Đức Hồng Y Fernando Filoni (phải) ban phước cho một em bé trước Nhà thờ St. Joseph ở Hà Nội, ngày 20/1/2015.
VOA | 06-11-2015
Một nhóm các tổ chức xã hội dân sự cùng các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế vừa ra Tuyên bố chung phản đối Dự thảo Luật tín ngưỡng-tôn giáo được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Việt Nam hôm nay 6/11.
Bản Tuyên bố với chữ ký của 27 tổ chức bao gồm Ân xá Quốc tế nêu rõ các quan ngại về nội dung Dự thảo 5 của Luật tín ngưỡng-tôn giáo lưu hành từ tháng 9 năm nay.
Tuyên bố nói dự luật này đi ngược lại với quyền tự do tôn giáo của công dân với các hạn chế vượt mức cho phép của các luật nhân quyền mà Việt Nam có nghĩa vụ phải tuân thủ.
Các tổ chức đồng ký tên trong Tuyên bố kêu gọi Việt Nam tu chỉnh lại toàn bộ Dự luật này với sự đóng góp của các cộng đồng tôn giáo kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, một tổ chức ký tên trong Tuyên bố chung, cho biết khuyến nghị chính nêu lên trong bản Tuyên bố chung:
“Phải loại bỏ đi chủ trương xin-cho bắt phải xin phép và được chính quyền chấp thuận thì mới được hoạt động tôn giáo. Đây là sự vi phạm trầm trọng nhất đối với các tiêu chuẩn căn bản của quốc tế về tự do tôn giáo. Tự do tôn giáo là quyền căn bản của con người, không cần phải xin phép.”
Tiến sĩ Thắng cho hay BPSOS cùng các tổ chức bảo vệ nhân quyền đang đẩy mạnh các nỗ lực vận động quốc tế về vấn đề nhân quyền Việt Nam trong đó có quyền tự do tôn giáo:
“Chúng tôi đã làm việc với cơ quan Liên hiệp quốc đặc trách tự do tôn giáo tín ngưỡng, với Bộ Ngoại giao Mỹ, với Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo quốc tế, với các nước khác như Đức, Canada để lên tiếng với Việt Nam với hy vọng Việt Nam sẽ lắng nghe và cải thiện. Nếu cuối cùng họ vẫn không lắng nghe, điều đó chửng tỏ cho thế giới thấy họ cam kết một đằng nhưng thực thi hoàn toàn ngược lại.”
Tháng tư năm nay, chính phủ Việt Nam công bố Dự thảo 4 của Luật tín ngưỡng-tôn giáo khiến một số cộng đồng các tôn giáo trong nước lên tiếng phản đối.
Sau chuyến đi Việt Nam tìm hiểu thực tế hồi tháng 7 năm ngoái, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng, Heiner Bielefeldt, nhận xét quyền tự quản của các tổ chức tôn giáo độc lập không được nhà nước công nhận tại Việt Nam vẫn bị hạn chế và rằng sinh hoạt đạo của họ không được an toàn, thường xuyên bị sách nhiễu, đe dọa.
Tháng rồi, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố phúc trình về tự do tôn giáo quốc tế năm qua trong đó nêu rõ các vi phạm về quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Hà Nội bác bỏ báo cáo này với cáo buộc rằng ‘không khách quan , dựa trên thông tin sai lệch.’
Trà Mi
November 7, 2015
Dự Luật Tôn Giáo của Việt Nam gây quan ngại
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Đức Hồng Y Fernando Filoni (phải) ban phước cho một em bé trước Nhà thờ St. Joseph ở Hà Nội, ngày 20/1/2015.
VOA | 06-11-2015
Một nhóm các tổ chức xã hội dân sự cùng các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế vừa ra Tuyên bố chung phản đối Dự thảo Luật tín ngưỡng-tôn giáo được đưa ra thảo luận tại Quốc hội Việt Nam hôm nay 6/11.
Bản Tuyên bố với chữ ký của 27 tổ chức bao gồm Ân xá Quốc tế nêu rõ các quan ngại về nội dung Dự thảo 5 của Luật tín ngưỡng-tôn giáo lưu hành từ tháng 9 năm nay.
Tuyên bố nói dự luật này đi ngược lại với quyền tự do tôn giáo của công dân với các hạn chế vượt mức cho phép của các luật nhân quyền mà Việt Nam có nghĩa vụ phải tuân thủ.
Các tổ chức đồng ký tên trong Tuyên bố kêu gọi Việt Nam tu chỉnh lại toàn bộ Dự luật này với sự đóng góp của các cộng đồng tôn giáo kể cả quốc doanh và ngoài quốc doanh.
Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng, giám đốc điều hành Ủy ban Cứu người Vượt biển BPSOS, một tổ chức ký tên trong Tuyên bố chung, cho biết khuyến nghị chính nêu lên trong bản Tuyên bố chung:
“Phải loại bỏ đi chủ trương xin-cho bắt phải xin phép và được chính quyền chấp thuận thì mới được hoạt động tôn giáo. Đây là sự vi phạm trầm trọng nhất đối với các tiêu chuẩn căn bản của quốc tế về tự do tôn giáo. Tự do tôn giáo là quyền căn bản của con người, không cần phải xin phép.”
Tiến sĩ Thắng cho hay BPSOS cùng các tổ chức bảo vệ nhân quyền đang đẩy mạnh các nỗ lực vận động quốc tế về vấn đề nhân quyền Việt Nam trong đó có quyền tự do tôn giáo:
“Chúng tôi đã làm việc với cơ quan Liên hiệp quốc đặc trách tự do tôn giáo tín ngưỡng, với Bộ Ngoại giao Mỹ, với Ủy hội Hoa Kỳ về Tự do tôn giáo quốc tế, với các nước khác như Đức, Canada để lên tiếng với Việt Nam với hy vọng Việt Nam sẽ lắng nghe và cải thiện. Nếu cuối cùng họ vẫn không lắng nghe, điều đó chửng tỏ cho thế giới thấy họ cam kết một đằng nhưng thực thi hoàn toàn ngược lại.”
Tháng tư năm nay, chính phủ Việt Nam công bố Dự thảo 4 của Luật tín ngưỡng-tôn giáo khiến một số cộng đồng các tôn giáo trong nước lên tiếng phản đối.
Sau chuyến đi Việt Nam tìm hiểu thực tế hồi tháng 7 năm ngoái, Báo cáo viên đặc biệt của Liên hiệp quốc về Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng, Heiner Bielefeldt, nhận xét quyền tự quản của các tổ chức tôn giáo độc lập không được nhà nước công nhận tại Việt Nam vẫn bị hạn chế và rằng sinh hoạt đạo của họ không được an toàn, thường xuyên bị sách nhiễu, đe dọa.
Tháng rồi, Bộ Ngoại giao Mỹ công bố phúc trình về tự do tôn giáo quốc tế năm qua trong đó nêu rõ các vi phạm về quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam.
Hà Nội bác bỏ báo cáo này với cáo buộc rằng ‘không khách quan , dựa trên thông tin sai lệch.’
Trà Mi