Nhà báo Đoan Trang, ngoài cùng bên phải, trong một dịp tiếp xúc với đại diện chính phủ Hoa Kỳ.
Luật khoa | 05-06-2016
Kỳ 1: Những chuyến tiền trạm
Ở kỳ trước, tôi đã nói về sự hiện diện của những nhóm vận động – tức là các tổ chức xã hội dân sự độc lập – tham gia vào quá trình “tiền trạm” cho chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tuy cùng là “xã hội dân sự”, nhưng các nhóm hoạt động bảo vệ nhân quyền, thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam có thể đối diện với sự đàn áp, sách nhiễu, bao vây kinh tế của an ninh và chính quyền các cấp, và tất nhiên, không bao giờ được cấp giấy phép, không bao giờ được thừa nhận. Trong khi đó, các nhóm lợi ích (interest group), nhóm gây áp lực (pressure group) ở Mỹ lại có thể hoạt động công khai và có ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách.
John Sifton, Giám đốc châu Á của Human Rights Watch (một tổ chức bảo vệ nhân quyền ở tầm quốc tế), nhận xét: “Trong quan hệ Mỹ-Việt, tôi nhận thấy nhiều năm nay, phía Mỹ có xu hướng nhượng bộ Việt Nam nhiều hơn. Ngược lại, Việt Nam hầu như chưa nhường Mỹ cái gì”.
Ông nhắc lại việc Việt Nam đã có được hiệp định thương mại song phương, đã thiết lập quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Mỹ, đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sẽ được xóa bỏ lệnh cấm vận vũ khí từ Mỹ và sắp tới sẽ tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… Trong khi đó, tất cả những gì phía Việt Nam đã làm dường như chỉ là việc trả tự do cho một vài tù nhân lương tâm nổi tiếng.
Có thể thấy rằng, cách tiếp cận của những tổ chức nhân quyền quốc tế như Human Rights Watch (HRW, Giám sát Nhân quyền), Amnesty International (AI, Ân xá Quốc tế), ICJ (Ủy ban Luật gia Quốc tế), CPJ (Ủy ban Bảo vệ Nhà báo)… khác hẳn cách tiếp cận của các chính phủ trong vấn đề nhân quyền ở một quốc gia như Việt Nam.
Các tổ chức nhân quyền có thể mạnh mẽ hơn, thẳng thắn và thậm chí gay gắt hơn. Đồng thời, họ luôn nhấn mạnh vai trò độc lập của mình, với tư cách là khối xã hội dân sự, chuyên giám sát, phản biện chính quyền và vận động chính sách. (Trên thực tế, tất nhiên họ có thể không hoàn toàn độc lập, bởi họ cũng cần tài trợ, cũng chịu ảnh hưởng bởi các nhóm vận động nhỏ hơn, ở tầm quốc gia…).
Trong khi đó, các chính phủ, kể cả Mỹ hay EU, khi đề cập tới vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, luôn phải tìm cách nói rất ngoại giao, trung tính.
Nhóm lợi ích là những nhóm người có tổ chức, cùng nhau hành động để đạt được lợi ích của mình bằng cách tác động lên chính quyền hoặc tiến trình chính sách. Khi hoạt động có quy mô, phi lợi nhuận và ôn hòa, chúng được gọi là các tổ chức phi chính phủ (NGO).
Ở Mỹ, người ta phân biệt hai loại nhóm lợi ích. Nhóm lợi ích tư (private interest group) có mục đích thúc đẩy hoặc bảo vệ lợi ích của các thành viên trong nhóm, và họ đại diện cho một tầng lớp cụ thể trong xã hội, ví dụ công nhân, người lao động, người tiêu dùng, sắc dân thiểu số v.v. Công đoàn, hội bảo vệ người tiêu dùng… được xếp vào loại nhóm lợi ích tư.
Còn nhóm lợi ích công (public interest group) là nhóm có mục đích thúc đẩy các giá trị, lý tưởng chung trong xã hội, ví dụ bảo vệ môi trường, chống bạo lực, phản đối bạo hành gia đình, ủng hộ kiểm duyệt văn hóa v.v. Nói cách khác, nhóm lợi ích công bảo vệ lợi ích chung của xã hội thay vì chỉ bảo vệ lợi ích của thành viên nhóm mình. Save the Whale (Cứu cá heo) chẳng hạn, là một tổ chức thuộc diện “nhóm lợi ích công” ở Mỹ.
Khi hoạt động ở tầm quốc tế, tham gia tác động tới chính sách các nước và gây ảnh hưởng đến chính trị quốc tế, các NGO trở thành các INGO (tổ chức phi chính phủ quốc tế). HRW, AI là những INGO như vậy.
Ảnh hưởng lấn át của báo chí
Ở trong các xã hội dân chủ, nói tới vận động chính sách mà chỉ nói về vai trò của các NGO hay INGO thì thiếu hẳn một lực lượng có ảnh hưởng khổng lồ: báo chí-truyền thông.
Không chỉ thực hiện chức năng đưa tin, báo chí còn giữ vai trò là một diễn đàn, nơi các luồng quan điểm khác nhau đều được trình bày và cọ sát, và vì thế nó là nguồn cung cấp thông tin, ý tưởng cho các chính khách, các nhà lãnh đạo, nhà làm chính sách hiểu được tình hình xã hội và ra quyết định.
Tổng thống Obama trong chuyến viếng thăm Việt Nam. Ảnh: Reuters
Hai tuần trước khi Barack Obama sang Việt Nam, một nhà vận động chính sách người Mỹ gửi thư cho tôi hỏi: “Không biết bạn có thể viết một bài xã luận tiếng Anh cho một tờ báo lớn ở Mỹ, ví dụ tờ Washington Post hoặc các tờ khác tương tự, để giúp Nhà Trắng dựa vào đó mà nói về vấn đề nhân quyền không? Chủ đề có thể là quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam ngày nay, từ câu chuyện của bạn hoặc ai đó khác. Bạn nghĩ sao?”.
Vì có vấn đề sức khỏe, nên tôi đã không làm nổi việc này. Chỉ ba ngày sau, trên tờ Washington Post có bài viết “Obama phải nói gì ở Việt Nam” (“What Obama must say in Vietnam”, 13/5/2016). Tác giả là ban biên tập tờ báo.
Bài viết được coi như một xã luận, nêu quan điểm của Washington Post, và vì đây là báo lớn, tầm cỡ quốc tế, nên khả năng ảnh hưởng của nó được cho là rất sâu rộng. Đội ngũ cố vấn, trợ lý của Tổng thống Mỹ chắc chắn sẽ phải đọc nó khi họ điểm báo, và truyền đạt thông điệp của nó đến người đứng đầu Nhà Trắng.
Bài báo nhắc Tổng thống Mỹ nên xem xét kỹ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, lưu ý đến những blogger, luật sư và nhà hoạt động đang phải chịu án tù dài, nên gặp gỡ ca sĩ Mai Khôi – ứng viên độc lập vào Quốc hội – và gây sức ép để Việt Nam trả tự do cho Hòa thượng Thích Quảng Độ, người nhiều năm bị tù hoặc bị quản thúc.
Việc một tờ báo lớn ở Mỹ đề cập đến tên Mai Khôi và Hòa thượng Thích Quảng Độ không phải là ngẫu nhiên. Đến đây thì bạn đọc có thể thấy: Điều đó là kết quả của những cuộc tiếp xúc, vận động giữa giới báo chí và các nhóm xã hội dân sự, các NGO của người Việt ở Mỹ.
Không chỉ có Washington Post, hàng loạt báo khác cũng có những bài phân tích, bình luận về việc “Obama sẽ nói gì” hoặc “Obama nên nói gì” với lãnh đạo Việt Nam. Phần lớn những gì họ “tư vấn” cho Obama hoặc dự đoán là Obama sẽ nói, sau này đều không được Tổng thống Mỹ nhắc tới. Nhưng dù sao, thông tin dồi dào cũng là một nguồn đầu vào chính sách tuyệt vời cho người đứng đầu Nhà Trắng và ngay cả cho những cá nhân, những tổ chức mà ông sẽ tiếp xúc ở Việt Nam nữa.
Hãy đưa xã hội dân sự và báo chí vào cuộc
Điều quan trọng mà các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam cần rút ra từ chuyện Obama sang Việt Nam, là vai trò cực kỳ to lớn của xã hội dân sự và báo chí quốc tế.
Để tiếng nói của mình được lắng nghe trên trường quốc tế, họ cần kết hợp được với những tổ chức xã hội dân sự quốc tế lớn như HRW, AI, ICJ, CPJ… và những tờ báo lớn, có ảnh hưởng rộng khắp như CNN, New York Times, Washington Post…
Đó cũng là điều mà ông Stee Asbjornsen – Luật sư nhân quyền, chuyên viên của tiểu ban Công lý, Bảo vệ và Các Quyền Xã hội thuộc Cao ủy Nhân quyền LHQ – tư vấn cho các nhà hoạt động Việt Nam bên lề kỳ kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) ở Geneva tháng 2/2014:
“Những người đấu tranh cho nhân quyền phải xây dựng và phát triển quan hệ. Bạn có câu chuyện để kể và muốn kể, bạn cần phải có người sẽ giúp bạn khuếch tán câu chuyện đó.
Vậy hãy thiết lập quan hệ với báo chí quốc tế và các tổ chức dân sự quốc tế. Hãy có những người bạn, những đồng minh ở các quốc gia khác. Hãy tiến hành các nghiên cứu chung, làm báo cáo chung, ra tuyên bố chung. Luôn luôn hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế.
Cũng đừng quên vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Các bạn biết là quốc hội các nước không tự nhiên mà ra chính sách. Họ đều phải dựa vào công luận, vào ý kiến của cử tri, của những người đã bầu ra họ. Cho nên, hãy tìm đến những nơi nào có nhiều cử tri quan tâm đến tình hình Việt Nam”.
Phạm Đoan Trang
Nhà báo, dịch giả Phạm Đoan Trang, sáng lập viên và biên tập viên của Luật Khoa tạp chí từ năm 2014 đến nay. Tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội với bằng cử nhân kinh tế năm 2001, cô có nhiều năm kinh nghiệm là phóng viên của VnExpress, VietNamNet và báo Pháp luật TP.HCM, trước khi nhận được học bổng nghiên cứu về báo chí và chính trị tại Đại học Nam California (USC), Hoa Kỳ năm 2014.
(Luật Khoa)
June 5, 2016
Kể chuyện Obama sang thăm Việt Nam (kỳ 2): Báo chí, xã hội dân sự và chính trị
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Nhà báo Đoan Trang, ngoài cùng bên phải, trong một dịp tiếp xúc với đại diện chính phủ Hoa Kỳ.
Luật khoa | 05-06-2016
Kỳ 1: Những chuyến tiền trạm
Ở kỳ trước, tôi đã nói về sự hiện diện của những nhóm vận động – tức là các tổ chức xã hội dân sự độc lập – tham gia vào quá trình “tiền trạm” cho chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tuy cùng là “xã hội dân sự”, nhưng các nhóm hoạt động bảo vệ nhân quyền, thúc đẩy dân chủ ở Việt Nam có thể đối diện với sự đàn áp, sách nhiễu, bao vây kinh tế của an ninh và chính quyền các cấp, và tất nhiên, không bao giờ được cấp giấy phép, không bao giờ được thừa nhận. Trong khi đó, các nhóm lợi ích (interest group), nhóm gây áp lực (pressure group) ở Mỹ lại có thể hoạt động công khai và có ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách.
John Sifton, Giám đốc châu Á của Human Rights Watch (một tổ chức bảo vệ nhân quyền ở tầm quốc tế), nhận xét: “Trong quan hệ Mỹ-Việt, tôi nhận thấy nhiều năm nay, phía Mỹ có xu hướng nhượng bộ Việt Nam nhiều hơn. Ngược lại, Việt Nam hầu như chưa nhường Mỹ cái gì”.
Ông nhắc lại việc Việt Nam đã có được hiệp định thương mại song phương, đã thiết lập quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn với Mỹ, đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), sẽ được xóa bỏ lệnh cấm vận vũ khí từ Mỹ và sắp tới sẽ tham gia Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)… Trong khi đó, tất cả những gì phía Việt Nam đã làm dường như chỉ là việc trả tự do cho một vài tù nhân lương tâm nổi tiếng.
Có thể thấy rằng, cách tiếp cận của những tổ chức nhân quyền quốc tế như Human Rights Watch (HRW, Giám sát Nhân quyền), Amnesty International (AI, Ân xá Quốc tế), ICJ (Ủy ban Luật gia Quốc tế), CPJ (Ủy ban Bảo vệ Nhà báo)… khác hẳn cách tiếp cận của các chính phủ trong vấn đề nhân quyền ở một quốc gia như Việt Nam.
Các tổ chức nhân quyền có thể mạnh mẽ hơn, thẳng thắn và thậm chí gay gắt hơn. Đồng thời, họ luôn nhấn mạnh vai trò độc lập của mình, với tư cách là khối xã hội dân sự, chuyên giám sát, phản biện chính quyền và vận động chính sách. (Trên thực tế, tất nhiên họ có thể không hoàn toàn độc lập, bởi họ cũng cần tài trợ, cũng chịu ảnh hưởng bởi các nhóm vận động nhỏ hơn, ở tầm quốc gia…).
Trong khi đó, các chính phủ, kể cả Mỹ hay EU, khi đề cập tới vấn đề nhân quyền ở Việt Nam, luôn phải tìm cách nói rất ngoại giao, trung tính.
Nhóm lợi ích là những nhóm người có tổ chức, cùng nhau hành động để đạt được lợi ích của mình bằng cách tác động lên chính quyền hoặc tiến trình chính sách. Khi hoạt động có quy mô, phi lợi nhuận và ôn hòa, chúng được gọi là các tổ chức phi chính phủ (NGO).
Ở Mỹ, người ta phân biệt hai loại nhóm lợi ích. Nhóm lợi ích tư (private interest group) có mục đích thúc đẩy hoặc bảo vệ lợi ích của các thành viên trong nhóm, và họ đại diện cho một tầng lớp cụ thể trong xã hội, ví dụ công nhân, người lao động, người tiêu dùng, sắc dân thiểu số v.v. Công đoàn, hội bảo vệ người tiêu dùng… được xếp vào loại nhóm lợi ích tư.
Còn nhóm lợi ích công (public interest group) là nhóm có mục đích thúc đẩy các giá trị, lý tưởng chung trong xã hội, ví dụ bảo vệ môi trường, chống bạo lực, phản đối bạo hành gia đình, ủng hộ kiểm duyệt văn hóa v.v. Nói cách khác, nhóm lợi ích công bảo vệ lợi ích chung của xã hội thay vì chỉ bảo vệ lợi ích của thành viên nhóm mình. Save the Whale (Cứu cá heo) chẳng hạn, là một tổ chức thuộc diện “nhóm lợi ích công” ở Mỹ.
Khi hoạt động ở tầm quốc tế, tham gia tác động tới chính sách các nước và gây ảnh hưởng đến chính trị quốc tế, các NGO trở thành các INGO (tổ chức phi chính phủ quốc tế). HRW, AI là những INGO như vậy.
Ảnh hưởng lấn át của báo chí
Ở trong các xã hội dân chủ, nói tới vận động chính sách mà chỉ nói về vai trò của các NGO hay INGO thì thiếu hẳn một lực lượng có ảnh hưởng khổng lồ: báo chí-truyền thông.
Không chỉ thực hiện chức năng đưa tin, báo chí còn giữ vai trò là một diễn đàn, nơi các luồng quan điểm khác nhau đều được trình bày và cọ sát, và vì thế nó là nguồn cung cấp thông tin, ý tưởng cho các chính khách, các nhà lãnh đạo, nhà làm chính sách hiểu được tình hình xã hội và ra quyết định.
Tổng thống Obama trong chuyến viếng thăm Việt Nam. Ảnh: Reuters
Hai tuần trước khi Barack Obama sang Việt Nam, một nhà vận động chính sách người Mỹ gửi thư cho tôi hỏi: “Không biết bạn có thể viết một bài xã luận tiếng Anh cho một tờ báo lớn ở Mỹ, ví dụ tờ Washington Post hoặc các tờ khác tương tự, để giúp Nhà Trắng dựa vào đó mà nói về vấn đề nhân quyền không? Chủ đề có thể là quyền tự do biểu đạt ở Việt Nam ngày nay, từ câu chuyện của bạn hoặc ai đó khác. Bạn nghĩ sao?”.
Vì có vấn đề sức khỏe, nên tôi đã không làm nổi việc này. Chỉ ba ngày sau, trên tờ Washington Post có bài viết “Obama phải nói gì ở Việt Nam” (“What Obama must say in Vietnam”, 13/5/2016). Tác giả là ban biên tập tờ báo.
Bài viết được coi như một xã luận, nêu quan điểm của Washington Post, và vì đây là báo lớn, tầm cỡ quốc tế, nên khả năng ảnh hưởng của nó được cho là rất sâu rộng. Đội ngũ cố vấn, trợ lý của Tổng thống Mỹ chắc chắn sẽ phải đọc nó khi họ điểm báo, và truyền đạt thông điệp của nó đến người đứng đầu Nhà Trắng.
Bài báo nhắc Tổng thống Mỹ nên xem xét kỹ việc dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam, lưu ý đến những blogger, luật sư và nhà hoạt động đang phải chịu án tù dài, nên gặp gỡ ca sĩ Mai Khôi – ứng viên độc lập vào Quốc hội – và gây sức ép để Việt Nam trả tự do cho Hòa thượng Thích Quảng Độ, người nhiều năm bị tù hoặc bị quản thúc.
Việc một tờ báo lớn ở Mỹ đề cập đến tên Mai Khôi và Hòa thượng Thích Quảng Độ không phải là ngẫu nhiên. Đến đây thì bạn đọc có thể thấy: Điều đó là kết quả của những cuộc tiếp xúc, vận động giữa giới báo chí và các nhóm xã hội dân sự, các NGO của người Việt ở Mỹ.
Không chỉ có Washington Post, hàng loạt báo khác cũng có những bài phân tích, bình luận về việc “Obama sẽ nói gì” hoặc “Obama nên nói gì” với lãnh đạo Việt Nam. Phần lớn những gì họ “tư vấn” cho Obama hoặc dự đoán là Obama sẽ nói, sau này đều không được Tổng thống Mỹ nhắc tới. Nhưng dù sao, thông tin dồi dào cũng là một nguồn đầu vào chính sách tuyệt vời cho người đứng đầu Nhà Trắng và ngay cả cho những cá nhân, những tổ chức mà ông sẽ tiếp xúc ở Việt Nam nữa.
Hãy đưa xã hội dân sự và báo chí vào cuộc
Điều quan trọng mà các nhà hoạt động nhân quyền ở Việt Nam cần rút ra từ chuyện Obama sang Việt Nam, là vai trò cực kỳ to lớn của xã hội dân sự và báo chí quốc tế.
Để tiếng nói của mình được lắng nghe trên trường quốc tế, họ cần kết hợp được với những tổ chức xã hội dân sự quốc tế lớn như HRW, AI, ICJ, CPJ… và những tờ báo lớn, có ảnh hưởng rộng khắp như CNN, New York Times, Washington Post…
Đó cũng là điều mà ông Stee Asbjornsen – Luật sư nhân quyền, chuyên viên của tiểu ban Công lý, Bảo vệ và Các Quyền Xã hội thuộc Cao ủy Nhân quyền LHQ – tư vấn cho các nhà hoạt động Việt Nam bên lề kỳ kiểm điểm định kỳ phổ quát (UPR) ở Geneva tháng 2/2014:
“Những người đấu tranh cho nhân quyền phải xây dựng và phát triển quan hệ. Bạn có câu chuyện để kể và muốn kể, bạn cần phải có người sẽ giúp bạn khuếch tán câu chuyện đó.
Vậy hãy thiết lập quan hệ với báo chí quốc tế và các tổ chức dân sự quốc tế. Hãy có những người bạn, những đồng minh ở các quốc gia khác. Hãy tiến hành các nghiên cứu chung, làm báo cáo chung, ra tuyên bố chung. Luôn luôn hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế.
Cũng đừng quên vai trò của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Các bạn biết là quốc hội các nước không tự nhiên mà ra chính sách. Họ đều phải dựa vào công luận, vào ý kiến của cử tri, của những người đã bầu ra họ. Cho nên, hãy tìm đến những nơi nào có nhiều cử tri quan tâm đến tình hình Việt Nam”.
Phạm Đoan Trang
Nhà báo, dịch giả Phạm Đoan Trang, sáng lập viên và biên tập viên của Luật Khoa tạp chí từ năm 2014 đến nay. Tốt nghiệp Đại học Ngoại thương Hà Nội với bằng cử nhân kinh tế năm 2001, cô có nhiều năm kinh nghiệm là phóng viên của VnExpress, VietNamNet và báo Pháp luật TP.HCM, trước khi nhận được học bổng nghiên cứu về báo chí và chính trị tại Đại học Nam California (USC), Hoa Kỳ năm 2014.
(Luật Khoa)