Mạch sống | 01-07-2016
Hôm nay, BPSOS cùng với tổ chức Stefanus Alliance International phát hành phiên bản Việt ngữ của tập tài liệu “Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin cho Mọi Người” với mục đích nâng ý thức và kiến thức phổ quát cho người dân ở Việt Nam về thế nào là tự do tôn giáo hay niềm tin.
Tập sách mỏng 28 trang này đã từng được dịch sang các tiếng Ả Rập, Ấn Độ, Miến Điện, Tây Ban Nha, Nga và Urdu (ngôn ngữ chính ở Pakistan).
“Với bản dịch tiếng Việt, chúng tôi muốn mọi người dân ở Việt Nam hiểu đầy đủ và chính xác về quyền của mình để thực thi những gì mà nhà nươc Việt Nam đã cam kết với quốc tế,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích.
Từ năm 2004 đến giờ, chế độ ở Việt Nam đã có nhiều cam kết với quốc tế về nhân quyền, đặc biệt là về tự do tôn giáo, nhằm đánh đổi những lợi ích về ngoại giao, mậu dịch và quốc phòng.
“Chúng tôi biết trước rằng họ hứa một đằng nhưng làm một nẻo,” Ts. Thắng nói. “Chẳng sao cả vì chúng tôi hướng dẫn cho người dân thực thi những gì mà nhà nước đã cam kết, và sẵn sàng báo cáo mỗi khi nhà nước vi phạm lời cam kết với quốc tế.”
Vì không thể qua mắt được quốc tế, chế độ sẽ ngày càng khó hứa một đằng rồi tha hồ làm một nẻo.
Trong đợt đầu, BPSOS in 700 ấn bản của tập sách mỏng “Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin cho Mọi Người” để phân phối ở trong và ngoài nước. Đồng thời, ấn bản điện tử được lưu trữ tại: http://dvov.org/wp-content/uploads/2014/07/Tu-Do-Ton-Giao-Niem-Tin-Cho-Moi-Nguoi.pdf.
“Chúng tôi kêu gọi mọi người tuỳ nghi tải xuống để đọc và rồi giúp chuyển tài liệu này vào trong nước càng rộng càng tốt,” Ts. Thắng nói.
Tổ chức Stefanus và BPSOS cùng không đặt vấn đề bản quyền nếu việc sử dụng không mang mục đích thương mại.
Đối với những ai muốn học cách báo cáo các vi phạm về tự do tôn giáo thì tập sách mỏng này là tài liệu dẫn nhập cần thiết.
Từ năm 2014 đến nay, BPSOS đã cùng 2 tổ chức bạn huấn luyện khoảng 500 người chuyên báo cáo các vi phạm quyền tự do tôn giáo. Họ đã soạn khoảng 100 bản báo cáo và chuyển cho nhóm dịch thuật của BPSOS, gồm những người tình nguyện, để dịch sang tiếng Anh. Một nhân sự chuyên trách ở văn phòng trung ương của BPSOS chuyển chúng đến cho LHQ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, chính quyền Canada, một số cơ quan Liên Âu và nhiều tổ chức quốc tế về nhân quyền.
BPSOS lưu trữ tài liệu dùng trong giảng dạy tại trang Democratic Voice of Vietnam (dvov.org), một trang mạng tiếng Anh do BPSOS thiết lập từ năm 2012.
“Người đọc những tài liệu này thì sẽ nắm được một số khái niệm căn bản,” Ts. Thắng giải thích. “Tuy nhiên, để viết được các bản báo cáo vi phạm đúng theo thể thức và chuẩn mực của Liên Hiệp Quốc thì cần tham dự khoá huấn luyện và rồi thực tập trong một thời gian dưới sự trông coi của chúng tôi.”
BPSOS thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện về báo cáo vi phạm cho các cộng đồng tôn giáo độc lập.
Bài và tài liệu liên quan:
Chế tài những giới chức chính quyền vi phạm quyền tự do tôn giáo
http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1118-2016-07-01-04-08-16.html
July 2, 2016
BPSOS đồng phát hành tập sách mỏng “Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin cho Mọi Người”
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Mạch sống | 01-07-2016
Hôm nay, BPSOS cùng với tổ chức Stefanus Alliance International phát hành phiên bản Việt ngữ của tập tài liệu “Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin cho Mọi Người” với mục đích nâng ý thức và kiến thức phổ quát cho người dân ở Việt Nam về thế nào là tự do tôn giáo hay niềm tin.
Tập sách mỏng 28 trang này đã từng được dịch sang các tiếng Ả Rập, Ấn Độ, Miến Điện, Tây Ban Nha, Nga và Urdu (ngôn ngữ chính ở Pakistan).
“Với bản dịch tiếng Việt, chúng tôi muốn mọi người dân ở Việt Nam hiểu đầy đủ và chính xác về quyền của mình để thực thi những gì mà nhà nươc Việt Nam đã cam kết với quốc tế,” Ts. Nguyễn Đình Thắng, Tổng Giám Đốc kiêm Chủ Tịch BPSOS, giải thích.
Từ năm 2004 đến giờ, chế độ ở Việt Nam đã có nhiều cam kết với quốc tế về nhân quyền, đặc biệt là về tự do tôn giáo, nhằm đánh đổi những lợi ích về ngoại giao, mậu dịch và quốc phòng.
“Chúng tôi biết trước rằng họ hứa một đằng nhưng làm một nẻo,” Ts. Thắng nói. “Chẳng sao cả vì chúng tôi hướng dẫn cho người dân thực thi những gì mà nhà nước đã cam kết, và sẵn sàng báo cáo mỗi khi nhà nước vi phạm lời cam kết với quốc tế.”
Vì không thể qua mắt được quốc tế, chế độ sẽ ngày càng khó hứa một đằng rồi tha hồ làm một nẻo.
Trong đợt đầu, BPSOS in 700 ấn bản của tập sách mỏng “Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin cho Mọi Người” để phân phối ở trong và ngoài nước. Đồng thời, ấn bản điện tử được lưu trữ tại: http://dvov.org/wp-content/uploads/2014/07/Tu-Do-Ton-Giao-Niem-Tin-Cho-Moi-Nguoi.pdf.
“Chúng tôi kêu gọi mọi người tuỳ nghi tải xuống để đọc và rồi giúp chuyển tài liệu này vào trong nước càng rộng càng tốt,” Ts. Thắng nói.
Tổ chức Stefanus và BPSOS cùng không đặt vấn đề bản quyền nếu việc sử dụng không mang mục đích thương mại.
Đối với những ai muốn học cách báo cáo các vi phạm về tự do tôn giáo thì tập sách mỏng này là tài liệu dẫn nhập cần thiết.
Từ năm 2014 đến nay, BPSOS đã cùng 2 tổ chức bạn huấn luyện khoảng 500 người chuyên báo cáo các vi phạm quyền tự do tôn giáo. Họ đã soạn khoảng 100 bản báo cáo và chuyển cho nhóm dịch thuật của BPSOS, gồm những người tình nguyện, để dịch sang tiếng Anh. Một nhân sự chuyên trách ở văn phòng trung ương của BPSOS chuyển chúng đến cho LHQ, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, Uỷ Hội Hoa Kỳ về Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế, chính quyền Canada, một số cơ quan Liên Âu và nhiều tổ chức quốc tế về nhân quyền.
BPSOS lưu trữ tài liệu dùng trong giảng dạy tại trang Democratic Voice of Vietnam (dvov.org), một trang mạng tiếng Anh do BPSOS thiết lập từ năm 2012.
“Người đọc những tài liệu này thì sẽ nắm được một số khái niệm căn bản,” Ts. Thắng giải thích. “Tuy nhiên, để viết được các bản báo cáo vi phạm đúng theo thể thức và chuẩn mực của Liên Hiệp Quốc thì cần tham dự khoá huấn luyện và rồi thực tập trong một thời gian dưới sự trông coi của chúng tôi.”
BPSOS thường xuyên tổ chức các buổi huấn luyện về báo cáo vi phạm cho các cộng đồng tôn giáo độc lập.
Bài và tài liệu liên quan:
Chế tài những giới chức chính quyền vi phạm quyền tự do tôn giáo
http://machsongmedia.com/vietnam/nhanquyen/1118-2016-07-01-04-08-16.html