Phóng viên Không Biên giới, ngày 11/3/2016
Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ
Lời người dịch: Trang vietnamhumanrightsdefenders.net là một website chính thức của Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- Việt Nam) chuyên phản ánh tình hình nhân quyền ở Việt Nam, bằng hai ngôn ngữ là Việt và Anh ngữ. Với những bài viết hàng ngày và bản tin nhân quyền hàng tuần, trang này đưa những tin tức về cải thiện nhân quyền ở Việt Nam cũng như những vụ vi phạm nhân quyền nổi bật trong phạm vi toàn quốc. Lượng bạn đọc trung bình hàng ngày vào khoảng 20,000.
Để đánh dấu Ngày Thế giới Chống kiểm duyệt mạng, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) thiết lập Operation Collateral Freedom #2 (tạm dịch là Chiến dịch quyền tự do thế chấp lần 2), trong đó tổ chức này giải chặn việc truy cập đến những trang mạng bị kiểm duyệt ở năm quốc gia và ra mắt ứng dụng RSF Censorship Detector .
Mục đích của hoạt động này – sự tiếp tục của Chiến dịch quyền tự do thế chấp lần 1 cách đây một năm – là làm cho thông tin trực tuyến được truy cập tại các quốc gia mà nó bị cấm và khiến những nước bị coi là “Kẻ thù của Internet” từ bỏ việc ngăn chặn các trang tin tức.
Sau khi giải chặn 11 trang tin tức trong năm 2015, RSF hiện đang cung cấp truy cập đến sáu trang khác bị chặn: đài Á Châu Tự do (RFA) và Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) ở Việt Nam, Sarawak Report ở Malaysia, Boxun ở Trung Quốc, Sendika.org ở Thổ Nhĩ Kỳ và European Saudi Organization for Human Rights ở Saudi Arabia.
Chiến dịch dựa trên các kỹ thuật ánh xạ. RSF tạo một “tấm gương” bản sao của các trang bị chặn trên một dịch vụ đám mây được cung cấp bởi một công ty Internet lớn như Fastly, Amazon, Microsoft hoặc Google. Để ngăn chặn truy cập vào tấm gương, chính phủ sẽ đồng thời tước đoạt các dịch vụ công nghệ cần thiết của hàng ngàn công ty nước mình được cung cấp bởi những công ty Internet khổng lồ. Những thiệt hại thế chấp về kinh tế và chính trị này sẽ khó có thể bù đắp.
Năm nay, RSF bắt đầu cung cấp một ứng dụng độc quyền được phát triển đặc biệt cho hoạt động này cho công chúng. Hai tác giả Brendan Abolivier và Clément Salaün, đã tạo ra một phần mở rộng cho trình duyệt Google Chrome tạo điều kiện tiếp cận với các phiên bản gương của các trang là mục tiêu kiểm duyệt. Bất cứ ai đi vào một trong các trang bị chặn sẽ thấy biểu tượng của ứng dụng RSF Censorship Detector chuyển sang màu đỏ. Bằng cách nhấp vào nó, họ sẽ được chuyển hướng vào gương-không bị chặn của RSF.
Trong năm qua, máy chủ dành riêng cho Operation Collateral Freedom đã xử lý hơn 64 triệu yêu cầu và cung cấp hơn 587GB dữ liệu. Trong vài ngày đầu tiên, sự thành công của hoạt động này đã buộc RSF mở rộng công suất của máy chủ để xử lý khối lượng lớn thông tin chuyển tải.
Kể từ đó, RSF đã tạo ra những gương khác và đang sử dụng nhiều dịch vụ lưu trữ bổ sung. Kết quả là, nó có thể tạo ra một gương thay thế nếu một quốc gia quyết định chặn tất cả các dịch vụ của một trong những công ty sử dụng. Danh sách các gương và dịch vụ sử dụng được cập nhật thường xuyên trên github.com. RSF sẽ tiếp tục Operation Collateral Freedom khi nguồn lực cho phép.
(source: https://en.rsf.org/collateral-freedom-2-rsf-unblocks-11-03-2016,48892.html)
March 14, 2016
Quyền tự do thế chấp No. 2: RSF giải chặn thêm sáu trang bị kiểm duyệt
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Phóng viên Không Biên giới, ngày 11/3/2016
Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ
Lời người dịch: Trang vietnamhumanrightsdefenders.net là một website chính thức của Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders- Việt Nam) chuyên phản ánh tình hình nhân quyền ở Việt Nam, bằng hai ngôn ngữ là Việt và Anh ngữ. Với những bài viết hàng ngày và bản tin nhân quyền hàng tuần, trang này đưa những tin tức về cải thiện nhân quyền ở Việt Nam cũng như những vụ vi phạm nhân quyền nổi bật trong phạm vi toàn quốc. Lượng bạn đọc trung bình hàng ngày vào khoảng 20,000.
Để đánh dấu Ngày Thế giới Chống kiểm duyệt mạng, tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) thiết lập Operation Collateral Freedom #2 (tạm dịch là Chiến dịch quyền tự do thế chấp lần 2), trong đó tổ chức này giải chặn việc truy cập đến những trang mạng bị kiểm duyệt ở năm quốc gia và ra mắt ứng dụng RSF Censorship Detector .
Mục đích của hoạt động này – sự tiếp tục của Chiến dịch quyền tự do thế chấp lần 1 cách đây một năm – là làm cho thông tin trực tuyến được truy cập tại các quốc gia mà nó bị cấm và khiến những nước bị coi là “Kẻ thù của Internet” từ bỏ việc ngăn chặn các trang tin tức.
Sau khi giải chặn 11 trang tin tức trong năm 2015, RSF hiện đang cung cấp truy cập đến sáu trang khác bị chặn: đài Á Châu Tự do (RFA) và Người Bảo vệ Nhân quyền (Defend the Defenders) ở Việt Nam, Sarawak Report ở Malaysia, Boxun ở Trung Quốc, Sendika.org ở Thổ Nhĩ Kỳ và European Saudi Organization for Human Rights ở Saudi Arabia.
Chiến dịch dựa trên các kỹ thuật ánh xạ. RSF tạo một “tấm gương” bản sao của các trang bị chặn trên một dịch vụ đám mây được cung cấp bởi một công ty Internet lớn như Fastly, Amazon, Microsoft hoặc Google. Để ngăn chặn truy cập vào tấm gương, chính phủ sẽ đồng thời tước đoạt các dịch vụ công nghệ cần thiết của hàng ngàn công ty nước mình được cung cấp bởi những công ty Internet khổng lồ. Những thiệt hại thế chấp về kinh tế và chính trị này sẽ khó có thể bù đắp.
Năm nay, RSF bắt đầu cung cấp một ứng dụng độc quyền được phát triển đặc biệt cho hoạt động này cho công chúng. Hai tác giả Brendan Abolivier và Clément Salaün, đã tạo ra một phần mở rộng cho trình duyệt Google Chrome tạo điều kiện tiếp cận với các phiên bản gương của các trang là mục tiêu kiểm duyệt. Bất cứ ai đi vào một trong các trang bị chặn sẽ thấy biểu tượng của ứng dụng RSF Censorship Detector chuyển sang màu đỏ. Bằng cách nhấp vào nó, họ sẽ được chuyển hướng vào gương-không bị chặn của RSF.
Trong năm qua, máy chủ dành riêng cho Operation Collateral Freedom đã xử lý hơn 64 triệu yêu cầu và cung cấp hơn 587GB dữ liệu. Trong vài ngày đầu tiên, sự thành công của hoạt động này đã buộc RSF mở rộng công suất của máy chủ để xử lý khối lượng lớn thông tin chuyển tải.
Kể từ đó, RSF đã tạo ra những gương khác và đang sử dụng nhiều dịch vụ lưu trữ bổ sung. Kết quả là, nó có thể tạo ra một gương thay thế nếu một quốc gia quyết định chặn tất cả các dịch vụ của một trong những công ty sử dụng. Danh sách các gương và dịch vụ sử dụng được cập nhật thường xuyên trên github.com. RSF sẽ tiếp tục Operation Collateral Freedom khi nguồn lực cho phép.
(source: https://en.rsf.org/collateral-freedom-2-rsf-unblocks-11-03-2016,48892.html)