BBC | 24-01-2016
Bài viết của Thomas A. Bass trên tạp chí có uy tín Foreign Policy cho rằng bề ngoài Việt Nam dường như đang hướng về tư bản chủ nghĩa nhưng thực chất bên trong vẫn là quốc gia công an trị.
Cây viết người Mỹ, tác giả hai cuốn sách về Việt Nam (Vietnamerica: The War Comes Home và The Spy Who Loved Us), nói đúng là một mặt Việt Nam đang mở cửa cho Phương Tây và phát triển nhanh chóng; thế nhưng mặt khác, đất nước này là một nền văn hóa tan nát.
“Các nhà kiểm duyệt đã bịt miệng hoặc bắt các nghệ sỹ xuất sắc nhất đi biệt xứ… Nền báo chí bị lũng đoạn và bị chính phủ kiểm soát.”
Bass cho rằng giới chức tuyên giáo đã tước đi quyền tự do của người dân về cả tôn giáo, tư duy và ngôn luận.
Đề cập tới Đại hội XII của Đảng CSVN hiện đang diễn ra ở Hà Nội, ông viết cho dù “tham nhũng từ gốc tới ngọn” và trương phình vì bảo kê và chủ nghĩa xã hội thân hữu, Đảng CSVN vẫn khóa chặt chính phủ, quân đội, báo chí và 93 triệu dân Việt Nam.
Bass dẫn lời nhà văn Nga Vladimir Nabokov nói: “Chủ nghĩa Mác cần một kẻ độc tài, một kẻ độc tài lại cần công an mật, và đó là tận thế.”
Phe nào cũng thế?
“Dường như đang có một cuộc chính biến quay chậm trong đó ông Nguyễn Phú Trọng tìm cách ở lại”
Các quan sát viên quốc tế đang chăm chú dõi theo Đại hội Đảng để tìm dấu hiệu về phe phái nào sẽ lên nắm quyền. Tuy nhiên theo Bass, vấn đề không phải ở chỗ đó.
“Đúng là Đảng CSVN đã thay đổi từ ngày thống nhất đất nước sau cuộc chiến tranh Việt Nam năm 1975. Đứng trước nguy cơ đói kém, Đại hội Đảng lần thứ sáu năm 1986 đã từ bỏ nền kinh tế tập trung kiểu Soviet để đi theo kinh tế thị trường XHCN. Đảng CSVN cho phép thị trường tự do nảy nở ở đáy xã hội và tầng lớp “tư bản đỏ” xuất hiện ở đoạn giữa trong khi duy trì kiểm soát các lĩnh vực như đóng tàu, ngân hàng, khai khoáng và các doanh nghiệp nhà nước khác ở trên thượng tầng”.
Bass cho rằng các sự kiện như khôi phục quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới đã góp phần thay đổi hướng đi của Đảng CSVN.
Tuy nhiên sau đó, Đảng đã gây ra nhiều lỗi lầm trong quản lý kinh tế, đặc biệt là trong đầu tư vào các tập đoàn nhà nước mà Vinashin là một điển hình.
“Vụ bê bối này [Vinashin] đủ lớn để khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mất chức. Thế nhưng ông Dũng đã được các tay chân ở Bộ Chính trị cứu thoát và bắt đầu vận động để vào chức Tổng bí thư tuy dường như ông đã thất bại trong việc này.”
Theo Bass, Việt Nam dường như đang trải qua một cuộc chính biến quay chậm, trong đó ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà theo quy định đáng ra phải về hưu đang tìm cách ở lại vị trí, ít nhất là một vài năm.
Cây viết người Mỹ cũng xem xét quan hệ đối ngoại của Việt Nam, nhất là với nước lớn láng giềng Trung Quốc.
Sau hàng loạt các sự kiện có thể gọi là gây hấn của Trung Quốc, dẫn tới tâm lý bài Trung ở Việt Nam, Bass nhận thấy rằng “tâm lý chống Trung Quốc chưa làm giảm ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Việt Nam”.
Song song, theo Bass, Hà Nội điều tiết quan hệ với Hoa Kỳ khéo léo hơn nhiều quan hệ với Trung Quốc.
Vấn đề nhân quyền
Theo Thomas A. Bass Việt Nam vẫn là quốc gia công an trị
Đảng CSVN có thể sẽ tham gia Hiệp định Đối tác Thái Bình Dương (TPP), tuy rằng TPP có một số đòi hỏi về quyền lao động nhưng Hà Nội chắc sẽ lờ đi các đòi hỏi này, “cũng như một số văn bản quốc tế khác mà Việt Nam đã ký mà không thực hiện”.
“Việt Nam nằm gần như cuối bảng trong mọi danh sách về nhân quyền. Việt Nam có số tù chính trị cao nhất tính theo đầu người ở Đông Nam Á thế nhưng vẫn đường hoàng ngồi vào chiếc ghế ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.”
Tác giả bài viết nói các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ đã “công nhận sự cai trị của Đảng CSVN”, như sau chuyến thăm Nhà Trắng năm ngoái của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
“Một điều chúng ta biết về Đại hội XII Đảng CSVN là nó sẽ không giúp chấm dứt nạn bạo hành của công an.”
Bass nhắc tới các trường hợp luật sư Nguyễn Văn Đài và blogger Anh Ba Sàm đã bị sách nhiễu và truy tố.
“Một chốn hoang tàn về văn hóa trong một quộ́c gia công an trị đang đánh các nhà đấu tranh dân chủ bằng gậy sắt, Việt Nam vẫn được dung túng vì nhiều người muốn làm ăn với các công dân Việt Nam hoặc thăm thú danh lam thắng cảnh ở nước này.”
Bass nói Việt Nam “sẽ chào đón khách du lịch và làm ăn với tài chính và tư bản quốc tế, không vấn đề gì”.
“Thế nhưng nếu muốn động vào đảng thì hãy quên đi. Chỉ dành riêng cho đảng viên mà thôi.”
Bài phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nhà văn và giáo sư đại học tại Hoa Kỳ.
January 24, 2016
Đại hội đảng ở ‘quốc gia công an trị’
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Đề cập tới Đại hội XII của Đảng CSVN hiện đang diễn ra ở Hà Nội, ông viết cho dù “tham nhũng từ gốc tới ngọn” và trương phình vì bảo kê và chủ nghĩa xã hội thân hữu, Đảng CSVN vẫn khóa chặt chính phủ, quân đội, báo chí và 93 triệu dân Việt Nam.
Bass dẫn lời nhà văn Nga Vladimir Nabokov nói: “Chủ nghĩa Mác cần một kẻ độc tài, một kẻ độc tài lại cần công an mật, và đó là tận thế.”
BBC | 24-01-2016
Bài viết của Thomas A. Bass trên tạp chí có uy tín Foreign Policy cho rằng bề ngoài Việt Nam dường như đang hướng về tư bản chủ nghĩa nhưng thực chất bên trong vẫn là quốc gia công an trị.
Cây viết người Mỹ, tác giả hai cuốn sách về Việt Nam (Vietnamerica: The War Comes Home và The Spy Who Loved Us), nói đúng là một mặt Việt Nam đang mở cửa cho Phương Tây và phát triển nhanh chóng; thế nhưng mặt khác, đất nước này là một nền văn hóa tan nát.
“Các nhà kiểm duyệt đã bịt miệng hoặc bắt các nghệ sỹ xuất sắc nhất đi biệt xứ… Nền báo chí bị lũng đoạn và bị chính phủ kiểm soát.”
Bass cho rằng giới chức tuyên giáo đã tước đi quyền tự do của người dân về cả tôn giáo, tư duy và ngôn luận.
Đề cập tới Đại hội XII của Đảng CSVN hiện đang diễn ra ở Hà Nội, ông viết cho dù “tham nhũng từ gốc tới ngọn” và trương phình vì bảo kê và chủ nghĩa xã hội thân hữu, Đảng CSVN vẫn khóa chặt chính phủ, quân đội, báo chí và 93 triệu dân Việt Nam.
Bass dẫn lời nhà văn Nga Vladimir Nabokov nói: “Chủ nghĩa Mác cần một kẻ độc tài, một kẻ độc tài lại cần công an mật, và đó là tận thế.”
Phe nào cũng thế?
“Dường như đang có một cuộc chính biến quay chậm trong đó ông Nguyễn Phú Trọng tìm cách ở lại”
Các quan sát viên quốc tế đang chăm chú dõi theo Đại hội Đảng để tìm dấu hiệu về phe phái nào sẽ lên nắm quyền. Tuy nhiên theo Bass, vấn đề không phải ở chỗ đó.
“Đúng là Đảng CSVN đã thay đổi từ ngày thống nhất đất nước sau cuộc chiến tranh Việt Nam năm 1975. Đứng trước nguy cơ đói kém, Đại hội Đảng lần thứ sáu năm 1986 đã từ bỏ nền kinh tế tập trung kiểu Soviet để đi theo kinh tế thị trường XHCN. Đảng CSVN cho phép thị trường tự do nảy nở ở đáy xã hội và tầng lớp “tư bản đỏ” xuất hiện ở đoạn giữa trong khi duy trì kiểm soát các lĩnh vực như đóng tàu, ngân hàng, khai khoáng và các doanh nghiệp nhà nước khác ở trên thượng tầng”.
Bass cho rằng các sự kiện như khôi phục quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới đã góp phần thay đổi hướng đi của Đảng CSVN.
Tuy nhiên sau đó, Đảng đã gây ra nhiều lỗi lầm trong quản lý kinh tế, đặc biệt là trong đầu tư vào các tập đoàn nhà nước mà Vinashin là một điển hình.
“Vụ bê bối này [Vinashin] đủ lớn để khiến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mất chức. Thế nhưng ông Dũng đã được các tay chân ở Bộ Chính trị cứu thoát và bắt đầu vận động để vào chức Tổng bí thư tuy dường như ông đã thất bại trong việc này.”
Theo Bass, Việt Nam dường như đang trải qua một cuộc chính biến quay chậm, trong đó ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng mà theo quy định đáng ra phải về hưu đang tìm cách ở lại vị trí, ít nhất là một vài năm.
Cây viết người Mỹ cũng xem xét quan hệ đối ngoại của Việt Nam, nhất là với nước lớn láng giềng Trung Quốc.
Sau hàng loạt các sự kiện có thể gọi là gây hấn của Trung Quốc, dẫn tới tâm lý bài Trung ở Việt Nam, Bass nhận thấy rằng “tâm lý chống Trung Quốc chưa làm giảm ảnh hưởng của Bắc Kinh ở Việt Nam”.
Song song, theo Bass, Hà Nội điều tiết quan hệ với Hoa Kỳ khéo léo hơn nhiều quan hệ với Trung Quốc.
Vấn đề nhân quyền
Theo Thomas A. Bass Việt Nam vẫn là quốc gia công an trị
Đảng CSVN có thể sẽ tham gia Hiệp định Đối tác Thái Bình Dương (TPP), tuy rằng TPP có một số đòi hỏi về quyền lao động nhưng Hà Nội chắc sẽ lờ đi các đòi hỏi này, “cũng như một số văn bản quốc tế khác mà Việt Nam đã ký mà không thực hiện”.
“Việt Nam nằm gần như cuối bảng trong mọi danh sách về nhân quyền. Việt Nam có số tù chính trị cao nhất tính theo đầu người ở Đông Nam Á thế nhưng vẫn đường hoàng ngồi vào chiếc ghế ở Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.”
Tác giả bài viết nói các nước phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ đã “công nhận sự cai trị của Đảng CSVN”, như sau chuyến thăm Nhà Trắng năm ngoái của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
“Một điều chúng ta biết về Đại hội XII Đảng CSVN là nó sẽ không giúp chấm dứt nạn bạo hành của công an.”
Bass nhắc tới các trường hợp luật sư Nguyễn Văn Đài và blogger Anh Ba Sàm đã bị sách nhiễu và truy tố.
“Một chốn hoang tàn về văn hóa trong một quộ́c gia công an trị đang đánh các nhà đấu tranh dân chủ bằng gậy sắt, Việt Nam vẫn được dung túng vì nhiều người muốn làm ăn với các công dân Việt Nam hoặc thăm thú danh lam thắng cảnh ở nước này.”
Bass nói Việt Nam “sẽ chào đón khách du lịch và làm ăn với tài chính và tư bản quốc tế, không vấn đề gì”.
“Thế nhưng nếu muốn động vào đảng thì hãy quên đi. Chỉ dành riêng cho đảng viên mà thôi.”
Bài phản ánh quan điểm riêng của tác giả, nhà văn và giáo sư đại học tại Hoa Kỳ.