọc được còn cô thư ký thì không cho anh đi mượn kính. Cô ta luôn mồm giục, có ký nhanh lên không thì bảo, hết thời gian rồi, ký nhanh tôi còn về. Do sức ép cộng với hiểu biết hạn chế nên anh vẫn ký dù chẳng biết mấy thứ giấy ấy viết những gì. Lúc ký, anh lại còn nghĩ đằng nào mình cũng có tội rồi (tức là đã có người làm chứng cho “tội” của anh – có người bảo tội thì thành tội)
Lại nói về “tội” của anh. Khi hỏi họ kết tội anh căn cứ vào hành vi nào thì anh nói họ bảo anh ném đá vào hàng rào tôn và la hét. Chúng tôi hỏi thế anh có ném đá không, anh bảo không, la hét cũng không. Lại hỏi, sao anh không làm mà anh lại nhận? Anh bảo vì họ có nhân chứng (giả) rồi.
Hai nhân chứng giả, một người là Thọ dân phòng ở địa phương, một người nữa ở Hải Phòng. Ra tòa, luật sư vặn thì hai người này không trả lời được. Sau khi xử 1 tháng thì vợ anh điện ra bảo Thọ xin rút lời làm chứng, có người xui anh ta nói thế. Thế nhưng anh dặn cứ để đấy, khi nào anh về rồi hãy hay.
Một lý do nữa khiến anh nhận tội là anh muốn được mang ra xử sớm. Đây là một tâm lý không chỉ riêng anh mà tôi biết một vài trường hợp khác cũng chọn cách này. Họ muốn được mang ra xử sớm vì điều kiện sinh hoạt trong thời gian tạm giam để điều tra rất cực khổ. Một số cựu tù nhân lương tâm cho biết, khó khăn nhất là giai đoạn này.
Bà con Dương Nội, Hội Bầu bí tương thân chụo ảnh lưu niệm tại nhà anh Trần Văn Miên.
Buồng giam của anh chừng 50 mét vuông, nhốt 50 người, chỉ có một cái quạt trần ở giữa nên vừa nóng nực vừa chật chội. Chế độ ăn uống khỏi phải nói. Mỗi tuần chỉ có 2 bữa có thịt, còn tất cả là “cơm muối trại”. Khổ quá, rồi người này người khác “tư vấn” cho anh, trí não không tỉnh táo nên anh chấp nhận nhận tội để “được” ra tòa sớm.
Tuy nhiên, nếu có điều kiện thì vẫn có thể cải thiện bữa ăn bằng cách nộp tiền. Nhưng nếu gia đình gửi tiền vào thì trưởng buống ăn hết, ví dụ 300 nghìn thì phần mình chỉ còn được 70, 100 nghìn. Anh cho biết họ phân ra chế độ tùy theo mức đóng cho “quản” (tức quản giáo). Người 8 triệu, người 5 triệu. Tất nhiên, quản không trực tiếp thu mà thông qua trưởng buồng. Tất nhiên không bắt buộc nhưng nếu có tiền thì ngồi mâm trên, không có thì ngồi mâm dưới chấp nhận ăn “cơm muối trại”.
Khi anh Trương Văn Dũng hỏi, anh nói trong trại tạm giam rất khổ, anh có nghĩ đấy có phải là hình thức tra tấn không? Nhưng anh trả lời không phải là tra tấn, chỉ chật chội nóng nực thôi. Anh không hiểu ý của anh Dũng mà chỉ hiểu rằng đánh vào cơ thể thì mới gọi là tra tấn.
Mới ra tù được mấy giờ nên anh có vẻ còn rất mệt mỏi và hình như anh mặc cảm vì đã nhận tội một cách quá dễ dãi sau 2 tháng bất khuất. Với những hạn chế của anh như đã nói ở trên, chẳng ai nỡ trách mà chỉ thấy thương anh nhiều hơn. Chúng tôi đến thăm anh chỉ thấy một không khí vui mừng. Gia đình và bà con Dương Nội đã đón anh về trong vòng tay thương yêu. Rồi đây, anh sẽ được gia đình và bà con Dương Nội chăm sóc tận tình, sẽ bình phục cả cả về sức khỏe lẫn tinh thần.
Xin bạn đọc theo dõi đầy đủ buổi nói chuyện giữa chúng tôi và anh Trần Văn Sang trong đoạn video clip dưới đây (trong clip, cùng tiếp chuyện chúng tôi có chị Cấn Thị Thêu).
Nguyễn Tường Thụy / VNTB