Image Credit: Official White House Photo by Pete Souza
Hunter Marston, The Diplomat | 01/07/2016
(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
Tuần trước, Hải quân Mỹ đưa hai tàu sân bay qua biển Philippine để biểu dương sức mạnh trong khi nhiều nhà phân tích ở Bắc Kinh, Manila và Washington háo hức chờ đợi quyết định của Tòa án The Hague về Biển Đông, dự kiến được công bố vào ngày 12/7. Hoa Kỳ và Philippines gần đây đã đồng ý về việc cho quân đội Mỹ luân phiên đóng quân tại năm căn cứ của Philippines theo Hiệp định hợp tác quốc phòng song phương tăng cường. Tổng thống Barack Obama, trong chuyến viếng thăm của ông tới Việt Nam vào tháng 5, đã công bố việc bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với quốc gia cộng sản này, mở đường cho hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn giữa hai nước.
Đề cập đến việc xây dựng đảo nhân tạo và hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Danny Russel nói với Ủy Ban Ngoại giao của Hạ biện rằng “bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng … Trung Quốc … đã gây ra sự bất ổn và mất an ninh và ổn định trong khu vực.”
Nhiều nhà tư tưởng ở Washington nhanh chóng nhận biết mong muốn mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á muốn lôi kéo Hoa Kỳ để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Nhưng khi sự hiện diện an ninh của Mỹ trong khu vực được tăng cường với chính sách tái cân bằng ở châu Á, nhiều quốc gia Đông Nam Á đang tỏ ra thận trọng, không muốn tạo ra một liên minh đơn giản với Washington.
Tại sao vậy?
Mặc dù có sự đồng thuận tại Washington rằng việc Trung Quốc ngày càng hùng hổ- ví dụ xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông và chèn ép các nước láng giềng nhỏ hơn, đang đẩy khu vực về phía Hoa Kỳ, các nước Đông Nam Á hiểu rằng Trung Quốc có “gần về khoảng cách, quyền lực, và lịch sử”, như Satu Limaye, giám đốc Trung tâm Đông-Tây ở Washington nói. Đó là, trong khi các quốc gia nhỏ hơn có thể tìm sự giúp đỡ của Mỹ để đứng lên để đối phó với Bắc Kinh, hầu hết chấp nhận một thực tế rằng Trung Quốc sẽ không đi đâu.
Nick Bisley, giáo sư chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học La Trobe ở Melbourne, giải thích rằng những hành động gây hấn của Trung Quốc đã buộc các nước Đông Nam Á thắt chặt quan hệ an ninh với Hoa Kỳ. “Có một sự thật là những hành vi của Trung Quốc làm cho các nước liên kết chặt với Washington” Bisley viết. “Nhưng cũng là sự thực rằng những nước không có truyền thống liên kết với Hoa Kỳ trước đây đang phát triển quan hệ để đối phó với hành vi của Trung Quốc.”
Nhưng quan điểm này là quá đơn giản, như Bisley lưu ý. Các quốc gia ở Đông Nam Á không muốn chọn Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Và họ sẽ không mạo hiểm với việc liên minh quân sự công khai với Washington, mà trong suy nghĩ của họ việc đó sẽ chỉ khiêu khích Bắc Kinh, làm cho Trung Quốc hung hăng hơn trong việc bảo vệ lợi ích của nước này mà không xem xét đến tổn hại về uy tín.
Sự thật, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đang thận trọng với chiến lược ngăn chặn-bao vây của Hoa Kỳ nhằm chống lại Trung Quốc, mà họ cảm thấy sẽ phá vỡ sự cân bằng quyền lực hiện nay ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, các quốc gia nhỏ nhất trong vùng Biển Đông mong muốn hơn nữa cam kết của Hoa Kỳ đối với an ninh của họ trong khi nhiều người lo sợ rằng các lợi ích của Mỹ ở châu Á có thể sẽ đi cùng với chính quyền Obama.
Chiến dịch tranh cử ở Mỹ gia tăng thêm vào mối quan ngại của khu vực Đông Nam Á về duy trì sức mạnh của Washington. Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, đã lớn tiếng đặt câu hỏi về việc Hoa Kỳ sử dụng tiền thuế để bảo đảm an ninh cho các đồng mình như Nhật Bản và Hàn Quốc. Minh chứng cho quan điểm này là việc Tổng thống mới đắc cử của Philippines Rodrigo Duterte, trong chiến dịch tranh cử, đe dọa sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và Úc sau khi hai nước này phản đối ý kiến của Duterte về vụ hãm hiếp một phụ nữ Úc tại thành phố Davao, nơi ông là thị trưởng năm 1989.
Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đang hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục cam kết của mình đối với khu vực. Không ai ở châu Á ủng hộ việc Hoa Kỳ thoái lui, Thủ tướng Lee Hsien Loong của Singapore nói với tờ Wall Street Journal vào tháng 3. Vai trò của nước Mỹ tại khu vực vẫn không thể thiếu được, cho dù nước Mỹ đang chuẩn bị để tăng cường hoặc tiết giảm sự hiện diện của mình tại khu vực này, ông nói.
Tại Manila, sự cám dỗ của đầu tư Trung Quốc đã làm nước này do dự. Philippines được cho là đang cân nhắc một đề nghị của Trung Quốc trong việc tài trợ xây dựng đường xe lửa nếu chính quyền Duterte rút đơn kiện chống lại Bắc Kinh tại Tòa án Trọng tài Thường trực về Biển Đông.
Sức mạnh quân sự của Trung Quốc và hứa hẹn đầu tư của nước này đang quyến rũ các nước kém phát triển ở Đông Nam Á vào trong quỹ đạo của Bắc Kinh. Bắc Kinh cũng đã thể hiện khả năng đặc biệt trong việc ngăn chặn sự đồng thuận trong mười thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ngăn chặn khối này sử dụng biện pháp ngoại giao để thách thức vị trí của nó.
Bằng việc dựa vào sự yếu kém của vị trí chủ tịch ASEAN của Lào và Campuchia trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc gần đây ở Côn Minh, Bắc Kinh đã thuyết phục các nước ASEAN rút lại tuyên bố chung trong đó nêu bật những lo ngại về hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuy nhiên, mặc cho sự bi quan đối với ASEAN trong giới hoạch định chính sách của Hoa Kỳ, một số chuyên gia vẫn mở ra hy vọng rằng khối này có thể đạt được sự đồng thuận. Ernie Bower, thuộc Bower Group Asia, một công ty tư vấn chiến lược ở thủ đô Washington, nói với khán giả tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế rằng “ASEAN sẽ làm mọi người ngạc nhiên.” Việc Trung Quốc gia tăng áp lực có thể làm khối này mạnh hơn, buộc các nước Đông Nam Á không có lựa chọn nào khác ngoài việc liên kết với nhau để chống lại Bắc Kinh, ông nói.
Thực tế là, cho dù ASEAN có lập trường thế nào, thì từng nước riêng lẻ sẽ không công khai đứng hẳn về phía Mỹ trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Mặc cho cam kết của Mỹ với các đồng minh và đối tác của mình ở châu Á, các nước Đông Nam Á đang thận trọng và tiếp tục chơi quân bài Trung Quốc.
Hunter Marston làm việc trong một tổ chức nghiên cứu ở Washington DC và chuyên viết về các vấn đề khu vực Đông Nam Á. Bạn có thể theo dõi ông trên Twitter tại @hmarston4.
Nguồn: Why Southeast Asian Countries Avoid Tilting Too Far Toward the US
July 5, 2016
Tại sao các nước Đông Nam Á tránh nghiêng quá nhiều về phía Hoa Kỳ Mặc dù Hoa Kỳ tăng cường sự hiện diện ở Đông Nam Á, nhiều nước trong khu vực tỏ ra thận trọng
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Image Credit: Official White House Photo by Pete Souza
Hunter Marston, The Diplomat | 01/07/2016
(bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
Tuần trước, Hải quân Mỹ đưa hai tàu sân bay qua biển Philippine để biểu dương sức mạnh trong khi nhiều nhà phân tích ở Bắc Kinh, Manila và Washington háo hức chờ đợi quyết định của Tòa án The Hague về Biển Đông, dự kiến được công bố vào ngày 12/7. Hoa Kỳ và Philippines gần đây đã đồng ý về việc cho quân đội Mỹ luân phiên đóng quân tại năm căn cứ của Philippines theo Hiệp định hợp tác quốc phòng song phương tăng cường. Tổng thống Barack Obama, trong chuyến viếng thăm của ông tới Việt Nam vào tháng 5, đã công bố việc bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với quốc gia cộng sản này, mở đường cho hợp tác quốc phòng chặt chẽ hơn giữa hai nước.
Đề cập đến việc xây dựng đảo nhân tạo và hành động khiêu khích của Trung Quốc ở Biển Đông, Trợ lý Ngoại trưởng Danny Russel nói với Ủy Ban Ngoại giao của Hạ biện rằng “bất chấp sự phản đối của các nước láng giềng … Trung Quốc … đã gây ra sự bất ổn và mất an ninh và ổn định trong khu vực.”
Nhiều nhà tư tưởng ở Washington nhanh chóng nhận biết mong muốn mạnh mẽ ở khu vực Đông Nam Á muốn lôi kéo Hoa Kỳ để chống lại sự bành trướng của Trung Quốc. Nhưng khi sự hiện diện an ninh của Mỹ trong khu vực được tăng cường với chính sách tái cân bằng ở châu Á, nhiều quốc gia Đông Nam Á đang tỏ ra thận trọng, không muốn tạo ra một liên minh đơn giản với Washington.
Tại sao vậy?
Mặc dù có sự đồng thuận tại Washington rằng việc Trung Quốc ngày càng hùng hổ- ví dụ xây các đảo nhân tạo ở Biển Đông và chèn ép các nước láng giềng nhỏ hơn, đang đẩy khu vực về phía Hoa Kỳ, các nước Đông Nam Á hiểu rằng Trung Quốc có “gần về khoảng cách, quyền lực, và lịch sử”, như Satu Limaye, giám đốc Trung tâm Đông-Tây ở Washington nói. Đó là, trong khi các quốc gia nhỏ hơn có thể tìm sự giúp đỡ của Mỹ để đứng lên để đối phó với Bắc Kinh, hầu hết chấp nhận một thực tế rằng Trung Quốc sẽ không đi đâu.
Nick Bisley, giáo sư chuyên ngành quan hệ quốc tế tại Đại học La Trobe ở Melbourne, giải thích rằng những hành động gây hấn của Trung Quốc đã buộc các nước Đông Nam Á thắt chặt quan hệ an ninh với Hoa Kỳ. “Có một sự thật là những hành vi của Trung Quốc làm cho các nước liên kết chặt với Washington” Bisley viết. “Nhưng cũng là sự thực rằng những nước không có truyền thống liên kết với Hoa Kỳ trước đây đang phát triển quan hệ để đối phó với hành vi của Trung Quốc.”
Nhưng quan điểm này là quá đơn giản, như Bisley lưu ý. Các quốc gia ở Đông Nam Á không muốn chọn Trung Quốc hay Hoa Kỳ. Và họ sẽ không mạo hiểm với việc liên minh quân sự công khai với Washington, mà trong suy nghĩ của họ việc đó sẽ chỉ khiêu khích Bắc Kinh, làm cho Trung Quốc hung hăng hơn trong việc bảo vệ lợi ích của nước này mà không xem xét đến tổn hại về uy tín.
Sự thật, các nhà lãnh đạo Đông Nam Á đang thận trọng với chiến lược ngăn chặn-bao vây của Hoa Kỳ nhằm chống lại Trung Quốc, mà họ cảm thấy sẽ phá vỡ sự cân bằng quyền lực hiện nay ở Thái Bình Dương. Tuy nhiên, các quốc gia nhỏ nhất trong vùng Biển Đông mong muốn hơn nữa cam kết của Hoa Kỳ đối với an ninh của họ trong khi nhiều người lo sợ rằng các lợi ích của Mỹ ở châu Á có thể sẽ đi cùng với chính quyền Obama.
Chiến dịch tranh cử ở Mỹ gia tăng thêm vào mối quan ngại của khu vực Đông Nam Á về duy trì sức mạnh của Washington. Donald Trump, ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa, đã lớn tiếng đặt câu hỏi về việc Hoa Kỳ sử dụng tiền thuế để bảo đảm an ninh cho các đồng mình như Nhật Bản và Hàn Quốc. Minh chứng cho quan điểm này là việc Tổng thống mới đắc cử của Philippines Rodrigo Duterte, trong chiến dịch tranh cử, đe dọa sẽ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ và Úc sau khi hai nước này phản đối ý kiến của Duterte về vụ hãm hiếp một phụ nữ Úc tại thành phố Davao, nơi ông là thị trưởng năm 1989.
Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia Đông Nam Á đang hy vọng Mỹ sẽ tiếp tục cam kết của mình đối với khu vực. Không ai ở châu Á ủng hộ việc Hoa Kỳ thoái lui, Thủ tướng Lee Hsien Loong của Singapore nói với tờ Wall Street Journal vào tháng 3. Vai trò của nước Mỹ tại khu vực vẫn không thể thiếu được, cho dù nước Mỹ đang chuẩn bị để tăng cường hoặc tiết giảm sự hiện diện của mình tại khu vực này, ông nói.
Tại Manila, sự cám dỗ của đầu tư Trung Quốc đã làm nước này do dự. Philippines được cho là đang cân nhắc một đề nghị của Trung Quốc trong việc tài trợ xây dựng đường xe lửa nếu chính quyền Duterte rút đơn kiện chống lại Bắc Kinh tại Tòa án Trọng tài Thường trực về Biển Đông.
Sức mạnh quân sự của Trung Quốc và hứa hẹn đầu tư của nước này đang quyến rũ các nước kém phát triển ở Đông Nam Á vào trong quỹ đạo của Bắc Kinh. Bắc Kinh cũng đã thể hiện khả năng đặc biệt trong việc ngăn chặn sự đồng thuận trong mười thành viên của Hiệp hội Các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), ngăn chặn khối này sử dụng biện pháp ngoại giao để thách thức vị trí của nó.
Bằng việc dựa vào sự yếu kém của vị trí chủ tịch ASEAN của Lào và Campuchia trong hội nghị thượng đỉnh ASEAN-Trung Quốc gần đây ở Côn Minh, Bắc Kinh đã thuyết phục các nước ASEAN rút lại tuyên bố chung trong đó nêu bật những lo ngại về hành động gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông.
Tuy nhiên, mặc cho sự bi quan đối với ASEAN trong giới hoạch định chính sách của Hoa Kỳ, một số chuyên gia vẫn mở ra hy vọng rằng khối này có thể đạt được sự đồng thuận. Ernie Bower, thuộc Bower Group Asia, một công ty tư vấn chiến lược ở thủ đô Washington, nói với khán giả tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế rằng “ASEAN sẽ làm mọi người ngạc nhiên.” Việc Trung Quốc gia tăng áp lực có thể làm khối này mạnh hơn, buộc các nước Đông Nam Á không có lựa chọn nào khác ngoài việc liên kết với nhau để chống lại Bắc Kinh, ông nói.
Thực tế là, cho dù ASEAN có lập trường thế nào, thì từng nước riêng lẻ sẽ không công khai đứng hẳn về phía Mỹ trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Mặc cho cam kết của Mỹ với các đồng minh và đối tác của mình ở châu Á, các nước Đông Nam Á đang thận trọng và tiếp tục chơi quân bài Trung Quốc.
Hunter Marston làm việc trong một tổ chức nghiên cứu ở Washington DC và chuyên viết về các vấn đề khu vực Đông Nam Á. Bạn có thể theo dõi ông trên Twitter tại @hmarston4.
Nguồn: Why Southeast Asian Countries Avoid Tilting Too Far Toward the US