Thông tin công bố cho thấy nguyên nhân khiến hàng trăm ngàn tấn cá chết là do Formosa đã xả thải trực tiếp hóa chất cực độc phenol, Xyanua… ra biển.
Tại buổi họp báo, ông Trần Nguyên Thành, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Formosa đã thay mặt Formosa chính thức nhận tội, xin lỗi người dân Việt Nam vì đã gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt, khiến môi trường biển miền Trung bị ô nhiễm từ tháng 4/2016.
Formosa cũng cam kết “khắc phục” hệ thống xử lý chất thải, không để tái diễn, đồng thời sẽ bồi thường thiệt hại cho người dân và xử lý môi trường biển với số tiền tương đương 500 triệu USD.
Nhiều blogger cũng như cư dân mạng tỏ ra giận dữ trước cách giải quyết không thỏa đáng của chính quyền CSVN và Formosa.
Luật sư Lê Luân sống ở Hà Nội cho rằng cần “truy tố những kẻ trực tiếp và cả gián tiếp gây ra thảm hoạ kinh hoàng” này. Ông nói: “Đến nước này, số tiền 500 triệu đô la bồi thường, chưa tính đến khắc phục hậu quả, nhưng do thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, gây cá chết hàng loạt, người (thợ lặn) đã chết và một số phải điều trị bệnh, nhiều người dân khác ngộ độc do ăn hải sản trong thời gian thảm hoạ, biển bị đầu độc về lâu dài,…thì hoàn toàn có thể khởi tố vụ án hình sự và truy tố những kẻ trực tiếp và cả gián tiếp gây ra thảm hoạ kinh hoàng chưa từng có tiền lệ này đối với nền kinh tế, an ninh quốc gia ra trước vành móng ngựa để xét xử nghiêm minh. Sự ngông cuồng được dung dưỡng là bởi sự vô pháp, coi thường luật lý và chính quyền sở tại mà ra. Và chính Formosa đã không còn coi dân chúng cũng như Việt Nam ra gì ngay trên chính mảnh đất này. Tuy họ cúi đầu nhưng tâm họ không cúi.”
Nhiều người khác cho rằng chuyện “hứa bồi thường 500 triệu USD” (nếu có thực hiện thật và đầy đủ) là quá nhỏ so với thiệt hại của người dân Việt Nam phải gánh chịu. Và khi Formosa đã cương quyết sẽ cho nhà máy hoạt động bình thường trở lại, không ai có thể ngăn cấm họ tiếp tục xả chất độc xuống biển một lần nữa, nhưng lần này sẽ kín đáo hơn.
Nói về tuyên bố đền bù của Formosa, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn từ Đà Nẵng nói: “Lời lỗ thế nào mọi người tự tính. Nên nhớ Formosa là một tập đoàn lão luyện trên thương trường quốc tế, đừng tưởng qua được họ về chuyện làm ăn tính toán. Trong 5 năm qua, theo nhóm luật sư đang đại diện 74 gia đình ở Vân Lâm, Đài Loan khởi kiện Formosa, tập đoàn này đã vi phạm pháp luật về môi trường hơn 645 lần, nộp phạt khoảng 6.3 triệu USD, nhưng con số này chẳng bõ bèn gì so với lợi nhuận khổng lồ mà họ thu được từ việc vi phạm.”
Còn nhà hoạt động Agelina Trang Huỳnh từ Hoa Kỳ cũng bình luận rằng kỳ này Formosa đã “lời to”. Cô nói: “Thế là mọi tội lỗi và trách nhiệm đã được đặt lên Formosa. Formosa chỉ cần ôm hết trách nhiệm dùm cho tất cả thủ phạm và cúi đầu xin lỗi để chỉ phải trả 500 triệu USD cho vụ này. Như thế Formosa đã lời to rồi! Một vài so sánh về con số:
Để cho thấy tầm mức kinh tế, bồi thường vấn đề tai họa môi trường biển: Vào năm 2010 khi công ty dầu hỏa British Petroleum gây ra thảm họa tại vùng biển Gulf of Mexico tại Hoa Kỳ. BP sau cùng phải bồi thường, dọn sạch biển, chi phí luật sư, tòa án v.v với tổng cộng 54 tỉ USD cho vụ việc. Tuy hai tai họa không thể so sánh 100% nhưng chúng ta thấy được Formosa đã thắng lợi quá dễ dàng. Chỉ phải trả gần 1% của BP đã phải tốn ở Mỹ. Trong khi đó tai hại ở Việt Nam quá rõ rệt.”
Cũng cần nhắc lại, một số chuyên gia luyện kim đã đánh giá ngay từ đầu rằng với một qui mô như Formosa Hà Tĩnh, nhà đầu tư phải bỏ ra ít nhất 1 tỉ USD cho hệ thống chế biến chất thải, chứ không phải 40 triệu USD như Formosa đã làm. Và nay, có chắc là họ sẽ sẵn sàng đầu tư số tiền không lồ như vậy để bảo vệ môi trường cho người dân Việt Nam hay không?
Trên mạng xã hội hiện nay, các nhà hoạt động đang đòi hỏi nhà cầm quyền CSSVN phải:
- Đóng cửa vĩnh viễn nhà máy Formosa Hà Tĩnh
- Triệt để xử lý hậu quả biển chết
- Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những cá nhân, tập thể có liên quan đến thảm họa môi trường này
- Nhà nước CSVN phải xin lỗi người dân Việt Nam về những đàn áp mà họ đã dành cho những cuộc biểu tình vì môi trường. Không có tiếng nói của người dân, có lẽ kết quả của cuộc điều tra đã khác đi. Nhà nước phải biết ơn người dân, thay vì lại tiếp tục đe dọa người dân như trong cuộc họp báo
Quốc Hiếu / SBTN
June 30, 2016
Người dân nói gì về cuộc họp báo công bố nguyên nhân cá chết
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Hình: FB Hoàng Dũng
Formosa cũng cam kết “khắc phục” hệ thống xử lý chất thải, không để tái diễn, đồng thời sẽ bồi thường thiệt hại cho người dân và xử lý môi trường biển với số tiền tương đương 500 triệu USD.
Nhiều blogger cũng như cư dân mạng tỏ ra giận dữ trước cách giải quyết không thỏa đáng của chính quyền CSVN và Formosa.
SBTN | 30-06-2016
Cuộc họp báo để công bố nguyên nhân cá chết của chính quyền CSVN vào ngày 30/06/2016 đã gây ra nhiều phản ứng trên mạng xã hội.
Thông tin công bố cho thấy nguyên nhân khiến hàng trăm ngàn tấn cá chết là do Formosa đã xả thải trực tiếp hóa chất cực độc phenol, Xyanua… ra biển.
Tại buổi họp báo, ông Trần Nguyên Thành, Chủ tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty Formosa đã thay mặt Formosa chính thức nhận tội, xin lỗi người dân Việt Nam vì đã gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt, khiến môi trường biển miền Trung bị ô nhiễm từ tháng 4/2016.
Formosa cũng cam kết “khắc phục” hệ thống xử lý chất thải, không để tái diễn, đồng thời sẽ bồi thường thiệt hại cho người dân và xử lý môi trường biển với số tiền tương đương 500 triệu USD.
Nhiều blogger cũng như cư dân mạng tỏ ra giận dữ trước cách giải quyết không thỏa đáng của chính quyền CSVN và Formosa.
Luật sư Lê Luân sống ở Hà Nội cho rằng cần “truy tố những kẻ trực tiếp và cả gián tiếp gây ra thảm hoạ kinh hoàng” này. Ông nói: “Đến nước này, số tiền 500 triệu đô la bồi thường, chưa tính đến khắc phục hậu quả, nhưng do thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng, gây cá chết hàng loạt, người (thợ lặn) đã chết và một số phải điều trị bệnh, nhiều người dân khác ngộ độc do ăn hải sản trong thời gian thảm hoạ, biển bị đầu độc về lâu dài,…thì hoàn toàn có thể khởi tố vụ án hình sự và truy tố những kẻ trực tiếp và cả gián tiếp gây ra thảm hoạ kinh hoàng chưa từng có tiền lệ này đối với nền kinh tế, an ninh quốc gia ra trước vành móng ngựa để xét xử nghiêm minh. Sự ngông cuồng được dung dưỡng là bởi sự vô pháp, coi thường luật lý và chính quyền sở tại mà ra. Và chính Formosa đã không còn coi dân chúng cũng như Việt Nam ra gì ngay trên chính mảnh đất này. Tuy họ cúi đầu nhưng tâm họ không cúi.”
Nhiều người khác cho rằng chuyện “hứa bồi thường 500 triệu USD” (nếu có thực hiện thật và đầy đủ) là quá nhỏ so với thiệt hại của người dân Việt Nam phải gánh chịu. Và khi Formosa đã cương quyết sẽ cho nhà máy hoạt động bình thường trở lại, không ai có thể ngăn cấm họ tiếp tục xả chất độc xuống biển một lần nữa, nhưng lần này sẽ kín đáo hơn.
Nói về tuyên bố đền bù của Formosa, nhà hoạt động Nguyễn Anh Tuấn từ Đà Nẵng nói: “Lời lỗ thế nào mọi người tự tính. Nên nhớ Formosa là một tập đoàn lão luyện trên thương trường quốc tế, đừng tưởng qua được họ về chuyện làm ăn tính toán. Trong 5 năm qua, theo nhóm luật sư đang đại diện 74 gia đình ở Vân Lâm, Đài Loan khởi kiện Formosa, tập đoàn này đã vi phạm pháp luật về môi trường hơn 645 lần, nộp phạt khoảng 6.3 triệu USD, nhưng con số này chẳng bõ bèn gì so với lợi nhuận khổng lồ mà họ thu được từ việc vi phạm.”
Còn nhà hoạt động Agelina Trang Huỳnh từ Hoa Kỳ cũng bình luận rằng kỳ này Formosa đã “lời to”. Cô nói: “Thế là mọi tội lỗi và trách nhiệm đã được đặt lên Formosa. Formosa chỉ cần ôm hết trách nhiệm dùm cho tất cả thủ phạm và cúi đầu xin lỗi để chỉ phải trả 500 triệu USD cho vụ này. Như thế Formosa đã lời to rồi! Một vài so sánh về con số:
Để cho thấy tầm mức kinh tế, bồi thường vấn đề tai họa môi trường biển: Vào năm 2010 khi công ty dầu hỏa British Petroleum gây ra thảm họa tại vùng biển Gulf of Mexico tại Hoa Kỳ. BP sau cùng phải bồi thường, dọn sạch biển, chi phí luật sư, tòa án v.v với tổng cộng 54 tỉ USD cho vụ việc. Tuy hai tai họa không thể so sánh 100% nhưng chúng ta thấy được Formosa đã thắng lợi quá dễ dàng. Chỉ phải trả gần 1% của BP đã phải tốn ở Mỹ. Trong khi đó tai hại ở Việt Nam quá rõ rệt.”
Cũng cần nhắc lại, một số chuyên gia luyện kim đã đánh giá ngay từ đầu rằng với một qui mô như Formosa Hà Tĩnh, nhà đầu tư phải bỏ ra ít nhất 1 tỉ USD cho hệ thống chế biến chất thải, chứ không phải 40 triệu USD như Formosa đã làm. Và nay, có chắc là họ sẽ sẵn sàng đầu tư số tiền không lồ như vậy để bảo vệ môi trường cho người dân Việt Nam hay không?
Trên mạng xã hội hiện nay, các nhà hoạt động đang đòi hỏi nhà cầm quyền CSSVN phải:
Quốc Hiếu / SBTN