Theo một dự thảo luật do Bộ Tư pháp (mà có thể hiểu là dự luật này được Bộ Công an chủ công soạn thảo), lực lượng công an xã sẽ được quyền “huy động” tài sản của dân như xe cộ, điện thoại di động…
Cần chú ý là những chấm chấm chấm là hết sức mơ hồ mà có thể dẫn đến vô khối trường hợp tùy tiện, lạm dụng và lợi dụng.
Một nội dung rất mơ hồ khác là công an xã được huy động cả “phương tiện khác”. Nếu quy định này được đưa vào áp dụng thì có thể sẽ phát sinh nhiều trường hợp công an lợi dụng quy định để ăn cướp hoặc bảo kê cho ăn cướp. Trong thực tế, đã diễn ra không ít hành vi như vậy từ phía công an. Chẳng hạn người dân ở một địa phương bị cảnh sát cơ động “kiểm ta giấy tờ xe”, nhưng sau đó dẫn thẳng xe về trụ sở giam giữ mà không giao cho khổ chủ bất cứ giấy tờ gì làm chứng.
Cũng còn những nội dung khác trong dự luật đầy tính mơ hồ như công an xã được quyền huy động cả “phương tiện thông tin” mà không làm rõ là những loại phương tiện thông tin nào; bởi không riêng gì điện thoại mà công an có thể vào nhà trưng dụng máy tính bàn, laptop của người dân. Hay huy động trong”trường hợp cấp bách” cũng không được làm rõ là những trường hợp nào và khi nào thì “tình huống cấp bách” đó chấm dứt.
Câu hỏi được đặt ra là người dân có quyền từ chối việc cá nhân mình bị “huy động” hay không? Hiến pháp và luật phát có điều khoản nào định rõ đây là trách nhiệm mà mọi người dân Việt Nam phải thi hành?
Cần nhắc lại, những quy định mơ hồ được đặc cách dành cho ngành công an nói chung và công an xã nói riêng rất thường xuất phát từ Bộ Công an.
Còn giờ đây, nếu quyền được huy động phương tiện được giao cho công an xã, có thể thấy ngay là xã hội tất loạn. Với thói kiêu binh và nhũng nhiễu ngự trị từ quá nhiều năm, lực lượng công an xã sẽ sử dụng thứ quyền này để lộng hành và áp chế dân chúng, nhằm mục đích tước đoạt tài sản và bóp nghẹt quyền tự do dân chủ.
Trong bối cảnh chính thể Việt Nam đã trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, lẽ tất nhiên không thể để Bộ Công an muốn làm gì thì làm.
Nếu quyền điều tra của công an xã đã bị Quốc hội Việt Nam bác bỏ từ tháng 8/2015, những đặc quyền bất công tương tự của công an xã cần phải bị Quốc hội thẳng tay gạch bỏ, nếu quốc hội này không muốn bị mang tiếng là “phản động”.
Lê Dung / SBTN
June 25, 2016
Công an ‘tốt nghiệp tiểu học’ có đáng được quyền ‘huy động phương tiện’?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Vượt trên nỗi đau của nạn nhân đã khuất, bị cáo công an không giấu vẻ hớn hở chờ được ‘cứu’. Hình SBTN
SBTN | 25-06-2016
Sau thất bại về “quyền điều tra của công an xã” vào tháng 8/2015, một lần nữa Bộ công an lại “thua keo này bày keo khác” cho lực lượng được quy định chỉ cần tốt nghiệp tiểu học này.
Theo một dự thảo luật do Bộ Tư pháp (mà có thể hiểu là dự luật này được Bộ Công an chủ công soạn thảo), lực lượng công an xã sẽ được quyền “huy động” tài sản của dân như xe cộ, điện thoại di động…
Cần chú ý là những chấm chấm chấm là hết sức mơ hồ mà có thể dẫn đến vô khối trường hợp tùy tiện, lạm dụng và lợi dụng.
Một nội dung rất mơ hồ khác là công an xã được huy động cả “phương tiện khác”. Nếu quy định này được đưa vào áp dụng thì có thể sẽ phát sinh nhiều trường hợp công an lợi dụng quy định để ăn cướp hoặc bảo kê cho ăn cướp. Trong thực tế, đã diễn ra không ít hành vi như vậy từ phía công an. Chẳng hạn người dân ở một địa phương bị cảnh sát cơ động “kiểm ta giấy tờ xe”, nhưng sau đó dẫn thẳng xe về trụ sở giam giữ mà không giao cho khổ chủ bất cứ giấy tờ gì làm chứng.
Cũng còn những nội dung khác trong dự luật đầy tính mơ hồ như công an xã được quyền huy động cả “phương tiện thông tin” mà không làm rõ là những loại phương tiện thông tin nào; bởi không riêng gì điện thoại mà công an có thể vào nhà trưng dụng máy tính bàn, laptop của người dân. Hay huy động trong”trường hợp cấp bách” cũng không được làm rõ là những trường hợp nào và khi nào thì “tình huống cấp bách” đó chấm dứt.
Câu hỏi được đặt ra là người dân có quyền từ chối việc cá nhân mình bị “huy động” hay không? Hiến pháp và luật phát có điều khoản nào định rõ đây là trách nhiệm mà mọi người dân Việt Nam phải thi hành?
Cần nhắc lại, những quy định mơ hồ được đặc cách dành cho ngành công an nói chung và công an xã nói riêng rất thường xuất phát từ Bộ Công an.
Còn giờ đây, nếu quyền được huy động phương tiện được giao cho công an xã, có thể thấy ngay là xã hội tất loạn. Với thói kiêu binh và nhũng nhiễu ngự trị từ quá nhiều năm, lực lượng công an xã sẽ sử dụng thứ quyền này để lộng hành và áp chế dân chúng, nhằm mục đích tước đoạt tài sản và bóp nghẹt quyền tự do dân chủ.
Trong bối cảnh chính thể Việt Nam đã trở thành thành viên của Hội đồng nhân quyền Liên hiệp quốc, lẽ tất nhiên không thể để Bộ Công an muốn làm gì thì làm.
Nếu quyền điều tra của công an xã đã bị Quốc hội Việt Nam bác bỏ từ tháng 8/2015, những đặc quyền bất công tương tự của công an xã cần phải bị Quốc hội thẳng tay gạch bỏ, nếu quốc hội này không muốn bị mang tiếng là “phản động”.
Lê Dung / SBTN