Trung tâm bảo trợ Xã hội ở VN là nơi giam giữ người trái pháp luật, nơi dễ tham ô và là nơi lừa đảo

bi giam giu o trung tam bao tro xa hoi 1

Hôm nay ngày 05/6/2016 cụ Tạ Trí Hải người Nghệ sỹ đường phố luôn đồng hành với những cuộc biểu tình xuống đường vì đất nước, biển đảo, môi trường đã bị côn đồ, công an, an ninh bắt đưa về Trung tâm Bảo trợ xã hội 1 có địa chỉ tại Thôn Đồng Dầu – xã Dục Tú – Đông Anh – Hà Nội.
Những người yêu mến cụ, họ gọi cụ bằng bố đã đến tận nơi để “giải cứu” cụ ra khỏi nơi tù ngục này.
Cũng chính lúc này mọi người phát hiện có rất nhiều người già, trẻ đang bị giam cầm nơi đây.

Phi Long Võ | 05-06-2016

Trung tâm Bảo trợ xã hội 1 có địa chỉ tại Thôn Đồng Dầu – xã Dục Tú – Đông Anh – Hà Nội. Là nơi giam người để được “Bảo trợ”.

Trung tâm bảo trợ Xã hội ở VN là nơi giam giữ người trái pháp luật, nơi dễ tham ô và là nơi lừa đảo tiền dân

Cách đây gần 1 năm nhờ mạng xã hội Facebook đăng tải hình ảnh cuộc sống sinh hoạt khó khăn của các đối tượng bảo trợ xã hội tại Trung tâm Bảo trợ xã hội Nghệ An (đóng tại xã Giang Sơn Đông, huyện Đô Lương) gây bức xúc trong dư luận.

Chúng đã cùng nhau ăn chặn gần 800 triệu đồng của người nghèo mà chúng “bảo trợ”.

Hình ảnh những người được bảo trợ ngồi chồm hổm dưới sàn nhà, ăn bốc trong thau cơm chỉ có 3 miếng thịt mỡ.

Hôm nay ngày 05/6/2016 cụ Tạ Trí Hải người Nghệ sỹ đường phố luôn đồng hành với những cuộc biểu tình xuống đường vì đất nước, biển đảo, môi trường đã bị côn đồ, công an, an ninh bắt đưa về Trung tâm Bảo trợ xã hội 1 có địa chỉ tại Thôn Đồng Dầu – xã Dục Tú – Đông Anh – Hà Nội.

Những người yêu mến cụ, họ gọi cụ bằng bố đã đến tận nơi để “giải cứu” cụ ra khỏi nơi tù ngục này.

Cũng chính lúc này mọi người phát hiện có rất nhiều người già, trẻ đang bị giam cầm nơi đây.

Một ông già bị nhốt nơi đây cho biết, ông đã 86 tuổi có công “đánh Mỹ cứu nước”, bị mấy ông trên Bộ không trả tiền hưu vì thế ông đã cắt tay phản đối. Ông chưa kịp kể nốt câu chuyện thì một gã thanh niên và 1 ả phụ nữ đã hoảng sợ đến mời mọi người đi cho lẹ.

Trên hành lang dẫn đến phòng “giải quyết” mọi người nghe tiếng kêu khóc thảm thiết của cụ bà Nguyễn Thị Xuân. Bà nói thật nhanh như biết rằng sẽ không còn cơ hội nào nữa. Bà cho biết bà bị bệnh tiểu đường. Tay đã lở loét. Sau lưng bà là 1 cô gái vẻ mặt khờ khạo, tay quệt nước mắt. Mọi người vội vã ra đi còn nghe văng vẳng tiếng bà Xuân: Bác khổ quá con ơi, báo cho bác ra khỏi đây. Dọc hành lang phòng kế bên còn có 1 cô gái quê ở Nam Định kêu cứu.
Tiếng kêu khóc thảm thiết quá.

Phải công nhận rằng những người nơi đây được “nuôi nhốt” rất cẩn thận. Họ chẳng khác nào những con thú chứ chẳng phải Người cần được bảo trợ.

Những bức tường màu vàng cao trên 2 mét, người ta còn rào cao thêm bằng rào sắt nhọn hoắc hơn 1 mét. Chẳng khác gì nhà tù.

Trong TT BTXH 1 này có nhà chức năng gọi là Dạy nghề nhưng đổ nát như bị pháo kích.

Gọi là Trung tâm nhưng số người được bảo trợ nơi đây chỉ khoảng 20 người kể cả 3 cháu bé sơ sinh.

Tại sao phải khóa cửa phòng nhốt họ? Tại sao được bảo trợ nhưng họ lại khóc lóc thảm thiết cầu xin được giải cứu?

Nguyễn Đức Chung, ông và người tiền nhiệm là tôi đồ. Ông phải trả lời những câu hỏi này.

Phi Long Võ
https://www.facebook.com/thevinh.luu.54

https://www.facebook.com/FreedomAndHumanRightsForVietNam/