TMCNN | 29-06-2016
Báo chí trong nước loan tin, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, Văn phòng Chính phủ sẽ công bố nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt tại các bờ biển Miền Trung vào chiều ngày 30.06 tại Hà Nội.
Bộ Công An và Bộ Tài Nguyên và Môi trường được Chính phủ giao phối hợp với các cơ quan khác để làm rõ “nguyên nhân” cá chết.
Chính phủ vi phạm luật
Cách thức công bố này xem thường người dân và không đúng trình tự thủ tục luật quy định. Đó là lời nhận xét của Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Quản xứ giáo xứ An Bằng thuộc Giáo phận Huế:
“Không thể công bố kết quả nguyên nhân cá chết thông qua một cuộc họp báo được, mà phải có một thông tư của chính phủ gửi cho tất cả các hệ thống hành chánh, người đứng đầu nhà nước phải chính thức tuyên bố trên hệ thống truyền thanh như thế mới tôn trọng người dân. Bởi vì bên hành chánh là thủ tướng, chính phủ chịu trách nhiệm trả lời trước quần chúng. Khi chính phủ công bố nguyên nhân cá chết thì bên Tư pháp mới làm việc. Nếu chính phủ thấy không làm việc được thì xin từ chức.”
Sự thật “nguyên nhân” cá biển chết sẽ đi về đâu?
“Nguyên nhân” cá biển chết trắng xóa tại các tỉnh Miền Trung xảy ra vào những ngày trong tháng 4.2016 vừa qua sẽ tiếp tục bị lấp liếm và che giấu sự thật bản chất của vấn đề. Lm Phêrô Giải bình phẩm:
“Mọi việc sẽ ậm ờ thôi, đùn đẩy cho cấp dưới làm, sau đó cấp trên lại xin lỗi thôi. Họ không dám công khai một cách chính xác đâu, nhưng mình cứ chờ đợi vào ngày mai nếu như họ có thành tâm thiện chí. Nhưng cách họ tuyên bố thì không có thiện chí và thật tâm gì hết.”
Đồng tình với ý kiến của Lm Phêrô Giải, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, sống tại Đà Lạt, nhấn mạnh rằng, các quan chức VN không bao giờ dám nêu đích danh Trung Cộng đã, đang và sẽ có những kế hoạch phá hủy nòi giống Dân Việt và phá hoại đất nước VN. TS Hà Sĩ Phu nhận định:
“Mình không bao giờ triệt tiêu hết cái hy vọng để khẳng định một cái xấu. Nhưng trong chuyện này thì tôi không thể tin có khả năng tốt được. Nếu họ xác định Formosa có lỗi thì không phải tội của Formosa mà chính là tội của nhà cầm quyền, của đảng bởi vì [họ] đã ký rồi, đã ăn tiền của nó nhiều rồi thì bây giờ phải lo chối tội cho nó chứ không dám công bố nguyên nhân. Vũng Áng chỉ là một điểm thôi, toàn cục của Trung Quốc là đầu độc cả dân tộc VN, làm suy yếu nòi giống, do đó VN không bao giờ dám phanh phui chuyện này cho đến nơi cả, họ sẽ dàn xếp mọi chuyện, che giấu chứ không bao giờ dám chỉ đích danh cái nguy cơ bởi vì Formosa là của Đài Loan nhưng cũng có liên quan tới Trung Quốc, Formosa xây dựng ngay tại điểm yếu của VN. Việc thoát Trung cực kỳ khó, nó ràng buộc ngài vàng của các ông lãnh đạo này.”
Làm sáng tỏ “nguyên nhân” cá chết là điều chính đáng mà người dân đòi hỏi và buộc nhà chức trách cần điều tra làm rõ là ý kiến của Lm Phêrô Hoàng Anh Ngợi, Quản xứ giáo xứ Cồn Sẻ:
“Tôi là linh mục Quản xứ, tôi rất tha thiết cần phải minh bạch cho người dân biết nguyên nhân, kể cả người không làm biển thì họ cũng thiết tha như vậy. Đây là điều chính đáng và cần thiết trước hết. Thứ hai, khi biết rõ nguyên nhân rồi, cần bồi thường thiệt hại cho người dân trong suốt ba tháng qua. Và nếu như tình trạng biển vẫn còn gặp khó khăn, đề nghị nhà nước và chính phủ cần phải có giải pháp tối ưu để ổn định đời sống kinh tế và tinh thần của người dân.”
Tuy nhiên, nhiều người dân đã không còn niềm tin vào nhà cầm quyền cộng sản bởi họ “nói một đằng, làm một nẻo” với mục đích bảo vệ cái “ghế quyền lực” của các quan chức. Ông Hòa, giáo dân giáo xứ Đông Yên và là ngư dân nói:
“Tôi không tin tưởng họ sẽ công bố cách minh bạch về vấn đề vụ cá chết, do tôi mất hẳn niềm tin vào nhà cầm quyền này và bởi vì nhiều việc họ làm không chính danh. Nếu họ làm vì dân vì nước thì họ công bố lâu rồi, không để vòng vo cho đến bây giờ, tốn bao nhiêu công sức của cải của người dân.”
Cuộc sống ngư dân vẫn bế tắc
Một trong những nơi chịu thảm họa ô nhiễm môi trường biển nặng nề nhất do “nhân tai” gây ra là bà con giáo dân giáo xứ Đông Yên, giáo phận Vinh, nằm sát bên cạnh khu công nghiệp Formosa, rơi vào tình cảnh khốn đốn vì “mất nghiệp”, chưa chuyển đổi được nghề nghiệp…Ngư dân tên Hòa chia sẻ:
“[Hiện nay, người dân] thất nghiệp không có việc làm suốt ba tháng nay và chỉ đi đến chỗ chết mà thôi. Người dân ngồi chờ chết dưới sự vô cảm của chính quyền, sự vô cảm này có thể là sự sợ hãi của chính quyền.”
Cũng rơi vào tình cảnh tương tự như bà con ngư dân ở Đông Yên, tình trạng bà con giáo dân giáo xứ Cồn sẻ cũng không thoát khỏi thảm cảnh này, khi ngư dân bị “mất nghiệp”, chưa chuyển đổi được nghề nghiệp… Lm Phêrô Ngợi, Quản xứ giáo xứ Cồn Sẻ bày tỏ:
“Cuộc sống rất khó khăn, dù là nghèo nhưng bà con vẫn cố gắng vượt lên những bất ổn trong cuộc sống. Trong bữa cơm không có gì ăn, bữa cơm thiếu chất đinh dưỡng chỉ có canh và may ra gia đình nào có tiền thì có một chút thịt, nhưng cũng không thể nào mà ổn định được cuộc sống cho bà con. Ngoài ra bà con còn gặp nhiều gặp khó khăn khác, ví dụ như không có kinh phí đi khám chữa bệnh khi con ốm đau, con đi học… và bao nhiêu nỗi lo, nỗi trăn trở của người dân. Tàu thì vẫn neo đậu, đi đánh bắt cá về, không ai mua. Gần 400 cái thuyền nhỏ nằm không, bị tê liệt hoàn toàn.”
Thất nghiệp, nghèo đói, bỏ học, bệnh tật… là viễn cảnh tương lai mù mịt cho bà con ngư dân và cả dân tộc VN. Lm Phêrô Giải, Quản xứ giáo xứ An Bằng nhận xét:
“Ba tháng qua, người dân An Bằng người bên Lương cũng như người Công Giáo đưa thuyền, ghe lên bờ mà phơi nắng. Những người làm ruốc, nước mắm, làm cá… cũng úp lu, úp chảo không có công ăn việc làm, họ không dám làm vì làm chưa chắc người ta mua và lương tâm không cho phép họ chế biến cá nhiễm độc. Ở đây, họ làm cá để tích lũy vốn liếng cho mùa đông sắp tới, mùa này không có đồng nào vô thì mùa đông biết tính thế nào. Đây là một thảm họa tương lai mù mịt cho người dân.”
“Có một vài giáo dân đi ra biển khơi đánh cá cách bờ biển khoảng 50 hải lý hướng về Biển Đông thuộc hải phận VN nhưng toàn là tàu của Trung Quốc. Không biết đâu là biển của VN nữa. Những còn tàu này rộng lớn, cao và bề thế lắm đánh hết cá của VN, do đó những tàu lớn của VN khi ra khơi thấy những con tàu này thì rút lui vì có ai bảo đảm cho sự an toàn của người ngư dân VN đâu, cũng như có ai bảo đảm cho sự an toàn của hải đảo và hải phận của VN đâu.” Lm Phêrô Giải nói.
Giáo xứ An Bằng thuộc xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm cách bờ biển An Bằng khoảng 100m. Bà con giáo dân đa số là ngư dân. Nơi đây cũng chịu nhiều ảnh hưởng do vụ thảm họa ô nhiễm môi trường biển vừa qua.
Sau vụ thảm họa, cả nước nhiều cuộc biểu tình nổ ra vào những ngày cuối tuần trong tháng 5 tại Hà Nội, Sài Gòn, Quảng Bình và Nghệ An. Tuy nhiên, nhà cầm quyền đã huy động lực lượng áo xanh, đô thị, thường phục – được xem là “lực lượng không có chức năng” – trấn áp người dân xuống đường biểu tình, tọa kháng ôn hòa.
Đặc biệt, nhà cầm quyền cs VN đã khước từ sự hỗ trợ của chính phủ Đài Loan và chính phủ Hoa Kỳ cùng tìm ra nguyên nhân cá biển chết tại các tỉnh Miền Trung.
Cách đây chưa đầy một tuần, Nhà Trắng đã chính thức trả lời kiến nghị của hơn 142.751 người về vụ cá chết ở Miền Trung ở Việt Nam. Trong thư trả lời, Nhà Trắng đã tập trung thông điệp chính vào quyền tự do và sự cần thiết để người dân và các tổ chức xã hội dân sự tham gia giải quyết vấn đề môi trường.
Che dấu thông tin là một tội ác
Nhưng để che dấu và không cho người dân tiếp cận thông tin, nhà cầm quyền cs đã liên tiếp gây tội ác có hệ thống. Tại Điều 25 Hiến pháp qui định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Trong vụ “cá chết”, theo qui định pháp luật, người dân có quyền tự do “tiếp cận thông tin”, nhưng do nhà cầm quyền cố tình bưng bít nên nhiều người dân đã tìm kiếm thông tin tại nơi xẩy ra sự kiện thì đã bị nhà cầm quyền bắt bớ như Cựu TNLT Trương Minh Tam, Cựu TNLT Chu Mạnh Sơn, Cộng tác viên GNsP và nhiều người khác. Để đòi quyền “tiếp cận thông tin”, người dân phải thực hiện quyền biểu tình đòi nhà cầm quyền minh bạch, công bố nguyên nhân cá chết thì lập tức họ bị cả một hệ thống bạo lực trấn áp, đánh đập, bắt giam… Để ngăn chặn mọi quyền “tự do ngôn luận” của người dân liên quan đến biển chết, cá chết nhà cầm quyền huy động mọi lực lượng dưới trướng sẵn sàng thóa mạ, chà đạp nhân phẩm, danh dự… bằng cả một “chương trình truyền hình” tìm kiếm động cơ chia sẻ thông tin cá chết.
Trong khi đó, Trung Cộng ra sức làm điều ngược lại, cho công dân họ “tiếp cận các thông tin” chống lại dân tộc Việt Nam. Thông tin do chính báo lề phải cho thấy nhà cầm quyền cs Việt Nam buông lỏng quản lý, để cho “tuyên truyền viên Trung Quốc” núp bóng hướng dẫn viên du lịch thuyết minh cho du khách ngay tại các bãi biển Việt Nam rằng: “Theo đó, khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng), Xue Chun Zhe nói: “14 thế kỷ trước Việt Nam thuộc một bộ phận phía bắc Trung Quốc. Sau này Việt Nam đã độc lập rồi tự thành lập một quốc gia, nhưng nó vẫn là quốc gia phụ thuộc, phải triều cống cho Trung Quốc”.
Một hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt cho biết thêm, nhiều hướng dẫn viên Trung Quốc khi dẫn đoàn qua biển Mỹ Khê ngang nhiên giới thiệu biển Đà Nẵng là biển của Trung Quốc.
“Hướng dẫn viên người Trung Quốc nói với khách của họ rằng người Việt Nam rất ghét Trung Quốc nên đừng nghe những gì hướng dẫn viên người Việt nói. Nhiều khi có hướng dẫn viên người Việt đi cùng, họ không nói tiếng phổ thông mà nói giọng địa phương ở Hàng Châu, Thành Đô, Quảng Đông, Nam Ninh… nên dù biết tiếng Trung chúng tôi không hiểu họ nói gì”, một hướng dẫn viên du lịch giấu tên cho hay”.
Không phải không có lý do mà câu cửa miệng của người dân hôm nay nói về nhà cầm quyền: “hèn với giặc, ác với dân”!
Huyền Trang, GNsP
June 29, 2016
Chính phủ VN sẽ công bố nguyên nhân cá chết – Người dân mong đợi gì?
by Nhan Quyen • [Human Rights]
TMCNN | 29-06-2016
Báo chí trong nước loan tin, Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn cho biết, Văn phòng Chính phủ sẽ công bố nguyên nhân gây ra cá chết hàng loạt tại các bờ biển Miền Trung vào chiều ngày 30.06 tại Hà Nội.
Bộ Công An và Bộ Tài Nguyên và Môi trường được Chính phủ giao phối hợp với các cơ quan khác để làm rõ “nguyên nhân” cá chết.
Chính phủ vi phạm luật
Cách thức công bố này xem thường người dân và không đúng trình tự thủ tục luật quy định. Đó là lời nhận xét của Linh mục Phêrô Nguyễn Hữu Giải, Quản xứ giáo xứ An Bằng thuộc Giáo phận Huế:
“Không thể công bố kết quả nguyên nhân cá chết thông qua một cuộc họp báo được, mà phải có một thông tư của chính phủ gửi cho tất cả các hệ thống hành chánh, người đứng đầu nhà nước phải chính thức tuyên bố trên hệ thống truyền thanh như thế mới tôn trọng người dân. Bởi vì bên hành chánh là thủ tướng, chính phủ chịu trách nhiệm trả lời trước quần chúng. Khi chính phủ công bố nguyên nhân cá chết thì bên Tư pháp mới làm việc. Nếu chính phủ thấy không làm việc được thì xin từ chức.”
Sự thật “nguyên nhân” cá biển chết sẽ đi về đâu?
“Nguyên nhân” cá biển chết trắng xóa tại các tỉnh Miền Trung xảy ra vào những ngày trong tháng 4.2016 vừa qua sẽ tiếp tục bị lấp liếm và che giấu sự thật bản chất của vấn đề. Lm Phêrô Giải bình phẩm:
“Mọi việc sẽ ậm ờ thôi, đùn đẩy cho cấp dưới làm, sau đó cấp trên lại xin lỗi thôi. Họ không dám công khai một cách chính xác đâu, nhưng mình cứ chờ đợi vào ngày mai nếu như họ có thành tâm thiện chí. Nhưng cách họ tuyên bố thì không có thiện chí và thật tâm gì hết.”
Đồng tình với ý kiến của Lm Phêrô Giải, Tiến sĩ Hà Sĩ Phu, sống tại Đà Lạt, nhấn mạnh rằng, các quan chức VN không bao giờ dám nêu đích danh Trung Cộng đã, đang và sẽ có những kế hoạch phá hủy nòi giống Dân Việt và phá hoại đất nước VN. TS Hà Sĩ Phu nhận định:
“Mình không bao giờ triệt tiêu hết cái hy vọng để khẳng định một cái xấu. Nhưng trong chuyện này thì tôi không thể tin có khả năng tốt được. Nếu họ xác định Formosa có lỗi thì không phải tội của Formosa mà chính là tội của nhà cầm quyền, của đảng bởi vì [họ] đã ký rồi, đã ăn tiền của nó nhiều rồi thì bây giờ phải lo chối tội cho nó chứ không dám công bố nguyên nhân. Vũng Áng chỉ là một điểm thôi, toàn cục của Trung Quốc là đầu độc cả dân tộc VN, làm suy yếu nòi giống, do đó VN không bao giờ dám phanh phui chuyện này cho đến nơi cả, họ sẽ dàn xếp mọi chuyện, che giấu chứ không bao giờ dám chỉ đích danh cái nguy cơ bởi vì Formosa là của Đài Loan nhưng cũng có liên quan tới Trung Quốc, Formosa xây dựng ngay tại điểm yếu của VN. Việc thoát Trung cực kỳ khó, nó ràng buộc ngài vàng của các ông lãnh đạo này.”
Làm sáng tỏ “nguyên nhân” cá chết là điều chính đáng mà người dân đòi hỏi và buộc nhà chức trách cần điều tra làm rõ là ý kiến của Lm Phêrô Hoàng Anh Ngợi, Quản xứ giáo xứ Cồn Sẻ:
“Tôi là linh mục Quản xứ, tôi rất tha thiết cần phải minh bạch cho người dân biết nguyên nhân, kể cả người không làm biển thì họ cũng thiết tha như vậy. Đây là điều chính đáng và cần thiết trước hết. Thứ hai, khi biết rõ nguyên nhân rồi, cần bồi thường thiệt hại cho người dân trong suốt ba tháng qua. Và nếu như tình trạng biển vẫn còn gặp khó khăn, đề nghị nhà nước và chính phủ cần phải có giải pháp tối ưu để ổn định đời sống kinh tế và tinh thần của người dân.”
Tuy nhiên, nhiều người dân đã không còn niềm tin vào nhà cầm quyền cộng sản bởi họ “nói một đằng, làm một nẻo” với mục đích bảo vệ cái “ghế quyền lực” của các quan chức. Ông Hòa, giáo dân giáo xứ Đông Yên và là ngư dân nói:
“Tôi không tin tưởng họ sẽ công bố cách minh bạch về vấn đề vụ cá chết, do tôi mất hẳn niềm tin vào nhà cầm quyền này và bởi vì nhiều việc họ làm không chính danh. Nếu họ làm vì dân vì nước thì họ công bố lâu rồi, không để vòng vo cho đến bây giờ, tốn bao nhiêu công sức của cải của người dân.”
Cuộc sống ngư dân vẫn bế tắc
Một trong những nơi chịu thảm họa ô nhiễm môi trường biển nặng nề nhất do “nhân tai” gây ra là bà con giáo dân giáo xứ Đông Yên, giáo phận Vinh, nằm sát bên cạnh khu công nghiệp Formosa, rơi vào tình cảnh khốn đốn vì “mất nghiệp”, chưa chuyển đổi được nghề nghiệp…Ngư dân tên Hòa chia sẻ:
“[Hiện nay, người dân] thất nghiệp không có việc làm suốt ba tháng nay và chỉ đi đến chỗ chết mà thôi. Người dân ngồi chờ chết dưới sự vô cảm của chính quyền, sự vô cảm này có thể là sự sợ hãi của chính quyền.”
Cũng rơi vào tình cảnh tương tự như bà con ngư dân ở Đông Yên, tình trạng bà con giáo dân giáo xứ Cồn sẻ cũng không thoát khỏi thảm cảnh này, khi ngư dân bị “mất nghiệp”, chưa chuyển đổi được nghề nghiệp… Lm Phêrô Ngợi, Quản xứ giáo xứ Cồn Sẻ bày tỏ:
“Cuộc sống rất khó khăn, dù là nghèo nhưng bà con vẫn cố gắng vượt lên những bất ổn trong cuộc sống. Trong bữa cơm không có gì ăn, bữa cơm thiếu chất đinh dưỡng chỉ có canh và may ra gia đình nào có tiền thì có một chút thịt, nhưng cũng không thể nào mà ổn định được cuộc sống cho bà con. Ngoài ra bà con còn gặp nhiều gặp khó khăn khác, ví dụ như không có kinh phí đi khám chữa bệnh khi con ốm đau, con đi học… và bao nhiêu nỗi lo, nỗi trăn trở của người dân. Tàu thì vẫn neo đậu, đi đánh bắt cá về, không ai mua. Gần 400 cái thuyền nhỏ nằm không, bị tê liệt hoàn toàn.”
Thất nghiệp, nghèo đói, bỏ học, bệnh tật… là viễn cảnh tương lai mù mịt cho bà con ngư dân và cả dân tộc VN. Lm Phêrô Giải, Quản xứ giáo xứ An Bằng nhận xét:
“Ba tháng qua, người dân An Bằng người bên Lương cũng như người Công Giáo đưa thuyền, ghe lên bờ mà phơi nắng. Những người làm ruốc, nước mắm, làm cá… cũng úp lu, úp chảo không có công ăn việc làm, họ không dám làm vì làm chưa chắc người ta mua và lương tâm không cho phép họ chế biến cá nhiễm độc. Ở đây, họ làm cá để tích lũy vốn liếng cho mùa đông sắp tới, mùa này không có đồng nào vô thì mùa đông biết tính thế nào. Đây là một thảm họa tương lai mù mịt cho người dân.”
“Có một vài giáo dân đi ra biển khơi đánh cá cách bờ biển khoảng 50 hải lý hướng về Biển Đông thuộc hải phận VN nhưng toàn là tàu của Trung Quốc. Không biết đâu là biển của VN nữa. Những còn tàu này rộng lớn, cao và bề thế lắm đánh hết cá của VN, do đó những tàu lớn của VN khi ra khơi thấy những con tàu này thì rút lui vì có ai bảo đảm cho sự an toàn của người ngư dân VN đâu, cũng như có ai bảo đảm cho sự an toàn của hải đảo và hải phận của VN đâu.” Lm Phêrô Giải nói.
Giáo xứ An Bằng thuộc xã Vinh An, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm cách bờ biển An Bằng khoảng 100m. Bà con giáo dân đa số là ngư dân. Nơi đây cũng chịu nhiều ảnh hưởng do vụ thảm họa ô nhiễm môi trường biển vừa qua.
Sau vụ thảm họa, cả nước nhiều cuộc biểu tình nổ ra vào những ngày cuối tuần trong tháng 5 tại Hà Nội, Sài Gòn, Quảng Bình và Nghệ An. Tuy nhiên, nhà cầm quyền đã huy động lực lượng áo xanh, đô thị, thường phục – được xem là “lực lượng không có chức năng” – trấn áp người dân xuống đường biểu tình, tọa kháng ôn hòa.
Đặc biệt, nhà cầm quyền cs VN đã khước từ sự hỗ trợ của chính phủ Đài Loan và chính phủ Hoa Kỳ cùng tìm ra nguyên nhân cá biển chết tại các tỉnh Miền Trung.
Cách đây chưa đầy một tuần, Nhà Trắng đã chính thức trả lời kiến nghị của hơn 142.751 người về vụ cá chết ở Miền Trung ở Việt Nam. Trong thư trả lời, Nhà Trắng đã tập trung thông điệp chính vào quyền tự do và sự cần thiết để người dân và các tổ chức xã hội dân sự tham gia giải quyết vấn đề môi trường.
Che dấu thông tin là một tội ác
Nhưng để che dấu và không cho người dân tiếp cận thông tin, nhà cầm quyền cs đã liên tiếp gây tội ác có hệ thống. Tại Điều 25 Hiến pháp qui định: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Trong vụ “cá chết”, theo qui định pháp luật, người dân có quyền tự do “tiếp cận thông tin”, nhưng do nhà cầm quyền cố tình bưng bít nên nhiều người dân đã tìm kiếm thông tin tại nơi xẩy ra sự kiện thì đã bị nhà cầm quyền bắt bớ như Cựu TNLT Trương Minh Tam, Cựu TNLT Chu Mạnh Sơn, Cộng tác viên GNsP và nhiều người khác. Để đòi quyền “tiếp cận thông tin”, người dân phải thực hiện quyền biểu tình đòi nhà cầm quyền minh bạch, công bố nguyên nhân cá chết thì lập tức họ bị cả một hệ thống bạo lực trấn áp, đánh đập, bắt giam… Để ngăn chặn mọi quyền “tự do ngôn luận” của người dân liên quan đến biển chết, cá chết nhà cầm quyền huy động mọi lực lượng dưới trướng sẵn sàng thóa mạ, chà đạp nhân phẩm, danh dự… bằng cả một “chương trình truyền hình” tìm kiếm động cơ chia sẻ thông tin cá chết.
Trong khi đó, Trung Cộng ra sức làm điều ngược lại, cho công dân họ “tiếp cận các thông tin” chống lại dân tộc Việt Nam. Thông tin do chính báo lề phải cho thấy nhà cầm quyền cs Việt Nam buông lỏng quản lý, để cho “tuyên truyền viên Trung Quốc” núp bóng hướng dẫn viên du lịch thuyết minh cho du khách ngay tại các bãi biển Việt Nam rằng: “Theo đó, khi dẫn đoàn khách Trung Quốc tham quan chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng), Xue Chun Zhe nói: “14 thế kỷ trước Việt Nam thuộc một bộ phận phía bắc Trung Quốc. Sau này Việt Nam đã độc lập rồi tự thành lập một quốc gia, nhưng nó vẫn là quốc gia phụ thuộc, phải triều cống cho Trung Quốc”.
Một hướng dẫn viên tiếng Trung người Việt cho biết thêm, nhiều hướng dẫn viên Trung Quốc khi dẫn đoàn qua biển Mỹ Khê ngang nhiên giới thiệu biển Đà Nẵng là biển của Trung Quốc.
“Hướng dẫn viên người Trung Quốc nói với khách của họ rằng người Việt Nam rất ghét Trung Quốc nên đừng nghe những gì hướng dẫn viên người Việt nói. Nhiều khi có hướng dẫn viên người Việt đi cùng, họ không nói tiếng phổ thông mà nói giọng địa phương ở Hàng Châu, Thành Đô, Quảng Đông, Nam Ninh… nên dù biết tiếng Trung chúng tôi không hiểu họ nói gì”, một hướng dẫn viên du lịch giấu tên cho hay”.
Không phải không có lý do mà câu cửa miệng của người dân hôm nay nói về nhà cầm quyền: “hèn với giặc, ác với dân”!
Huyền Trang, GNsP