Protestor Hoang My Uyen and her daughter beaten by security forces in HCMC on May 8, 2016 (Photo: Internet)
Việt Nam, ngày 09/5/2016
Thực trạng:
Thảm họa ô nhiễm môi sinh tại Bắc Trung Bộ đã xảy ra hơn một tháng nhưng vẫn chưa có thông cáo chính thức nào về nguyên nhân và hậu quả của thảm họa này từ phía chính phủ Việt Nam. Những thông tin được phổ biến qua các kênh truyền thông nhà nước không đủ sức thuyết phục khả dĩ để giải tỏa mối hoài nghi và lo lắng của nhân dân Việt Nam. Trước sự không minh bạch thông tin, chính quyền đã và đang tạo ra sự thách thức khiến công luận trở nên căm phẫn.
Khả năng quản lý yếu kém của chính quyền là nhân tố chính làm trầm trọng thêm các hậu quả của thảm họa này không những ở khu vực xảy ra thảm họa mà còn lan ra các khu vực khác một cách nhanh chóng. Người dân cả nước bị đặt trong trạng thái bất an thường trực vì phải đối mặt với nguy cơ thực phẩm bị nhiễm độc. Điều đặc biệt đáng lưu tâm là chính quyền vẫn không đưa ra giải pháp thỏa đáng giải quyết những vấn nạn trên mặc cho tình hình ngày càng trở nên nguy cấp.
Việt Nam được ví như hành lang của bán đảo Đông Dương, với 3.260 km chiều dài bờ biển, khí hậu nhiệt đới hải dương, hàng chục triệu người dân vùng biển sống phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu và nguồn thực phẩm từ biển. Việc môi trường biển bị hủy hoại đang đặt họ trước thách thức sinh tồn.
Phản ứng của người dân:
Mặc dù các phương tiện truyền thông nhà nước đang ra sức trấn an dư luận nhưng chưa đủ để hóa giải sự hoài nghi của đại bộ phận người dân Việt Nam. Công luận đang có nhiều phản ứng ở nhiều mức độ khác nhau mà đỉnh điểm là việc biểu tình của người dân ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn và nhiều nơi khác trong hai tuần qua.
Hàng nghìn người đã tập trung biểu tình trong hai ngày chủ nhật 01 và 08/5 để đòi hỏi chính phủ giải quyết thảm nạn ô nhiễm môi sinh.
Thay vì tiếp nhận ý kiến của nhân dân, chính quyền Việt Nam đã chọn giải pháp đàn áp các cuộc biểu tình này.
Đã có hàng trăm người bị bắt giữ trái pháp luật và bị đánh đập bởi lực lượng chức năng tại hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn, đặc biệt trong số nạn nhân còn có cả phụ nữ và trẻ em.
Trước thảm họa môi sinh tại Bắc Trung Bộ và việc đánh đập, bắt bớ người biểu tình ôn hòa liên tiếp trong hai tuần gần đây.
Xét rằng quyền biểu tình là một trong những nhân quyền phổ quát và được hiến định trong Điều 25 của Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, và Điều 20 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Đại hội đồng LHQ mà Việt Nam đã ký kết,
Chúng tôi, 15 tổ chức thuộc Mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự độc lập Việt Nam (Vietnam Independent Civil Society Organizations Network- VICSON) tuyên bố:
1. Cực lực lên án việc đàn áp của chính quyền Việt Nam nhằm vào các cuộc tuần hành ôn hòa bảo vệ môi trường. Yêu cầu chính phủ Việt Nam phải chấm dứt các hành động vi hiến này và ngưng các hành động trấn áp người dân ngay lập tức.
2. Chính phủ Việt Nam có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ quyền tự do biểu đạt và lập hội được ghi trong Công Ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị. Việc chính phủ triệt tiêu quyền tự do hội họp, biểu tình của công dân nghĩa là họ đang hạn chế các quyền dân sự, chính trị, cũng như các quyền kinh tế, văn hóa khác.
3. Nhà chức trách phải có trách nhiệm giải trình ngay lập tức và đưa ra những thông số chính xác về sự thiệt hại đối với nền kinh tế quốc gia của thảm họa môi sinh gây ra.
4. Chính phủ phải tạo mọi điều kiện để các tổ chức môi trường quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự độc lập tiến hành các cuộc điều tra độc lập về vụ việc này và được trực tiếp tham vấn với chính phủ về các vấn nạn môi trường khác ở Việt Nam.
Các tổ chức thành viên ký tên:
1/ Hội Cựu Tù Nhân Lương tâm Việt Nam
2/ Hiệp hội Giáo dân Cồn Dầu
3/ Bạch Đằng Giang Foundation
4/ Khối Nhơn Sanh đạo Cao Đài
5/ Hội Anh Em Dân Chủ:
6/ Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo
7/Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ
8/ Những người Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc
9/ Hội Bầu Bí Tương Thân
10/ Hội Người Dân Đòi Quyền Sống
11/ Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam
12/ Nhóm Người Bảo Vệ Nhân Quyền
13/ Hội Phát huy quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng
14/ Cao Đài
15/ The Montagnard.
May 10, 2016
TUYÊN BỐ CỦA VICSON VỀ CÁC VỤ TRẤN ÁP NGƯỜI BIỂU TÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Protestor Hoang My Uyen and her daughter beaten by security forces in HCMC on May 8, 2016 (Photo: Internet)
VICSON tuyên bố:
1. Cực lực lên án việc đàn áp của chính quyền Việt Nam nhằm vào các cuộc tuần hành ôn hòa bảo vệ môi trường. Yêu cầu chính phủ Việt Nam phải chấm dứt các hành động vi hiến này và ngưng các hành động trấn áp người dân ngay lập tức.
2. Chính phủ Việt Nam có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ quyền tự do biểu đạt và lập hội được ghi trong Công Ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị. Việc chính phủ triệt tiêu quyền tự do hội họp, biểu tình của công dân nghĩa là họ đang hạn chế các quyền dân sự, chính trị, cũng như các quyền kinh tế, văn hóa khác.
3. Nhà chức trách phải có trách nhiệm giải trình ngay lập tức và đưa ra những thông số chính xác về sự thiệt hại đối với nền kinh tế quốc gia của thảm họa môi sinh gây ra.
4. Chính phủ phải tạo mọi điều kiện để các tổ chức môi trường quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự độc lập tiến hành các cuộc điều tra độc lập về vụ việc này và được trực tiếp tham vấn với chính phủ về các vấn nạn môi trường khác ở Việt Nam.
Việt Nam, ngày 09/5/2016
Thực trạng:
Thảm họa ô nhiễm môi sinh tại Bắc Trung Bộ đã xảy ra hơn một tháng nhưng vẫn chưa có thông cáo chính thức nào về nguyên nhân và hậu quả của thảm họa này từ phía chính phủ Việt Nam. Những thông tin được phổ biến qua các kênh truyền thông nhà nước không đủ sức thuyết phục khả dĩ để giải tỏa mối hoài nghi và lo lắng của nhân dân Việt Nam. Trước sự không minh bạch thông tin, chính quyền đã và đang tạo ra sự thách thức khiến công luận trở nên căm phẫn.
Khả năng quản lý yếu kém của chính quyền là nhân tố chính làm trầm trọng thêm các hậu quả của thảm họa này không những ở khu vực xảy ra thảm họa mà còn lan ra các khu vực khác một cách nhanh chóng. Người dân cả nước bị đặt trong trạng thái bất an thường trực vì phải đối mặt với nguy cơ thực phẩm bị nhiễm độc. Điều đặc biệt đáng lưu tâm là chính quyền vẫn không đưa ra giải pháp thỏa đáng giải quyết những vấn nạn trên mặc cho tình hình ngày càng trở nên nguy cấp.
Việt Nam được ví như hành lang của bán đảo Đông Dương, với 3.260 km chiều dài bờ biển, khí hậu nhiệt đới hải dương, hàng chục triệu người dân vùng biển sống phụ thuộc rất lớn vào nguồn thu và nguồn thực phẩm từ biển. Việc môi trường biển bị hủy hoại đang đặt họ trước thách thức sinh tồn.
Phản ứng của người dân:
Mặc dù các phương tiện truyền thông nhà nước đang ra sức trấn an dư luận nhưng chưa đủ để hóa giải sự hoài nghi của đại bộ phận người dân Việt Nam. Công luận đang có nhiều phản ứng ở nhiều mức độ khác nhau mà đỉnh điểm là việc biểu tình của người dân ở hai thành phố lớn là Hà Nội và Sài Gòn và nhiều nơi khác trong hai tuần qua.
Hàng nghìn người đã tập trung biểu tình trong hai ngày chủ nhật 01 và 08/5 để đòi hỏi chính phủ giải quyết thảm nạn ô nhiễm môi sinh.
Thay vì tiếp nhận ý kiến của nhân dân, chính quyền Việt Nam đã chọn giải pháp đàn áp các cuộc biểu tình này.
Đã có hàng trăm người bị bắt giữ trái pháp luật và bị đánh đập bởi lực lượng chức năng tại hai thành phố Hà Nội và Sài Gòn, đặc biệt trong số nạn nhân còn có cả phụ nữ và trẻ em.
Trước thảm họa môi sinh tại Bắc Trung Bộ và việc đánh đập, bắt bớ người biểu tình ôn hòa liên tiếp trong hai tuần gần đây.
Xét rằng quyền biểu tình là một trong những nhân quyền phổ quát và được hiến định trong Điều 25 của Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, và Điều 20 của Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền của Đại hội đồng LHQ mà Việt Nam đã ký kết,
Chúng tôi, 15 tổ chức thuộc Mạng lưới các tổ chức xã hội dân sự độc lập Việt Nam (Vietnam Independent Civil Society Organizations Network- VICSON) tuyên bố:
1. Cực lực lên án việc đàn áp của chính quyền Việt Nam nhằm vào các cuộc tuần hành ôn hòa bảo vệ môi trường. Yêu cầu chính phủ Việt Nam phải chấm dứt các hành động vi hiến này và ngưng các hành động trấn áp người dân ngay lập tức.
2. Chính phủ Việt Nam có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ quyền tự do biểu đạt và lập hội được ghi trong Công Ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị. Việc chính phủ triệt tiêu quyền tự do hội họp, biểu tình của công dân nghĩa là họ đang hạn chế các quyền dân sự, chính trị, cũng như các quyền kinh tế, văn hóa khác.
3. Nhà chức trách phải có trách nhiệm giải trình ngay lập tức và đưa ra những thông số chính xác về sự thiệt hại đối với nền kinh tế quốc gia của thảm họa môi sinh gây ra.
4. Chính phủ phải tạo mọi điều kiện để các tổ chức môi trường quốc tế và các tổ chức xã hội dân sự độc lập tiến hành các cuộc điều tra độc lập về vụ việc này và được trực tiếp tham vấn với chính phủ về các vấn nạn môi trường khác ở Việt Nam.
Các tổ chức thành viên ký tên:
1/ Hội Cựu Tù Nhân Lương tâm Việt Nam
2/ Hiệp hội Giáo dân Cồn Dầu
3/ Bạch Đằng Giang Foundation
4/ Khối Nhơn Sanh đạo Cao Đài
5/ Hội Anh Em Dân Chủ:
6/ Hội Ái hữu Tù nhân Chính trị và Tôn giáo
7/Hội Thánh Tin Lành Đấng Christ
8/ Những người Bảo vệ Tôn giáo và Sắc tộc
9/ Hội Bầu Bí Tương Thân
10/ Hội Người Dân Đòi Quyền Sống
11/ Hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam
12/ Nhóm Người Bảo Vệ Nhân Quyền
13/ Hội Phát huy quyền tự do tôn giáo tín ngưỡng
14/ Cao Đài
15/ The Montagnard.