Một số người Thượng được sự bảo trợ của LHQ
Trong số 200 người trốn chạy, một số đã bị trả về Việt nam bởi nhà chức trách Campuchia, trong khi 13 người khác đã được công nhận bởi chính phủ Campuchia là người tị nạn hợp pháp vào đầu năm 2016. Họ đã được chuyển tới Philippines bởi Liên Hiệp Quốc vào tháng Năm.
Đài Châu Á Tự do, ngày 08/6/2016
(Người dịch: Vũ Quốc Ngữ)
Công an Việt Nam thẩm vấn một nhóm người Thượng sống ở Phnom Penh, những người mà phía Việt Nam dường như đã thất bại trong việc bắt họ trở về tổ quốc, theo đài RFA tiếng Khmer.
Hành động đe dọa người Thượng của nhà chức trách Việt vào thứ Ba đã bị lên án bởi nhiều tổ chức xã hội dân sự. Theo nhiều nhiều tổ chức nhân quyền thì nhóm người Thượng nói trên là nạn nhân của khủng bố và đàn áp tại Việt Nam. Các tổ chức nhân quyền cũng đặt câu hỏi tại sao cảnh sát nước ngoài được phép hoạt động tại Campuchia.
“Những người Thượng trốn khỏi đất nước của họ do bị đàn áp về chủng tộc, chính trị và tôn giáo, và các mối đe dọa khác,” ông Suon Bunsak, tổng thư ký của Liên minh Hành động vì Nhân quyền Campuchia (CHRAC) nói với Khmer RFA.
“Việc các quan chức an ninh từ Việt Nam đến gặp người Thượng là mối đe dọa đến sự an toàn cá nhân của họ,” ông nói thêm.
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cũng đặt câu hỏi về cuộc gặp nói trên.
“Không có một người tìm kiếm tị nạn nào bị buộc phải gặp đại diện của chính phủ mà họ đã cáo buộc tội hành hạ họ,” cô Vivian Tan, đại diện chính thức của UNHCR nói với RFA.
Giám đốc công an tỉnh Gia Lai là một trong số quan chức Việt Nam đã thẩm vấn một nhóm khoảng 150 người Thượng, những người bị thẩm vấn nói với RFA.
Sợ hãi quay trở lại
Trong khi cảnh sát Việt đã cố gắng thuyết phục người Thượng trở về Việt Nam, những người tìm kiếm tị nạn từ chối vì sợ những gì có thể xảy ra nếu họ trở lại, họ nói với RFA. Người Thượng cũng bày tỏ lo ngại rằng chính quyền Việt Nam sẽ bắt cóc họ hoặc chính phủ Campuchia sẽ buộc họ trở lại Việt Nam.
Tan Sokvichea, người đứng đầu bộ phận Người tị nạn của Cơ quan Di Trú của Campuchia, nói với RFA rằng ông ta không hề biết về sự có mặt của cảnh sát Việt Nam.
“Tôi đã không nhận được bất kỳ thông tin gì vụ việc thuộc về chính trị,” ông nói. “Các nhà lãnh đạo thảo luận về nó, nhưng chúng tôi như các viên chức thực hiện đã không được biết. Liên Hiệp Quốc cũng không tham gia. Họ chỉ nói rằng Campuchia cần phải thực hiện các nguyên tắc pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế. ”
Trong khi các quan chức về nhập cư có thể đã không biết về chuyến thăm, người Thượng nói với RFA rằng cảnh sát Campuchia đi kèm với đồng nghiệp phía Việt Nam.
RFA đã nỗ lực để liên lạc với Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia Khiev Sopheak nhưng không được. Suon Bunsak nói với RFA rằng sự việc xảy ra là một điểm tối cho chính phủ Campuchia.
“Đầu tiên, người nước ngoài, cho dù họ là quan chức chính phủ hay dân thường, nếu họ thâm nhập vào lãnh thổ của Vương quốc Campuchia mà chính quyền sở tại không biết thì đó là sự yếu kém của hệ thống hành chính của chúng ta,” ông nói. “Thứ hai, những người đó vào nước chúng ta một cách bất hợp pháp. Những người thâm nhập vào Campuchia mà không cho chúng ta biết là đối tượng của pháp luật.”
Tây Nguyên của Việt Nam là quê hương của 30 bộ tộc bản địa, được gọi chung là người Thượng hoặc Degar. Nhóm người Thượng này đến từ khu vực miền núi của các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Kon Tum thuộc miền Trung của Việt Nam, giáp với hai tỉnh Rattanakiri và Mondulkiri của Campuchia
Họ là một trong số hơn 200 người Thượng trốn khỏi Việt Nam và vượt qua biên giới sang Campuchia tìm kiếm sự giúp đỡ từ UNHCR, với lý do tránh sự đàn áp của chính phủ của Việt Nam.
Trong số 200 người, một số đã bị trả về Việt nam bởi nhà chức trách Campuchia, trong khi 13 người khác đã được công nhận bởi chính phủ Campuchia là người tị nạn hợp pháp vào đầu năm 2016. Họ đã được chuyển tới Philippines bởi Liên Hiệp Quốc vào tháng Năm.
Tình trạng không rõ
Những người còn lại đang trải qua quá trình xác định tình trạng bởi nhà chức trách Campuchia. Cô Tan, đại diện của UNHCR nói rằng một số trong số họ đã được phỏng vấn, nhưng cô không biết kết quả nào.
Trong năm 2015, có ít nhất 36 người Thượng bị trục xuất về Việt Nam bởi chính quyền Campuchia sau khi họ bị phát hiện trốn trong rừng, những người Thượng khác nói với RFA tại thời điểm mất tích của họ.
Người Thượng đã đụng độ với chính quyền Việt Nam trước đây, và họ là đồng minh với Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam.
Đầu thập kỷ qua, hàng ngàn người Thượng tổ chức nhiều cuộc biểu tình bạo lực chống lại việc tịch thu đất đai mà tổ tiên của họ để lại, và sự kiểm soát tôn giáo của chính quyền Việt Nam. Lực lượng an ninh Việt Nam đã đàn áp tàn bạo và buộc tội hàng trăm người với cáo buộc vi phạm an ninh quốc gia.
June 12, 2016
Công an Việt Nam tra hỏi người Thượng tị nạn ở Phnom Penh
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Một số người Thượng được sự bảo trợ của LHQ
Đài Châu Á Tự do, ngày 08/6/2016
(Người dịch: Vũ Quốc Ngữ)
Công an Việt Nam thẩm vấn một nhóm người Thượng sống ở Phnom Penh, những người mà phía Việt Nam dường như đã thất bại trong việc bắt họ trở về tổ quốc, theo đài RFA tiếng Khmer.
Hành động đe dọa người Thượng của nhà chức trách Việt vào thứ Ba đã bị lên án bởi nhiều tổ chức xã hội dân sự. Theo nhiều nhiều tổ chức nhân quyền thì nhóm người Thượng nói trên là nạn nhân của khủng bố và đàn áp tại Việt Nam. Các tổ chức nhân quyền cũng đặt câu hỏi tại sao cảnh sát nước ngoài được phép hoạt động tại Campuchia.
“Những người Thượng trốn khỏi đất nước của họ do bị đàn áp về chủng tộc, chính trị và tôn giáo, và các mối đe dọa khác,” ông Suon Bunsak, tổng thư ký của Liên minh Hành động vì Nhân quyền Campuchia (CHRAC) nói với Khmer RFA.
“Việc các quan chức an ninh từ Việt Nam đến gặp người Thượng là mối đe dọa đến sự an toàn cá nhân của họ,” ông nói thêm.
Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cũng đặt câu hỏi về cuộc gặp nói trên.
“Không có một người tìm kiếm tị nạn nào bị buộc phải gặp đại diện của chính phủ mà họ đã cáo buộc tội hành hạ họ,” cô Vivian Tan, đại diện chính thức của UNHCR nói với RFA.
Giám đốc công an tỉnh Gia Lai là một trong số quan chức Việt Nam đã thẩm vấn một nhóm khoảng 150 người Thượng, những người bị thẩm vấn nói với RFA.
Sợ hãi quay trở lại
Trong khi cảnh sát Việt đã cố gắng thuyết phục người Thượng trở về Việt Nam, những người tìm kiếm tị nạn từ chối vì sợ những gì có thể xảy ra nếu họ trở lại, họ nói với RFA. Người Thượng cũng bày tỏ lo ngại rằng chính quyền Việt Nam sẽ bắt cóc họ hoặc chính phủ Campuchia sẽ buộc họ trở lại Việt Nam.
Tan Sokvichea, người đứng đầu bộ phận Người tị nạn của Cơ quan Di Trú của Campuchia, nói với RFA rằng ông ta không hề biết về sự có mặt của cảnh sát Việt Nam.
“Tôi đã không nhận được bất kỳ thông tin gì vụ việc thuộc về chính trị,” ông nói. “Các nhà lãnh đạo thảo luận về nó, nhưng chúng tôi như các viên chức thực hiện đã không được biết. Liên Hiệp Quốc cũng không tham gia. Họ chỉ nói rằng Campuchia cần phải thực hiện các nguyên tắc pháp lý phù hợp với luật pháp quốc tế. ”
Trong khi các quan chức về nhập cư có thể đã không biết về chuyến thăm, người Thượng nói với RFA rằng cảnh sát Campuchia đi kèm với đồng nghiệp phía Việt Nam.
RFA đã nỗ lực để liên lạc với Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Campuchia Khiev Sopheak nhưng không được. Suon Bunsak nói với RFA rằng sự việc xảy ra là một điểm tối cho chính phủ Campuchia.
“Đầu tiên, người nước ngoài, cho dù họ là quan chức chính phủ hay dân thường, nếu họ thâm nhập vào lãnh thổ của Vương quốc Campuchia mà chính quyền sở tại không biết thì đó là sự yếu kém của hệ thống hành chính của chúng ta,” ông nói. “Thứ hai, những người đó vào nước chúng ta một cách bất hợp pháp. Những người thâm nhập vào Campuchia mà không cho chúng ta biết là đối tượng của pháp luật.”
Tây Nguyên của Việt Nam là quê hương của 30 bộ tộc bản địa, được gọi chung là người Thượng hoặc Degar. Nhóm người Thượng này đến từ khu vực miền núi của các tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk và Kon Tum thuộc miền Trung của Việt Nam, giáp với hai tỉnh Rattanakiri và Mondulkiri của Campuchia
Họ là một trong số hơn 200 người Thượng trốn khỏi Việt Nam và vượt qua biên giới sang Campuchia tìm kiếm sự giúp đỡ từ UNHCR, với lý do tránh sự đàn áp của chính phủ của Việt Nam.
Trong số 200 người, một số đã bị trả về Việt nam bởi nhà chức trách Campuchia, trong khi 13 người khác đã được công nhận bởi chính phủ Campuchia là người tị nạn hợp pháp vào đầu năm 2016. Họ đã được chuyển tới Philippines bởi Liên Hiệp Quốc vào tháng Năm.
Tình trạng không rõ
Những người còn lại đang trải qua quá trình xác định tình trạng bởi nhà chức trách Campuchia. Cô Tan, đại diện của UNHCR nói rằng một số trong số họ đã được phỏng vấn, nhưng cô không biết kết quả nào.
Trong năm 2015, có ít nhất 36 người Thượng bị trục xuất về Việt Nam bởi chính quyền Campuchia sau khi họ bị phát hiện trốn trong rừng, những người Thượng khác nói với RFA tại thời điểm mất tích của họ.
Người Thượng đã đụng độ với chính quyền Việt Nam trước đây, và họ là đồng minh với Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam.
Đầu thập kỷ qua, hàng ngàn người Thượng tổ chức nhiều cuộc biểu tình bạo lực chống lại việc tịch thu đất đai mà tổ tiên của họ để lại, và sự kiểm soát tôn giáo của chính quyền Việt Nam. Lực lượng an ninh Việt Nam đã đàn áp tàn bạo và buộc tội hàng trăm người với cáo buộc vi phạm an ninh quốc gia.
Nguồn: Vietnamese Police Question Montagnards Living in Phnom Penh