Chị Tạ Bích Loan VTV. Ảnh: VNN
Hieu Minh | 10-06-2016
Nghe tin chị Tạ Bích Loan tâm sự, nếu rời VTV chị sẽ trồng rau, dường như chị sắp từ chức MC nổi tiếng. Nhưng thật ra, báo câu views với cái tít trong lúc bão mạng đang đổ lên đầu chị vì hai show “60 phút mở” bắt chước tây “60 minutes” nhưng không đến nơi đến chốn.
Tâm sự sau này được đăng báo của những người tham gia vào hai show trên thì chị Loan và nhóm đã không chuẩn bị kịch bản mà “ra trước ống kính rồi tính sau”.
Cách tiếp cận “không kịch bản” sẽ dễ dẫn đến thất bại trừ phi đó là một cuộc đấu tố trước tòa, hai bên bị và nguyên đều giữ bí mật đến phút chót. Hoặc là một cuộc thảo luận nhóm nhỏ mang tính học thuật chứ nhất định không phải là cuộc tranh luận cho hàng triệu người xem mà dân trí xem chừng còn nhiều vấn đề phải bàn, nhất là chưa có thói quen được tranh luận và nghe/xem tranh luận.
Câu hỏi ở đây, tranh luận trên truyền hình để cho ai xem? Cho mấy người ngồi trước ống kính? Vài chục khán giả được mời trên khán đài? Hay những học giả, khán giả có trình độ cũng như các bà vừa nấu ăn, vừa xi con ỉa, vừa liếc mắt vào tivi? Nhóm thứ ba có tới hàng triệu nếu không nói là hàng chục triệu.
Nhóm làm chương trình định thuyết phục ai và gửi một thông điệp nào đó? Lấy ví dụ hai show “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” và “’Người ta làm từ thiện vì ai?” thì nguyên cái tít đã làm hỏng hình ảnh của chủ nhân cuộc tranh luận.
Hiện Việt Nam có khoảng 40 triệu tài khoản Facebook, cứ cho là mỗi người sở hữu 2-3 tài khoản, rồi có người tạo ra nhưng không dùng, thì số lượng dùng thật cũng tới hàng chục triệu. Câu hỏi “Động cơ lên mạng để làm gì…” rồi xoắn vào đó mà tra vấn dường như thách thức hàng chục triệu facebookers chứ không phải riêng gì anh chàng ngồi đối diện.
Ai lên facebook chả có mục đích nào đó. Nào là trao đổi bạn bè, chia sẻ ảnh, khoe hàng, cảm xúc thơ ca dâng trào, một số dùng vào mục đích chính trị. Câu hỏi như thế là thách thức họ, dường như coi những facebookers có ý đồ xấu khi lên mạng và kết quả khỏi cần phải nói thất bại thuộc về ai.
Người Việt đang luôn có tấm lòng tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, việc làm từ thiện là chuyện của cả thế giới, không riêng gì Việt Nam. Hàng chục triệu người sẵn sàng chia sẻ từng đồng còm cõi đến tấm áo cũ không dùng cho trẻ em miền núi. Chỉ cần hỏi, tại sao anh/chị làm thế với mục đích gì, thế là giết luôn cái tâm của người muốn làm việc thiện.
Trước khi show còn có video về 3500 bánh chưng và giò bị ách lại tại một huyện miền núi. Việc này do chính quyền địa phương không đồng ý. Chuyện có nhóm người dùng từ thiện cho mục đích chính trị, đánh bóng bản thân hay khoe hàng, là có thật, nhưng việc đưa clip ngay đầu buổi tranh luận, dường như nhà đài đã định gửi thông điệp không tích cực về từ thiện.
Chưa kể Ts Đặng Hoàng Giang như thêm dầu vào lửa vì ông cho rằng, mang quần áo miền xuôi lên làm mất bản sắc dân tộc, cho dù ý kiến không phải không có lý. Nhưng trước hàng triệu người xem tivi “câu được câu chăng” như mấy bà nội trợ đang lúi húi trong bếp, mà bà ta từng lên tận xóm núi Mù Cang Chải để tặng quà vào ngày rét mướt, thì TS Giang sẽ ra bã vì bà sẽ trùm váy cho một trận.
Kết quả là cả hai chương trình thất bại cho dù nhà đài có giải thích đến đâu chăng nữa. Tiếc rằng không ai làm một điều tra xã hội học một cách khoa học để chứng minh điều đó.
Về nguyên tắc, chủ đề tranh luận là vô cùng. Vấn đề chủ nhân của cuộc thảo luận định rút ra điều gì, gửi thông điệp gì sau đó cho người nghe/xem và cả chính mình. Làm từ thiện, lên facebook, kể cả tôn giáo, đức tin…không nằm ngoài. Tự do, dân chủ… luôn là chủ đề bàn từ thế kỷ này sang thế kỷ khác chưa ngã ngũ.
Tuy nhiên, những vấn đề thuộc về fact (không thể chối cãi) thì không nên tranh luận làm gì cho mệt. Cụ Hồ mất ngày 2-9, quốc khánh VN là 2-9-1945, 1-5 là ngày Quốc tế lao động… thì không có gì để nói đúng hay sai, không cần tranh luận.
Nhưng để cho sự thành công của một cuộc tranh luận thì tốt nhất là gói gọn một chủ đề nhỏ, ảnh hưởng đến nhiều người nhưng lại có tác dụng lớn, thay đổi hành vi của xã hội.
Nếu là tôi, tôi sẽ chọn, khi rửa bát, rửa rau, bạn mở nửa vòi hay cả vòi nước và để hai bên tranh luận.
Bên phản đối sẽ cho rằng, để cả vòi sẽ rửa nhanh và sạch hơn, tiết kiệm thời gian vàng bạc, bỏ thêm chút tiền cho nhà máy nước cũng được chứ sao. Nước trên hành tinh chiếm tới ¾ cơ mà, dùng bao giờ cho hết.
Bên đồng ý với ½ vòi nước sẽ nói, tiết kiệm nước cho hành tinh, hàng ngày có 1 tỷ người vặn vòi nước, mỗi người bớt đi 10 lít thay vì cả vòi dùng hết 20 lít, thử hỏi hành tinh xanh tiết kiệm được bao nhiêu. Và thời gian tưởng là vàng của bạn tiết kiệm được do mở cả vòi sẽ tiêu hoang phí vào việc phá hoại môi trường và lỗi này thì thiên niên kỷ không thể bù đắp.
Người nghe sẽ tự đánh giá và tự hành động theo cách họ nghĩ. Nhưng nếu trong 1 triệu người xem show, có 500 ngàn thay đổi hành vi bằng cách vặn ½ vòi nước thì show đã thành công.
Quay lại hai show “Lên mạng để làm gì?”, “Làm từ thiện để làm gì” dường như khán giả chẳng nhận được một thông điệp nào của nhà đài và người nói trên đó.
Làm gì, nói gì cũng phải có chứng cứ khoa học nhất là trước hàng triệu công chúng. Đồng ý, phản đối facebook hay làm từ thiện mà chẳng đưa ra số liệu về thăm dò dư luận, ảnh hưởng xã hội về mặt văn hóa dân tộc bị mai một do chương trình từ thiện gây ra mà chỉ bằng một câu như tiến sỹ Giang nói và bị trích dẫn sai ngữ cảnh, thì nhận đá là đương nhiên.
Phỏng vấn vài người ở sông Hồng, bên cầu Long Biên và dường như kết luận, từ thiện không ra gì, nhà đài VTV quên mất công việc của người làm báo, trích dẫn phải có số liệu khoa học.
Những đề tài lớn như làm từ thiện, dùng mạng xã hội, tự do, dân chủ… là quá lớn và phức tạp để tranh luận trên tivi mà không có kịch bản. Có thể bàn luận trong nhóm nhỏ, lớp học, hội thảo nhưng không thể mang ra trước hàng triệu công chúng như 60 phút mở mà không chuẩn bị một cách khoa học.
Xanh mát làng quê. Ảnh: HM
VTV đã có hai show “làm gì, làm gì….” nhưng có bao giờ nhóm cộng sự tự hỏi, khán giả là ai, muốn xem gì, nghe gì và sau đó mang về nhà thông điệp nào đó có ích cho cuộc sống.
Các anh các chị hãy lùi lại chút, nhìn lại được và mất, rồi tiếp tục vẫn chưa muộn. Hãy nghĩ đến khán giả họ muốn gì và lồng thông điệp của mình vào đó hơn là nhét vào tai và mắt người ta những gì mà các anh chị đang có trong tay.
Một khi chị Tạ Bích Loan chưa trả lời được “khán giả của 60 phút mở trên VTV là ai”, chị cứ trồng rau bán cho tôi, một việc gần với đời thường hơn là trên tivi. Tôi sẽ rửa rau bằng một nửa vòi nước và hứa sẽ nói với công chúng, rau chị Loan VTV ngon và sạch mà không cần một…động cơ nào.
HM. 10-6-2016
June 12, 2016
“60 phút mở” trên VTV có vì công chúng?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Chị Tạ Bích Loan VTV. Ảnh: VNN
Hieu Minh | 10-06-2016
Nghe tin chị Tạ Bích Loan tâm sự, nếu rời VTV chị sẽ trồng rau, dường như chị sắp từ chức MC nổi tiếng. Nhưng thật ra, báo câu views với cái tít trong lúc bão mạng đang đổ lên đầu chị vì hai show “60 phút mở” bắt chước tây “60 minutes” nhưng không đến nơi đến chốn.
Tâm sự sau này được đăng báo của những người tham gia vào hai show trên thì chị Loan và nhóm đã không chuẩn bị kịch bản mà “ra trước ống kính rồi tính sau”.
Cách tiếp cận “không kịch bản” sẽ dễ dẫn đến thất bại trừ phi đó là một cuộc đấu tố trước tòa, hai bên bị và nguyên đều giữ bí mật đến phút chót. Hoặc là một cuộc thảo luận nhóm nhỏ mang tính học thuật chứ nhất định không phải là cuộc tranh luận cho hàng triệu người xem mà dân trí xem chừng còn nhiều vấn đề phải bàn, nhất là chưa có thói quen được tranh luận và nghe/xem tranh luận.
Câu hỏi ở đây, tranh luận trên truyền hình để cho ai xem? Cho mấy người ngồi trước ống kính? Vài chục khán giả được mời trên khán đài? Hay những học giả, khán giả có trình độ cũng như các bà vừa nấu ăn, vừa xi con ỉa, vừa liếc mắt vào tivi? Nhóm thứ ba có tới hàng triệu nếu không nói là hàng chục triệu.
Nhóm làm chương trình định thuyết phục ai và gửi một thông điệp nào đó? Lấy ví dụ hai show “Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì?” và “’Người ta làm từ thiện vì ai?” thì nguyên cái tít đã làm hỏng hình ảnh của chủ nhân cuộc tranh luận.
Hiện Việt Nam có khoảng 40 triệu tài khoản Facebook, cứ cho là mỗi người sở hữu 2-3 tài khoản, rồi có người tạo ra nhưng không dùng, thì số lượng dùng thật cũng tới hàng chục triệu. Câu hỏi “Động cơ lên mạng để làm gì…” rồi xoắn vào đó mà tra vấn dường như thách thức hàng chục triệu facebookers chứ không phải riêng gì anh chàng ngồi đối diện.
Ai lên facebook chả có mục đích nào đó. Nào là trao đổi bạn bè, chia sẻ ảnh, khoe hàng, cảm xúc thơ ca dâng trào, một số dùng vào mục đích chính trị. Câu hỏi như thế là thách thức họ, dường như coi những facebookers có ý đồ xấu khi lên mạng và kết quả khỏi cần phải nói thất bại thuộc về ai.
Người Việt đang luôn có tấm lòng tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách, việc làm từ thiện là chuyện của cả thế giới, không riêng gì Việt Nam. Hàng chục triệu người sẵn sàng chia sẻ từng đồng còm cõi đến tấm áo cũ không dùng cho trẻ em miền núi. Chỉ cần hỏi, tại sao anh/chị làm thế với mục đích gì, thế là giết luôn cái tâm của người muốn làm việc thiện.
Trước khi show còn có video về 3500 bánh chưng và giò bị ách lại tại một huyện miền núi. Việc này do chính quyền địa phương không đồng ý. Chuyện có nhóm người dùng từ thiện cho mục đích chính trị, đánh bóng bản thân hay khoe hàng, là có thật, nhưng việc đưa clip ngay đầu buổi tranh luận, dường như nhà đài đã định gửi thông điệp không tích cực về từ thiện.
Chưa kể Ts Đặng Hoàng Giang như thêm dầu vào lửa vì ông cho rằng, mang quần áo miền xuôi lên làm mất bản sắc dân tộc, cho dù ý kiến không phải không có lý. Nhưng trước hàng triệu người xem tivi “câu được câu chăng” như mấy bà nội trợ đang lúi húi trong bếp, mà bà ta từng lên tận xóm núi Mù Cang Chải để tặng quà vào ngày rét mướt, thì TS Giang sẽ ra bã vì bà sẽ trùm váy cho một trận.
Kết quả là cả hai chương trình thất bại cho dù nhà đài có giải thích đến đâu chăng nữa. Tiếc rằng không ai làm một điều tra xã hội học một cách khoa học để chứng minh điều đó.
Về nguyên tắc, chủ đề tranh luận là vô cùng. Vấn đề chủ nhân của cuộc thảo luận định rút ra điều gì, gửi thông điệp gì sau đó cho người nghe/xem và cả chính mình. Làm từ thiện, lên facebook, kể cả tôn giáo, đức tin…không nằm ngoài. Tự do, dân chủ… luôn là chủ đề bàn từ thế kỷ này sang thế kỷ khác chưa ngã ngũ.
Tuy nhiên, những vấn đề thuộc về fact (không thể chối cãi) thì không nên tranh luận làm gì cho mệt. Cụ Hồ mất ngày 2-9, quốc khánh VN là 2-9-1945, 1-5 là ngày Quốc tế lao động… thì không có gì để nói đúng hay sai, không cần tranh luận.
Nhưng để cho sự thành công của một cuộc tranh luận thì tốt nhất là gói gọn một chủ đề nhỏ, ảnh hưởng đến nhiều người nhưng lại có tác dụng lớn, thay đổi hành vi của xã hội.
Nếu là tôi, tôi sẽ chọn, khi rửa bát, rửa rau, bạn mở nửa vòi hay cả vòi nước và để hai bên tranh luận.
Bên phản đối sẽ cho rằng, để cả vòi sẽ rửa nhanh và sạch hơn, tiết kiệm thời gian vàng bạc, bỏ thêm chút tiền cho nhà máy nước cũng được chứ sao. Nước trên hành tinh chiếm tới ¾ cơ mà, dùng bao giờ cho hết.
Bên đồng ý với ½ vòi nước sẽ nói, tiết kiệm nước cho hành tinh, hàng ngày có 1 tỷ người vặn vòi nước, mỗi người bớt đi 10 lít thay vì cả vòi dùng hết 20 lít, thử hỏi hành tinh xanh tiết kiệm được bao nhiêu. Và thời gian tưởng là vàng của bạn tiết kiệm được do mở cả vòi sẽ tiêu hoang phí vào việc phá hoại môi trường và lỗi này thì thiên niên kỷ không thể bù đắp.
Người nghe sẽ tự đánh giá và tự hành động theo cách họ nghĩ. Nhưng nếu trong 1 triệu người xem show, có 500 ngàn thay đổi hành vi bằng cách vặn ½ vòi nước thì show đã thành công.
Quay lại hai show “Lên mạng để làm gì?”, “Làm từ thiện để làm gì” dường như khán giả chẳng nhận được một thông điệp nào của nhà đài và người nói trên đó.
Làm gì, nói gì cũng phải có chứng cứ khoa học nhất là trước hàng triệu công chúng. Đồng ý, phản đối facebook hay làm từ thiện mà chẳng đưa ra số liệu về thăm dò dư luận, ảnh hưởng xã hội về mặt văn hóa dân tộc bị mai một do chương trình từ thiện gây ra mà chỉ bằng một câu như tiến sỹ Giang nói và bị trích dẫn sai ngữ cảnh, thì nhận đá là đương nhiên.
Phỏng vấn vài người ở sông Hồng, bên cầu Long Biên và dường như kết luận, từ thiện không ra gì, nhà đài VTV quên mất công việc của người làm báo, trích dẫn phải có số liệu khoa học.
Những đề tài lớn như làm từ thiện, dùng mạng xã hội, tự do, dân chủ… là quá lớn và phức tạp để tranh luận trên tivi mà không có kịch bản. Có thể bàn luận trong nhóm nhỏ, lớp học, hội thảo nhưng không thể mang ra trước hàng triệu công chúng như 60 phút mở mà không chuẩn bị một cách khoa học.
Xanh mát làng quê. Ảnh: HM
VTV đã có hai show “làm gì, làm gì….” nhưng có bao giờ nhóm cộng sự tự hỏi, khán giả là ai, muốn xem gì, nghe gì và sau đó mang về nhà thông điệp nào đó có ích cho cuộc sống.
Các anh các chị hãy lùi lại chút, nhìn lại được và mất, rồi tiếp tục vẫn chưa muộn. Hãy nghĩ đến khán giả họ muốn gì và lồng thông điệp của mình vào đó hơn là nhét vào tai và mắt người ta những gì mà các anh chị đang có trong tay.
Một khi chị Tạ Bích Loan chưa trả lời được “khán giả của 60 phút mở trên VTV là ai”, chị cứ trồng rau bán cho tôi, một việc gần với đời thường hơn là trên tivi. Tôi sẽ rửa rau bằng một nửa vòi nước và hứa sẽ nói với công chúng, rau chị Loan VTV ngon và sạch mà không cần một…động cơ nào.
HM. 10-6-2016