The Sydney Morning Herald, ngày 14/6/2016
(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
Washington: Việc Philipines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế mang lại tình thế khó xử cho các quốc gia khi Washington và Bắc Kinh chạy đua tìm kiếm sự ủng hộ cho lập trường của mỗi bên về việc sử dụng tòa án trọng tài quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Hoa Kỳ đã và đang tạo áp lực ngoại giao ở phương Tây và châu Á lên Trung Quốc để buộc nước này tuân theo quyết định của tòa án Hague, dự kiến sắp tới sẽ đưa ra phán quyết. Trung Quốc, quốc gia này tuyên bố sẽ không chấp nhận phán quyết, đã phản ứng lại bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ từ các quốc gia chủ yếu là ở châu Phi và Trung Đông.
Mỹ chưa tham gia Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển, dựa theo đó mà tòa án đã được thành lập, nhưng nói rằng nước này muốn Trung Quốc tuân theo luật chơi quốc tế. Vì không có cơ chế thực thi cho các phán quyết, cách thức phản ứng của cộng đồng quốc tế sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết tranh chấp.
Dưới đây là thái độ của hàng chục quốc gia về tranh chấp ở Biển Đông:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN đã cố gắng trong nhiều năm để đạt được giải pháp ngoại giao cho tranh chấp ở Biển Đông, làm chậm tiến độ và phơi bày chia rẽ mười nước thành viên trong khối, trong đó có Philippines. Vươn tới sự đồng thuận đối với phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ gặp nhiều khó khăn.
Khi Tổng thống Barack Obama gặp gỡ các nhà lãnh đạo ASEAN vào tháng Hai, họ đã đồng ý về “tôn trọng đầy đủ các quy trình pháp lý và ngoại giao” phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc, nhưng Lào và Campuchia và Lào là hai nước ủng hộ Trung Quốc và không muốn đề cập đến việc kiện tụng.
Việt Nam, một nước phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, ủng hộ lập trường của Philippines và đã nộp một tuyên bố với tòa án. Hà Nội cho biết nước này ủng hộ “tuân thủ đầy đủ” các thủ tục của công ước.
Nhưng các quốc gia ASEAN khác nói chung là không đưa ra quan điểm của mình vì sợ bị Trung Quốc xa lánh, một đối tác kinh tế lớn của khu vực. Malaysia và Brunei ít có tuyên bố về việc này mặc dù họ cũng có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Indonesia và Singapore, cho dù không có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông nhưng thẳng thắn hơn một chút. Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan cho biết tuần trước rằng phán quyết có thể có những tác động ngoài Biển Đông và “chúng tôi không thể tán thành những nguyên tắc mà có thể là đúng.” Bộ Ngoại giao Indonesia từ chối phát biểu liệu các phán quyết có nên ràng buộc cả hai bên nhưng cho biết luật pháp quốc tế phải được tôn trọng.
Ngay cả thái độ của Philippines cũng không thể đoán trước khi một chính phủ mới nhậm chức vào ngày 30/6. Tổng thống đắc cử Rodrigo Duterte đã bày tỏ sẵn sàng khởi động lại các cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc.
Nga
Moscow, chia sẻ sự nghi ngờ đối với Washington với Trung Quốc, là người ủng hộ nổi bật nhất của Bắc Kinh về vấn đề này. Trong một chuyến viếng thăm Trung Quốc vào tháng Tư, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Nga chống lại bất kỳ sự can thiệp từ bên ngoài ở Biển Đông – ý nói Mỹ, hoặc bất kỳ nỗ lực quốc tế hóa các tranh chấp. Giống như Trung Quốc, Nga cho rằng tranh chấp nên được giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên trực tiếp liên quan.
Sự ủng hộ Trung Quốc ở châu Phi, Trung Đông
Hãng tin nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã ngày 20/5 nói rằng hơn 40 quốc gia đã bày tỏ ủng hộ lập trường của Trung Quốc về việc kiện tụng lên trọng tài quốc tế. Bộ Ngoại giao trong vài tuần gần đây đề cập đến sự ủng hộ về yêu sách của Trung Quốc từ nhiều quốc gia chủ yếu ở châu Phi, Trung Đông và Trung Á.
Nhưng chỉ vài trong số các chính phủ nước ngoài ra tuyên bố một cách độc lập về ủng hộ Trung Quốc. Một số nước, bao gồm Campuchia, Lào và Fiji, không công nhận việc Trung Quốc nói về thái độ của các nước này.
Các chuyên gia tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tại Washington cho biết họ có thể xác nhận tuyên bố chính thức từ Afghanistan, Gambia, Niger, Sudan và Vanuatu. Một tuyên bố của Trung Quốc với Liên đoàn Ả Rập ủng hộ Trung Quốc nhưng không rõ liệu nó có đại diện cho thái độ của tất cả 21 thành viên hay không.
Liên minh châu Âu và G-7
EU kêu gọi tất cả các bên tranh chấp ở Biển Đông giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình và “tuân theo luật pháp quốc tế”, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển. Nhóm bảy quốc gia giàu có (G-7), trong đó bao gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, và Mỹ, và EU kêu gọi tất cả các quốc gia thực hiện đầy đủ các quyết định bắt buộc đưa ra bởi tòa án hoạt động theo Công ước.
Trong tháng Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đề xuất rằng lực lượng hải quân châu Âu phối hợp tuần tra tại vùng biển châu Á để bảo đảm trật tự hàng hải dựa trên luật lệ. Ông cảnh báo rằng nếu pháp luật về biển không được tôn trọng trong khu vực đó, sự rắc rối có thể xảy ra ở Bắc Băng Dương hay Biển Địa Trung Hải.
Australia
Trong tháng Giêng, Bộ trưởng Ngoại Julie Bishop cho biết phán quyết Trung Quốc-Philippines sẽ là “cực kỳ quan trọng” như một tuyên bố về nguyên tắc quốc tế và sẽ “giải quyết một lần và cho tất cả” nơi những dải san hô nhân tạo được quyền lãnh hải. Nhưng Australia có ít thẳng thắn trong việc ủng hộ biện pháp trọng tài hơn Hoa Kỳ, có lẽ do bận tâm đến ảnh hưởng của quyết định trọng tài lên việc giải quyết tranh chấp biên giới biển với quốc gia nhỏ bé Đông Timor.
Ấn Độ
Ấn Độ không tỏ thái độ về tòa án trọng tài, nhưng ủng hộ mạnh mẽ việc áp dụng luật pháp quốc tế. Ấn Độ chia sẻ mối quan tâm của Mỹ về những tham vọng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong vùng biển châu Á.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói rằng “tất cả các nước phải tuân theo pháp luật và các chuẩn mực về các vấn đề hàng hải quốc tế.” Ấn Độ đưa ra ví dụ vào năm 2014 khi quốc gia chấp nhận một quyết định của Tòa án Trọng tài Thường trực ở Hague, một phán quyết có lợi cho Bangladesh trong một tranh chấp về biên giới biển với nhiều nước khác.
Nhật Bản
Nhật Bản là một nước ủng hộ đầu tiên việc theo đuổi kiện tụng của Philippines và cho rằng cả Trung Quốc và Philippines nên tuân theo kết quả. Nhật Bản coi đó như là duy trì luật pháp quốc tế, nhưng nó cũng phản ánh mối lo ngại rằng đối thủ lịch sử Trung Quốc của nó tìm cách kiểm soát các tuyến đường biển chiến lược ở Biển Đông nơi vận chuyển 80% dầu thô nhập khẩu của Nhật Bản.
Việc ủng hộ giải quyết tranh chấp của bên thứ ba của Nhật Bản là không đồng nhất. Trong khi tìm cách đưa tranh chấp với Hàn Quốc về đảo Dokdo/ Takeshima mà Hàn Quốc đang kiểm soát lên Tòa án Công lý Quốc tế, Nhật Bản nói không với việc giải quyết tranh chấp về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đảo, được quản lý Nhật Bản bằng biện pháp trên.
Nam Triều Tiên
Giống như Nhật Bản, Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nhiên liệu đi qua Biển Đông, nhưng nó có quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc và ít có những phát biểu về vấn đề này. Bộ Ngoại giao nói tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết theo quy định quốc tế được thành lập và theo dõi sát sao vào trường hợp kiện tụng giữa Philippines và Trung Quốc.
Đài Loan
Đài Loan phàn nàn về việc Tòa án đã không đếm xỉa đến quan điểm của nước này. Trong khi Đài Bắc đã chính thức đưa ra yêu sách đường chín đoạn ở Biển Đông như Bắc Kinh, nước này chủ yếu quan tâm đến đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa. Đài Loan chiếm giữ đảo này và lo ngại nó có thể bị coi như là một quả núi đá mà không có những quyền dành cho các đảo.
Nguồn: South China Sea dispute: where the world stands
June 15, 2016
Tranh chấp Biển Đông và thái độ của thế giới
by Nhan Quyen • [Human Rights]
The Sydney Morning Herald, ngày 14/6/2016
(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
Washington: Việc Philipines kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế mang lại tình thế khó xử cho các quốc gia khi Washington và Bắc Kinh chạy đua tìm kiếm sự ủng hộ cho lập trường của mỗi bên về việc sử dụng tòa án trọng tài quốc tế trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.
Hoa Kỳ đã và đang tạo áp lực ngoại giao ở phương Tây và châu Á lên Trung Quốc để buộc nước này tuân theo quyết định của tòa án Hague, dự kiến sắp tới sẽ đưa ra phán quyết. Trung Quốc, quốc gia này tuyên bố sẽ không chấp nhận phán quyết, đã phản ứng lại bằng cách tìm kiếm sự hỗ trợ từ các quốc gia chủ yếu là ở châu Phi và Trung Đông.
Mỹ chưa tham gia Công ước Liên Hiệp quốc về Luật Biển, dựa theo đó mà tòa án đã được thành lập, nhưng nói rằng nước này muốn Trung Quốc tuân theo luật chơi quốc tế. Vì không có cơ chế thực thi cho các phán quyết, cách thức phản ứng của cộng đồng quốc tế sẽ có ảnh hưởng lớn đến việc giải quyết tranh chấp.
Dưới đây là thái độ của hàng chục quốc gia về tranh chấp ở Biển Đông:
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
ASEAN đã cố gắng trong nhiều năm để đạt được giải pháp ngoại giao cho tranh chấp ở Biển Đông, làm chậm tiến độ và phơi bày chia rẽ mười nước thành viên trong khối, trong đó có Philippines. Vươn tới sự đồng thuận đối với phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực sẽ gặp nhiều khó khăn.
Khi Tổng thống Barack Obama gặp gỡ các nhà lãnh đạo ASEAN vào tháng Hai, họ đã đồng ý về “tôn trọng đầy đủ các quy trình pháp lý và ngoại giao” phù hợp với Công ước của Liên Hợp quốc, nhưng Lào và Campuchia và Lào là hai nước ủng hộ Trung Quốc và không muốn đề cập đến việc kiện tụng.
Việt Nam, một nước phản đối tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, ủng hộ lập trường của Philippines và đã nộp một tuyên bố với tòa án. Hà Nội cho biết nước này ủng hộ “tuân thủ đầy đủ” các thủ tục của công ước.
Nhưng các quốc gia ASEAN khác nói chung là không đưa ra quan điểm của mình vì sợ bị Trung Quốc xa lánh, một đối tác kinh tế lớn của khu vực. Malaysia và Brunei ít có tuyên bố về việc này mặc dù họ cũng có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông.
Indonesia và Singapore, cho dù không có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông nhưng thẳng thắn hơn một chút. Bộ trưởng Ngoại giao Singapore Vivian Balakrishnan cho biết tuần trước rằng phán quyết có thể có những tác động ngoài Biển Đông và “chúng tôi không thể tán thành những nguyên tắc mà có thể là đúng.” Bộ Ngoại giao Indonesia từ chối phát biểu liệu các phán quyết có nên ràng buộc cả hai bên nhưng cho biết luật pháp quốc tế phải được tôn trọng.
Ngay cả thái độ của Philippines cũng không thể đoán trước khi một chính phủ mới nhậm chức vào ngày 30/6. Tổng thống đắc cử Rodrigo Duterte đã bày tỏ sẵn sàng khởi động lại các cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc.
Nga
Moscow, chia sẻ sự nghi ngờ đối với Washington với Trung Quốc, là người ủng hộ nổi bật nhất của Bắc Kinh về vấn đề này. Trong một chuyến viếng thăm Trung Quốc vào tháng Tư, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov cho biết Nga chống lại bất kỳ sự can thiệp từ bên ngoài ở Biển Đông – ý nói Mỹ, hoặc bất kỳ nỗ lực quốc tế hóa các tranh chấp. Giống như Trung Quốc, Nga cho rằng tranh chấp nên được giải quyết thông qua đàm phán giữa các bên trực tiếp liên quan.
Sự ủng hộ Trung Quốc ở châu Phi, Trung Đông
Hãng tin nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã ngày 20/5 nói rằng hơn 40 quốc gia đã bày tỏ ủng hộ lập trường của Trung Quốc về việc kiện tụng lên trọng tài quốc tế. Bộ Ngoại giao trong vài tuần gần đây đề cập đến sự ủng hộ về yêu sách của Trung Quốc từ nhiều quốc gia chủ yếu ở châu Phi, Trung Đông và Trung Á.
Nhưng chỉ vài trong số các chính phủ nước ngoài ra tuyên bố một cách độc lập về ủng hộ Trung Quốc. Một số nước, bao gồm Campuchia, Lào và Fiji, không công nhận việc Trung Quốc nói về thái độ của các nước này.
Các chuyên gia tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế tại Washington cho biết họ có thể xác nhận tuyên bố chính thức từ Afghanistan, Gambia, Niger, Sudan và Vanuatu. Một tuyên bố của Trung Quốc với Liên đoàn Ả Rập ủng hộ Trung Quốc nhưng không rõ liệu nó có đại diện cho thái độ của tất cả 21 thành viên hay không.
Liên minh châu Âu và G-7
EU kêu gọi tất cả các bên tranh chấp ở Biển Đông giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình và “tuân theo luật pháp quốc tế”, trong đó có Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển. Nhóm bảy quốc gia giàu có (G-7), trong đó bao gồm Anh, Canada, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, và Mỹ, và EU kêu gọi tất cả các quốc gia thực hiện đầy đủ các quyết định bắt buộc đưa ra bởi tòa án hoạt động theo Công ước.
Trong tháng Sáu, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian đề xuất rằng lực lượng hải quân châu Âu phối hợp tuần tra tại vùng biển châu Á để bảo đảm trật tự hàng hải dựa trên luật lệ. Ông cảnh báo rằng nếu pháp luật về biển không được tôn trọng trong khu vực đó, sự rắc rối có thể xảy ra ở Bắc Băng Dương hay Biển Địa Trung Hải.
Australia
Trong tháng Giêng, Bộ trưởng Ngoại Julie Bishop cho biết phán quyết Trung Quốc-Philippines sẽ là “cực kỳ quan trọng” như một tuyên bố về nguyên tắc quốc tế và sẽ “giải quyết một lần và cho tất cả” nơi những dải san hô nhân tạo được quyền lãnh hải. Nhưng Australia có ít thẳng thắn trong việc ủng hộ biện pháp trọng tài hơn Hoa Kỳ, có lẽ do bận tâm đến ảnh hưởng của quyết định trọng tài lên việc giải quyết tranh chấp biên giới biển với quốc gia nhỏ bé Đông Timor.
Ấn Độ
Ấn Độ không tỏ thái độ về tòa án trọng tài, nhưng ủng hộ mạnh mẽ việc áp dụng luật pháp quốc tế. Ấn Độ chia sẻ mối quan tâm của Mỹ về những tham vọng ngày càng tăng của Bắc Kinh trong vùng biển châu Á.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ nói rằng “tất cả các nước phải tuân theo pháp luật và các chuẩn mực về các vấn đề hàng hải quốc tế.” Ấn Độ đưa ra ví dụ vào năm 2014 khi quốc gia chấp nhận một quyết định của Tòa án Trọng tài Thường trực ở Hague, một phán quyết có lợi cho Bangladesh trong một tranh chấp về biên giới biển với nhiều nước khác.
Nhật Bản
Nhật Bản là một nước ủng hộ đầu tiên việc theo đuổi kiện tụng của Philippines và cho rằng cả Trung Quốc và Philippines nên tuân theo kết quả. Nhật Bản coi đó như là duy trì luật pháp quốc tế, nhưng nó cũng phản ánh mối lo ngại rằng đối thủ lịch sử Trung Quốc của nó tìm cách kiểm soát các tuyến đường biển chiến lược ở Biển Đông nơi vận chuyển 80% dầu thô nhập khẩu của Nhật Bản.
Việc ủng hộ giải quyết tranh chấp của bên thứ ba của Nhật Bản là không đồng nhất. Trong khi tìm cách đưa tranh chấp với Hàn Quốc về đảo Dokdo/ Takeshima mà Hàn Quốc đang kiểm soát lên Tòa án Công lý Quốc tế, Nhật Bản nói không với việc giải quyết tranh chấp về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đảo, được quản lý Nhật Bản bằng biện pháp trên.
Nam Triều Tiên
Giống như Nhật Bản, Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu nhiên liệu đi qua Biển Đông, nhưng nó có quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc và ít có những phát biểu về vấn đề này. Bộ Ngoại giao nói tranh chấp Biển Đông nên được giải quyết theo quy định quốc tế được thành lập và theo dõi sát sao vào trường hợp kiện tụng giữa Philippines và Trung Quốc.
Đài Loan
Đài Loan phàn nàn về việc Tòa án đã không đếm xỉa đến quan điểm của nước này. Trong khi Đài Bắc đã chính thức đưa ra yêu sách đường chín đoạn ở Biển Đông như Bắc Kinh, nước này chủ yếu quan tâm đến đảo Ba Bình trong quần đảo Trường Sa. Đài Loan chiếm giữ đảo này và lo ngại nó có thể bị coi như là một quả núi đá mà không có những quyền dành cho các đảo.
Nguồn: South China Sea dispute: where the world stands