Ủy hội Sông Mekong không có thẩm quyền ngăn chặn các dự án mới trên sông

 

Lời người dịch: Từ tháng 11 năm ngoái đến nay, Việt Nam, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long, đã hứng chịu đợt hạn hán khốc liệt nhất trong nhiều thập kỷ, do hiện tượng El Nino và suy giảm lưu lượng nước ở sông Mekong (phẩn chảy vào Việt Nam được gọi là Cửu Long). Lưu lượng nước ở sông Mekong giảm mạnh là do hàng chục đập thủy điện của Lào và Trung Quốc ở khu vực thượng lưu của sông này. Hơn thế nữa, Thái Lan lại có kế hoạch lấy nước từ sông Loei, một nhánh của sông Mekong, để tưới cho vùng Đông Bắc của nước này. Đây sẽ làm một thảm họa cho đồng bằng sông Cửu Long mà Việt Nam không thể không quan ngại.

Nation, ngày 15/6/2016

(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)

Ủy hội Sông Mekong (MRC) không có thẩm quyền để ngăn chặn các dự án ngay cả khi chúng có tác động xuyên biên giới, các đại biểu dự Diễn đàn Sông Mekong lần thứ 4 cho biết hôm thứ Hai, trong khi Cục Thủy lợi Thái Lan đã đưa ra dự án chuyển nước để chống lại đói nghèo.

Khoảng 100 đại biểu đến từ các nước sông Mekong và các quan sát viên quốc tế tham dự diễn đàn tại Bangkok để cập nhật những diễn biến mới nhất trong phát triển cơ sở hạ tầng và quản lý tài nguyên nước ở khu vực sông Mekong.

Một điều được công bố tại Diễn đàn rằng các dự án phát triển lớn là cần thiết cho việc giải quyết nạn đói nghèo, mặc dù thừa nhận rằng các tác động xuyên biên giới của chúng là có thật.

Piriya Uraiwong, trưởng nhóm nghiên cứu của Dự án Quản lý tài nguyên nước sông Mekong thuộc MRC, cho biết MRC có ba nhiệm vụ – thúc đẩy và phối hợp quản lý nước bền vững, hỗ trợ việc ra quyết định chính sách dựa trên số liệu và nâng cao phúc lợi của người dân.

Tuy nhiên, MRC không có quyền phủ quyết các dự án có hậu quả xuyên biên giới trên dòng chính sông Mekong, Piriya nói thêm.

“Nhiều người thường hiểu lầm rằng MRC có sức mạnh để ngăn chặn các dự án, nhưng chúng tôi không có quyền đó vì chúng tôi hoạt động như những tổ chức hỗ trợ, không phải là bộ máy lãnh đạo.

“Hơn nữa, các dự án đang diễn ra trên sông Mekong được xây dựng trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, vì vậy chúng tôi không thể vi phạm chủ quyền của họ bằng cách nói với họ để ngăn chặn các dự án”, ông nói.

Nếu các quốc gia thành viên MRC – Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam -có kế hoạch để xây dựng một dự án phát triển mà dự án này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sông Mekong, họ có nghĩa vụ phải tiến hành tham vấn trước với các quốc gia thành viên khác theo Thủ tục Thông báo, Tham vấn trước và Thỏa thuận (PNPCA ).

Tuy nhiên, quá trình PNPCA sẽ là cơ hội duy nhất cho đại diện của Ủy hội có thể thảo luận về dự án và việc phê duyệt dự án sẽ phụ thuộc vào chính phủ các nước thành viên trong ủy hội.

‘Chủ dự án chịu trách nhiệm’

“Đối với các dự án, mỗi quốc gia nắm giữ trách nhiệm giảm thiểu những tác động bất lợi cho người dân và chủ dự án có trách nhiệm bồi thường thiệt hại,” Piriya nói.

Cũng tại diễn đàn, Chawee Wongprasittiporn, trưởng dự án của số 2 của Cục Thủy lợi Thái Lan  cho biết Cục này đã đề xuất một dự án chuyển nước từ sông Mekong cho vùng Đông Bắc Thái Lan để chống hạn hán định kỳ và tăng thu nhập cho nông dân.

“Khu vực Đông Bắc là phần chịu hạn hán nặng nhất trong khu vực sông Mekong. Ở đây, nông nghiệp chủ yếu dựa vào mưa và chỉ có thể trồng cây một đến hai vụ mỗi năm.

“Hệ thống thủy lợi hiện hành chỉ có thể cung cấp nước cho 1,3 triệu hectares, tương đương 12% của tổng diện tích khu vực này, ” cô nói.

“Thu nhập của mỗi hộ gia đình nông dân chỉ khoảng 68,000 bạt mỗi năm so với mức chuẩn quốc gia là 137,000 bạt.

Dự án sẽ chuyển nước từ sông Loei, một trong những nhánh của sông Mekong, ở phía bắc của khu vực và bơm nước vào các kênh để chuyển đến phần dưới của khu vực.

Kế hoạch này có thể mở rộng diện tích tưới ở vùng Đông Bắc lên đến 2,44 triệu tương đương 23% tổng diện tích toàn vùng. Dự toán chi phí của dự án này lên đến 100 tỷ bạt.

Lượng nước được chuyển hướng đến hệ thống đang được tính toán, nhưng nó sẽ không vượt quá 3,000 mét khối mỗi giây.

Dự án dự kiến sẽ không ảnh hưởng đến dòng chảy và lượng cá tự nhiên của sông Mekong vì việc lấy nước sẽ được dừng lại nếu lưu lượng nước ở dòng sông chính thấp hơn 500 mét khối/giây.

“Ngay bây giờ chúng tôi đang trong quá trình nghiên cứu dự án, và việc này dự kiến hoàn thành vào cuối năm nay,” Chawee nói.

“Trước khi dự án có thể bắt đầu, chúng tôi cần sự đồng ý của chính phủ và thông qua PNPCA. Những dự án như thế này là rất cần thiết để phát triển khu vực và tăng thu nhập của người dân. Đập Xayaburi tại Lào cũng đã được xây dựng trên cùng một nguyên tắc,” cô nói .

Tuy nhiên, Lê Việt Hòa, một đại biểu đến từ Việt Nam, bày tỏ lo ngại rằng các dự án phát triển thượng nguồn và lấy nước từ sông Mekong sẽ góp phần làm trầm trọng hơn việc xâm thực nước biển ở đồng bằng sông Cửu Long và gây tổn hại cho việc sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.

“Vấn đề là rất nghiêm trọng trong đợt hạn hán năm ngoái, khi nước mặn xâm nhập vào sâu  95 km đất liền, trong khi các dự án thượng nguồn có tác động lớn đến dòng chảy ở sông Mekong,” cô nói.

“Vì vậy, tôi muốn được chia sẻ thêm thông tin và tăng cường hợp tác giữa các quốc gia để đảm bảo nguồn nước bền vững.”

Ông Piriya của MRC đã thừa nhận rằng các dự án chính trên thượng nguồn đặt ra nhiều mối đe dọa đến hệ sinh thái của con sông.

4% diện tích đất ngập nước đã bị mất và 11 loài cá hiện nay thuộc danh sách cực kỳ nguy cấp.

Nguồn: No authority to prevent new Mekong River projects: MRC