Tiền bẩn từ nước ngoài có thể được dùng để trả tiền học phí tại trường đại học Anh quốc

university

Nguồn nước ngoài đóng góp 7 tỷ bảng cho nền kinh tế Anh mỗi năm, trong đó 2,3 tỷ bảng cho học phí và chi tiêu ở riêng London. Các nhóm chống tham nhũng nói rằng một phần trong số tiền bất hợp pháp được chuyển vào tài khoản của các đại lý giáo dục, những cơ quan làm môi giới tuyển sinh.

The Times | 11-06-2016

Sean O’Neill, Phóng viên trưởng của Thời báo London

(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)

Lời người dịch: Theo một báo cáo gần đây của ngân hàng HSBC, các gia đình ở Việt Nam đã chi tổng cộng 3 tỷ USD trong một năm cho con em mình đi học ở nước ngoài. Hiện có 110,000 du học sinh Việt Nam tại 47 quốc gia và vũng lãnh thổ trên thế giới. Theo ngân hàng có trụ sở tại Anh, Việt Nam hiện đứng thứ 6 trong các quốc gia gửi du học sinh sang Hoa Kỳ nhiều nhất, chỉ sau Trung Cộng, Ấn Độ, Nam Hàn, Ảrập Saudi và Canada. Úc và Canada cũng là hai quốc gia được nhiều người Việt Nam gửi gấm con em mình đi du học.

Nhiều trường Đại học và trường tư của Anh quốc bị cáo buộc làm ngơ để hàng triệu bảng Anh tiền bị coi là tiền bẩn đổ vào két bạc của họ bởi các sinh viên nước ngoài.

Ngành giáo dục chỉ báo cáo cho chính quyền chín trường hợp có thể là rửa tiền trong tổng số trong số 382.000 trường hợp trong giai đoạn 2014-2015. Những người hoạt động chống tham nhũng nói rằng một lỗ hổng cho phép các trường học và cao đẳng không có nghĩa vụ phải thực hiện “báo cáo hoạt động đáng ngờ” cho Cơ quan Quốc gia chống tội phạm phải bị loại bỏ và kêu gọi giám sát chặt chẽ dòng tiền trong lĩnh vực này.

Những người vận động minh bạch nói rằng hệ thống giáo dục là một điểm đến cho nhiều cá nhân tham nhũng để rửa danh tiếng và tiền bạc bằng cách mua chỗ cho con em mình tại trường học và tài trợ cho nhiều khoa và dự án nghiên cứu.

Sinh viên quốc tế phải trả phí cao hơn so với các đồng môn bản xứ và nhận được cơ hội chuyển đổi bằng cấp ở nước ngoài thông qua các khóa học cơ bản.

Nguồn nước ngoài đóng góp 7 tỷ bảng cho nền kinh tế Anh mỗi năm, trong đó 2,3 tỷ bảng cho học phí và chi tiêu ở riêng London. Các nhóm chống tham nhũng nói rằng một phần trong số tiền bất hợp pháp được chuyển vào tài khoản của các đại lý giáo dục, những cơ quan làm môi giới tuyển sinh.

Sinh viên nước ngoài, nhiều người từ các quốc gia có vấn đề tham nhũng nghiêm trọng như Nga và Trung Quốc, chiếm hơn một phần ba học sinh tại các trường nội trú.

Ngoài ra còn có những lo ngại rằng nhiều trường đại học đã chấp nhận tài trợ đóng góp từ các nhân vật gây nhiều tranh cãi. Cambridge nhận tiền để tài trợ cho chương trình nghiên cứu Ukraine từ Dmitry Firtash, người sau đó bị buộc tội hối lộ ở Mỹ. Ông này phủ nhận các cáo buộc. Chưa có bằng chứng nào cho thấy Firtash đã rửa tiền.

Robert Barrington, giám đốc của tổ chức Minh bạch Quốc tế Vương quốc Anh, cho rằng ngành giáo dục cần phải đóng một vai trò lớn hơn trong chương trình công khai tài chính trong nền kinh tế của thủ tướng.

“Các trường học và đại học cần phải làm nhiều hơn nữa để chống rửa tiền. Việc họ không có nghĩa vụ báo cáo hoạt động đáng ngờ là một lỗ hổng hổng trong hệ thống, “ông Barrington nói.

“Có những rủi ro đáng kể trong việc chấp nhận sinh viên nếu điều đó có nghĩa là giúp rửa tiền tham nhũng và mang lại uy tín của gia đình những cá nhân tham nhũng và nhận sự đóng góp mà không kiểm tra nguồn tài trợ một cách cẩn thận.”

Roman Borisovich, người tổ chức của “Kleptocracy  Tour of Oxbridge”, cho biết: “Vấn đề rửa uy tín thông qua tài trợ cho giáo dục đại học là đang là vấn đề đầu tiên của thảo luận học thuật.”

Những công ty cho thuê nhà  ở Kensington và Westminster nói rằng sinh viên giàu có ở nước ngoài “chi tiêu nhiều hơn so với nhiều người bản địa đang làm việc cho các ngân hàng lớn”.

Nicola Dandridge, giám đốc điều hành của các trường Đại học Anh, nói rằng các trường đại học phải tuân thủ các luật, bao gồm luật Proceeds of Crime Act, là một đạo luật quy định về việc tịch thu tài sản của tội phạm và rửa tiền. Số lượng nhỏ những báo cáo về nghi ngờ nguồn gốc tiền chi trả cho sinh viên và tài trợ thể hiện sự cố gắng của các trường đại học trong việc chống rửa tiền, cô nói.

Cô nói thêm: “Các trường đại học áp dụng nhiều chính sách chống rửa tiền, kể cả thủ tục báo cáo nội bộ. Họ đề ra phương cách quản lý rủi ro rửa tiền và thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của họ. Những chính sách này làm nổi bật các biện pháp thực hiện mạnh mẽ, chẳng hạn như đặt giới hạn cụ thể về kích thước của giao dịch tiền mặt, và kiểm tra chi tiết để xác định học sinh và các nguồn kinh phí “.

Nguồn: Dirty foreign money could be paying school and university fees

http://www.viet-studies.info/kinhte/DirtyMoneySchool_LT.htm