Các em học sinh biểu tình để được đi học.
SBTN | 03-07-2016
Vào sáng ngày 04 tháng 7 năm 2016, hơn 150 em học sinh thuộc trường tiểu học, trung học cơ sở Kỳ Lợi và phụ huynh các em học sinh đã tổ chức biểu tình trước cổng trường, nhằm yêu cầu Bộ Giáo Dục giải quyết vấn đề 2 năm học vừa qua các em học sinh đã không được đến trường.
Một nguồn tin tại địa phương cho phóng viên SBTN biết: “Đã 2 năm học vừa qua, 156 em học sinh thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh chúng tôi đã bị Sở Giáo Dục tỉnh Hà Tĩnh tước quyền không cho đến trường học hành. Phụ huynh chúng tôi đã nhiều lần gửi đơn thư khiếu nại lên Bộ Giáo Dục nhưng không được giải quyết. Hai năm học vừa qua, chúng tôi đành mở các lớp học tại nhà nhằm truyền thụ kiến thức, cũng bị nhà cầm quyền ngăn cản, sách nhiễu và khủng bố tinh thần. Nay chúng tôi quyết đấu tranh bằng mọi giá để con em chúng tôi được đến trường.”
Các em học sinh đang đứng trước cổng Trường trung học cơ sở Kỳ Lợi, trên tay cầm các banner có biểu ngữ: “Chúng con rất muốn đến trường”, “Đã hai năm nay tại sao chúng con không được đến trường”…. và hô lớn các khẩu hiệu: “Chúng con cần được học” và “Yêu cầu chính quyền trả lại quyền được học cho chúng con”.
Nhà cầm quyền tỉnh Hà Tĩnh đã huy động 2 xe cảnh sát cơ động, công an, an ninh chìm mặc thường phục đến để kiểm soát tình hình, cũng như trấn áp bà con.
Một nguồn tin khác cho biết: “Lúc mới bắt đầu biểu tình được một lúc, có một người mặc đồ cảnh sát cơ động đã đánh đập một phụ huynh học sinh, nhưng sau đó đã bị người dân ngăn cản nên họ không còn đánh nữa. Hiện tại, lực lượng công quyền đã được huy động đến rất đông nên không biết sẽ có chuyện gì xảy ra nữa không.”
Theo thông tin từ người dân, ngày hôm 4/7, nhà cầm quyền địa phương đang tổ chức họp hội đồng nhân dân, nên 156 em học sinh và phụ huynh các em trên địa bàn thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi đã tổ chức biểu tình, nhằm tạo áp lực yêu cầu Bộ Giáo Dục giải quyết cho các em đến trường.
Vào cuối năm 2012, nhà cầm quyền huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh triển khai cuộc di dân tái định cư đối với người Giáo Dân xứ Đông Yên lên vùng tái định cư mới, để thực hiện dự án cảng biển Sơn Dương thuộc khu kinh tế Vũng Áng. Tuy nhiên, về vị trí địa lý thì hai thôn Tân Phúc Thanh và Hải Thanh không bị giải phóng mặt bằng.
Thêm vào đó, nhà cầm quyền huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã định mức tài sản của người dân không đúng giá bồi thường theo quy định của pháp luật, và chỗ ở nơi vùng tái định cư mới không đáp ứng những điều kiện sống căn bản về: y tế, giáo dục, công ăn việc làm, sinh hoạt tôn giáo,… Chính vì những lý do trên, hơn 200 nhà dân thôn Đông Yên đã không chịu di dời lên vùng tái định cư.
Trước đó, nhà cầm quyền tỉnh Hà Tĩnh đã tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để nhằm giải phóng mặt bằng, cưỡng chế 200 nhà dân này lên vùng tái định cư, nhưng bà con nhất định không đi. Chính vì vậy, nhà cầm quyền đã không cho con em họ được đến trường để tạo áp lực buộc phải di dời.
Hệ lụy để lại là hai năm học vừa qua, 156 em học sinh thuộc thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh đã không được đến trường, mặc dù trường Trung học và Tiểu học Kỳ Lợi cách nhà chỉ có 500m.
Thông điệp của các em: “Chúng con rất muốn đến trường”.
Nguyên Nguyễn / SBTN
July 5, 2016
156 em học sinh Hà Tĩnh biểu tình trước cổng trường đòi quyền được học
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Các em học sinh biểu tình để được đi học.
SBTN | 03-07-2016
Vào sáng ngày 04 tháng 7 năm 2016, hơn 150 em học sinh thuộc trường tiểu học, trung học cơ sở Kỳ Lợi và phụ huynh các em học sinh đã tổ chức biểu tình trước cổng trường, nhằm yêu cầu Bộ Giáo Dục giải quyết vấn đề 2 năm học vừa qua các em học sinh đã không được đến trường.
Một nguồn tin tại địa phương cho phóng viên SBTN biết: “Đã 2 năm học vừa qua, 156 em học sinh thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh chúng tôi đã bị Sở Giáo Dục tỉnh Hà Tĩnh tước quyền không cho đến trường học hành. Phụ huynh chúng tôi đã nhiều lần gửi đơn thư khiếu nại lên Bộ Giáo Dục nhưng không được giải quyết. Hai năm học vừa qua, chúng tôi đành mở các lớp học tại nhà nhằm truyền thụ kiến thức, cũng bị nhà cầm quyền ngăn cản, sách nhiễu và khủng bố tinh thần. Nay chúng tôi quyết đấu tranh bằng mọi giá để con em chúng tôi được đến trường.”
Các em học sinh đang đứng trước cổng Trường trung học cơ sở Kỳ Lợi, trên tay cầm các banner có biểu ngữ: “Chúng con rất muốn đến trường”, “Đã hai năm nay tại sao chúng con không được đến trường”…. và hô lớn các khẩu hiệu: “Chúng con cần được học” và “Yêu cầu chính quyền trả lại quyền được học cho chúng con”.
Nhà cầm quyền tỉnh Hà Tĩnh đã huy động 2 xe cảnh sát cơ động, công an, an ninh chìm mặc thường phục đến để kiểm soát tình hình, cũng như trấn áp bà con.
Một nguồn tin khác cho biết: “Lúc mới bắt đầu biểu tình được một lúc, có một người mặc đồ cảnh sát cơ động đã đánh đập một phụ huynh học sinh, nhưng sau đó đã bị người dân ngăn cản nên họ không còn đánh nữa. Hiện tại, lực lượng công quyền đã được huy động đến rất đông nên không biết sẽ có chuyện gì xảy ra nữa không.”
Theo thông tin từ người dân, ngày hôm 4/7, nhà cầm quyền địa phương đang tổ chức họp hội đồng nhân dân, nên 156 em học sinh và phụ huynh các em trên địa bàn thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi đã tổ chức biểu tình, nhằm tạo áp lực yêu cầu Bộ Giáo Dục giải quyết cho các em đến trường.
Vào cuối năm 2012, nhà cầm quyền huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh triển khai cuộc di dân tái định cư đối với người Giáo Dân xứ Đông Yên lên vùng tái định cư mới, để thực hiện dự án cảng biển Sơn Dương thuộc khu kinh tế Vũng Áng. Tuy nhiên, về vị trí địa lý thì hai thôn Tân Phúc Thanh và Hải Thanh không bị giải phóng mặt bằng.
Thêm vào đó, nhà cầm quyền huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh đã định mức tài sản của người dân không đúng giá bồi thường theo quy định của pháp luật, và chỗ ở nơi vùng tái định cư mới không đáp ứng những điều kiện sống căn bản về: y tế, giáo dục, công ăn việc làm, sinh hoạt tôn giáo,… Chính vì những lý do trên, hơn 200 nhà dân thôn Đông Yên đã không chịu di dời lên vùng tái định cư.
Trước đó, nhà cầm quyền tỉnh Hà Tĩnh đã tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để nhằm giải phóng mặt bằng, cưỡng chế 200 nhà dân này lên vùng tái định cư, nhưng bà con nhất định không đi. Chính vì vậy, nhà cầm quyền đã không cho con em họ được đến trường để tạo áp lực buộc phải di dời.
Hệ lụy để lại là hai năm học vừa qua, 156 em học sinh thuộc thôn Đông Yên, xã Kỳ Lợi, huyện Kỳ Anh đã không được đến trường, mặc dù trường Trung học và Tiểu học Kỳ Lợi cách nhà chỉ có 500m.
Thông điệp của các em: “Chúng con rất muốn đến trường”.
Nguyên Nguyễn / SBTN