Theo đó Thừa Thiên – Huế thiệt hại khoảng 135 tỷ đồng (6 triệu Mỹ kim), còn Quảng Bình công bố mức thiệt hại hơn 2,600 tỷ đồng (hơn 155 triệu Mỹ kim), chỉ trong 6 tháng đầu năm nay. Hiện chưa rõ cách đánh giá thiệt hại của giới chức các tỉnh khác nhau ra sao để dẫn tới các mức độ thiệt hại chênh lệch nhau khoảng 26 lần. Giới chức Quảng Bình xác định sản lượng thủy sản trong tỉnh bị giảm từ 40 đến 60%. Quảng Bình cũng ước lượng thiệt hại trong cả năm 2016 lên đến khoảng 4,000 tỷ đồng, tương đương gần 178 triệu Mỹ kim.
Trong khi đó, giới chức Thừa Thiên – Huế công bố chính xác số tàu thuyền bị ảnh hưởng do thảm họa cá chết là 2,939 chiếc, với 6,212 gia đình và 30,450 người bị ảnh hưởng. Thừa Thiên – Huế cũng công bố số lồng bè nuôi trồng thủy sản trong tỉnh bị thiệt hại là 1,240 lồng với sản lượng gần 137 tấn cá nuôi. Các con số của cả hai tỉnh chỉ bao gồm thiệt hại về kinh tế cho người dân, chưa bao gồm những thiệt hại về môi trường biển và chi phí cho việc phục hồi môi trường biển. Giới chức Thừa Thiên – Huế nói rằng thiệt hại môi trường về lâu dài cần được giới khoa học đánh giá.
Trong khi đó, giới chức Quảng Bình yêu cầu các địa phương tiếp tục thông báo các số liệu về môi trường biển 2 lần một tuần. Trước đây, giới khoa học đã ước tính phải mất từ 60 đến 70 năm môi trường biển ở các tỉnh miền Trung Việt Nam mới có thể phục hồi hoàn toàn sau thảm họa ô nhiễm hóa chất do hoạt động xả thải của nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh gây ra.
Huy Lam / SBTN
July 5, 2016
Thừa Thiên-Huế ước tính thiệt hại 6 triệu USD, Quảng Bình hơn 155 triệu USD trong vụ cá chết
by Nhan Quyen • [Human Rights]
SBTN | 04-07-2016
Các giới chức của hai tỉnh Thừa Thiên – Huế và Quảng Bình hôm July 4 công bố các ước tính của họ về mức độ thiệt hại đối với môi trường và ngư nghiệp trong từng tỉnh.
Theo đó Thừa Thiên – Huế thiệt hại khoảng 135 tỷ đồng (6 triệu Mỹ kim), còn Quảng Bình công bố mức thiệt hại hơn 2,600 tỷ đồng (hơn 155 triệu Mỹ kim), chỉ trong 6 tháng đầu năm nay. Hiện chưa rõ cách đánh giá thiệt hại của giới chức các tỉnh khác nhau ra sao để dẫn tới các mức độ thiệt hại chênh lệch nhau khoảng 26 lần. Giới chức Quảng Bình xác định sản lượng thủy sản trong tỉnh bị giảm từ 40 đến 60%. Quảng Bình cũng ước lượng thiệt hại trong cả năm 2016 lên đến khoảng 4,000 tỷ đồng, tương đương gần 178 triệu Mỹ kim.
Trong khi đó, giới chức Thừa Thiên – Huế công bố chính xác số tàu thuyền bị ảnh hưởng do thảm họa cá chết là 2,939 chiếc, với 6,212 gia đình và 30,450 người bị ảnh hưởng. Thừa Thiên – Huế cũng công bố số lồng bè nuôi trồng thủy sản trong tỉnh bị thiệt hại là 1,240 lồng với sản lượng gần 137 tấn cá nuôi. Các con số của cả hai tỉnh chỉ bao gồm thiệt hại về kinh tế cho người dân, chưa bao gồm những thiệt hại về môi trường biển và chi phí cho việc phục hồi môi trường biển. Giới chức Thừa Thiên – Huế nói rằng thiệt hại môi trường về lâu dài cần được giới khoa học đánh giá.
Trong khi đó, giới chức Quảng Bình yêu cầu các địa phương tiếp tục thông báo các số liệu về môi trường biển 2 lần một tuần. Trước đây, giới khoa học đã ước tính phải mất từ 60 đến 70 năm môi trường biển ở các tỉnh miền Trung Việt Nam mới có thể phục hồi hoàn toàn sau thảm họa ô nhiễm hóa chất do hoạt động xả thải của nhà máy thép Formosa Hà Tĩnh gây ra.
Huy Lam / SBTN