Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền 07-13, 2015: Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc, Ân xá Quốc tế và Phóng viên Không Biên giới phản đối các vụ tấn công bạo lực nhằm vào người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam

Defenders’ Weekly | 13-12-2015

Defenders-weekly

Ngày 11/12/2015, Phát ngôn viên Ravina Shamdasani  của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc đã nói trong một cuộc họp báo rằng cơ quan này rất quan ngại về làn sóng bạo lực gần đây nhằm vào người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam. Cao ủy Nhân quyền LHQ đã yêu cầu chính phủ cộng sản Việt Nam điều tra và truy tố những kẻ tấn công và áp dụng các biện pháp để bảo vệ người hoạt động nhân quyền, bà nói.

Cuộc họp báo được tiến hành sau khi Văn phòng Cao ủy Nhân quyền nhận được báo cáo về vụ tấn công dã man của một nhóm khoảng 20 người nhằm vào luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và ba người hoạt động khác.

Ngày 10 và 11/12, Ân xá quốc tế và Phóng viên Không Biên giới cũng bày tỏ quan ngại về vụ đánh đập luật sư Đài và ba người hoạt động nhân quyền cũng như một số vụ tấn công nhằm vào giới bất đồng chính kiến và hoạt động xã hội gần đây.

Ngày 09/12, tòa phúc thẩm Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã bác kháng cáo của dân oan Vũ Thị Hải nhưng giảm án xuống còn 15 tháng từ 18 tháng của bản án sơ thẩm. Bà Hải, dân oan khiếu kiện đất đai, đã bị bắt trong tháng 6 khi bà cùng nhiều dân oan khác biểu tình ôn hòa ở gần tòa nhà Quốc hội. Bà bị kết tội gây rối trật tự công cộng.

Ngày 07/12, chính quyền Việt Nam đã ngăn cản bốn người hoạt động không cho họ xuất cảnh sang Myanmar, nơi mà họ dự định sẽ gặp mặt với những người đấu tranh dân chủ vừa mới giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử gần đây, theo một chương trình tổ chức bởi Việt Tân, một tổ chức đấu tranh dân chủ có trụ sở tại Mỹ.

và nhiều tin quan trọng khác

======================

Bốn người hoạt động nhân quyền bị cấm xuất cảnh cùng một ngày

Nhà chức trách Việt Nam vừa dừng xuất cảnh bốn người hoạt động nhân quyền trong cùng ngày 6/12 khi họ đang làm thủ tục xuất cảnh ra khỏi Việt Nam.

Có 2 người bị cấm xuất cảnh ở sân bay Nội Bài là nhà văn Phạm Thành và nhà báo Nguyễn Tường Thụy. Bộ đội biên phòng cửa khẩu Mộc bài cũng cấm xuất cảnh ông Trương Văn Dũng và Lê Sỹ Bình trong cùng ngày.

Trong biên bản dừng xuất cảnh đối với bốn người đều nêu lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội (theo qui định tại khoản 6 điều 21, nghi định 136/2007/NĐ-CP ngày 17/8/2007 về xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam).

Ông Phạm Thành là chủ trang blog Bà Đầm Xoè, thành viên của Hội Cứu trợ dân oan. Năm 2014 ông cho xuất bản cuốn sách “Cò Hồn Xã Nghĩa” ở Việt Nam nhưng sau đó an ninh liên tục gửi giấy triệu tập ông làm việc về cuốn sách này.

Bốn người nói trên dự định sẽ tham gia buổi gặp mặt với những người đấu tranh dân chủ vừa mới giành thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử gần đây, theo một chương trình tổ chức bởi Việt Tân, một tổ chức đấu tranh dân chủ có trụ sở tại Mỹ.

Theo báo Người Việt, nhà cầm quyền thường có thói quen cấm xuất cảnh tất cả những công dân nào tham gia vận động dân chủ hóa đất nước, đòi hỏi tự do ngôn luận cũng như bày tỏ lòng yêu nước qua các cuộc biểu tình chống Trung Quốc.

Vietnam Security Forces Block Four Activists from Visiting Myanmar

4 người hoạt động nhân quyền bị cấm xuất cảnh cùng một ngày

———————————–

Các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam gặp Đảng cầm quyền kế tiếp của Miến Điện

Để có cái nhìn sâu hơn về sự thành công trong công cuộc đấu tranh dân chủ của Miến Điện, một số nhà hoạt động dân chủ quốc nội và hải ngoại đã thực hiện một chuyến đi sang Miến Điện để gặp gỡ và học hỏi từ nhiều tổ chức xã hội dân sự, chính trị, và truyền thông đóng vai trò quan trong trong quá trình dân chủ hoá đất nước này.

Chuyến đi học hỏi do Đảng Việt Tân tổ chức, kéo dài ba ngày từ ngày 7-9 tháng 12, 2016. Trong ngày đầu tiên của chuyến đi, phái đoàn đã tiếp xúc với Đảng Liên Đoàn Quốc Gia Vì Dân Chủ (NLD), Đảng do bà Aung San Suu Kyi lãnh đạo.

Tại trụ sở Đảng NLD tại Yangon, phái đoàn các nhà hoạt động đã được phát ngôn nhân Đảng, ông Nyan Win chào đón. Sau đó, Tướng U Tin Oo, Chủ tịch Danh Dự của Đảng đã trao đổi với đoàn về vấn đề đối lập chính trị, một yếu tố cần thiết trong quá trình dân chủ hóa một đất nước.

Tướng U Tin Oo từng là tổng tư lệnh của quân đội Miến Điện. Ông cùng với bà Aung San Suu Kyi là một cặp bài trùng không thể thiếu của cuộc đấu tranh dân chủ Miến Điện. Vào năm 1988, ông đã tách ra khỏi chế độ quân phiệt và kết hợp với bà Suu Kyi để thành lập đảng NLD. Sau đó ông trở thành Chủ tịch đầu tiên của Đảng NLD, và bà Suu Kyi là Tổng thư ký Đảng. Ông cũng từng bị nhà cầm quyền phân phiệt bắt giam 15 năm vì những hoạt động đối lập của mình.

Tướng U Tin Oo đã chia sẻ nhiều bài học, đặc biệt là vai trò cũng như đường lối mà Đảng NLD thực hiện để góp phần đưa công cuộc dân chủ hóa của đất nước Miến Điện đến ngày hôm nay.

Khi được cho biết rất nhiều người Việt Nam sung sướng với kết quả thắng cử vừa qua, ông nói: “Đừng! Khoan hãy mừng vội. Đó chỉ là một chặn đường và chúng tôi chưa thành công. Chúng tôi còn nhiều điều phải làm để đất nước này khá hơn và thật sự dân chủ.” Ông cũng chia sẻ rằng Đảng NLD đã quyết định không bày tỏ sự hân hoan đối với cuộc bầu cử vừa qua. Vì đối với họ, đây vẫn chưa là một cuộc bầu cử tự do thực sự, khi 25% số ghế Quốc hội vẫn do Quân đội chỉ định. Thêm vào đó, vì người dân có quá nhiều sự kỳ vọng vào đảng của ông trong vai trò là Đảng cầm quyền kế tiếp, thử thách đối với Đảng NLD càng to lớn.

Với câu hỏi điều gì đã giúp các ông thành công trước 30 năm đàn áp của nhà cầm quyền, ông nói: “Lòng dân. Chúng tôi luôn đi sát với lòng dân. Chúng tôi hiểu họ và đấu tranh cho họ, là tiếng nói của họ.” Nói về đường lối đấu tranh của đảng NLD, ông nói: “Phải bất bạo động. Đó là chính sách và kim chỉ nam của chúng tôi. Chúng tôi chống lại mọi hành vi bạo động, kể cả việc trả thù với những người trong quân đội đã từng hành hạ, cầm tù chúng tôi.”

Khi được cho biết có một số các anh em hoạt động đã bị chính quyền CSVN ngăn chặn khi sang Miến Điện kỳ này, người đại diện Đảng NLD cho biết họ cũng từng đối mặt với khó khăn tương tự. Đã từng có thời gian, tất cả thành viên của Đảng NLD đã bị chính quyền quân phiệt cấm xuất cảnh và họ cũng phải tìm những phương cách để ra ngoài gặp gỡ quốc tế.

Tướng U Tin Oo trong phần trao đổi đã bày tỏ sự cảm kích đối với phong trào dân chủ Việt Nam. Ông cho biết trong lúc phong trào Miến Điện đang đối đầu với những khó khăn, thì các chính phủ trong ASEAN đã không ủng hộ họ. Ngược lại, họ đã nhận được sự ủng hộ từ các phong trào dân chủ ở các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam. Vì vậy ông gởi lời cám ơn đến người dân Việt Nam đã ủng hộ người dân Miến Điện cho công cuộc đấu tranh vì ước mơ chung: đó là tự do, dân chủ, và nhân quyền.

Các nhà hoạt động dân chủ Việt Nam gặp Đảng cầm quyền kế tiếp của Miến Điện

==========================08/12========================

Tuyên bố số 8/Hội NBĐLVN về ngư dân Việt Nam bị “tàu lạ” bắn giết

Hôm nay – 10 ngày đêm quằn quại sau cái chết không thể nhắm mắt của ngư dân Trương Đình Bảy trên biển Trường Sa bởi “tàu lạ”, các cơ quan chức năng Việt Nam vẫn nín lặng đến mức không công bố được bất kỳ manh mối nào về kẻ thủ ác.

Cái chết đầy oan khuất ấy đang có nguy cơ bị “chìm xuồng”. Khi nước mắt người thân và ngư dân phải nuốt ngược vào lòng, lại một lần nữa Hải quân và Cảnh sát biển Việt Nam như buông xuôi tất cả.

Trên tất cả, nếu có một cuộc trưng cầu dân ý về “tàu lạ’’, hẳn tuyệt đại đa số những người không nhắm mắt với dân tộc sẽ mặc định cái tên Trung Quốc.

Và nếu điều mặc định ấy là xác thực với thi hài mới nhất mang tên Trương Đình Bảy, lại thêm một nỗi ô nhục không thể diễn tả dành cho những lãnh đạo “ôm hôn thắm thiết đồng chí Tập Cận Bình”.

Thất bại trong ý đồ củng cố phái “thân Trung” ở Việt Nam sau chuyến đến Hà Nội đầu tháng 11/2015, Tập Cận Bình và Bắc Kinh đang nhanh chóng quay lại chiến thuật gây hấn và giết người.

Cái chết của ngư dân Trương Đình Bảy cũng có thể bồi tiếp một lời tố cáo đẫm máu đối với những kẻ đã ra lệnh cho các lực lượng công an và thanh niên xung phong đánh đập, đàn áp dã man các công dân biểu tình phản đối Tập Cận Bình ở Sài Gòn.

Sau 4 năm kể từ ngày tàu Trung Quốc cắt cáp tàu Bình Minh của Việt Nam và sau quá nhiều lần ngư dân Việt Nam bị những người “đồng chí tốt” bức hại, sự thể đến nay đã lộ hình: một quân chủng luôn cổ vũ ngư dân “bám biển” như Hải quân hay Cảnh sát biển Việt Nam lại luôn “bám bờ” như một tư thế phủ phục nhất. Còn một “Quảng Trị anh hùng” lại đã làm nên công trạng bảo vệ ngư dân bằng hành vi tuần tra biển khống để rút ruột ngân sách hàng tỷ đồng.

Trong lúc đó, giới công an Việt đã như quên hẳn liêm sỉ và đạo lý cuối cùng để thẳng tay tấn công những đồng bào không chịu khuất phục trước Trung Quốc.

Giờ đây, cứ mỗi 24 giờ người thân bị Trung Quốc tấn công và giết chóc, nỗi đau đớn của các gia đình ngư dân nghèo bị xâm hại cùng hàng triệu trái tim người Việt lại nhân lên gấp đôi: ánh mắt thất thần hướng biển trong những dự cảm bị cướp bóc, tra tấn và bắn giết của những ngư dân từng được nhà nước khuyến khích bám biển; cùng sự thất vọng cùng cực về thái độ không thể mô tả khác hơn là ô nhục của những người vẫn tuyên bố về “tình hữu nghị viển vông” hay “không để mất chủ quyền lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc”.

Nhưng sau Hội nghị Thành đô năm 1990 với mất mát quá lớn của Việt Nam trước Trung Quốc, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc không thể là đầu môi chót lưỡi mà phải được hiểu một cách thống thiết vào lúc mỗi công dân phải chịu cảnh nhược tiểu hèn kém và hổ nhục từ ngày giàn khoan HD 981 ngự trị ngay trước mũi chính thể Hà Nội – một cái gai nhức nhối cứ mỗi ngày lại đâm chọc sâu hơn vào 90 triệu cặp mắt người dân Việt.

Song bất chấp nước mắt chảy ngược của đồng bào, tuyệt đại đa số các cơ quan quản lý, tổ chức chính trị và các hội đoàn nhà nước vẫn chìm trong cơn á khẩu khó phương chữa trị, còn tất cả những gì cho tới nay mà chính quyền Việt Nam hé môi vẫn chỉ là bộ mặt thản nhiên kêu gọi “sẽ bảo vệ ngư dân mưu sinh” mà không có nổi một lời lên án Bắc Kinh tấn công và bắn giết đồng bào mình.

Vẫn không có nổi một nghị quyết dù chỉ là ám chỉ về mối “xung đột Biển Đông” sau các hội nghị trung ương và các kỳ họp quốc hội năm ngoái và năm nay, cũng chưa từng biểu hiện manh mối nào để chứng tỏ cho 90 triệu đồng bào là “sẽ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế” như dân tộc Philippines đã dũng cảm hành động, những người nắm quyền và chịu trách nhiệm trước vận mệnh quê hương đang muốn đưa Tổ quốc Việt Nam vào số phận gia nô ngoại bang thê thảm đến mức nào?

***

Bằng Tuyên bố này, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đòi hỏi Nhà nước Việt Nam phải thực thi ngay kế hoạch bảo vệ ngư dân trước sức ép đe dọa tấn công ngày càng lồng lộn và lộ liễu của các tàu Trung Quốc; điều tra đến tận cùng và công bố ngay lập tức về thủ phạm đã giết chết ngư dân Trương Đình Bảy, tuyệt đối không để vụ việc này bị ém nhẹm dù ở cấp địa phương hay trung ương.

Ngày 8 tháng 12 năm 2015

Hội nhà báo Độc lập Việt Nam

Tuyên bố số 8/Hội NBĐLVN về ngư dân Việt Nam bị “tàu lạ” bắn giết

========================== 09/12=======================

Việt Nam cần chấm dứt ngay các cuộc tấn công tàn bạo chống lại người bảo vệ nhân quyền: Ân xá Quốc tế

Các nhà chức trách Việt Nam phải chấm dứt ngay làn sóng tấn công tàn bạo chống lại những người bảo vệ nhân quyền và đưa những kẻ chịu trách nhiệm về các vụ tấn công bạo lực ra trước công lý, Tổ chức Ân xá Quốc tế yêu cầu.

Trong vụ tấn công mới nhất vào ngày Chủ nhật 06/12, bốn nhà hoạt động – trong đó có luật sư nhân quyền nổi tiếng và là cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Đài – đã bị bắt cóc và đánh đập bởi một nhóm 20 người đàn ông thường phục. Những nhà hoạt động bị tấn công khi họ trên đường trở về từ một diễn đàn công cộng về quyền lập hiến ở tỉnh Nghệ An mà chính quyền địa phương đã tìm cách để gây rối.

Các cuộc tấn công tàn bạo nhằm vào những người bảo vệ nhân quyền đã trở thành phổ biến ở Việt Nam và những kẻ thực hiện vẫn chưa bị xét xử trước công lý. Làn sóng bạo lực cần phải chấm dứt ngay lập tức.

John Coughlan, nghiên cứu viên của Ân xá Quốc tế về Việt Nam nói.

“Những người hoạt động ôn hòa tại Việt Nam phải đối mặt với điều kiện khắc nghiệt và bị hạn chế trong việc thực hiện quyền tự do phát biểu chính kiến và hội họp. Họ phải mạo hiểm sức khỏe và sự tự do của họ chỉ đơn giản là lên tiếng cho nhân quyền.”

Bốn nhà hoạt động – Nguyễn Văn Đài, Trần Quang Trung, Vũ Văn Minh và một người bạn – đã bị chặn trên đường trở về Hà Nội bằng taxi. Họ đã bị kéo ra khỏi xe taxi cùng với người tài xế, và bị tấn công bằng gậy gỗ. Những kẻ tấn công mặc thường phục đã ép Nguyễn Văn Đài lên một chiếc xe mà trong đó ông đã bị đánh đập dã man trước khi bị bỏ lại ở một bãi biển Cửa Lò, khoảng 20 km từ thành phố Vinh. Ba nhà hoạt động cũng bị đánh đập trên đường, và Trần Quang Trung bị đánh cho tới khi cây gậy gỗ bị gãy.

Nguyễn Văn Đài bị nhiều vết thương ở mặt và ở mắt. Ông cũng bị cướp mất điện thoại di động, ví và áo khoác trong khi Trần Quang Trung bị thương ở  mắt cá chân.

Kể từ khi mãn hạn án tù bốn năm về tội danh tuyên truyền chống nhà nước vào tháng 3/2011, Nguyễn Văn Đài đã là nạn nhân của sự hăm dọa và một số các cuộc tấn công.

Trong tháng 5 năm 2014, ông bị thương đầu sau khi bị tấn công bởi sáu người đàn ông thường phục. Vào tháng Giêng năm nay, hai người đàn ông giấu tên đã đột nhập vào nhà của ông và đe dọa sẽ tấn công ông và đốt nhà.

Một làn sóng bạo lực

Đây là vụ mới nhất trong một loạt các cuộc tấn công và bạo lực nhằm vào những người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, đặc biệt  trong vòng 18 tháng qua. Tổ chức Ân xá Quốc tế nhận được thông tin về hàng chục cuộc tấn công như vậy, hầu hết các vụ tấn công này không được báo chí nhà nước đề cập đến.

Ngày 03/11, hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân đã bị đánh dã man bởi một nhóm đàn ông đeo mặt nạ khi họ rời khỏi nhà của gia đình của Đỗ Đăng Du, 17 tuổi, người đã chết trong tù ở Hà Nội một tháng trước đó. Các luật sư đã cung cấp tư vấn pháp lý cho gia đình của chàng trai trẻ. Nhà chức trách mở cuộc điều tra về vụ tấn công sau khi hai nạn nhân khiếu nại, nhưng chua có thủ phạm nào bị bắt giữ.

Ngày 22/11, hai nhà hoạt động công đoàn và cũng là cựu tù nhân lương tâm Đỗ Thị Minh Hạnh và Trương Minh Đức đã bị đánh đập dã man bởi những người đàn ông thường phục trước khi bị công an bắt giam tại Long Bình, tỉnh Đồng Nai. Hai nhà hoạt động đã đi đến Long Bình để tư vấn cho 2.000 công nhân, những người đã bị sa thải bởi chủ  nhà máy người Hàn Quốc.

Không một ai chịu trách nhiệm về những vụ tấn công kể trên.

Cơ quan điều tra độc lập

Tổ chức Ân xá Quốc tế kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam có những biện pháp nhằm chấm dứt những vụ tấn công bạo lực và bắt các thủ phạm chịu trách nhiệm cho các hành động bạo lực nói trên.

Việt Nam cần phải thành lập một cơ quan độc lập và vô tư để điều tra những cuộc tấn công và truy tố những kẻ chịu trách nhiệm, bất kể chức vụ chính thức của chúng.

“Cách duy nhất để ngăn chặn làn sóng bạo lực là không bao che thủ phạm và gửi một tín hiệu rõ ràng rằng việc đánh đập người bảo vệ nhân quyền là những hành động không thể chấp nhận”, John Coughlan nói.

Ân xá Quốc tế: VN phải chấm dứt ‘làn sóng tấn công’ các nhà hoạt động

Viet Nam: End wave of brutal attacks against human rights defenders

—————————–

Các quy định về tôn giáo ở Việt Nam chỉ nhằm phục vụ bộ máy chiến tranh và bảo vệ đảng

Các vấn đề tôn giáo ở miền Bắc từ 1945 đến 1975, và giai đoạn từ năm 1975 đến nay trên phạm vi cả nước.

Giai đoạn từ 1945 – 1954

Tháng 12 năm 1946, sau hơn một năm công bố độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, “Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già người trẻ, không chia tôn giáo đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc”.

Từ năm 1949 đến năm 1954, Chính phủ liên tiếp ban hành các Sắc lệnh, Nghị định “quyền tự do tôn giáo gắn với lợi ích dân tộc”,  trong đó có thể chia ra hai loại Sắc lệnh: một là ban hành cho dân chúng và hai là ban hành cảnh cáo đối với những kẻ có tư tưởng phản quốc.

Loại thứ nhất gồm có các loại như Sắc lệnh năm 1949 về thuế đất và hoa màu cho các tôn giáo; trong Sắc lệnh số 197/SL, ngày 19-12-1953 ban bố Luật cải cách ruộng đất; Nghị định số 315/TTg, ngày 04-10-1953 về chính sách đối với tôn giáo. Đặc biệt là Sắc lệnh 234/SL, ngày 14-06-1955 của Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành được đánh giá là một trong những Sắc lệnh tiến bộ nhất về vấn đề tôn giáo, mà tinh thần này được đưa vào trong Hiến pháp năm 1992, sửa đổi bổ sung năm 2013. Điều 1 Sắc lệnh 234 khẳng định: “Chính phủ bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng, quyền theo hoặc không theo bất cứ tôn giáo nào”; Điều 15 thừa nhận, “Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa coi việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là một quyền lợi của nhân dân và luôn tôn trọng và giúp đỡ nhân dân thực hiện nó”.

Loại thứ hai gồm các Cương lĩnh, Sắc lệnh như: Cương lĩnh Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II, ngày 19-02-1951 khẳng định: Tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, đồng thời nghiêm trị những kẻ lợi dụng tôn giáo mà phản quốc; Sắc lệnh số 133/SL, ngày 20-01-1953 về việc trừng trị các loại việt gian, phản động và xét xử những âm mưu hành động phản quốc; Sắc lệnh 133/SL, ngày 20-01-1953 quy định: “Kẻ nào vì mục đích phản quốc gây hiềm khích để phá hoại sự đoàn kết kháng chiến của các dân tộc trong nước, […] chia rẽ nhân dân Việt Nam với nhân dân các nước bạn Miên, Lào, phá hoại tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân Liên Xô, Trung Quốc […] Nếu tội trạng nặng, sẽ bị phạt tù từ 10 năm đến chung thân, hoặc sẽ bị tử hình”.

Như vậy, tôn giáo, tín ngưỡng được đặt trong mối quan hệ ràng buộc: Tôn giáo phải phục vụ cho mục đích chính trị.

Giai đoạn từ 1954 – 1975

Vấn đề đáng chú ý nhất trong thời kỳ này là đạo Công giáo và làn sóng tôn giáo này di chuyển từ miền Bắc vào miền Nam theo tinh thần “Chúa đã vào Nam”.

Ngày 7-9-1954, Bộ Chính trị ra Nghị quyết “Về những vấn đề cấp bách trong tình hình mới”, khẳng định “chính sách tôn giáo đúng hay không là ở chỗ có đoàn kết tập hợp được giáo dân hay không. Do đó, Đảng chủ trương tín ngưỡng tự do, không can thiệp vào các hoạt động tôn giáo, không xâm phạm cơ sở vật chất như đền, chùa, nơi thờ tự,…”. Sau đó chưa đầy 20 ngày, Đảng ra liên tiếp hai Chỉ thị: ngày 21-9-1954, Ban Bí thư ra Chỉ thị 94-CT/TW về thi hành chính sách tôn giáo ở vùng mới giải phóng; ngày 23-8-1956, Ban Bí thư ra Chỉ thị 45/CT- TW về việc đẩy mạnh công tác vận động người dân không di cư vào Nam hoặc gây ra những vụ việc bất lợi.

Như vậy, nhìn một cách đại thể có thể thấy, những vấn đề về luật pháp tôn giáo ở miền Bắc giai đoạn 1954 – 1975 là nhằm củng cố bộ máy cầm quyền, phục vụ cho cuộc chiến Nam tiến, thể hiện qua lời kêu gọi “cởi áo cà sa khoác chiến bào” được tuyên truyền rất mạnh trong từng làng xã ở miền Bắc và cả ở miền Nam.

Giai đoạn 1976 – nay

Ngày 11-11-1977, Chính phủ ban hành Nghị quyết 297/NQ- CP về hoạt động tôn giáo; trong đó thực hiện quốc hữu hóa một số cơ sở tôn giáo, thờ tự, việc truyền giáo bắt buộc phải kèm theo tuyên truyền chủ nghĩa xã hội, xây dựng đảng, các hoạt động phong chức sắc tôn giáo đều phải được sự đồng ý của chính quyền; các tín đồ giúp việc trong tổ chức tôn giáo phải được chính quyền đồng ý; các cơ sở kinh tế, văn hóa, giáo dục của tôn giáo đều phải được cải tạo xã hội chủ nghĩa…

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI được coi là một cuộc cải cách lớn của Việt Nam trên nhiều phương diện. Tuy nhiên ở vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, vẫn không có gì thay đổi. Các chính sách liên quan vẫn được ban hành trong tâm thế dè dặt của lo sợ chuyện sẽ tái diễn “cởi áo cà sa khoác chiến bào”.

Năm 1990, Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị về công tác tôn giáo, thừa nhận lâu nay vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng dù có được đảng và nhà nước đề cập, song chủ yếu mang dấu ấn cá nhân, phần lớn đều tiếp cận dưới cái nhìn “diễn biến hòa bình”, quan tâm đến tôn giáo cũng bao hàm trong đó vấn đề “phòng chống”. Nghị quyết 24 nhìn nhận: “Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới; Tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài”. Nói một cách khác, nếu như trước đây, vấn đề tôn giáo thường được bàn luận trên tinh thần của cái nhìn “duy vật” thì đến Nghị quyết 24, vấn đề này đã được nhìn trên quan điểm “lịch sử cụ thể” và khẳng định đó là một nhu cầu tinh thần của con người, trong đó, vấn đề cốt lõi là đạo đức tôn giáo được nhìn nhận là nhiều điểm phù hợp trong công cuộc xây dựng xã hội mới.

Với tinh thần đó, Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2004. Tuy nhiên các nội dung trong pháp lệnh vẫn tiếp tục không coi quyền tự do tôn giáo là một quyền con người, mà là một quyền được “cấp phép hành chánh” theo quan điểm chính trị của nhà cầm quyền. Tôn giáo tiếp tục được chính quyền cho rằng “là điểm đến của những âm mưu chính trị, thù địch và gây chia rẽ dân tộc. Những phần tử cực đoan hay các lý thuyết của chủ nghĩa thực dân đã và sẽ lợi dụng thế mạnh của hạt nhân tôn giáo để “gieo” vào đầu họ những mầm mống của sự mất trật tự xã hội”.

Trên các bài giảng tuyên huấn và các tiết triết học trên giảng đường đại học, vẫn nói rằng, “từ sau năm 1954 – 1975, Công giáo và Tin lành là những tôn giáo, thực chất, đã bị chính trị lợi dụng, đi ngược lại với lợi ích dân tộc. Trong khi cả nước đứng lên vì nền độc lập dân tộc, hầu hết các Phật tử đều “cởi áo cà sa khoác chiến bào” thì một số giáo dân Công giáo đã bị lợi dụng, phản cách mạng”.

Do đó, khi soạn thảo dự luật tín ngưỡng, tôn giáo, Ban Tôn giáo Chính phủ vẫn trung thành quan điểm lâu nay, là “Luật pháp về tôn giáo ở Việt Nam luôn thể hiện vai trò cần thiết trước yêu cầu của cách mạng giải phóng dân tộc và quá trình xây dựng xã hội chủ nghĩa nhiều thập kỷ qua. Pháp lệnh Tôn giáo, tín ngưỡng, những Sắc lệnh, Chỉ thị,… có liên quan đến tôn giáo đã định hướng cho đồng bào, giáo dân, Phật tử đi theo chủ trương, chính sách, pháp luật đúng đắn của Nhà nước”.

VNTB – Các quy định về tôn giáo ở Việt Nam chỉ nhằm phục vụ bộ máy chiến tranh và bảo vệ đảng

——————————-

Phúc thẩm dân oan Vũ Thị Hải: Uất ức và căm thù

Ngày 9/12/2015, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tiến hành phúc thẩm vụ án “phá rối trật tự công cộng” với  bị can là Vũ Thị Hải, một dân oan ở tỉnh Ninh Bình. Tòa phúc thẩm bác bỏ kháng cáo của bà Hải, nhưng giảm án xuống 15 tháng tù giam từ án 18 tháng mà tòa sơ thẩm đã đưa ra.

“Em thấy không khí trong tòa căng thẳng. Các luật sư thì nói rất rõ quan điểm, chỉ ra bao nhiêu là sai phạm của tòa án và các ban ngành pháp luật nhưng tòa án lờ đi, không để tâm đến những điều luật sư nói, luật sư bào chữa!”. Con gái bị cáo Vũ Thị Hải sau khi tham dự xong phiên xử mẹ mình chia sẻ với Việt Nam Thời Báo (VNTB).

Lần này, cũng không đồng tình với bản án, bị cáo Vũ Thị Hải quyết định kháng án lên Giám đốc thẩm.

“Đến đồng hành vì liên đới và bảo vệ công lý”

Lực lượng an ninh, dân phòng… có sắc phục lẫn thường phục dàn quân bên ngoài để bảo vệ phiên tòa, cùng lúc đó hơn 100 dân oan ở khu vực Hà Nội cũng muốn vào tham dự phiên tòa công khai nhưng không được. Anh Nguyễn Huy Tuấn có mặt trong dòng người chia sẻ:

“Bà con dân oan và những người ủng hộ tinh thần bà Vũ Thị Hải đến tòa hơn 100 người”.

Rút kinh nghiệm những lần bị bắt bớ mỗi khi đến tham dự phiên tòa tương tự trước đó, hôm nay bà con vẫn trên tay đa phần là những khẩu hiệu “Bắt người vô tội để cướp đất là một tội ác”; “ Trả tự do cho Vũ Thị Hải, dân oan Ninh Bình”, đi rất ôn hòa, hạn chế để xảy ra những tình huống dẫn đến việc bị lực lượng bảo vệ tòa bắt giữ. Tuy nhiên, đã có chút căng thẳng ngay từ sáng sớm khi người con trai dân oan Vũ Thị Hải là em Dương Văn Tuyến đã bị bắt giữ đưa về đồn công an phường Trần Hưng Đạo (Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội) để làm việc. Chia sẻ việc bắt giữ này, nghệ sĩ Kim Chi bức xúc nói đây là một điều hết sức vô lý:

“Rất là vô lý khi cháu Tuyến là con trai của bà Vũ Thị Hải ngay từ sáng sớm đến  trước tòa án đã bị bắt đi rồi. Con trai đến tham dự phiên tòa xét xử mẹ mà bị bắt thì cô thấy rất là vô lý. Nói chung cái luật pháp này cô không thể bình luận được, đó là luật rừng thôi ”.

Nghệ sĩ Kim Chi còn cho biết bản thân bà từ sáng sớm đã có mặt trước phiên tòa cùng bà con nhưng cũng bị lực lượng bảo vệ đuổi đi chỗ khác và bà không chấp nhận. Khi mẹ tử tù Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng) bị cảm nặng, bà con xúm lại giúp đỡ xoa dầu, cấp cứu nhưng cũng bị lực lượng bảo vệ tòa đến gây khó dễ.

Con gái bị cáo Vũ Thị Hải cho rằng phiên tòa phúc thẩm xét xử mẹ cô là rất phức tạp và thiếu tính khách quan.

Phúc thẩm dân oan Vũ Thị Hải: Uất ức và căm thù

===============10/12=========

RSF: Công dân-nhà báo Nguyễn Văn Đài bị đánh đập dã man

Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) bị sốc bởi vụ tấn công dã man của an ninh mặc thường phục nhằm vào nhà hoạt động nhân quyền Nguyễn Văn Đài tại Nghệ An vào ngày 06/12/2015 ngay sau khi ông tham gia vào một cuộc thảo luận về tình hình nhân quyền ở Việt Nam và Hiến pháp 2013.

Khoảng 60 người đã tham dự cuộc họp được tổ chức tại nhà của cựu tù nhân lương tâm Trần Hữu Đức ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, một sự kiện nằm trong “Tuần Nhân quyền Việt Nam” kết thúc ngày hôm nay 10/12, là ngày mà 65 năm trước đây Đại hội đồng Liên hợp quốc đã tuyên bố là Ngày Nhân quyền.

“Chúng tôi thật sự kinh hoàng trước vụ tấn công tàn bạo nhắm vào Nguyễn Văn Đài,” Benjamin Ismail, người đứng đầu của RSF ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói.  “Mọi người đều biết ông Đài đang bị đàn áp liên tục bởi các cơ quan chức năng vì những cam kết đấu tranh của ông về tự do thông tin và quyền con người.”

“Chúng tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép yêu cầu chính quyền Việt Nam chấm dứt việc sử dụng những phương pháp bạo lực, những hành vi đã biến chính quyền của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thành một chính phủ của bọn côn đồ.”

Cuộc tấn công nhằm vào Nguyễn Văn Đài đã xảy ra ngay sau khi ông rời cuộc họp để trở về Hà Nội bằng xe taxi cùng với các nhà hoạt động nhân quyền Lý Quang Sơn, Vũ Văn Minh và Lê Mạnh Thắng. Họ bị buộc phải dừng lại bởi những người đàn ông đeo mặt nạ trong một xe oto không có biển số và nhiều xe máy, mà ông Đài cho là những đặc vụ mặc áo dân sự.

Chúng lôi ông Đài vào một xe để đánh đập, cướp ví và các vật dụng trị giá hơn 500 đô la và bỏ ông tại một nơi cách địa điểm hội họp khoảng 50 km. Một vài giờ sau đó, một nỗ lực được thực hiện để bắt giữ ông khi ông cố gắng trở về Hà Nội bằng xe buýt. Cuối cùng, ông đã phải mất hai ngày để trở về nhà mình ở Hà Nội.

Trong một cuộc phỏng vấn với Đài Á Châu Tự Do một vài tuần trước đây, ông Đài đã mô tả cách thức mà nhà chức trách đã quấy rối ông và những người làm việc cho Lương Tâm TV, một kênh truyền hình độc lập, kể từ khi kênh này ra mắt vào tháng Tám năm nay.

Bảy trong số nhân viên của chương trình đã bị bắt vào ngày 23-24/9. Nhà của những người bất đồng chính kiến ​​như Nguyễn Vũ Bình và người dẫn chương trình Lê Thị Yên bị lục soát. Một số thiết bị của kênh truyền hình đã bị tịch thu. Và cảnh sát đã thẩm vấn ông Đài sau những vụ bắt giữ đó.

“Để thay đổi suy nghĩ của các nhà lãnh đạo ở đất nước này, chúng ta phải nói cho mọi người về các quyền cơ bản tự nhiên mà họ có để họ nhận thức và biết cách thực hiện chúng”, ông Đài nói với RSF.

“Các cuộc tấn công sẽ không ngăn cản tôi. Tôi kêu gọi các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các chính phủ dân chủ làm bất cứ điều gì để ngăn chặn các hình thức bạo lực mà công an Việt Nam đang sử dụng trong những năm gần đây nhằm vào các nhà hoạt động nhân quyền và những nhà báo độc lập. ”

Ông Đài là mục tiêu của một cuộc tấn công tương tự tháng 5/2014 mà không được điều tra. Vào tháng Sáu năm 2013, ông cho biết nhà ông bị nghe trộm. Với một máy dò micro, ông đã phát hiện việc chính quyền theo dõi ông từ căn hộ bên cạnh. Khám phá của ông đã thu hút sự chú ý đến việc sử dụng các phương pháp “vật lý” để do thám và kiểm duyệt các blogger của chính quyền.

Là một trong những nhà lãnh đạo của phong trào dân chủ của Việt Nam, một thành viên của Khối 8406 kêu gọi và bảo vệ nhân quyền, ông Đài thường đăng tải các bài viết ủng hộ dân chủ trên các trang web ở bên ngoài Việt Nam. Năm 2007, ông bị kết án bốn năm tù về tội danh tuyên truyền chống chính phủ.

Việt Nam bị xếp hạng thứ 175 trong số 180 quốc gia trong năm 2015 của Phóng viên Không Biên giới về chỉ số tự do báo chí.

RSF lên án vụ hành hung luật sư Nguyễn Văn Đài

CITIZEN-JOURNALIST NGUYEN VAN DAI BADLY BEATEN

—————————

Lê Mạnh Thắng bị đánh ra sao tại Nghệ An

Hôm nay -Thắng – thành viên cuối cùng trong nhóm chúng tôi đi vào Nghệ An mới có thời gian kể lại câu chuyện của riêng cậu ấy khi đụng độ với côn đồ quê Bác. Thắng kể sau khi AN đánh anh dã man, chúng lấy điện thoại, lấy ví của cậu ấy, lục soát khắp từ cái balo đến tận trong quần lót, xem còn giấu tiền bạc hay máy móc gì không. Chúng lột đồ rôì trói Thắng, lấy vải đen bịt mắt cậu ấy lại, rồi tống lên xe.

Chúng đưa Thắng đi rất lâu, trên đường đi cứ ngứa tay là chúng lại đấm vào mặt, vào người. Tới một địa điểm không rõ tên, chúng tẩn cậu ấy một chập nữa, rồi nói: ” mẹ mày, lần sau tới đây tao giết mày luôn”. Rồi đạp cậu ấy ra khỏi xe. Chừa lại trên người cậu ấy 1 bộ đồ.

Nhờ có người dân ra giúp, cho mượn nhờ điện thoại, Thắng gọi cho 1 người bạn ở Nghệ An ra đón (cậu ấy chỉ nhớ số người bạn này). Rồi nửa đêm hôm đó Thắng mới lên xe rời khỏi Nghệ An.

Chế độ gì mà bọn bảo vệ cho nó đối xử với người dân như là Gangster, Mafia, bịt mặt để tấn công, rồi trói và bịt mắt nạn nhân,…đưa đi,…rồi đạp xuống đường?!

Mọi người thử đặt mình vào cái cảm giác bị trói, bịt mắt rồi đưa đi đâu ko rõ xem. Thật kinh khủng!!!

Hiện, Thắng vẫn mang đầy thương tích ở chân, tay, đầu gối và mồm. Bạn có lẽ là nạn nhân bị nặng nhất vì chúng có thời gian đánh đập thoải mái!

Lê Mạnh Thắng bị đánh ra sao tại Nghệ An

———————————-

Vụ Minh Hạnh bị công an hành hung được nêu ra trước Quốc hội Đức

Trong phiên họp Quốc hội Liên bang Đức ngày 03.12.2015 vừa qua, một Nghị quyết được đệ trình để thảo luận và biểu quyết thông qua. Nghị quyết này mang tên “Tăng cường việc bảo vệ cho Người Bảo Vệ Nhân Quyền trên toàn thế giới” và trong phần thảo luận trước khi biểu quyết nghị sĩ Frank Heinrich (đảng CDU/CSU) đã nêu ra trường hợp cô Đỗ Thị Minh Hạnh trong bài phát biểu của ông. Trong đó ông kể rõ về vụ công an Việt Nam hành hung dã man cô Đỗ Thị Minh Hạnh:

“Mới tuần rồi tôi nhận được tin cô Minh Hạnh – với tư cách là thành viên của công đoàn độc lập Lao Động Việt”- đã bị bắt giữ cùng với một đồng nghiệp vì can tội tham gia buổi gặp gỡ và trò chuyện với công nhân của một doanh nghiệp Nam Hàn … Lực lượng công an đã giải tán cuộc họp mặt này và bắt giữ cô Minh Hạnh cùng với đồng nghiệp Trương Minh Đức. Họ bị giam giữ đến sáng ngày hôm sau và đã bị công an đánh đập tàn nhẫn. Cô Minh Hạnh với thương tích ở đầu và mắt đã phải vào bệnh viện chữa trị. Cho đến hôm nay cô vẫn còn bị rối loạn thị giác.”

Bài phát biểu của nghị sĩ Frank Heinrich cũng đề cập đến những điểm quan trọng của Nghị quyết “Tăng cường việc bảo vệ cho Người Bảo Vệ Nhân Quyền trên toàn thế giới”. Cùng ngày 03.12.2015 Nghị quyết này đã được Quốc hội Liên bang Đức thông qua với đa số phiếu (đảng cánh tả Die Linke bỏ phiếu trắng). Trong tương lai những Người Bảo Vệ Nhân Quyền ở trong nước VN có thể cũng được che chở bởi Nghị quyết này.

Vụ Minh Hạnh bị công an hành hung được nêu ra trước Quốc hội Đức

————————–

Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương: ‘Đại sứ Hoa Kỳ đã có quan tâm sâu sắc đến tình hình Nhân quyền Việt Nam’

Theo anh Trịnh Bá Phương, một thanh niên Dương Nội (Hà Nội) đồng hành cùng hàng trăm dân oan mất đất ở Dương Nội nói riêng và dân oan cả nước nói chung đấu tranh đòi quyền tư hữu ruộng đất cho biết, vào ngày 9/12/ 2015 vừa qua, nhân viên đại diện Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Hà Nội có tên là Mạnh đã có cuộc nói chuyện với anh, và theo Phương vấn đề Nhân quyền Việt Nam luôn được coi trọng.

Nhân ngày quốc tế Nhân quyền (ngày 10/12) năm nay, Việt Nam Thời Báo có cuộc trò chuyện với anh Trịnh Bá Phương xoay quanh những vấn đề trong cuộc nói chuyện giữa anh Phương với nhân viên Đại sứ quán Hoa Kỳ.

PV: Chào anh Trịnh Bá Phương! Được biết phía đại sứ quán Hoa Kỳ vẫn thường hay cử nhân viên thăm gặp anh để nói về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, vậy hai bên đã nói những gì, anh có thể chia sẻ?

Trịnh Bá Phương: Hôm qua, khoảng 13h ngày 9/12/ 2015 thì phía đại sứ quán Hoa Kỳ có người tên Mạnh đã gọi điện cho tôi hỏi quan tâm về các cuộc biểu tình của bà con dân oan cả nước từ ngày 2/10 đến nay, có liên quan đến ngày Quốc tế Nhân quyền hay không? Phía đại sứ quán Hoa Kỳ có hỏi hoạt động Nhân quyền của người dân như thế nào? Tôi có trả lời là vào sáng hôm nay 10/12/ 2015, tức là ngày Quốc tế Nhân quyền thì người dân oan 3 miền Bắc, Trung và Nam của Việt Nam sẽ tập trung tại trụ sở Tiếp dân Ngô Thì Nhậm (Hà Nội) để biểu tình. Tôi cũng cho phía Hoa Kỳ biết về 2 cuộc biểu tình gần đây của bà con, là cuộc biểu tình hôm chính quyền thả anh Trần Văn Sang do anh Sang sau khi ra tù thì bị tàn phế nên bà con đưa khẩu hiệu “ Đả đảo công an đánh anh Trần Văn Sang tàn phế” và cuộc biểu tình ở bờ hồ Hoàn Kiếm đòi trả tự do cho ba người con của ba gia đình tử tù là Hồ Duy Hải, Lê Văn Mạnh và Nguyễn Văn Chưởng.

Tháng 4/2014, gia đình Phương và gia đình các dân oan Dương Nội đã phải chịu một cuộc đàn áp, cưỡng chế đất đai khốc liệt. Cha mẹ Phương là các ông Trịnh Bá Khiêm và bà Cấn Thị Thêu vì chống cưỡng chế, bảo vệ đất đai, nhà cửa nên bị kết án tù. Kể từ thời điểm này, Phương cùng người em trai là Trịnh Bá Tư đã không ngần ngại thay cha mẹ dấn thân mạnh mẽ trong công cuộc đấu tranh, trở thành người thanh niên được nhiều cơ quan, đoàn thể quốc tế quan tâm.

PV: Nhân quyền luôn là vấn đề được phía Hoa Kỳ quan tâm, anh Phương có nghĩ rằng sự quan tâm này có giúp cho tình hình nhân quyền Việt Nam được cải thiện hơn hay không?

Trịnh Bá Phương: Theo tôi, phía đại sứ Hoa Kỳ đã có quan tâm sâu sắc đến tình hình Nhân quyền Việt Nam bởi tất cả các vụ đàn áp nhân quyền đều được kênh thông tin của Đại sứ quán nắm bắt được. Cũng có nhiều lần họ gọi đến cho tôi để hỏi các vụ vi phạm nhân quyền. Họ gọi để thu thập hồ sơ, họ có nói với tôi là họ phụ trách nhân quyền và muốn cộng tác với tôi để thúc đẩy nhân quyền Việt Nam tốt đẹp hơn, họ sẽ làm hết mình để can thiệp vào các vụ vi phạm Nhân quyền, giảm tình trạng vi phạm nhân quyền ở Việt Nam

PV: Mặc dù Việt Nam đang là thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng tình trạng người hoạt động nhân quyền ở Việt Nam bị đàn áp, khủng bố rất khốc liệt, anh Phương có nghĩ là phía Đại sứ quán Hoa Kỳ có biết điều này và họ phản ứng ra sao?

Trịnh Bá Phương: Theo tôi, tất cả vụ đàn áp phía Hoa Kỳ họ đều nắm bắt được hết, ví dụ như vụ anh luật sư Đài bị hành hung ở Nghệ An vừa qua. Còn về phản ứng của họ thì họ tỏ rất phẫn nộ và bức xúc, nhưng theo tôi nghĩ chính phủ Việt Nam là một Chính phủ độc tài, độc Đảng cho nên tình trạng đàn áp vẫn mang tính chất công an trị, dùng nấm đấm thép của công an để đàn áp người để bảo vệ chế độ.

Cuộc biểu tình hôm chính quyền thả anh Trần Văn Sang do anh Sang sau khi ra tù thì bị tàn phế nên bà con đưa khẩu hiệu “ Đả đảo công an đánh anh Trần Văn Sang tàn phế”

Cuộc biểu tình hôm chính quyền thả anh Trần Văn Sang do anh Sang sau khi ra tù thì bị tàn phế nên bà con đưa khẩu hiệu “ Đả đảo công an đánh anh Trần Văn Sang tàn phế”

PV: Việt Nam đã ký kết công ước Quyền dân sự và Chính trị với quốc tế nhưng từ trước giờ Việt Nam vẫn còn hạn chế các quyền lập hội, quyền biểu tình, nhục hình tra tấn, án oan sai… Anh có đề cập những vấn đề này mỗi khi gặp nhân viên đại sứ quán Hoa Kỳ hay không?

Trịnh Bá Phương: Trong các cuộc gặp thì tôi cũng ít đề cập đến các vấn đề này. Thường thì tôi chỉ trao đổi các vụ đàn áp xảy ra, còn những công ước quốc tế hay những điều anh đưa ra tôi chưa được rõ nên tôi ít có trao đổi.

PV: Vậy phía đại sứ quán Hoa Kỳ có nói họ quan tâm đến những vấn đề này hay không?

Trịnh Bá Phương: Ông David là nhân viên của Đại sứ quán Hoa Kỳ có cho tôi địa chỉ email của ổng để khi có những vụ đàn áp nhân quyền nào thì tôi có thể email cho ổng để ổng nắm bắt các thông tin. Ông David cũng rất quan tâm đến vấn đề đất đai ở Việt Nam và cũng cách đây một tháng tôi và gia đình bà Mai (mẹ nạn nhân Đỗ Đăng Dư chết trong đồn công an), có gặp ông David để trao đổi vấn đề tử tù. Cũng trong ngày hôm đó, tôi có chuyển cho ông David bộ hồ sơ của gia đình tử tù Lê Văn Mạnh, họ rất quan tâm. Phía đại sứ quán Hoa Kỳ cũng có nói với tôi là họ muốn gặp dân oan bởi trong vấn đề đất đai xảy ra rất nhiều vụ vi phạm nhân quyền trong việc thu hồi đất và cưỡng chế

PV: Ngoài những việc anh Phương đã làm như kể trên thì anh Phương còn làm những việc gì nữa trong vấn đề thúc đẩy Nhân quyền Việt Nam tốt đẹp hơn?

Trịnh Bá Phương: Hôm 2/10/ 2015 có nhân viên Cao ủy Liên Quốc Hiệp đến gặp gia đình tôi để trao đổi các vấn đề vi phạm trong lĩnh vực đất đai, việc bắt người. Thông qua một người quen bên Hoa Kỳ, tôi cũng có trao đổi với Văn phòng luật sư quốc tế về tình trạng dân oan Việt Nam. Phía đại sứ quán Hoa Kỳ thì tôi cũng đã gửi tòan bộ thông tin thu hồi đất ở Dương Nội, những vụ đàn áp khủng bố gia đình tôi hôm 25/6/ 2015 – là ngày gia đình tôi đi đón bố tôi được ra tù.

Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương

PV: Qua những sự giúp đỡ của các cơ quan quốc tế thì vụ việc khiếu kiện, bị đàn áp của gia đình anh Phương đến nay đã được giải quyết hay còn tồi tệ hơn?

Trịnh Bá Phương: Tôi cho rằng sự đàn áp của chính quyền vẫn chưa dừng lại nhưng nhờ sự quan tâm từ các cơ quan quốc tế, các tổ chức nhân quyền và truyền thông đã khiến cho họ có phần chùn tay. Họ có muốn đàn áp cũng phải đương đầu với sự phản ứng phẫn nộ từ dư luận.

PV: Ở Việt Nam theo tôi thấy, dân oan là người bị vi phạm nhân quyền nhiều nhất, Hoa Kỳ đã có những hành động nào với chính quyền Việt Nam để giúp người dân oan mà anh Phương biết?

Trịnh Bá Phương: Tôi nghĩ chắc cần phải có một lộ trình. Nhưng phía đại sứ quán Hoa Kỳ có đề về việc bắt giữ người dân oan và cướp tư liệu sản xuất của người dân và họ cũng cần có thêm thông tin.

PV: Phía Hoa Kỳ có nói sẽ làm những việc gì với Chính quyền Việt Nam để cải thiện vấn đề nhân quyền ở Việt Nam hay không?

Trịnh Bá Phương: Tôi cũng chưa được trao đổi về vấn đề đó. Nhưng phiên tòa xét xử bố mẹ tôi, họ đã hai lần đánh công văn đến Bộ ngoại giao và chính quyền Hà Nội để cho họ tham dự cả 2 phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, tuy nhiên phía chính quyền từ chối. Dù vậy, động thái của đại sứ Hoa Kỳ đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc đến tình hình nhân quyền Việt Nam, đồng hành với người dân và những nhà hoạt động nhân quyền.

PV: VNTB cám ơn những ý kiến, chia sẻ của anh Trịnh Bá Phương!

Năm 2014, Việt Nam được bầu vào thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng đến ngày 20/ 11/ 2015 vừa qua, tổ chức theo dõi Humans Rights Watch công bố phúc trình nêu rõ ở Việt Nam 2015- “ số người bị bắt vì an ninh quốc gia lan rộng, bất chấp những cam kết theo TPP” .

Nhà hoạt động Trịnh Bá Phương: ‘Đại sứ Hoa Kỳ đã có quan tâm sâu sắc đến tình hình Nhân quyền Việt Nam’

———————-

Dân oan biểu tình, tuần hành lên án nhà cầm quyền CSVN vi phạm nhân quyền

Nhân dịp kỷ niệm lần thứ 67 ngày ra đời bản Tuyên ngôn Nhân quyền phổ cập (10/12/1948 – 10/12/2015), sáng nay 10/12/2015 hàng trăm dân oan 3 miền Bắc-Trung-Nam đã tổ chức cuộc biểu tình, tuần hành lên án nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam vi phạm nhân quyền.

Khởi đầu cuộc biểu tình là trước trụ sở tiếp dân của đảng và nhà nước cộng sản tại số 1 Ngô Thì Nhậm, quận Hà Đông, Hà Nội. Tiếp đến là cuộc tuần hành qua các đường phố Quang Trung, Nguyễn Trải dài nhiều ki-lô-mét.

Nhiều biểu ngữ các cỡ màu vàng chữ đỏ, màu trắng chữ đỏ đã được giương cao trong cuộc biểu tình, tuần hành, nổi bật là biểu ngữ “Đả đảo công an tra tấn, đánh đập, bức cung người dân vô tội”. Ông Trần Văn Sang, một dân oan Dương Nội bị công an đánh gãy chân trong nhà tù đã ngồi trên xe lăn tham gia đoàn tuần hành của dân oan. Những tiếng hô lớn của bà con dân oan đã vang lên “Trả tự do cho tử tù Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh, Hồ Duy Hải”, “Trả lại quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; Tự do lập hội, Tự do tín ngưỡng cho người dân”, “Đả đảo công an đánh người tàn phế”…

Dân oan biểu tình, tuần hành lên án nhà cầm quyền CSVN vi phạm nhân quyền

——————————-

Sau khi bị công an giam 4 ngày, bị điên suốt đời

Sau 4 ngày bị bắt giam vì công an nghi ngờ dính líu đến vụ trộm cắp tài sản, một người nông dân hiền lành đã mất hết mọi thứ, hóa điên vì những trận đòn trong tù ám ảnh. Vợ con bỏ đi vì không thể sống với một người tâm thần. Suốt 15 năm nay, công an phủ nhận mọi trách nhiệm.

Tai họa ập đến với anh Nguyễn Đình Long (sinh năm 1971, ngụ ấp Thanh Tuấn, xã Thanh Lương, thị xã Bình Long, tỉnh Bình Phước) vào ngày 13/9/1999, một đám công an ập vào nhà và còng tay vì cho rằng anh này là người mang lệnh truy nã vì tội “trộm cắp tài sản”.

Ông Nguyễn Đình Cảnh (sinh năm 1936), cha của nạn nhân Long cho báo Vietnamnet biết, trong thời gian người con bị bắt lên trại giam thị xã Bình Long, ông liên tục lên trụ sở công an huyện để hỏi han về tình hình của con, nhưng chẳng cán bộ nào trả lời.

Theo lời ông Cảnh kể, ngay trong buổi tối đầu tiên con ông đã bị phạm nhân cùng trại giam đánh nhừ tử. Vì quá sợ hãi, con ông phải kêu cứu cán bộ trại giam và được chuyển sang buồng giam khác.

Nguyên nhân khiến con ông bị bắt chỉ vì liên quan đến chỉ vàng mà anh này để lại nhà khi công an ập đến. Phía công an cho rằng, chỉ vàng mà anh Long có được là do bán đồ trộm cắp. Tuy nhiên, ông Cảnh khẳng định chỉ vàng đó là do người vợ của anh Long làm ra. Công an tra khảo, đánh đập buộc anh Long phải giao hết số vàng thì mới được tha. Nhưng anh nông dân tội nghiệp vẫn khẳng định mình không ăn trộm.

Sau 4 ngày bị bắt giam, bị đánh đập tàn nhẫn, đến ngày 17/9/1999, công an mới thả người nông dân tội nghiệp ra, vì…nhẫm lẫn! Số là có một kẻ chuyên trộm cắp, cũng có cái tên Nguyễn Đình Long.Tuy nhiên, theo ông Cảnh, các yếu tố nhân thân của kẻ trộm cắp đã trốn thoát đều khác: năm sinh, nguyên quán, tên cha, tên mẹ, địa chỉ thường trú… Rõ ràng việc bắt con ông là việc làm vô trách nhiệm, muốn nhanh chóng kết thúc vụ án của những tên công an bất lương.

Tàn nhẫn hơn, khi biết đã bắt nhầm người, công an không đưa anh này về mà quăng giữa đường. Anh Long đi không nổi, lết trên đường. May mắn sao có người chạy xe ôm chở về nhà.

Sau ngày bị bắt oan, anh Long trở nên sợ hãi, ăn nói lảm nhảm, bỏ nhà đi lang thang khắp nơi. Gia đình ông Cảnh đem con đi chữa trị khắp nơi nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm.

Trong khi đó, trước những việc làm mất nhân tính, công an chỉ đến nhà xin lỗi gia đình ông Cảnh và mong gia đình đừng đi khiếu nại, kiện cáo.

Cũng trên tờ Vietnamnet cho biết, đến năm 2007 khi ông yêu cầu công an phải hỗ trợ tiền viện phí, thì mới được họ hỗ trợ 10 triệu đồng. Tuy nhiên, số tiền đó không phải dùng để trả viện phí, mà công an lại dùng vào việc xây dựng nhà tình thương cho người mắc bịnh tâm thần như anh Long.

Để chối bỏ trách nhiệm của mình, công an đã ngụy tạo ra hồ sơ bệnh án từ trung tâm giám định pháp y bệnh viện tâm thần trung ương 2. Trong đó kết luận rằng: “Anh Long phát bệnh từ 1998 do di truyền chứ không liên quan đến sự kiện ngày 13/9/1999 (ngày công an bắt anh Long)”. Song, ông Cảnh khẳng định gia đình ông không có ai mắc bịnh tâm thần, điều này đã được người dân địa phương làm chứng.

Từ đó đến nay, gia đình ông Cảnh liên tục khiếu kiện để đòi lại công lý cho con. Nhưng tuy đã trải qua 7 phiên tòa, mà vẫn chưa ngã ngũ.

Sau khi bị công an giam 4 ngày, bị điên suốt đời

======================== 11/12/2015========================

Việt Nam: Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ được cảnh báo về hàng loạt vụ tấn công chống lại người bảo vệ nhân quyền

Được thông báo về hàng hoạt vụ tấn công bạo lực gần đây nhằm vào người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam, Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc hôm nay bày tỏ sự lo ngại trước việc nhà chức trách Việt Nam đã thất bại trong điều tra và truy tố thủ phạm, và kêu gọi chính quyền Hà Nội có những biện pháp nhằm bảo đảm an ninh cho tất cả các nhà hoạt động nhân quyền.

“Chúng tôi kêu gọi Chính phủ Việt Nam áp dụng các biện pháp cấp bách nhằm bảo đảm sự an toàn cho tất cả người hoạt động nhân quyền, và thực hiện các cuộc điều tra nhanh chóng, kỹ lưỡng và khách quan theo những báo cáo về các vụ tấn công nhằm vào người bảo vệ nhân quyền”, bà Ravina Shamdasani, phát ngôn viên của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp quốc (OHCHR), nói với các phóng viên tại một cuộc họp báo ở Geneva.

Theo bà Shamdasani, trong vụ tấn công bạo lực thứ ba kể từ tháng 9, Nguyễn Văn Đài, một luật sư nổi tiếng và ba người bảo vệ nhân quyền khác đã bị đánh đập bằng gậy gỗ bởi một nhóm khoảng 20 người đàn ông sau khi họ tiến hành một diễn đàn về nhân quyền.

Bà cho biết thêm rằng cảnh sát địa phương đã cố gắng ngăn chặn diễn đàn nhưng 60 người tham dự đã từ chối giải tán, buộc cảnh sát phải ở lại để theo dõi và vụ tấn công xảy ra sau đó.

Bà Shamdasani nói về hai trường hợp khác gần đây, trong tháng 11 và tháng 9, hai luật sư nhân quyền và nhiều nhà hoạt động đã bị tấn công, rõ ràng là để trả đũa cho những hành động của họ trong nhiều vụ việc nhạy cảm.

“Chúng tôi đã bày tỏ mối quan ngại của chúng tôi với các nhà chức trách Việt Nam về các cuộc tấn công và tìm cách điều tra về những cáo buộc nghiêm trọng rằng cảnh sát mặc thường phục đã tham gia tấn công”, bà nói thêm.

Bà Shamdasani nhấn mạnh rằng người bảo vệ nhân quyền cần được bảo vệ đặc biệt bởi chính quyền quốc gia theo luật nhân quyền quốc tế.

“Các tiêu chuẩn có liên quan được nêu trong Tuyên bố về quyền và trách nhiệm của các cá nhân, các nhóm và các cơ quan trong xã hội để thúc đẩy và bảo vệ nhân quyền và những quyền tự do cơ bản được thừa nhận phổ quát (Tuyên ngôn về Người Bảo vệ Nhân quyền), được thông qua tại Đại Hội đồng Liên Hiệp quốc hội với sự đồng thuận năm 1999 “, bà Shamdasani kết luận.

Việt Nam: Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ báo động về hàng loạt vụ tấn công chống lại người bảo vệ nhân quyền

Viet Nam: UN rights office alarmed at series of attacks against human rights defenders

————————-

Hành động khẩn cấp: Tù nhân lương tâm không được chữa trị trừ khi “nhận tội”

Việc tù nhân lương tâm Trần Thị Thúy, hiện đang thụ án tù tám năm tại Việt Nam, không được chăm sóc y tế để xử lý khối u trong tử cung, có thể coi là một hành vi tra tấn. Mặc dù cô được bác sỹ trong nhà tù chẩn đoán, và đang bị nhiều cơn đau hành hạ, nhưng lãnh đạo trại giam nói rằng cô sẽ không nhận được điều trị trừ khi cô “nhận” những tội danh đã bị cáo buộc

.Trần Thị Thúy đầu tiên bị bệnh khoảng tháng 4 năm 2015 khi bị giam giữ tại một nhà tù ở thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai. Bác sĩ nhà tù chẩn đoán có một khối u trong tử cung của cô, nhưng cô không được điều trị. Một quan chức nhà tù nói với cô rằng hoặc là cô “nhận tội”, hoặc là “chết trong tù”. Cô đi lại rất khó khăn, cần nạng hoặc người khác dìu. Gia đình cô đã cung cấp một số bài thuốc y học cổ truyền. Cô cũng bị huyết áp cao và phải dùng thuốc điều trị. Trần Thị Thúy đang đau đớn nghiêm trọng về thể chất và có lúc cô đã nói với gia đình rằng cô đã cảm thấy trên bờ vực của cái chết tại một số thời điểm trong những tháng gần đây. Sự từ chối điều trị y tế trong những trường hợp này có thể bị coi làhành vi tra tấn và đó là một hành vi vi phạm Công ước chống tra tấn, bắt đầu có hiệu lực tại Việt Nam trong tháng 2 sau khi được phê chuẩn năm ngoái.

Trần Thị Thúy là một thương nhân, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo và là người đấu tranh về quyền sử dụng đất. Bà bị bắt vào tháng 8 năm 2010 và bị xét xử cùng sáu nhà đấu tranh quyền sử dụng đất khác bởi Tòa án Nhân dân tỉnh Bến Tre ngày 30/5/2011. Cô đã bị kết án tám năm tù giam theo Điều 79 của Bộ luật Hình sự về tội danh “hoạt động nhằm lật đổ nhà nước”, và năm năm quản thúc tại gia. Theo cáo trạng, tất cả các nhà hoạt động nói trên bị cáo buộc đã tham gia hoặc liên kết với Việt Tân, một tổ chức có trụ sở ở nước ngoài tranh đấu ôn hòa cho dân chủ tại Việt Nam. Nhóm Công tác LHQ về Bắt giữ Tùy tiện đã tuyên bố rằng việc bắt giữ bảy nhà hoạt động trong đó có Trần Thị Thúy là tùy tiện và cần được khắc phục bằng cách trả tự do và bồi thường của họ.

Trần Thị Thúy hiện đang bị giam giữ tại trại giam An Phước, tỉnh Bình Dương, khoảng 900 km từ nơi gia đình cô sống; gia đình phải mất ba ngày để tới thăm cô.

Hãy viết ngay lập tức thư bằng tiếng Anh, tiếng Việt hoặc ngôn ngữ của bạn:

– Yêu cầu chính quyền Việt Nam trả tự do cho Trần Thị Thúy ngay lập tức và vô điều kiện như là một tù nhân lương tâm bị giam giữ chỉ vì các hoạt động ôn hòa trong việc bảo vệ quyền con người;

– Yêu cầu các cơ quan chức năng, trong khi vẫn còn giam giữ cô, cần cung cấp điều trị y tế thích hợp, bao gồm nhập viện nếu cần thiết.

Xin gửi thư trước ngày 22/01/2016 tới

Bộ trưởng Bộ Công an

Đại tướng Trần Đại Quang

Bộ Công an

44 Yết Kiêu, quận Hoàn Kiếm

Hà Nội, Việt Nam

Liên hệ qua mạng:

http://www.mps.gov.vn/web/guest/contact_english

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Phạm Bình Minh

Bộ Ngoại giao

1 Tôn Thất Đạm, quận Ba Đình

Hà Nội, Việt Nam

Fax: + 844 3823 1872

Email: bc.mfa@mofa.gov.vn

Hãy gửi bản sao cho các cơ quan đại diện ngoại giao tại quốc gia của bạn. Xin vui lòng chèn địa chỉ các cơ quan ngoại giao dưới đây:

Tên Địa chỉ 1 Địa chỉ 2 Địa chỉ 3 Fax địa chỉ số Fax Email Email

Vui lòng kiểm tra với văn phòng khu vực của bạn nếu kiến nghị được gửi sau ngày trên.

Thông tin bổ sung

Việt Nam là một quốc gia thành viên Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị. Công ước này bảo đảm các quyền tự do ngôn luận, lập hội và hội họp ôn hòa. Tuy nhiên, những quyền này bị hạn chế nghiêm trọng trong pháp luật và thực tiễn tại Việt Nam.

Nhiều điều luật mơ hồ trong phần an ninh quốc gia của Bộ luật Hình sự của Việt Nam năm 1999 thường được sử dụng để kết tội các quan điểm bất đồng hoặc hoạt động ôn hòa . Những người có nguy cơ bao gồm những người ủng hộ thay đổi chính trị ôn hòa, chỉ trích chính sách của chính phủ, hoặc kêu gọi tôn trọng nhân quyền. Điều 258 (Lợi dụng các quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và/hoặc công dân), thường được sử dụng để giam giữ, truy tố và bỏ tù những người bất đồng chính kiến vì các hoạt động ôn hòa của họ, bao gồm các blogger, người hoạt động trong lĩnh vực quyền lao động và đất đai, các nhà hoạt động chính trị, tín đồ tôn giáo, người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động công bằng xã hội, và thậm chí cả nhạc sĩ.

Điều kiện trong nhà tù ở Việt Nam thì rất khắc nghiệt, với thức ăn tồi tệ và thiếu chăm sóc sức khỏe theo yêu cầu được quy định trong các tiêu chuẩn tối thiểu của Liên Hợp Quốc và các tiêu chuẩn quốc tế khác. Tù nhân lương tâm thường bị biệt giam như một hình phạt hoặc trong sự cô lập trong thời gian dài. Họ cũng phải chịu sự ngược đãi, bị đánh đập bởi các tù nhân khác mà không có sự bảo vệ của cai ngục. Một số tù nhân lương tâm bị thường xuyên di chuyển giữa các cơ sở giam giữ, cơ quan chức năng thường không thông báo cho gia đình của họ được. Nhiều tù nhân lương tâm đã tuyệt thực để phản đối việc bị đối xử tồi tệ và điều kiện sống ngặt nghèo trong nhà tù.

Hành động khẩn cấp: Tù nhân lương tâm không được chữa trị trừ khi “nhận tội”

VIET NAM: DENIED MEDICAL TREATMENT UNLESS SHE ‘CONFESSES’: TRAN THI THUY

——————-

Tin nóng Đông Yên: Giáo dân chặn đường Quốc lộ, phản đối bắt người trái pháp luật

Theo tin mới nhận được, hàng ngàn giáo dân Đông Yên, Thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh đã kéo nhau lên đòi nhà cầm quyền cho biết lý do chặn bắt cóc một số người thuộc Giáo xứ Đông Yên ngày hôm qua. Trong đó có hai người là Hoàng Văn Thiết và Nguyễn Xuân Phương. Đường Quốc lộ 1A và 1B đã bị chặn và tắc nghẽn từ 8h sáng nay 11/21/2015 đến 16 giờ chưa thể giải tỏa.

Theo thông tin giáo dân cho biết: Ngày hôm qua, ông Hoàng Văn Thắng đi làm về bị công an chặn bắt ở Cầu Rác và ông Nguyễn Xuân Phương bị chặn bắt ở Khu Công nghiệp Formosa mà gia đình và giáo dân không hề được biết lý do bắt giữ.

Ông Hoàng Văn Thắng là Trưởng ban An Ninh Giáo xứ, ông Nguyễn Xuân Phương, hiện là Phó ban An ninh Giáo xứ Đông Yên.

Việc chặn bắt giữ người này không đúng theo trình tự pháp luật và không có lý do chính đáng, gia đình và bà con giáo dân không hề hay biết. Sáng nay, giáo dân đã đi hỏi lý do nhưng không được trả lời.

Trước đó, có một gia đình đã bị ném vật nổ vào nhà hỏng mất một vạt sân, sau đó Công an đã tập trung về rất đông. Và chiều tối qua, hai người bị bắt đi không biết lý do, không đúng các quy định pháp luật đã gây sự ngờ vực và bức xúc của giáo dân tại đây.

Hiện nhà cầm quyền huy động xe chữa cháy, xe thùng, xe Cảnh sát cơ động và Cảnh sát Giao thông đến chốt chặn các ngả đường vào khu vực Đông Yên, tất cả mọi người đến khu vực đó đều bị thu giữ giấy phép lái xe và ngăn chặn đến khu vực giáo xứ.

Cũng cần nhắc lại, là giáo dân Đông Yên trước đây thuộc xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, Tỉnh Hà Tĩnh. Đây là một giáo xứ lâu đời có tinh thần đạo đức tốt đẹp và đoàn kết tốt. Câu chuyện Đông Yên năm 1968 cả giáo xứ đương đầu với nhà cầm quyền để giữ bắng được cha xứ khi nhà cầm quyền muốn bắt ngài. Việc đoàn kết bảo vệ cha xứ diễn ra 8 tháng trời những năm tháng Cộng sản sắt máu nhất đã chứng minh họ kiên cường đến mức nào. Và cuối cùng họ đã chiến thắng.

Gần đây, trong quá trình nhà cầm quyền bán khu đất thuộc Kỳ Anh cho Tàu với thời hạn 70 năm để làm khu công nghiệp Formosa, Đông Yên nằm ngoài khu vực Dự án. Thế nhưng nhà cầm quyền Hà Tĩnh đã tìm mọi cách giải tỏa họ ra khỏi nơi này bằng nhiều biện pháp.

Điều người dân bức xúc hiện nay, là những người đến nơi tái định cư đã không được yên ổn làm ăn và đời sống của họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn không lối thoát vì bao đời nay họ bám biển để sống, giờ lên núi không có nghề nghiệp, đồng thời các cơ sở hạ tầng, ô nhiễm… luôn là vấn đề gây ức chế cho họ.

Một số người tại nơi cũ gồm 158 hộ gia đình với khoảng 1000 giáo dân không di chuyển, nhà cầm quyền đã dùng mọi cách để trấn áp họ và cách tàn bạo nhất là đập phá trường học không cho học sinh tiếp tục học hành. từ năm ngoái đến năm nay, 155 học sinh phổ thông đã không được học hành.

Cũng mới đây, nhà cầm quyền đã bắt đi một giáo dân trong xứ, người dân đã phải bắt giữ 4 Công an suốt 1 ngày mới được nhà cầm quyền thả ra.

Những hành động với Đông Yên của nhà cầm quyền đã đẩy họ đến việc đoàn kết cùng nhau, bảo vệ nhau trong hoàn cảnh khó khăn hiện nay trước những việc làm phi pháp, phi nhân của nhà cầm quyền.

Trên các báo nhà nước đưa tin rằng: “Công an bắt người vi phạm pháp luật”, theo giáo dân thì việc bắt cóc người trên đường là hành vi trái pháp luật của nhà cầm quyền, thể hiện sự thiếu minh bạch và lúng túng khi bắt người vô tội – hành động thường được diễn ra ở Việt Nam gần đây.

Tin nóng Đông Yên: Giáo dân chặn đường Quốc lộ, phản đối bắt người trái pháp luật

Phản đối bắt người, hàng trăm dân chặn quốc lộ 1

=================== 12/12/2015================

Mục sư Phạm Ngọc Thạch: Yêu cầu công an cam kết thực hiện 10 điều

Trong cơn hấp hối của nền độc tài,  công cụ chủ lực của giai cấp thống trị là ngành công an đang càng ngày tỏ rõ xu hướng bạo lực. Khi không thể sử dụng bạo lực lộ liễu, công an Việt Nam tìm cách câu lưu các nhà hoạt động xã hội về đồn. Tại đó, bằng các chiêu thức mớm cung, ép cung, họ muốn khép nhà hoạt động vào các tội danh hình sự bất công. Mục sư Tin Lành Phạm Ngọc Thạch ở Đak Lak chia sẻ một cách rất hay, buộc công an từ bỏ chiêu bài câu lưu.

Muốn đưa dân vào đồn, công an phải thực hiện 10 điều.

Mục sư Phạm Ngọc Thạch là một cựu tù nhân lương tâm. Ông là nhà bất đồng chính kiến và là nhà hoạt động xã hội.

Từ xưa đến nay, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam luôn coi tôn giáo là thuốc phiện. Quan điểm thù hằn này được họ công khai ghi trong chương trình Giáo dục quốc phòng, một chương trình bắt buộc đối với sinh viên các trường đại học và cao đẳng. Mục sư Thạch có sức ảnh hưởng trong các giáo hội Tin Lành ở Đak Lak, Tây Nguyên. Vì vậy, mục sư Thạch trước đây liên tục bị “mời” lên đồn công an. Nhưng với mỗi giấy “ mời”, mục sư Thạch lại đưa ra 10 điều và yêu cầu công an phải cam kết rồi ông mới lên.

10 điều mà mục sư Phạm Ngọc Thạch yêu cầu công an phải cam kết như sau:

1/ Yêu cầu Công an: Gửi giấy mời dân làm việc phải ghi rõ nội dung làm việc gì?

2/ Phải thay từ “Yêu cầu” ông bà có mặt đúng giờ thành “Kính mong” ông bà.

3/ Phải kính trọng,lễ phép với dân, không đe dọa,ép cung,mớm cung,truy cung tra tấn đánh đập, xúc phạm nhân phẩm Công dân

4/ Phải hiểu biết Hiến Pháp ,Pháp Luật, đúng vai trò,chức năng mới được  làm việc với dân.

5/ Phải mặc sắc phục ban ngành, đeo bảng tên, số hiệu khi làm việc.

6/ Phải có sự giám sát của luật sư hoặc người nhà người bị mời trong suốt thời gian làm việc,đề phòng những trường hợp xấu như nhiều trường hợp  chết  trong đồn Công an.

7/ Phải được ghi âm,ghi hình ảnh suốt trong quá trình làm việc và trao  biên bản lời khai đôi bên lưu giữ để đối chiếu khi cần.

8/ Phải trả tiền cho người dân tùy theo thu nhập hàng ngày của ngành nghề để nuôi sống gia đình khi bị mời đi làm việc.

9/ Phải tôn trọng ý kiến,nguyện vọng và thời lượng làm việc với Công Dân, không được lạm quyền bắt ép dân làm theo ý của mình.

10/ Phải minh bạch đưa ra công chúng để biết ai đúng ai sai.

Mười yêu cầu này rõ ràng phù hợp với luân thường đạo lý, nhưng công an không thể đáp ứng nổi vì nguyên lý làm việc của ngành này không dựa trên sự thật. Không cam kết được 10 điều trên, ngành công an không thể gọi mục sư Thạch lên đồn để “làm việc” dễ dàng như trước.

Mục sư Phạm Ngọc Thạch: Yêu cầu công an cam kết thực hiện 10 điều

—————————————–,

Khởi tố nhóm người đánh luật sư vì “chạy xe gây bụi bẩn”

Sáng 11/12, VKSND TP Hà Nội vừa phê chuẩn quyết định khởi tố đối với bảy người trong nhóm hành hung 2 luật sư về tội cố ý gây thương tích xảy ra vào ngày 3-11 vừa qua.

Theo các báo trong nước loan tin, 7 người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Cố ý gây thương tích gồm: Đặng Quang Huy (26 tuổi), Nguyễn Duy Ninh (31 tuổi), Lưu Công Thắng (34 tuổi), Đỗ Xuân Nguyên (37 tuổi), Cao Văn Huân (20 tuổi), Nguyễn Duy Mạnh (21 tuổi), Nguyễn Gia Tú (38 tuổi). Các nghi can đều ở huyện Chương Mỹ, Hà Nội.

Còn 1 người nữa mà Công an Hà Nội công bố trong nhóm đánh người là Hoàng Đình Dần (29 tuổi), tuy nhiên sau đó Cơ quan Cảnh sát điều tra xác định Dần không liên quan.

Luật sư Trần Thu Nam, nạn nhân của vụ hành hung viết trên trang cá nhân, “Rất chậm và vụ án có nhiều điều bất bình thường, nó thể hiện sự thật ở Việt Nam vẫn là thứ gì đó xa xỉ, để có được nó người đi tìm phải mất rất nhiều công sức may ra mới có được chút ít”.

Luật sư Nguyễn Hoàng Trung cho rằng, “Sẽ có một phiên toà có 99 Luật sư bảo vệ cho bị hại. Đó là phiên toà xét xử vụ án ‘Bụi Chương Mỹ’.

“Đây sẽ là vụ án rất hay, nhiều ý nghĩa với nghề Luật sư và hy vọng sẽ là một dấu mốc trong lịch sử luật pháp Việt Nam”, ông Trung đánh giá về vụ án.

Trước đó, trong buổi họp báo ngày 10/11, Công an Hà Nội cho rằng khoảng 15h30 ngày 3/11, trên đường từ nhà bà Đỗ Thị Mai (mẹ của thiếu niên Đỗ Đăng Dư, người bị đánh chết trong trại tạm giam vì “rửa bát bẩn”) ra về, luật sư Nam và Luân bị một nhóm người chặn xe hành hung, đạp ngã xuống ruộng.

Qua lời khai của 8 người bị xác định liên quan vụ việc, Công an Hà Nội cho rằng các luật sư bị tấn công vì “chạy xe gây bụi bẩn” vào người nhóm này khi đi qua địa phận xã Đông Phương Yên (huyện Chương Mỹ).

Về cáo buộc của 2 luật sư cho hay, có một công an viên tham gia vụ hành hung, công an xác định anh Nguyễn Văn Cửu (công an xã Đông Phương Yên) chỉ đi xe máy ngang qua, không dừng lại, không biết và không tham gia sự việc trên.

Chiếc điện thoại của luật sư Lê Văn Luân bị nhóm người lấy đi khi bị hành hung, cũng không được nhắc đến.

Hôm 9/12, tổ chức Ân xá Quốc tế ra thông cáo nhắc lại vụ hành hung hai luật sư Trần Thu Nam và Lê Văn Luân, đề nghị phía Việt Nam cần chấm dứt ngay những vụ hành hung những người bảo vệ nhân quyền.

“Các cuộc tấn công tàn bạo vào những người bảo vệ nhân quyền đã thành lệ thường ở Việt Nam nhưng vẫn chưa có biện pháp nào được tiến hành để đưa những kẻ có trách nhiệm ra trước công lý. Làn sóng bạo lực này phải chấm dứt ngay lập tức”, một nhà nghiên cứu về Việt Nam của tổ chức Ân xá Quốc tế ông John Coughlan nói.

“Cách duy nhất để ngăn chặn làn sóng bạo lực là không bao che thủ phạm và gửi một tín hiệu rõ ràng rằng việc đánh đập người bảo vệ nhân quyền là những hành động không thể chấp nhận”, ông John Coughlan khẳng định. (L.N.T)

Khởi tố nhóm người đánh luật sư vì “chạy xe gây bụi bẩn”