Trong quá trình san lấp, một số cán bộ đã giẫm đạp và đứng lên trên tượng thập tự giá là biểu tượng niềm tin của hơn 1.2 tỉ tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới. Một đoạn video được Facebooker Dũng Ho phổ biến cho thấy cảnh người của chính quyền hạ cây Thánh Giá và tượng Chúa trong lời cầu nguyện của giáo dân.
Trong một thông báo, Đan viện Thiên An cho biết: “Nhà cầm quyền ra lệnh tổng động viên hơn 200 người bao gồm cán bộ cấp tỉnh, thị xã Hương Thủy, xã Thủy Bằng, công an, phụ nữ, côn đồ, Lâm trường Tiền Phong, dân phòng, hội nông dân, thanh niên, cơ giới xâm nhập trái phép nội vi Đan viện Thiên An. Đan viện Thiên An đang thi công đoạn đường từ nhà ở xuống vườn cam – ra sân banh, xuống vườn rau nhằm phục vụ sản xuất và khách thăm viếng, khách tĩnh tâm đi lại. Thế nhưng, nhà cầm quyền Huế đã ra tay đàn áp, hành xử thô thiển theo kiểu cường quyền đàn áp công lý.”
Quý đan sĩ trong tuần qua đã bắt đầu làm một đường bê tông dài khoảng 700 mét để cho các công tác sinh hoạt của Đan viện được thuận lợi hơn trong việc di chuyển.
Tuy nhiên, giới chức Huế cho rằng việc xây dựng như vậy là “lấn chiếm đất trái phép”. Do đó, các lực lượng đã được huy động nhằm cản phá và cấm không cho các tu sĩ làm công trình trên phần đất của nội vi Đan viện.
Nhà chức trách tỉnh Thừa Thiên Huế sau đó lập biên bản với nội dung khẳng định rằng việc Đan viện Thiên An “đổ vật liệu, cát đá lấn chiếm rừng đặc dụng…” là “vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai”.
Đai diện Đan viện đã kí vào biên bản làm việc với lời quả quyết rằng Đan viện Thiên An “đổ đất, sạn (đá) để làm đoạn đường ra nhà vườn rau, phục vụ nhu cầu sản xuất, chứ không hề lấn chiếm đất đai”.
Đan viện Thiên An có quyền quản lý và sở hữu toàn bộ diện tích khu đất này từ năm 1940. Sau đó khu đất bị nhà cầm quyền cộng sản “tiếp quản” từ năm 1975 cho đến nay.
Nhà cầm quyền Huế gần đây gia tăng mức độ và cường độ các hành vi sách nhiễu, phá hoại và thể hiện rõ tham vọng muốn chiếm khu đất rộng hơn 107 hecta mà họ cho là Đan Viện lấn chiếm.
Hôm 10.06.2016, nhà cầm quyền đã gửi thông báo do Sở Tài Nguyên Môi Trường ký đến Đan viện Thiên An, thông báo sẽ “khôi phục, tăng dày và cắm mốc ranh giới Đan viện Thiên An”. Đan viện Thiên An đã phản đối quyết định và tuyên đối đây là một hành động sai trái, vi phạm pháp luật và xâm phạm quyền tự do tôn giáo.
Trước đó đông đảo công an đã xông vào Đan viện quậy phá, chặt phá thông và giật sập tượng thánh giá. Họ còn cho người giả dạng các đan sĩ chặt thông và quay phim lại để làm bằng chứng là các tu sĩ phá hoại rừng đặc dụng nhằm lấy cớ xử phạt.
Nhà cầm quyền Huế từng cướp một lô đất của Đan viện và bán cho doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mang tên Hồ Thủy Tiên. Nhưng nay khu này đã bị hoang phế, không ai lui tới.
Quốc Hiếu / SBTN
June 20, 2016
Chính quyền Huế gây căng thẳng tại Đan Viện Thiên An, dẫm đạp thánh giá
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Cán bộ giẫm đạp lên thánh giá tại Đan Viện Thiên An.
Quý đan sĩ trong tuần qua đã bắt đầu làm một đường bê tông dài khoảng 700 mét để cho các công tác sinh hoạt của Đan viện được thuận lợi hơn trong việc di chuyển.
Tuy nhiên, giới chức Huế cho rằng việc xây dựng như vậy là “lấn chiếm đất trái phép”. Do đó, các lực lượng đã được huy động nhằm cản phá và cấm không cho các tu sĩ làm công trình trên phần đất của nội vi Đan viện.
SBTN | 20-06-2016
Tỉnh Thừa Thiên Huế đã đưa 200 người cùng máy ủi vào san lấp trong nội vi Đan viện Thiên An, và ngang ngược cấm cản các Đan sĩ xây dựng đường trong khuôn viên tu viện vào chiều ngày 20.06.2016.
Trong quá trình san lấp, một số cán bộ đã giẫm đạp và đứng lên trên tượng thập tự giá là biểu tượng niềm tin của hơn 1.2 tỉ tín hữu Công Giáo trên toàn thế giới. Một đoạn video được Facebooker Dũng Ho phổ biến cho thấy cảnh người của chính quyền hạ cây Thánh Giá và tượng Chúa trong lời cầu nguyện của giáo dân.
Trong một thông báo, Đan viện Thiên An cho biết: “Nhà cầm quyền ra lệnh tổng động viên hơn 200 người bao gồm cán bộ cấp tỉnh, thị xã Hương Thủy, xã Thủy Bằng, công an, phụ nữ, côn đồ, Lâm trường Tiền Phong, dân phòng, hội nông dân, thanh niên, cơ giới xâm nhập trái phép nội vi Đan viện Thiên An. Đan viện Thiên An đang thi công đoạn đường từ nhà ở xuống vườn cam – ra sân banh, xuống vườn rau nhằm phục vụ sản xuất và khách thăm viếng, khách tĩnh tâm đi lại. Thế nhưng, nhà cầm quyền Huế đã ra tay đàn áp, hành xử thô thiển theo kiểu cường quyền đàn áp công lý.”
Quý đan sĩ trong tuần qua đã bắt đầu làm một đường bê tông dài khoảng 700 mét để cho các công tác sinh hoạt của Đan viện được thuận lợi hơn trong việc di chuyển.
Tuy nhiên, giới chức Huế cho rằng việc xây dựng như vậy là “lấn chiếm đất trái phép”. Do đó, các lực lượng đã được huy động nhằm cản phá và cấm không cho các tu sĩ làm công trình trên phần đất của nội vi Đan viện.
Nhà chức trách tỉnh Thừa Thiên Huế sau đó lập biên bản với nội dung khẳng định rằng việc Đan viện Thiên An “đổ vật liệu, cát đá lấn chiếm rừng đặc dụng…” là “vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai”.
Đai diện Đan viện đã kí vào biên bản làm việc với lời quả quyết rằng Đan viện Thiên An “đổ đất, sạn (đá) để làm đoạn đường ra nhà vườn rau, phục vụ nhu cầu sản xuất, chứ không hề lấn chiếm đất đai”.
Đan viện Thiên An có quyền quản lý và sở hữu toàn bộ diện tích khu đất này từ năm 1940. Sau đó khu đất bị nhà cầm quyền cộng sản “tiếp quản” từ năm 1975 cho đến nay.
Nhà cầm quyền Huế gần đây gia tăng mức độ và cường độ các hành vi sách nhiễu, phá hoại và thể hiện rõ tham vọng muốn chiếm khu đất rộng hơn 107 hecta mà họ cho là Đan Viện lấn chiếm.
Hôm 10.06.2016, nhà cầm quyền đã gửi thông báo do Sở Tài Nguyên Môi Trường ký đến Đan viện Thiên An, thông báo sẽ “khôi phục, tăng dày và cắm mốc ranh giới Đan viện Thiên An”. Đan viện Thiên An đã phản đối quyết định và tuyên đối đây là một hành động sai trái, vi phạm pháp luật và xâm phạm quyền tự do tôn giáo.
Trước đó đông đảo công an đã xông vào Đan viện quậy phá, chặt phá thông và giật sập tượng thánh giá. Họ còn cho người giả dạng các đan sĩ chặt thông và quay phim lại để làm bằng chứng là các tu sĩ phá hoại rừng đặc dụng nhằm lấy cớ xử phạt.
Nhà cầm quyền Huế từng cướp một lô đất của Đan viện và bán cho doanh nghiệp tư nhân kinh doanh mang tên Hồ Thủy Tiên. Nhưng nay khu này đã bị hoang phế, không ai lui tới.
Quốc Hiếu / SBTN