Bộ Trưởng Kế Hoạch Đầu Tư Bùi Quang Vinh phát biểu tại Đại Hội Đảng CSVN lần 12 ngày 22/1/2016.
RFA | 23-01-2016
Một điều gây sôi nổi trong ngày thứ hai đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 được nói là kêu gọi đổi mới thể chế chính do đại biểu Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Kế hoạch- Đầu tư, nêu ra.
Kêu gọi cũ được lặp lại
“Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong chiến tranh nay không còn phù hợp nền kinh tế thị trường, thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho sự phát triển”. Đó là câu được trích dẫn từ bài phát biểu của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư tại phiên thảo luận về văn kiện của Đại hội Đảng.
Ông Bùi Quang Vinh thừa nhận Việt Nam đạt được một số thành tựu về mặt kinh tế trong thời gian ba chục năm qua; thế nhưng so với các nước trong khu vực có cùng tương quan thì chưa thể bằng lòng bởi Việt Nam còn là nước nghèo.
Thế rồi so với những quốc gia cũng trải qua chiến tranh như Nhật Bản, Hàn Quốc, họ cũng từ nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở nên quốc gia có nền kinh tế phát triển. Việt Nam có thời gian 40 năm sống trong hòa bình, độc lập, 30 năm đổi mới nhưng tình trạng vẫn như hiện nay thì yêu cầu đổi mới là cấp bách hơn bao giờ hết. Đổi mới thì đảng mới có thể sống còn.
Và theo ông Bùi Quang Vinh nếu thực hiện được chuyện thay đổi hệ thống chính trị hiện nay thì đảng cộng sản Việt Nam sẽ khôi phục lại được niềm tin đã mất nơi người dân.
Thực tế khách quan buộc phải thay đổi hệ thống chính trị
Nhiều người nghe và biết về bài phát biểu của ông Bùi Quang Vinh đưa ra vào ngày 22 tháng giêng vừa qua tỏ ra đồng ý với kêu gọi như thế. Họ cũng nhận định là thực tế khách quan buộc Việt Nam phải thay đổi hệ thống chính trị hiện nay cho phù hợp thì mới có thể phát huy hiệu quả của những chuyển đổi kinh tế lâu nay.
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng có ý kiến:
“Thực ra yêu cầu thúc bách hệ thống chính trị của Việt Nam phải có thay đổi đã có từ khá lâu rồi; nhưng chưa bao giờ nó dồn dập đến như bây giờ. Và tình hình kinh tế, chính trị dường như đến bước đường cùng rồi. Có thể chỉ có một sự kiện, một việc nào đó mà tác động thêm một chút nữa thôi thì như giọt nước tràn ly. Và có lẽ không còn đường nào cho Đảng cộng sản nếu như vẫn cứ tiếp tục kiên định con đường chủ nghĩa xã hội, vẫn tiếp tục kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì tất cả các nguồn lực xã hội cũng như khả năng vay nợ nước ngoài, cũng như tình hình bi đát của kinh tế, xã hội quá khủng khiếp rồi!”
Đại hội Đảng lần thứ 12 khai mạc tại Hà Nội, sáng ngày 21/1/2016.
Một người khác, ông Võ Phù Đổng, cũng trình bày:
“Tôi nghĩ đổi mới về chính trị đó là điều tất yếu, vì Việt nam từ năm 1986 đến nay đã đổi mới rất nhiều về đường lối kinh tế nên tôi nghĩ vấn đề chính trị phải tương đồng, phải đi theo. Việt Nam đã đổi mới nhưng đổi mới không đồng bộ. Sức ép trong nội tại của Việt Nam bắt buộc, đòi hỏi phải tiến tới đổi mới. Tôi nghĩ hiện nay vẫn còn lực cản này nọ, nhưng chắc chắn nhu cầu đòi hỏi phát triển xã hội là một qui luật.”
Đánh giá ông Bùi Quang Vinh và tính khả thi
Ở Việt Nam lâu nay thường những quan chức Đảng và chính phủ sau khi về hưu hay có những phát ngôn mạnh mẽ mà khi đương chức vì lý do này hay lý do khác họ không nói ra. Riêng trường hợp ông Bùi Quang Vinh thì đây không phải là lần đầu tiên ông có những phát biểu được cho là ‘thẳng thắn’ như thế.
Cũng mới đây vào ngày tháng giêng này, ông Vinh nói với báo chí trong nước là ‘cứ bình tĩnh, không đổi mới thì Việt Nam sẽ khó khăn, sẽ tụt hậu. đó là điều rõ ràng rồi’.
Trong năm 2013, ông Bùi Quang Vinh có phát biểu được gọi là ấn tượng như ‘Tôi nói rằng đất nước này cần công khai, minh bạch và không được có tham nhũng, bởi đó là những thứ này làm cho đất nước này ‘chết’ nhanh chóng nhất. Công việc này vô cùng khó khăn, động chạm đến rất nhiều người, vì làm họ mất rất nhiều quyền.’
Thực tế cho thấy ông Bùi Quang Vinh không thể làm gì trong một hệ thống chính trị nhu lâu nay tại Việt Nam. Và kêu gọi đổi mới mà ông vừa đưa ra cũng khó được thực hiện như nhận định của nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng:
“Thực ra ông Vinh là người mà tôi trong thời gian còn làm việc trong cơ quan Nhà nước tôi đã từng làm dưới quyền ông ta trong những dự án ở tỉnh Lào Cai, phía bắc. Tôi rất hiểu con người ông Vinh. Những bài phát biểu như vậy phản ánh đúng con người ông ta mà tôi từng biết. Tuy nhiên việc những phát biểu như thế có thực hiện được, có làm được hay không phụ thuộc vào cả một hệ thống. Tôi chỉ hy vọng bài phát biểu này phần nào sẽ tác động đến 1510 con người đang ngồi đó và có thể họ có sự nhìn nhận lại, suy nghĩ lại để có những hành động quyết liệt hơn cứu nguy cho đất nước, cứu nguy cho dân tộc trong hoàn cảnh cấp bách này.”
Tuy vậy, ông Võ Phù Đổng lại cho rằng thực tế khách quan sẽ đưa đến thay đổi sớm ngay trong năm nay:
“Thứ nhất tôi thấy ông ấy là một trong những người thuộc giới cấp tiến của chính quyền Việt Nam không phải bây giờ mà đã trong một vài năm qua rồi. Ông Bùi Quang Vinh có nhiều lần phát biểu tương đối thẳng thắn là Việt nam cần phải đổi mới. Đôi khi chúng tôi nói đùa đúng ra ông này hoạt động dân chủ mới đúng. Ông ta không bao giờ tự nhận là nhà hoạt động dân chủ nhưng sự ăn nói của ông rất gần giống với những anh em dân chủ. Ông ta được cho là một trong những người cấp tiến của Đảng cộng sản Việt Nam. Quan điểm của cá nhân tôi cho rằng những phát biểu như của ông Bùi Quang Vinh, ông Vũ Ngọc Hoàng thì không có gì lạ.
Theo tôi đổi mới về mặt chính trị của Việt Nam trong thời gian tới đã đến giai đoạn chín muồi; khoảng từ 60%-70% trong kỳ đại hội đảng từ trong nội bộ đảng có sức ép cải cách rất lớn. Chúng tôi tin rằng trong năm 2016 này những sự đổi mới chính trị ở Việt Nam chắc chắn sẽ xảy ra. Vấn đề xảy ra ở mức độ nào thôi. Tôi cho rằng trong năm 2016 này chắc chắn sẽ dẫn đến những đổi mới nếu không thực sự là đa nguyên, đa đảng thì cũng có cái gì đó đổi mới được một phần quan trọng để tiến đến điều đó.”
Tiếng nói của những người được đánh giá là cấp tiến như của ông bộ trưởng Kế hoạch- Đầu tư Bùi Quang Vinh sắp về hưu vẫn còn quá ít ỏi trong số 1510 vị đại biểu tham dự Đại hội đảng toàn quốc lần 12. Một hoạt động 5 năm được mở ra một lần để vạch đường hướng cho cả nước.
Gia Minh
January 24, 2016
Lời kêu gọi của BT Bùi Quang Vinh liệu có khả thi?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Bộ Trưởng Kế Hoạch Đầu Tư Bùi Quang Vinh phát biểu tại Đại Hội Đảng CSVN lần 12 ngày 22/1/2016.
RFA | 23-01-2016
Một điều gây sôi nổi trong ngày thứ hai đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 được nói là kêu gọi đổi mới thể chế chính do đại biểu Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Kế hoạch- Đầu tư, nêu ra.
Kêu gọi cũ được lặp lại
“Một hệ thống chính trị phù hợp với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong chiến tranh nay không còn phù hợp nền kinh tế thị trường, thậm chí còn là rào cản, trở ngại cho sự phát triển”. Đó là câu được trích dẫn từ bài phát biểu của ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Kế hoạch – Đầu tư tại phiên thảo luận về văn kiện của Đại hội Đảng.
Ông Bùi Quang Vinh thừa nhận Việt Nam đạt được một số thành tựu về mặt kinh tế trong thời gian ba chục năm qua; thế nhưng so với các nước trong khu vực có cùng tương quan thì chưa thể bằng lòng bởi Việt Nam còn là nước nghèo.
Thế rồi so với những quốc gia cũng trải qua chiến tranh như Nhật Bản, Hàn Quốc, họ cũng từ nền nông nghiệp nghèo nàn, lạc hậu trở nên quốc gia có nền kinh tế phát triển. Việt Nam có thời gian 40 năm sống trong hòa bình, độc lập, 30 năm đổi mới nhưng tình trạng vẫn như hiện nay thì yêu cầu đổi mới là cấp bách hơn bao giờ hết. Đổi mới thì đảng mới có thể sống còn.
Và theo ông Bùi Quang Vinh nếu thực hiện được chuyện thay đổi hệ thống chính trị hiện nay thì đảng cộng sản Việt Nam sẽ khôi phục lại được niềm tin đã mất nơi người dân.
Thực tế khách quan buộc phải thay đổi hệ thống chính trị
Nhiều người nghe và biết về bài phát biểu của ông Bùi Quang Vinh đưa ra vào ngày 22 tháng giêng vừa qua tỏ ra đồng ý với kêu gọi như thế. Họ cũng nhận định là thực tế khách quan buộc Việt Nam phải thay đổi hệ thống chính trị hiện nay cho phù hợp thì mới có thể phát huy hiệu quả của những chuyển đổi kinh tế lâu nay.
Nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng có ý kiến:
“Thực ra yêu cầu thúc bách hệ thống chính trị của Việt Nam phải có thay đổi đã có từ khá lâu rồi; nhưng chưa bao giờ nó dồn dập đến như bây giờ. Và tình hình kinh tế, chính trị dường như đến bước đường cùng rồi. Có thể chỉ có một sự kiện, một việc nào đó mà tác động thêm một chút nữa thôi thì như giọt nước tràn ly. Và có lẽ không còn đường nào cho Đảng cộng sản nếu như vẫn cứ tiếp tục kiên định con đường chủ nghĩa xã hội, vẫn tiếp tục kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Bởi vì tất cả các nguồn lực xã hội cũng như khả năng vay nợ nước ngoài, cũng như tình hình bi đát của kinh tế, xã hội quá khủng khiếp rồi!”
Đại hội Đảng lần thứ 12 khai mạc tại Hà Nội, sáng ngày 21/1/2016.
Một người khác, ông Võ Phù Đổng, cũng trình bày:
“Tôi nghĩ đổi mới về chính trị đó là điều tất yếu, vì Việt nam từ năm 1986 đến nay đã đổi mới rất nhiều về đường lối kinh tế nên tôi nghĩ vấn đề chính trị phải tương đồng, phải đi theo. Việt Nam đã đổi mới nhưng đổi mới không đồng bộ. Sức ép trong nội tại của Việt Nam bắt buộc, đòi hỏi phải tiến tới đổi mới. Tôi nghĩ hiện nay vẫn còn lực cản này nọ, nhưng chắc chắn nhu cầu đòi hỏi phát triển xã hội là một qui luật.”
Đánh giá ông Bùi Quang Vinh và tính khả thi
Ở Việt Nam lâu nay thường những quan chức Đảng và chính phủ sau khi về hưu hay có những phát ngôn mạnh mẽ mà khi đương chức vì lý do này hay lý do khác họ không nói ra. Riêng trường hợp ông Bùi Quang Vinh thì đây không phải là lần đầu tiên ông có những phát biểu được cho là ‘thẳng thắn’ như thế.
Cũng mới đây vào ngày tháng giêng này, ông Vinh nói với báo chí trong nước là ‘cứ bình tĩnh, không đổi mới thì Việt Nam sẽ khó khăn, sẽ tụt hậu. đó là điều rõ ràng rồi’.
Trong năm 2013, ông Bùi Quang Vinh có phát biểu được gọi là ấn tượng như ‘Tôi nói rằng đất nước này cần công khai, minh bạch và không được có tham nhũng, bởi đó là những thứ này làm cho đất nước này ‘chết’ nhanh chóng nhất. Công việc này vô cùng khó khăn, động chạm đến rất nhiều người, vì làm họ mất rất nhiều quyền.’
Thực tế cho thấy ông Bùi Quang Vinh không thể làm gì trong một hệ thống chính trị nhu lâu nay tại Việt Nam. Và kêu gọi đổi mới mà ông vừa đưa ra cũng khó được thực hiện như nhận định của nhà hoạt động Nguyễn Lân Thắng:
“Thực ra ông Vinh là người mà tôi trong thời gian còn làm việc trong cơ quan Nhà nước tôi đã từng làm dưới quyền ông ta trong những dự án ở tỉnh Lào Cai, phía bắc. Tôi rất hiểu con người ông Vinh. Những bài phát biểu như vậy phản ánh đúng con người ông ta mà tôi từng biết. Tuy nhiên việc những phát biểu như thế có thực hiện được, có làm được hay không phụ thuộc vào cả một hệ thống. Tôi chỉ hy vọng bài phát biểu này phần nào sẽ tác động đến 1510 con người đang ngồi đó và có thể họ có sự nhìn nhận lại, suy nghĩ lại để có những hành động quyết liệt hơn cứu nguy cho đất nước, cứu nguy cho dân tộc trong hoàn cảnh cấp bách này.”
Tuy vậy, ông Võ Phù Đổng lại cho rằng thực tế khách quan sẽ đưa đến thay đổi sớm ngay trong năm nay:
“Thứ nhất tôi thấy ông ấy là một trong những người thuộc giới cấp tiến của chính quyền Việt Nam không phải bây giờ mà đã trong một vài năm qua rồi. Ông Bùi Quang Vinh có nhiều lần phát biểu tương đối thẳng thắn là Việt nam cần phải đổi mới. Đôi khi chúng tôi nói đùa đúng ra ông này hoạt động dân chủ mới đúng. Ông ta không bao giờ tự nhận là nhà hoạt động dân chủ nhưng sự ăn nói của ông rất gần giống với những anh em dân chủ. Ông ta được cho là một trong những người cấp tiến của Đảng cộng sản Việt Nam. Quan điểm của cá nhân tôi cho rằng những phát biểu như của ông Bùi Quang Vinh, ông Vũ Ngọc Hoàng thì không có gì lạ.
Theo tôi đổi mới về mặt chính trị của Việt Nam trong thời gian tới đã đến giai đoạn chín muồi; khoảng từ 60%-70% trong kỳ đại hội đảng từ trong nội bộ đảng có sức ép cải cách rất lớn. Chúng tôi tin rằng trong năm 2016 này những sự đổi mới chính trị ở Việt Nam chắc chắn sẽ xảy ra. Vấn đề xảy ra ở mức độ nào thôi. Tôi cho rằng trong năm 2016 này chắc chắn sẽ dẫn đến những đổi mới nếu không thực sự là đa nguyên, đa đảng thì cũng có cái gì đó đổi mới được một phần quan trọng để tiến đến điều đó.”
Tiếng nói của những người được đánh giá là cấp tiến như của ông bộ trưởng Kế hoạch- Đầu tư Bùi Quang Vinh sắp về hưu vẫn còn quá ít ỏi trong số 1510 vị đại biểu tham dự Đại hội đảng toàn quốc lần 12. Một hoạt động 5 năm được mở ra một lần để vạch đường hướng cho cả nước.
Gia Minh