Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền từ ngày 20 đến 26/6/2016: Chính quyền Việt Nam tăng cường trấn áp những tôn giáo chưa đăng ký, cướp đất đai của dân thường và cơ sở tôn giáo

Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền | 26-06-2016

tuần tin

Chính quyền địa phương ở nhiều nơi tăng cường trấn áp những tổ chức tôn giáo chưa đăng ký, tổ chức cướp đất đai cùa họ và cản trở những người theo đạo phái đến hành lễ tại nơi thờ tự.

Trong hai ngày 19 và 20/6, chính quyền địa phương tỉnh An Giang đã đưa một lực lượng lớn cảnh sát tấn công cơ sở của Phật giáo Hòa Hảo ở huyện Chợ Mới, đánh đập người theo đạo. Cô Lê Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Thị Bích Ngọc đã bị thương tích nặng nề cho bị cảnh sát địa phương đánh.

Ngày thứ Hai, chính quyền Huế đã đưa 200 cảnh sát tấn công Thiên An Đan viện, phá hủy nhiều cơ sở vật chất và đánh đập nhiều con chiên cũng như đe dọa các chức sắc của nhà thờ. Cuộc tấn công này nhằm lấy đất của đan viện.

Thượng tọa Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cho biết chính quyền thành phố HCM dự định sẽ thu hồi mảnh đất của nhà chùa để xây dựng dự án.

Chính quyền Hà Nội đã lấy đất của nhà dòng thuộc Nhà thờ Thánh Saint Paul ở Hai Bà Trưng để làm trường học và bệnh viện rồi gần đây bán cho tư nhân mặc cho sự phản đối của nhà thờ.

Cô Cấn Thị Thêu, một người hoạt động về quyền đất đai và bị bắt hôm 10/6, đang ở tình trạng sức khỏe tồi tệ khi cô tuyệt thực để phản đối việc bắt giữ cô. Trong buổi gặp với luật sư Hà Huy Sơn, cô cho biết cô đi tiểu và ho ra máu.

Một số tổ chức xã hội dân sự đã kêu gọi các tổ chức tài chính quốc tế và các chính phủ nước ngoài cài các điều kiện về nhân quyền vào các khoản vay cung cấp cho chính phủ Việt Nam. Tiền vay từ các tổ chức này có thể được sử dụng để chống lại nhân dân bên cạnh việc tham nhũng từ quan chức chính phủ, họ nói.

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam (VCHR) đã phê phán việc Việt Nam còn áp dụng án tử hình tại Hội nghị Quốc tế về Chống án tử hình ở Oslo.

Và nhiều tin quan trọng khác

==========20-06==========

Việt Nam rút thẻ nhà báo của Mai Phan Lợi, quy kết ông lăng mạ quân đội

Bộ Thông tin và Truyền thông hôm 20/6 ra quyết định thu hồi thẻ nhà báo của ông Mai Phan Lợi, trưởng văn phòng đại diện báo Pháp Luật TP. HCM tại Hà Nội vì phát ngôn của ông liên quan vụ máy bay quân sự Việt Nam mất tích.

Thông báo của bộ này nói ông Lợi đã “xúc phạm nghiêm trọng danh dự của Quân đội nhân dân Việt Nam, gây tổn thương sâu sắc đến gia đình, người thân, đồng đội của những cán bộ, chiến sỹ gặp nạn khi đang làm nhiệm vụ; làm tổn hại đến uy tín của đội ngũ những người làm báo”.

Sự việc xảy ra ngày 16/6 khi có tin máy bay quân sự CASA trong quá trình tìm kiếm tiêm kích Su-30MK2 đã bị mất tích.

Trên diễn đàn Nhà Báo Trẻ, ông Lợi đặt một thăm dò, với lời đầu: “Vì sao CASA tan xác?”

“Thật đau xót đến giờ này vẫn chưa tìm được 9 cán bộ trên máy bay CASA, nhưng có thắc mắc thật khó lý giải thuyết phục là tại sao máy bay tan xác?”

Trong thăm dò, ông Lợi đặt ra các giả thiết như “Máy bay bị tác động bên ngoài nên vỡ”, “Máy bay rơi từ cao xuống biển nên vỡ vụn”…

Phát ngôn này sau đó được xóa khỏi diễn đàn, nhưng đã gặp chỉ trích nặng nề trên mạng xã hội và báo chí nhà nước.

=======21-06======

Chính quyền Việt Nam tăng cường trấn áp những tôn giáo chưa đăng ký, cướp đất đai của dân thường và cơ sở tôn giáo

Chính quyền địa phương ở nhiều nơi tăng cường trấn áp những tổ chức tôn giáo chưa đăng ký, tổ chức cướp đất đai cùa họ và cản trở những người theo đạo phái đến hành lễ tại nơi thờ tự.

Trong hai ngày 19 và 20/6, chính quyền địa phương tỉnh An Giang đã đưa một lực lượng lớn cảnh sát tấn công cơ sở của Phật giáo Hòa Hảo ở huyện Chợ Mới, đánh đập người theo đạo. Cô Lê Thị Hồng Hạnh và Nguyễn Thị Bích Ngọc đã bị thương tích nặng nề cho bị cảnh sát địa phương đánh.

Để phản đối lại sự đàn áp của chính quyền địa phương, trụ trì chùa Thanh Minh đã tẩm xăng tự thiêu, tuy nhiên những người khác đã cản ông.

Ngày thứ Hai, chính quyền Huế đã đưa 200 cảnh sát tấn công Thiên An Đan viện, phá hủy nhiều cơ sở vật chất và đánh đập nhiều con chiên cũng như đe dọa các chức sắc của nhà thờ. Cuộc tấn công này nhằm lấy đất của đan viện.

Thượng tọa Thích Không Tánh, trụ trì chùa Liên Trì thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất cho biết chính quyền thành phố HCM dự định sẽ thu hồi mảnh đất của nhà chùa để xây dựng dự án .

Chính quyền Hà Nội đã lấy đất của nhà dòng thuộc Nhà thờ Thánh Saint Paul ở Hai Bà Trưng để làm trường học và bệnh viện rồi gần đây bán cho tư nhân mặc cho sự phản đối của nhà thờ.

Theo Hiến pháp 2013, đất đai thuộc sở hữu nhà nước và do vậy chính quyền các cấp có thể tùy tiện lấy đất đai của nhân dân rồi bán cho các nhà đầu tư với giá đắt gấp hàng trăm lần giá đền bù. Điều này đã làm cho hành nghìn dân trở thành dân oan ở khắp cả nước.

===================

Xã hội dân sự Việt Nam khuyến nghị cài nhân quyền vào điều kiện cho vay tín dụng quốc tế đối với chính phủ Việt Nam

Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, Hội Cựu tù nhân Lương tâm Việt Nam, Hội Anh em Dân chủ, Giáo hội Việt Nam Thống nhất, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy và Giáo Hội Liên Hữu Lutheran Vietnam-Hoa Kỳ đã ra một tuyên bố chung khẩn thiết khuyến nghị các tổ chức tín dụng và các chính phủ quốc tế rằng đã đến lúc cần suy nghĩ một cách nghiêm túc về cài nhân quyền như một trong những điều kiện tiên quyết vào các chương trình cung cấp tín dụng, đặc biệt là vốn ODA và IDA, kể cả vay vốn ODA với lãi suất thị trường (không ưu đãi) cho Việt Nam.

Và đặc biệt là cài nhân quyền vào kế hoạch ký kết và giải ngân 22 tỷ USD vốn ODA còn lại cho Việt Nam, dù số tiền này đã được ký theo từng dự án hay mới chỉ là cam kết theo lộ trình đến năm 2020 và sau năm 2020.

Nghị định quản lý và sử dụng vốn ODA của Việt Nam phải được cải cách triệt để. Phải có vai trò và quyền lực rất cụ thể của người dân và những tổ chức giám định độc lập ODA của nước ngoài trong đó.

Viện trợ ODA phải được sử dụng đúng mục đích, đặc biệt không được sử dụng cho mục đích “chi thường xuyên” bao gồm chi cho lực lượng công an. Hãy chú ý về kế hoạch vay trả nợ năm 2016 đã được Chính phủ Việt Nam phê duyệt, trong đó có nguồn vay từ vốn ODA ưu đãi là 99.000 tỷ đồng, tương đương 4,7 tỷ USD, trong đó có 56.000 tỷ đồng để “bù đắp bội chi ngân sách”, tức dùng cho mục “chi thường xuyên”.

Nếu từ năm 2014, giới nghị sĩ Mỹ đã cài quyền tự do tôn giáo vào TPP thì tại sao WB, IMF, ADB và những quốc gia như Nhật Bản, Australia, Liên minh châu Âu lại không hướng đến Xã hội dân sự, tự do ngôn luận, tự do thông tin và quyền “dân chủ cơ sở” của người dân để buộc giới quan chức Việt Nam bớt tham nhũng tiền đóng thuế của công dân các nước viện trợ?

Hãy buộc chính phủ Việt Nam phải đáp ứng những đòi hỏi thiết yếu về nhân quyền sau đây:

– Trả tự do cho tất cả tù nhân lương tâm;

– Tôn trọng quyền tự do biểu đạt, tụ họp ôn hoà và lập hội, trong đó có các nghiệp đoàn, tổ chức tôn giáo và tổ chức xã hội dân sự độc lập;

– Cải tổ luật nhằm xoá bỏ những điều vi phạm các quyền kể trên và bao gồm những điều phát huy các quyền ấy;

– Công nhận và hợp tác với xã hội dân sự độc lập.

Xã hội dân sự Việt Nam khuyến nghị cài nhân quyền vào điều kiện cho vay tín dụng quốc tế đối với chính phủ Việt Nam

========== 22-06==========

Việt Nam bị tố cáo áp dụng án tử hình tại Hội nghị Thế giới Chống Án Tử hình

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights, VCHR), thành viên FIDH, đã lên tiếng chống lại việc sử dụng hình phạt bất nhân, tàn bạo, hạ giá nhân phẩm qua án tử hình, và kêu gọi Việt Nam thực hiện tức khắc lệnh tạm ngưng như bước đầu tiến đến hủy bỏ Án Tử hình, tại Hội nghị Thế giới Chống Án Tử hình lần thứ 6 tại thủ đô Oslo.

Tại hội nghị với sự tham gia của 1.300 đại biểu đến từ 80 quốc gia trên thế giới, kể cả 20 Bộ trưởng, 200 Dân biểu Quốc hội, học giả, luật sư và thành viên thuộc các xã hội dân sự, bà Ỷ Lan Penelope Faulkner, đại diện Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam, nhấn mạnh đến trường hợp Việt Nam, là một trong khoảng 25 quốc gia còn thi hành án tử hình. Bà nói “Sử dụng án tử hình tại Việt Nam đã đặc biệt gây ra nhiễu loạn vì thiếu quá trình luật pháp. Tại một nước độc đảng như Việt Nam, ngành tư pháp không độc lập nên các án tòa thường xử bất công. Một số án tử hình vừa qua căn cứ trên lời thú tội vì bị tra tấn”.

Bà Ỷ Lan Faulkner cho công bố tại Hội nghị bản phúc trình mới của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam “Án tử hình tại Việt Nam” – The Death Penalty in Vietnam – cho thấy một cái nhìn tổng quan về chính sách, hành xử án tử hình, những điều kiện vô nhân đạo qua hàng loạt cách chết, và những trường hợp kết tội sai lầm. Tính đến năm 2010, các án tử hình bị xử bắn. Từ đó Quốc hội thông qua việc sử dụng chích thuốc độc như một tiến trình “nhân đạo hơn”. Sau cuộc cấm chỉ xuất cảng thuốc độc của Liên Âu, Việt Nam cho phép sử dụng “thuốc độc bản địa” chưa được thử nghiệm, để giảm thiểu số tù nhân bị án. Tù nhân đầu tiên bị xử theo thể thức mới năm 2013 là Nguyễn Anh Tuấn, 27 tuổi, phải mất 2 giờ đồng hồ mới chết.

Tháng 11 năm 2015, Việt Nam cho biết đã bỏ án tử hình cho 7 loại tội trong cuộc sửa đổi bộ Luật Hình sự, làm giảm con số án tử hình tử 22 xuống 15. Tuy nhiên, bản phúc trình của Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam phát giác 18 tội vẫn còn bị xử án tử hình tại Việt Nam hôm nay; một tội mới được thêm vào, còn những tội khác, chẳng hạn như xúc phạm ma túy, chỉ đơn giản được thay đổi vị trí trong bộ luật. Bản phúc trình nêu rõ danh sách 18 tội phạm này. Bộ Luật Hình sửa đổi sẽ có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm nay 2016.

Mặc bao áp lực quốc tế, Việt Nam vẫn không bãi bỏ án tử hình cho những tội phạm mơ hồ dưới đề mục “an ninh quốc gia” trong bộ Luật Hình sự sửa đổi. Trái lại, còn thêm tội mới gọi là “những hành vi khủng bố nhằm chống đối chính quyền nhân dân” (Điều 115). Thực vậy, Chương XIII của bộ luật về “Những tội xâm phạm An ninh Quốc gia” bao gồm 6 tội bị tuyên án tử hình, hơn tất cả mọi hạng mục tội phạm khác.

Bà Ỷ Lan Faulkner nói : “Dưới những điều luật nguy hại về “an ninh quốc gia”, hoàn toàn trái chống với các điều luật nhân quyền quốc tế, những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam đều có thể bị kết án tử hình mà lý do chỉ vì phê phán Đảng Cộng sản hay ôn hòa đề xuất những quan điểm chính trị khác”.

Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam đưa ra những trường hợp như Phan Văn Thu, bị kết án chung thân năm 2013 bằng Điều 79 của bộ Luật Hình sự (tức Điều 109 trong bộ Luật sửa đổi) về “những hành động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, mà thực tế ông chỉ kêu gọi bảo vệ môi sinh.

Hội nghị Thế giới Chống Án Tử hình họp mỗi 3 năm một lần. Trọng tâm năm nay nhắm vào Án tử hình và nạn khủng bố, thiểu số và sức khỏe tâm thần.

Việt Nam bị tố cáo lưu hành Án tử hình tại Hội nghị Thế giới Chống Án Tử hình lần thứ 6 ở Oslo / Na Uy

————————————-

VCHR tố cáo Việt Nam che giấu đàn áp người biểu tình tại Việt Nam

Ông Võ Văn Ái, chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam (VCHR), nhân danh Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền đã trình bày một loạt đàn áp các xã hội dân sự và những người bảo vệ nhân quyền tại các nước Việt Nam, Bahrein, Egypte, Arabie Saoudite, Iran, Trung quốc, Campuchia và Turquie.

Tại cuộc họp của Liên Hợp quốc ở Geneva trong ngày 22/6, ông Ái tố cáo trước Hội đồng Nhân quyền LHQ sự im lặng vô tâm của bà Phó chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh liên quan đến những “đàn áp thô bạo” chống những người biểu tình ôn hòa.

Ông Ái nói : “Ở địa vị thành viên Hội đồng Nhân quyền LHQ, Việt Nam phải có can đảm đến đây giải thích những lạm quyền và bạo hành đối với những công dân chỉ muốn nói lên mối quan tâm chính đáng về thảm họa ô nhiễm chưa từng có dọc bờ biển miền Trung. Thế nhưng bài diễn văn của bà Phó chủ tịch Nước chỉ tán dương sự hợp tác và đối thoại để cải tiến việc bảo vệ nhân quyền, trong khi ấy thì tại Việt Nam, sự đối đầu và bạo động là chính sách của nhà cầm quyền”.

Từ tháng Tư năm 2016, thảm họa ô nhiễm sinh thái xẩy ra dọc bờ biển miền Trung, hàng trăm tấn cá chết lềnh bềnh trên bãi biển. Nạn ô nhiễm làm phá sản ngư dân và nghề nuôi trồng thủy sản của đại đa số nhân dân địa phương. Khoảng 200 cây số bờ biển miền Trung bị ô nhiễm qua các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa thiên Huế.

Thảm nạn sinh thái đã gây bất mãn trong lòng dân chúng. Trên toàn quốc nhiều cuộc vận động thông qua các mạng xã hội kêu gọi xuống đường biểu tình đòi hỏi nguyên nhân. Mỗi ngày chủ nhật, hàng nghìn người xuống đường trong các thành phố lớn, yêu cầu chính quyền minh bạch hóa thảm nạn và tố cáo những thủ phạm gây ô nhiễm.

Sự hồi đáp duy nhất của nhà cầm quyền là những cuộc đàn áp và bạo hành đối với người biểu tình ôn hòa, hay bắt bớ họ tùy tiện, hay dùng mọi biện pháp ngăn chặn đường sá, hoặc ngay tại nhà không cho dân đến nơi tập họp biểu tình.

Ngày 8 tháng 5 vừa qua, nhiều người chứng kiến cho biết hàng trăm người xuống đường biểu tình tại các thành phố Hồ Chí Minh, Nhatrang, Đà Nẵng và Hà Nội đã bị đánh đập dã man rồi dẫn độ về đồn công an giam giữ. Hàng trăm người biểu tình hôm 15 tháng 5 tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội đã bị bắt đưa vào “Trại Xã hội” chẳng khác chi nhà tù. Qua ngày 22 tháng 5 , thời gian Tổng Thống Hoa Kỳ viếng thăm Việt Nam, nhà cầm quyền mở những cuộc đàn áp lớn rộng để ngăn ngừa các cuộc biểu tình, nhiều nhà hoạt động trong các xã hội dân sự bị quản chế, hay bắt bớ phi pháp. Ngày 5 tháng 6, công an ngăn cấm các cuộc biểu tình tại Hà Nội và Saigon, ít nhất đã có 30 người hoạt động nhân quyền bị bắt.

Trong cùng thời gian nói trên, các mạng xã hội như Faceboock, Instagram và Twitter bị khóa. Đây là những kênh thông tin mà người biểu tình sử dụng để gọi kêu nhau xuống đường phản đối.

Mặc dù nhiều nhà khoa học Việt Nam đã tìm thấy nguyên nhân gây ô nhiễm đến từ chất độc thải vào nước biển từ nhà máy thép ở Vũng Áng, nhưng chính quyền vẫn chưa công khai đưa ra lời kết luận, dường như để bao che các thủ phạm.

Cuộc đàn áp lớn rộng trên toàn quốc chống những người biểu tình chẳng có gì mới mẽ tại Việt Nam. Nó là hiện tượng xẩy ra trong bối cảnh của chủ trương đàn áp thẳng tay sau Đại hội Đảng lần thứ 12 đầu năm nay, khi đa số lãnh đạo lên nắm quyền thuộc giới công an và quân đội.

=======24-06=======

Việt Nam phạt hành chính 2 người phát tài liệu Pháp Luân Công

Công an ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm hôm thứ Sáu ra quyết định xử phạt hành chính đối với hai người theo Pháp Luân Công. Theo truyền thông trong nước, ông Phạm Văn Mới, 36 tuổi, đến từ Hậu Giang, và bà Nguyễn Thị Sen, 42 tuổi, đến từ Hà Nội, bị công an bắt gặp đang phát tán tài liệu về Pháp Luân Công.

Công an thành phố Phan Rang – Tháp Chàm cáo buộc ông Mới và bà Sen tội “tuyên truyền trái phép”, và thu giữ của họ gần 100 ấn phẩm về Pháp Luân Công.

Pháp Luân Công, hay Pháp Luân Đại Pháp, là một hệ thống luyện tập cơ thể và tinh thần dựa trên nguyên lý Chân Thiện Nhẫn, được ông Lý Hồng Chí giới thiệu cho công chúng năm 1992, tại thành phố Trường Xuân, Trung Cộng. Môn tập này không ngừng phát triển như một môn khí công, được Hiệp Hội Nghiên Cứu Khoa Học Khí Công Trung Cộng công nhận.

Đến năm 1999, khi Pháp Luân Công có số học viên đông đến hàng chục triệu người, thì nhà cầm quyền ở Bắc Kinh hoảng sợ và bắt đầu đàn áp. Các học viên Pháp Luân Công bị bắt cóc, tống giam một cách bí mật và bị xét xử một cách bất công.

Khi các sách của Pháp Luân Công trở thành những cuốn sách bán chạy nhất vào năm 1996, ngay lập tức các sách này cũng bị nhà cầm quyền Trung Cộng cấm xuất bản.

Cộng Sản Việt Nam đàn áp Pháp Luân Công theo đúng đường lối hà khắc của quan thầy phương Bắc, một phần vì xem Pháp Luân Công là một giáo phái, mà chế độ CSVN vốn không chấp nhận tự do tôn giáo.

Việt Nam phạt hành chính 2 người phát tài liệu Pháp Luân Công

=========== 24-06==========

Sức khỏe của nhà hoạt động về quyền đất đai Cấn Thị Theu nguy kịch trong trại giam

Sức khỏe của cô Cấn Thị Theu, một nhà hoạt động về quyền đất đai và bị bắt hôm 10/6, rất yếu vì cô đã tuyệt thực từ hôm bị bắt cho tới hôm 23/6. Luật sư Hà Huy Sơn, người đã tham dự cuộc hỏi cung cô Thêu cho biết cô được dìu đi bởi hai người tới phòng hỏi cung.

Cô Thêu cho biết cô tuyệt thực để phải đối việc bắt giữ cô trái phép. Cô cho biết cô đã đi tiểu và ho ra máu.

Cô Theu bị bắt lại chỉ sau gần 1 năm được trả tự do, và cô có thể đối diện với án tù 7 năm cho cáo buộc gây rối trật tự công cộng.

=========25-06=========

Viện KSND yêu cầu trả tự do ngay khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam từ 1/7/2016

Theo Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, kể từ ngày 01/7/2016, khi đã hết thời hạn tạm giữ, tạm giam thì người bị tạm giữ, tạm giam phải được trả tự do ngay, nếu họ không bị giam, giữ về một hành vi vi phạm pháp luật khác. Trường hợp xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.

Trong trường hợp lệnh, quyết định tạm giữ; lệnh, quyết định tạm giam ghi rõ: “Hết thời hạn tạm giữ, tạm giam này, cơ sở giam giữ có trách nhiệm trả tự do cho người bị tạm giữ, tạm giam nếu họ không bị giam giữ về hành vi vi phạm pháp luật khác”; thì đến ngày cuối cùng của thời hạn tạm giữ, tạm giam theo quy định của BLTTHS, đơn vị kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam phải tiến hành kiểm sát, nếu cơ sở giam giữ không trả tự do thì ra văn bản yêu cầu cơ sở giam giữ trả tự do ngay cho người đang bị tạm giữ, tạm giam. Trong văn bản yêu cầu nêu rõ: Cơ sở giam giữ không trả tự do ngay cho người đang bị tạm giữ, tạm giam là vi phạm pháp luật và chịu hoàn toàn trách nhiệm với những hậu quả có thể xảy ra.

Tăng cường công tác kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam nhằm kịp thời phát hiện các trường hợp tạm giữ, tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật. Nếu phát hiện việc tạm giữ, tạm giam không có căn cứ và trái pháp luật, đơn vị kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam phải: Tiến hành lập biên bản vi phạm, đồng thời, báo cáo và tham mưu cho Viện trưởng VKSND cùng cấp quyết định trả tự do ngay cho người bị tạm giữ, tạm giam; gửi báo cáo ngay về VKSND tối cao (Vụ 8) để quản lý, chỉ đạo thống nhất; kháng nghị, kiến nghị cơ quan đang thụ lý vụ án, cơ sở giam giữ (nếu có vi phạm), đồng thời thông báo cho Cơ quan điều tra VKSND tối cao hoặc Cơ quan điều tra Viện kiểm sát quân sự Trung ương xem xét, xử lý đối với cá nhân có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.

Viện trưởng VKSNDTC yêu cầu Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc VKSNDTC, Viện trưởng VKSND cấp cao, Viện trưởng VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức triển khai, quán triệt trong cơ quan, đơn vị mình để bảo đảm thi hành đúng, đầy đủ các nội dung sửa đổi, bổ sung lớn liên quan đến việc bắt, tạm giữ, tạm giam trong BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015, Nghị quyết số 110/2015/QH13,Nghị quyết số 109/2015/QH13 của Quốc hội về việc thi hành BLHS năm 2015, BLTTHS năm 2015 và Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam. Đồng thời, giao Vụ 8 VKSNDTC tổng hợp khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện báo cáo Lãnh đạo VKSNDTC chỉ đạo, hướng dẫn./.

Từ ngày 01/7 phải trả tự do ngay khi hết thời hạn tạm giữ, tạm giam

======== 26-06========

Nhà Trắng trả lời kiến nghị thỉnh nguyện thư về vụ cá chết ở Miền Trung

Nhà Trắng, qua We The People đã có trả lời chính thức về thỉnh nguyện thư về vụ cá chết hàng loạt ở biển Bắc Trung Bộ. Trong thư trả lời, Nhà Trắng đã tập trung thông điệp chính vào quyền tự do và sự cần thiết để người dân tham gia giải quyết vấn đề môi trường.

Sau đây là toàn văn trả lời

Cám ơn các bạn đã ký vào kiến nghị về cơn khủng hoảng cá tại miền Trung Việt Nam.

Chúng tôi bày tỏ quan ngại sâu sắc đến người dân ở các tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam trong lúc họ nổ lực khắc phục tình trạng thất thoát nguồn hải sản và những tác động vào đời sống.

Trong lúc Việt Nam tìm cách giải quyết cơn khủng hoảng môi trường này, chính quyền Hoa Kỳ sẵn sàng giúp đỡ. Đại sứ Osius đã liên lạc trực tiếp với các viên chức cao cấp của chính quyền Việt Nam để đề nghị giúp đỡ trong việc này, và chính quyền hai bên đang thảo luận những lãnh vực có thể hợp tác.

Việc dự phần của công chúng là yếu tố chính để giải quyết các thách đố về môi trường. Tương tự như kinh nghiệm của chúng tôi tại Hoa Kỳ, chúng tôi khuyến khích chính quyền Việt Nam gia tăng việc hợp tác với các tổ chức xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ về môi trường, để có thể giúp những người bị nạn, bảo đảm được trách nhiệm và sự minh bạch trong nỗ lực dọn sạch, và giúp xây dựng chính sách để ngăn ngừa vấn đề tái diễn trong tương lai.

Trong chuyến viếng thăng Việt Nam vào ngày 22-25 tháng Năm, Tổng thống Obama đã tiếp xúc trực tiếp với chính quyền, giới kinh doanh, các lãnh đạo xã hội dân sự, cũng như sinh viên và doanh nhân. Tổng thống Obama đã phát biểu:

“Khi người công dân được quyền tự do tổ chức trong xã hội dân sự, thì quốc gia có thể giải quyết tốt hơn những vấn nạn mà chính quyền đôi khi không thể tự mình giải quyết.”

Hợp tác về môi trường là một khía cạnh quan trọng trong Quan Hệ Đối Tác Toàn Diện Mỹ-Việt. Trong chuyến viếng thăm Việt Nam của tổng thống Obama, Hoa Kỳ và Việt Nam đã khởi động Quan Hệ Đối Tác Khí Hậu Mỹ-Việt, để giúp hai quốc gia chúng ta thực hiện Hiệp Ước Paris lịch sử. Chúng tôi hỗ trợ những nỗ lực bảo tồn môi trường giúp đưa chính quyền, kinh doanh, và xã hội dân sự lại gần nhau chẳng hạn như Liên Minh Hạ Long-Cát Bà, để bảo vệ những kho báu quốc gia của Việt Nam.

Chúng tôi cũng đồng thời tăng cường mối cam kết chung đối với cuộc sống biển thế giới qua những chuẩn mực môi trường cao được định ra trong TPP, một hiệp ước cam kết bảo vệ môi trường thiết thực nhất trong các hiệp ước giao thương trong lịch sử.

Nhà Trắng trả lời kiến nghị thỉnh nguyện thư về vụ cá chết ở Miền Trung