IJAVN | 17-04-2016
Quan sát báo chí Việt Nam hôm nay và mạng xã hội, mấy vấn đề được người đọc khá chú ý bàn luận khá sôi nổi.
Mấy câu hỏi: Lại có lệnh bài?
Trước hết vẫn là chuyện anh chàng bán hàng rong bị một cảnh sát mang sắc phục tên là Lương Việt Hà quật ngã dẫn đến chấn thương sọ não đang phải điều trị tại bệnh viện.
Nhiều sự thật được dần dần sáng tỏ sau khi vụ việc xảy ra và cũng chính là câu hỏi chưa được trả lời.
Theo Đại tá Nguyễn Sỹ Quang – Trưởng phòng Tham mưu kiêm người phát ngôn của Công an TPHCM cho biết, trong sáng 14/4 thượng sĩ Lương Việt Hà không được phân công làm nhiệm vụ dọn dẹp các khu vực buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, tuy nhiên thượng sĩ Hà vẫn tham gia. Và kết quả của việc tham gia ấy, là người dân vào bệnh viện vì một thế võ mà anh chàng công an này đã được học bằng tiền của dân đóng góp.
Việc một người không có nhiệm vụ nhưng vẫn tham gia can thiệp giải quyết những việc vi phạm pháp luật là việc bình thường, gọi là trách nhiệm công dân. Người xưa đã dạy: Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha.
Thế nhưng, người ta rất ít khi thấy các cảnh sát, công an can thiệp trực tiếp khi có những vụ cướp bóc, trấn lột hoặc người yếu thế bị bắt nạt, hiếp đáp ngay giữa ban ngày. Những việc nguy hiểm như săn bắt cướp giật trên đường, được giao cho các “hiệp sĩ”, là những người dân chẳng có chức năng, chức vụ hoặc quyền hạn cũng như quyền lợi nào được xác định.
Vậy nguyên nhân nào, để có một anh chàng cảnh sát “nhiệt tình” đến vậy với công việc ngoài chức năng của mình?
Những câu hỏi đó được giải tỏa phần nào hôm nay, qua lời kể của chính nạn nhânPhạm Thiện Minh Phong rằng: “khi đi bán hàng rong từng bị lực lượng trật tự đô thị của phường 4 (Q.6) bắt xe hàng. Sau đó, nhân viên của lực lượng nói trên có gạ anh này “nộp thuế” 700.000 đồng/tháng để được “làm ăn yên ổn”.
Thực ra, việc các lực lượng công an, dân phòng, quy tắc đô thị… tìm cách bảo kê cho những người vi phạm để kiếm chác không phải là ít trong xã hội và ai cũng biết. Chính vì vậy, mà vỉa hè vẫn bị lấn chiếm, xe quá tải vẫn chạy ầm ầm, xe tải vẫn vào thành phố gây tai nạn trong giờ cấm, dù CSGT đã được cảnh báo… mọi sự nhếch nhác của xã hội vẫn cứ ung dung tồn tại bằng mối quan hệ ung nhọt này.
Việc một cảnh sát làm sai nhiệm vụ của mình, gây hậu quả nghiêm trọng, đã được xử lý ra sao?
Trước hết, dù không có nhiệm vụ, anh ta vẫn mang bộ quần áo cảnh sát để gây tội ác. Đó là việc vi phạm những điều không được làm khi anh là công chức nhà nước.
Thứ hai, đó là hành động lợi dụng bộ cảnh phục. Nếu không có bộ cảnh phục trên người, anh ta có dám nghênh ngang vậy không? Hãy nghe một người dân tại chỗ đó trong video clip nói: “Mày ngon thì cởi bộ quần áo ra đi rồi nói chuyện với tao”.
Thứ ba, hành động của anh ta không được một quy tắc ứng xử nào của ngành công an cho phép, nghĩa là vi phạm điều lệnh của chính ngành công an.
Thứ tư, việc đánh người của anh ta đã được phản ánh rất rõ ràng, có đầy đủ bằng chứng và được xác nhận của chính cơ quan chức năng.
Nhưng, cho đến nay, mới chỉ có thông tin là anh ta bị “tạm đình chỉ công tác” với lời hứa của cấp trên anh ta là sẽ “sẽ xử lý nghiêm, sai đến đâu xử lý đến đó”. Câu nói này dần dần đã trở nên quen thuộc ở cửa miệng của mọi cán bộ công quyền khi có những vụ việc liên quan đến cán bộ, công an. Quen đến nỗi, mỗi người dân khi nghe câu đó, thường… thở dài đánh thượt.
Bởi người ta nhớ lại những vụ việc và cách hành xử với công dân khi có chuyện với công an. Cô người mẫu Trang Trần bị bắt khẩn cấp khi dám… chửi công an. Hoặc vụ cô gái tát CSGT bị phạt 9 tháng tù, còn viên CSCĐ Bình Dương tát thẳng tay vào mặt cô gái khán giả, cũng được “tạm đình chỉ công tác” để “sẽ xử lý nghiêm, sai đến đâu xử lý đến đó” và cuối cùng là vụ việc lặn sâu không còn tăm hơi.
Người ta cũng nhớ lại cảnh hàng loạt công an, cảnh sát, nhân viên công lực các loại bắt khẩn cấp 8 giáo dân Thái Hà đã đập mấy hòn gạch xây phi pháp trên đất của nhà thờ như bắt giặc ra sao. Thì người ta cũng có quyền hỏi về tại sao có những sự ưu ái đối với những ngời vi phạm pháp luật là cán bộ, nhất là công an.
Phải chăng, vì có những cái lệnh bài như Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị?
Một điều ước
Hôm nay, cũng báo chí nhà nước cho biết có cả triệu người đổ xô về Đền Hùng dự ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Cảnh chen lấn, dẫm đạp và người lớn, trẻ em ngất xỉu được báo chí đề cập với những đoạn video hàng đoàn người sôi như kiến, cảnh sát bất lực trước dòng người này.
Xem những hình ảnh đó, ngẫm kỹ nên vui hay buồn?
Đền Hùng, gắn liền với truyền thuyết Vua Hùng dựng nước. Nhưng đó không phải là lịch sử chính thống. Những tư liệu trong truyền thuyết đó đã gây nên những nghi ngờ không có lời giải thích. Chẳng hạn, những ông vua sống đến 692 tuổi, làm vua đến 200 năm. Điều này được khắc thành bảng gắn trang trọng trên khu Đền Hùng, có lẽ là kỷ lục của Vũ trụ chứ thế giới này chắc không thể có.
Đền Hùng
Gần đây, nhà nước đã đề nghị được công nhận Tín ngưỡng thờ cúng vua Hùng là di sản văn hóa phi vật thể. Nhưng xem ra, cách thờ cúng còn nhiều vấn đề phải bàn. Ở đó, họ dâng Vua Hùng những
chiếc bánh dày khổng lồ độn mút xốp, bằng bánh chưng thiu. Và năm nay là chiếc bánh chưng khổng lồ nặng 2 tấn rưỡi để đưa đến Đền Hùng, mục đích hình như chỉ là để… lập kỷ lục.
Tôi đã đi dự Hội Đền Hùng vài lần. Qua khảo sát nhỏ, ở đó, người đi dự với tâm niệm kính nhớ tổ tiên, kính nhớ Tiền nhân dựng nước không nhiều lắm, thậm chí nhiều người khi được hỏi, còn không biết cả truyền thuyết Hùng Vương. Đa số họ đến để cầu xin cho mình điều này, điều khác giống như ở các chùa chiền hiện nay người ta đến nhét tiền vào tai, vào mũi Phật để cầu xin bổng lộc vậy.
Nhìn những dòng người sôi như kiến đó, tôi bỗng thấy mình có những điều ước mơ hồ.
Giá như, những đoàn người đó, họ có tinh thần dân tộc, kính nhớ Tổ tiên, nhớ những người đã có công dựng nước, thì tinh thần đó đáng quý biết bao.
Nếu được vậy, chắc họ sẽ không vô cảm, phó mặc cho đoàn biểu tình chống Trung Cộng xâm lược ở Bờ Hồ Hoàn Kiếm chỉ dăm ba trăm người để bị đám công an, côn đồ mặc sức thi thố tài năng bắt bớ.
Nếu được vậy, chắc họ không thể để cho một xã hội trở thành thùng rác thực phẩm bẩn và hàng công nghiệp độc hại, đất nước trở thành bãi rác của Tàu Cộng.
Nếu được vậy, chắc họ không thể để cho một nhà nước muốn đánh thuế bao nhiêu lên đầu lên cổ người dân thì đánh, bằng giá điện, giá xăng dầu, bằng tiền đường sá và cả mãi lộ.
Nhìn những dòng người trào sôi trên Đền Hùng hôm nay, ước chi dòng người đó đang quan tâm thật sự đến tình hình đất nước, lãnh thổ và đời sống xã hội bằng những hành động của mình.
Tiếc rằng, hình như đây cũng chỉ là điều ước mà thôi.
Hà Nội, ngày 16/4/2016
J.B Nguyễn Hữu Vinh
April 17, 2016
Mấy câu hỏi và một điều ước
by Nhan Quyen • [Human Rights]
IJAVN | 17-04-2016
Quan sát báo chí Việt Nam hôm nay và mạng xã hội, mấy vấn đề được người đọc khá chú ý bàn luận khá sôi nổi.
Mấy câu hỏi: Lại có lệnh bài?
Trước hết vẫn là chuyện anh chàng bán hàng rong bị một cảnh sát mang sắc phục tên là Lương Việt Hà quật ngã dẫn đến chấn thương sọ não đang phải điều trị tại bệnh viện.
Nhiều sự thật được dần dần sáng tỏ sau khi vụ việc xảy ra và cũng chính là câu hỏi chưa được trả lời.
Theo Đại tá Nguyễn Sỹ Quang – Trưởng phòng Tham mưu kiêm người phát ngôn của Công an TPHCM cho biết, trong sáng 14/4 thượng sĩ Lương Việt Hà không được phân công làm nhiệm vụ dọn dẹp các khu vực buôn bán lấn chiếm lòng lề đường, tuy nhiên thượng sĩ Hà vẫn tham gia. Và kết quả của việc tham gia ấy, là người dân vào bệnh viện vì một thế võ mà anh chàng công an này đã được học bằng tiền của dân đóng góp.
Việc một người không có nhiệm vụ nhưng vẫn tham gia can thiệp giải quyết những việc vi phạm pháp luật là việc bình thường, gọi là trách nhiệm công dân. Người xưa đã dạy: Giữa đường thấy sự bất bằng chẳng tha.
Thế nhưng, người ta rất ít khi thấy các cảnh sát, công an can thiệp trực tiếp khi có những vụ cướp bóc, trấn lột hoặc người yếu thế bị bắt nạt, hiếp đáp ngay giữa ban ngày. Những việc nguy hiểm như săn bắt cướp giật trên đường, được giao cho các “hiệp sĩ”, là những người dân chẳng có chức năng, chức vụ hoặc quyền hạn cũng như quyền lợi nào được xác định.
Vậy nguyên nhân nào, để có một anh chàng cảnh sát “nhiệt tình” đến vậy với công việc ngoài chức năng của mình?
Những câu hỏi đó được giải tỏa phần nào hôm nay, qua lời kể của chính nạn nhânPhạm Thiện Minh Phong rằng: “khi đi bán hàng rong từng bị lực lượng trật tự đô thị của phường 4 (Q.6) bắt xe hàng. Sau đó, nhân viên của lực lượng nói trên có gạ anh này “nộp thuế” 700.000 đồng/tháng để được “làm ăn yên ổn”.
Thực ra, việc các lực lượng công an, dân phòng, quy tắc đô thị… tìm cách bảo kê cho những người vi phạm để kiếm chác không phải là ít trong xã hội và ai cũng biết. Chính vì vậy, mà vỉa hè vẫn bị lấn chiếm, xe quá tải vẫn chạy ầm ầm, xe tải vẫn vào thành phố gây tai nạn trong giờ cấm, dù CSGT đã được cảnh báo… mọi sự nhếch nhác của xã hội vẫn cứ ung dung tồn tại bằng mối quan hệ ung nhọt này.
Việc một cảnh sát làm sai nhiệm vụ của mình, gây hậu quả nghiêm trọng, đã được xử lý ra sao?
Trước hết, dù không có nhiệm vụ, anh ta vẫn mang bộ quần áo cảnh sát để gây tội ác. Đó là việc vi phạm những điều không được làm khi anh là công chức nhà nước.
Thứ hai, đó là hành động lợi dụng bộ cảnh phục. Nếu không có bộ cảnh phục trên người, anh ta có dám nghênh ngang vậy không? Hãy nghe một người dân tại chỗ đó trong video clip nói: “Mày ngon thì cởi bộ quần áo ra đi rồi nói chuyện với tao”.
Thứ ba, hành động của anh ta không được một quy tắc ứng xử nào của ngành công an cho phép, nghĩa là vi phạm điều lệnh của chính ngành công an.
Thứ tư, việc đánh người của anh ta đã được phản ánh rất rõ ràng, có đầy đủ bằng chứng và được xác nhận của chính cơ quan chức năng.
Nhưng, cho đến nay, mới chỉ có thông tin là anh ta bị “tạm đình chỉ công tác” với lời hứa của cấp trên anh ta là sẽ “sẽ xử lý nghiêm, sai đến đâu xử lý đến đó”. Câu nói này dần dần đã trở nên quen thuộc ở cửa miệng của mọi cán bộ công quyền khi có những vụ việc liên quan đến cán bộ, công an. Quen đến nỗi, mỗi người dân khi nghe câu đó, thường… thở dài đánh thượt.
Bởi người ta nhớ lại những vụ việc và cách hành xử với công dân khi có chuyện với công an. Cô người mẫu Trang Trần bị bắt khẩn cấp khi dám… chửi công an. Hoặc vụ cô gái tát CSGT bị phạt 9 tháng tù, còn viên CSCĐ Bình Dương tát thẳng tay vào mặt cô gái khán giả, cũng được “tạm đình chỉ công tác” để “sẽ xử lý nghiêm, sai đến đâu xử lý đến đó” và cuối cùng là vụ việc lặn sâu không còn tăm hơi.
Người ta cũng nhớ lại cảnh hàng loạt công an, cảnh sát, nhân viên công lực các loại bắt khẩn cấp 8 giáo dân Thái Hà đã đập mấy hòn gạch xây phi pháp trên đất của nhà thờ như bắt giặc ra sao. Thì người ta cũng có quyền hỏi về tại sao có những sự ưu ái đối với những ngời vi phạm pháp luật là cán bộ, nhất là công an.
Phải chăng, vì có những cái lệnh bài như Chỉ thị 15 của Bộ Chính trị?
Một điều ước
Hôm nay, cũng báo chí nhà nước cho biết có cả triệu người đổ xô về Đền Hùng dự ngày Giỗ tổ Hùng Vương. Cảnh chen lấn, dẫm đạp và người lớn, trẻ em ngất xỉu được báo chí đề cập với những đoạn video hàng đoàn người sôi như kiến, cảnh sát bất lực trước dòng người này.
Xem những hình ảnh đó, ngẫm kỹ nên vui hay buồn?
Đền Hùng, gắn liền với truyền thuyết Vua Hùng dựng nước. Nhưng đó không phải là lịch sử chính thống. Những tư liệu trong truyền thuyết đó đã gây nên những nghi ngờ không có lời giải thích. Chẳng hạn, những ông vua sống đến 692 tuổi, làm vua đến 200 năm. Điều này được khắc thành bảng gắn trang trọng trên khu Đền Hùng, có lẽ là kỷ lục của Vũ trụ chứ thế giới này chắc không thể có.
Đền Hùng