VNTB | 01-07-2016
Từ ngày 26- 28 tháng 6/ 2016, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì cùng Phó thủ tướng Phạm Bình Minh của Nhà nước Việt Nam đã chủ trì Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam- Trung Quốc tại Hà Nội. Cũng như trường hợp người đứng đầu nhà nước Trung Quốc ông Tập Cận Bình sang Việt Nam vào hồi đầu tháng 11/2015 đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của người dân Việt Nam, lần này người dân Việt Nam nói chung và người dân ở Hà Nội nói riêng cũng bày tỏ không hoan nghênh ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam, nhưng ở mức độ nhỏ lẻ…
Chuyến đi không có lợi cho người dân và đất nước Việt Nam…
Một tốp khoảng 8 người là những cư dân sinh sống ở khu vực Hà Nội, đã công khai đứng ở trục giao lộ để giương cao những biểu ngữ có nội dung “xóa bỏ đường lưỡi bò. Dương Khiết Trì cút xéo” thu hút khá đông người dân đang tham gia giao thông trên đường đứng lại xem.
Có mặt trong tốp người ấy, bà Đặng Bích Phượng chia sẻ lý do mình phản đối chuyến sang thăm Việt Nam của ông Dương Khiết Trì tại thời điểm này là vì:
“Cá nhân ông Dương Khiết Trì chỉ là một cá nhân đại diện cho Đảng cộng sản (ĐCS) Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Trong khi đó, căng thẳng trên biển Đông mà Trung Quốc là một thủ phạm gây căng thẳng, có những động thái rất lộng hành, ngang nhiên và côn đồ như đâm tàu kiểm ngư Việt Nam, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, tất cả những việc này diễn ra hằng ngày trên biển Đông. Chưa dừng, Trung Quốc còn ra sức kiên cố hóa việc xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo tranh chấp với Việt Nam, điều này cho thấy Trung Quốc đang có dã tâm chiếm Biển Đông rất lớn. Cái dã tâm nay biến thành hiện thực khi nó (Trung Quốc) đã có những hành động tàn bạo đối với người dân Việt Nam. Tại sao trong một bối cảnh như thế mà Việt Nam lại mời một kẻ đại diện chính quyền đó sang thăm Việt Nam, rồi còn ký kết hiệp ước an ninh trên biển đấy là một điều không thể hiểu được.”
Bà Bích Phượng cho rằng, ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam lần này hẳn do lời mời và có sự đồng ý của ĐCS Việt Nam. Mà ĐCS Việt Nam chỉ một tổ chức, không thể đánh đồng chính là nhân dân Việt Nam cho nên đây chỉ là việc cá nhân của giữa ông Dương Khiết Trì với ĐCS Việt Nam nếu nhân danh nhân dân Việt Nam để làm việc là không được. Bà Bích Phượng nói:
“Chúng tôi chỉ nói rằng; cho dù cái chính quyền này, chính quyền Hà Nội không đại diện cho người dân chúng tôi, họ có thể mời lấy danh nghĩa là ĐCS mời chứ không thể lấy danh nghĩa là “Nhân dân Việt Nam”mời cho nên đương nhiên chúng tôi phản đối. Chúng tôi phải nói lên rằng tiếng nói của tôi không phải là tiếng nói của ĐCS, họ (ĐCS)không đại diện cho chúng tôi”
Đồng hành cùng bà Bích Phượng, phản đối chuyến sang thăm Việt Nam của ông Dương Khiết Trì còn có ông Nguyễn Văn Lịch. Ông Lịch nói ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam lần này là nhằm mục đích chính muốn tìm kiếm sự ủng hộ hay một động thái có lợi nào đó cho Trung Quốc tại phán quyết của tòa án Lahaye trong vụ việc Philippines kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc vẽ trên biển Đông vào tháng 7 tới đây. Ông Lịch nói:
“Chúng tôi phản đối bởi vì chúng tôi nghĩ rằng; Dương Khiết Trì sang Việt Nam lần này chắc vì liên quan đến vấn đề biển Đông, những gì diễn ra trên biển Đông mà Việt Nam không nói và có liên quan đến phán quyết ở Tòa án quốc tế Lahaye về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, Trung Quốc muốn Việt Nam không có động thái nào phản đối Trung Quốc trong vụ kiện này nên chúng tôi phản đối Dương Khiết Trì sang Việt Nam.”
Báo chí, truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin, chuyến sang Việt Nam lần này của ông Dương Khiết Trì là nhằm mục đích như: phối hợp triển khai hiệu quả kế hoạch hợp tác hai Đảng giai đoạn 2016-2020, Thảo thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Trung Quốc, hợp tác giữa Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và cục Cảnh sát biển Trung Quốc, lập Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng…nếu căn cứ vào những tin tức đã nêu thì rõ ràng chuyến đi của ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam lần này là một điều tốt đẹp trong bang giao giữa Việt Nam- Trung Quốc. Song. Ông Lịch, bà Bích Phượng và một số người dân không cho là vậy vì một lẽ.
“Từ trước đến nay, không chỉ chuyến đi này nếu nói là chúng (Trung Quốc) sang hàn gắn hay sang hòa giải, giải quyết vấn đề gì đấy cũng không thể tin được, giữa lời nói và việc làm họ không đi đôi với nhau thì làm sao chúng ta tin được. Càng không thể hy vọng chuyến đi này giải quyết, đem lại cái gì đó, họ sang đây là theo lời mời của ĐCS Việt Nam chứ không phải theo lời mời của người dân Việt Nam nên chắc chắn họ sẽ không làm điều gì để lợi cho người dân Việt Nam”- lời bà Bích Phượng.
Ông Lịch chia sẻ quan điểm cá nhân của ông:
“Tôi nghĩ chuyến đi này có hại cho người dân Việt Nam, nhà nước Việt Nam nói với báo chí thế thôi chứ tôi thấy càng hợp tác sâu với Trung Quốc như thế là càng có hại cho nhân dân và đất nước Việt Nam. Tôi nghĩ không chỉ riêng chúng tôi mà nhiều người dân Việt Nam cũng có ý phản đối chuyến đi này của ông Dương Khiết Trì”
Tâm lý không ưa Trung Quốc là có nguyên do
Ngày 5-6 tháng 11/2015, người đứng đầu nhà nước Trung Quốc là ông Tập Cận Bình có chuyến sang thăm Việt Nam, người Việt Nam ở nhiều tỉnh thành đã có những hành động biểu hiện không hoan nghênh ông Bình đến Việt Nam. Ở Sài Gòn và Hà Nội đã nổ ra biểu tình yêu cầu ông Bình phải rời khỏi Việt Nam, cuộc biểu tình sau đó bị đàn áp, nhiều người bị bắt bớ. Lần này, việc một số người dân thể hiện sự phản đối chuyến sang Việt Nam của ông Dương Khiết Trì diễn ra không mấy căng thẳng.
Ông Lịch, bà Bích Phượng và những người bạn của hai người không bị chính quyền gây khó dễ, một phần do quy mô không rầm rộ và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Mục đích của mọi người là mong việc làm nhỏ này góp phần đánh động thêm nữa sự quan tâm của những người dân còn thờ ơ với hiện tình đất nước trước vấn nạn Trung Quốc. Bà Bích Phượng nói:
“Việc phản đối này, chúng tôi muốn gióng lên cho những người dân đang còn thờ ơ, tò mò tìm hiểu….chúng tôi chỉ đưa lên một thông điệp cho cư dân mạng cũng như thông điệp cho chính quyền này biết sự phản đối của chúng tôi”
“Không, chúng tôi chỉ là một nhóm nhỏ, ít người, bất ngờ và kết thúc sớm nên không có bắt bớ, đàn áp. Người dân đi đường thấy việc làm của chúng tôi, nhiều người ủng hộ. Điều này nói lên rằng người dân ở Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đều phản đối Trung Quốc đã can thiệp quá sâu vào Việt Nam, ăn cướp dần dần, lấn chiếm biển Đông. Nói thẳng ra, người dân Việt Nam giờ không ai thích Trung Quốc, ghét Trung Quốc”, lời ông Lịch.
Ông Lịch và bà Phượng ước mong người dân Việt Nam nói chung và tuổi trẻ Việt Nam nói riêng một ngày nào đó cũng mạnh mẽ đứng lên đấu tranh vì tự do dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam như người dân Đài Loan, Hồng Kong đang làm và từng làm để chống lại sự độc tài của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nhìn vào thực tại, bà Bích Phượng cho rằng, có lẽ người dân Việt Nam bị đàn áp nhiều nên có dấu hiệu chùn xuống. Vì lẽ này mà ông Lịch, bà Phượng mong tranh thủ chút thời gian, bất cứ lúc nào thể hiện được tinh thần vì đất nước và dân tộc thì thể hiện.
Một điều đáng nói nữa là, như lời của ông Lịch thì qua thăm dò dư luận ở Việt Nam, đúng là gần đây có một bộ phận người dân Việt Nam có tâm lý không ưa thích người Trung Quốc. Theo ông Lịch và bà Bích Phượng là có những nguyên do.
Bà Bích Phượng nói:
“Nó có hai lý do. Lý do thứ nhất là có một lịch sử ngàn năm Bắc thuộc, người dân không quên bài học lịch sử nên đề phòng. Lý do thứ hai nó hiện diện hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta như; đồ ăn thức uống, đồ dùng cá nhân … của Trung Quốc đầu độc, người dân chúng ta bị khống chế nhưng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải sử dụng hàng Trung Quốc, sản xuất theo yêu cầu Trung Quốc đấy là một sự đè nén trong lòng buộc phải chịu”
Cũng có phần giống chia sẻ như bà Bích Phượng, ông Lịch cho rằng; Trung Quốc thao túng về kinh tế, những nhà máy công nghiệp bẩn đều của Trung Quốc cả, nhiều thứ Trung Quốc đầu độc Việt Nam rồi vấn đề biển Đông, đây là nguyên nhân chính khiến người Việt Nam đang dần có tâm lý không ưa thích người Trung Quốc.
Hàn Giang
July 1, 2016
Phản đối chuyến sang Việt Nam của ông Dương Khiết Trì: Tâm lý không ưa Trung Quốc…!
by Nhan Quyen • [Human Rights]
VNTB | 01-07-2016
Từ ngày 26- 28 tháng 6/ 2016, Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì cùng Phó thủ tướng Phạm Bình Minh của Nhà nước Việt Nam đã chủ trì Phiên họp lần thứ 9 Ủy ban chỉ đạo hợp tác song phương Việt Nam- Trung Quốc tại Hà Nội. Cũng như trường hợp người đứng đầu nhà nước Trung Quốc ông Tập Cận Bình sang Việt Nam vào hồi đầu tháng 11/2015 đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của người dân Việt Nam, lần này người dân Việt Nam nói chung và người dân ở Hà Nội nói riêng cũng bày tỏ không hoan nghênh ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam, nhưng ở mức độ nhỏ lẻ…
Chuyến đi không có lợi cho người dân và đất nước Việt Nam…
Một tốp khoảng 8 người là những cư dân sinh sống ở khu vực Hà Nội, đã công khai đứng ở trục giao lộ để giương cao những biểu ngữ có nội dung “xóa bỏ đường lưỡi bò. Dương Khiết Trì cút xéo” thu hút khá đông người dân đang tham gia giao thông trên đường đứng lại xem.
Có mặt trong tốp người ấy, bà Đặng Bích Phượng chia sẻ lý do mình phản đối chuyến sang thăm Việt Nam của ông Dương Khiết Trì tại thời điểm này là vì:
“Cá nhân ông Dương Khiết Trì chỉ là một cá nhân đại diện cho Đảng cộng sản (ĐCS) Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Trong khi đó, căng thẳng trên biển Đông mà Trung Quốc là một thủ phạm gây căng thẳng, có những động thái rất lộng hành, ngang nhiên và côn đồ như đâm tàu kiểm ngư Việt Nam, đâm chìm tàu cá của ngư dân Việt Nam, tất cả những việc này diễn ra hằng ngày trên biển Đông. Chưa dừng, Trung Quốc còn ra sức kiên cố hóa việc xây dựng các căn cứ quân sự trên các đảo tranh chấp với Việt Nam, điều này cho thấy Trung Quốc đang có dã tâm chiếm Biển Đông rất lớn. Cái dã tâm nay biến thành hiện thực khi nó (Trung Quốc) đã có những hành động tàn bạo đối với người dân Việt Nam. Tại sao trong một bối cảnh như thế mà Việt Nam lại mời một kẻ đại diện chính quyền đó sang thăm Việt Nam, rồi còn ký kết hiệp ước an ninh trên biển đấy là một điều không thể hiểu được.”
Bà Bích Phượng cho rằng, ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam lần này hẳn do lời mời và có sự đồng ý của ĐCS Việt Nam. Mà ĐCS Việt Nam chỉ một tổ chức, không thể đánh đồng chính là nhân dân Việt Nam cho nên đây chỉ là việc cá nhân của giữa ông Dương Khiết Trì với ĐCS Việt Nam nếu nhân danh nhân dân Việt Nam để làm việc là không được. Bà Bích Phượng nói:
“Chúng tôi chỉ nói rằng; cho dù cái chính quyền này, chính quyền Hà Nội không đại diện cho người dân chúng tôi, họ có thể mời lấy danh nghĩa là ĐCS mời chứ không thể lấy danh nghĩa là “Nhân dân Việt Nam”mời cho nên đương nhiên chúng tôi phản đối. Chúng tôi phải nói lên rằng tiếng nói của tôi không phải là tiếng nói của ĐCS, họ (ĐCS)không đại diện cho chúng tôi”
Đồng hành cùng bà Bích Phượng, phản đối chuyến sang thăm Việt Nam của ông Dương Khiết Trì còn có ông Nguyễn Văn Lịch. Ông Lịch nói ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam lần này là nhằm mục đích chính muốn tìm kiếm sự ủng hộ hay một động thái có lợi nào đó cho Trung Quốc tại phán quyết của tòa án Lahaye trong vụ việc Philippines kiện “đường lưỡi bò” của Trung Quốc vẽ trên biển Đông vào tháng 7 tới đây. Ông Lịch nói:
“Chúng tôi phản đối bởi vì chúng tôi nghĩ rằng; Dương Khiết Trì sang Việt Nam lần này chắc vì liên quan đến vấn đề biển Đông, những gì diễn ra trên biển Đông mà Việt Nam không nói và có liên quan đến phán quyết ở Tòa án quốc tế Lahaye về vụ kiện giữa Philippines và Trung Quốc, Trung Quốc muốn Việt Nam không có động thái nào phản đối Trung Quốc trong vụ kiện này nên chúng tôi phản đối Dương Khiết Trì sang Việt Nam.”
Báo chí, truyền thông nhà nước Việt Nam loan tin, chuyến sang Việt Nam lần này của ông Dương Khiết Trì là nhằm mục đích như: phối hợp triển khai hiệu quả kế hoạch hợp tác hai Đảng giai đoạn 2016-2020, Thảo thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam- Trung Quốc, hợp tác giữa Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam và cục Cảnh sát biển Trung Quốc, lập Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại Đà Nẵng…nếu căn cứ vào những tin tức đã nêu thì rõ ràng chuyến đi của ông Dương Khiết Trì sang Việt Nam lần này là một điều tốt đẹp trong bang giao giữa Việt Nam- Trung Quốc. Song. Ông Lịch, bà Bích Phượng và một số người dân không cho là vậy vì một lẽ.
“Từ trước đến nay, không chỉ chuyến đi này nếu nói là chúng (Trung Quốc) sang hàn gắn hay sang hòa giải, giải quyết vấn đề gì đấy cũng không thể tin được, giữa lời nói và việc làm họ không đi đôi với nhau thì làm sao chúng ta tin được. Càng không thể hy vọng chuyến đi này giải quyết, đem lại cái gì đó, họ sang đây là theo lời mời của ĐCS Việt Nam chứ không phải theo lời mời của người dân Việt Nam nên chắc chắn họ sẽ không làm điều gì để lợi cho người dân Việt Nam”- lời bà Bích Phượng.
Ông Lịch chia sẻ quan điểm cá nhân của ông:
“Tôi nghĩ chuyến đi này có hại cho người dân Việt Nam, nhà nước Việt Nam nói với báo chí thế thôi chứ tôi thấy càng hợp tác sâu với Trung Quốc như thế là càng có hại cho nhân dân và đất nước Việt Nam. Tôi nghĩ không chỉ riêng chúng tôi mà nhiều người dân Việt Nam cũng có ý phản đối chuyến đi này của ông Dương Khiết Trì”
Tâm lý không ưa Trung Quốc là có nguyên do
Ngày 5-6 tháng 11/2015, người đứng đầu nhà nước Trung Quốc là ông Tập Cận Bình có chuyến sang thăm Việt Nam, người Việt Nam ở nhiều tỉnh thành đã có những hành động biểu hiện không hoan nghênh ông Bình đến Việt Nam. Ở Sài Gòn và Hà Nội đã nổ ra biểu tình yêu cầu ông Bình phải rời khỏi Việt Nam, cuộc biểu tình sau đó bị đàn áp, nhiều người bị bắt bớ. Lần này, việc một số người dân thể hiện sự phản đối chuyến sang Việt Nam của ông Dương Khiết Trì diễn ra không mấy căng thẳng.
Ông Lịch, bà Bích Phượng và những người bạn của hai người không bị chính quyền gây khó dễ, một phần do quy mô không rầm rộ và chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Mục đích của mọi người là mong việc làm nhỏ này góp phần đánh động thêm nữa sự quan tâm của những người dân còn thờ ơ với hiện tình đất nước trước vấn nạn Trung Quốc. Bà Bích Phượng nói:
“Việc phản đối này, chúng tôi muốn gióng lên cho những người dân đang còn thờ ơ, tò mò tìm hiểu….chúng tôi chỉ đưa lên một thông điệp cho cư dân mạng cũng như thông điệp cho chính quyền này biết sự phản đối của chúng tôi”
“Không, chúng tôi chỉ là một nhóm nhỏ, ít người, bất ngờ và kết thúc sớm nên không có bắt bớ, đàn áp. Người dân đi đường thấy việc làm của chúng tôi, nhiều người ủng hộ. Điều này nói lên rằng người dân ở Hà Nội nói riêng và người dân Việt Nam nói chung đều phản đối Trung Quốc đã can thiệp quá sâu vào Việt Nam, ăn cướp dần dần, lấn chiếm biển Đông. Nói thẳng ra, người dân Việt Nam giờ không ai thích Trung Quốc, ghét Trung Quốc”, lời ông Lịch.
Ông Lịch và bà Phượng ước mong người dân Việt Nam nói chung và tuổi trẻ Việt Nam nói riêng một ngày nào đó cũng mạnh mẽ đứng lên đấu tranh vì tự do dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam như người dân Đài Loan, Hồng Kong đang làm và từng làm để chống lại sự độc tài của nhà cầm quyền Bắc Kinh. Nhìn vào thực tại, bà Bích Phượng cho rằng, có lẽ người dân Việt Nam bị đàn áp nhiều nên có dấu hiệu chùn xuống. Vì lẽ này mà ông Lịch, bà Phượng mong tranh thủ chút thời gian, bất cứ lúc nào thể hiện được tinh thần vì đất nước và dân tộc thì thể hiện.
Một điều đáng nói nữa là, như lời của ông Lịch thì qua thăm dò dư luận ở Việt Nam, đúng là gần đây có một bộ phận người dân Việt Nam có tâm lý không ưa thích người Trung Quốc. Theo ông Lịch và bà Bích Phượng là có những nguyên do.
Bà Bích Phượng nói:
“Nó có hai lý do. Lý do thứ nhất là có một lịch sử ngàn năm Bắc thuộc, người dân không quên bài học lịch sử nên đề phòng. Lý do thứ hai nó hiện diện hằng ngày trong cuộc sống của chúng ta như; đồ ăn thức uống, đồ dùng cá nhân … của Trung Quốc đầu độc, người dân chúng ta bị khống chế nhưng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc phải sử dụng hàng Trung Quốc, sản xuất theo yêu cầu Trung Quốc đấy là một sự đè nén trong lòng buộc phải chịu”
Cũng có phần giống chia sẻ như bà Bích Phượng, ông Lịch cho rằng; Trung Quốc thao túng về kinh tế, những nhà máy công nghiệp bẩn đều của Trung Quốc cả, nhiều thứ Trung Quốc đầu độc Việt Nam rồi vấn đề biển Đông, đây là nguyên nhân chính khiến người Việt Nam đang dần có tâm lý không ưa thích người Trung Quốc.
Hàn Giang