Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền | 24-07-2016
===== 18-07======
Kiến nghị đưa vấn đề Biển Đông và Formosa vào chương trình họp của Quốc hội
Hai vấn đề nóng bỏng và quan trọng hiện nay là vấn đề Biển Đông và Formosa cần được đưa vào chương trình họp của Quốc hội trong khóa họp đầu tiên của nhiệm kỳ thứ 14, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.
Chủ quyền của chúng ta trên Biển Đông bị đe dọa ngày càng phức tạp hơn, nóng hơn, nhất là chuẩn bị có phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA). Và khi chưa có phán quyết thì Trung Quốc đã “động thủ” trước khi cho tàu đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, lần nay họ không giấu giếm nữa mà ra mặt hẳn hoi.
Như vậy tình hình đã phức tạp thêm, ngư dân chúng ta đánh bắt hợp pháp, lương thiện nhưng bị tàu Trung Quốc tấn công, đe dọa tài sản, tính mạng.
Không thể bàn về kinh tế – xã hội mà lại không bàn những khó khăn về thách thức chủ quyền. Nếu chúng ta bỏ qua thì giải pháp sẽ không đầy đủ, không hiệu quả.
Thứ hai, vấn đề ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra đã có kết luận, đã buộc họ phải bồi thường nhưng còn nhiều việc phải làm rõ. Vì khi nói đến Fomorsa thì không chỉ nói đến chuyện đánh giá thiệt hại, bồi thường, ổn định đời sống.
Đó còn là việc phải xem lại chính sách đầu tư, xem lại luật pháp bảo vệ môi trường, xem lại bộ máy, xem lại cán bộ của chúng ta… Từ đó rút ra bài học gì, có đối sách gì để cho những Formosa đang tiềm ẩn được ngăn chặn và trong tương lai không xuất hiện những Formosa như vậy nữa.
Quốc hội đại diện cho quyền lợi cao nhất của nhân dân thì không thể bỏ qua vấn đề mà nhân dân đang bức xúc, ông nói.
Ông Nghĩa cho biết ông đã nhận được chương trình dự kiến kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV để các đại biểu góp ý, tuy nhiên, ông chưa thấy nội dung bàn về vấn đề chủ quyền Biển Đông. Còn với vấn đề ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra thì Chính phủ sẽ có báo cáo nhưng chưa thấy Quốc hội dành thời gian để đại biểu thảo luận.
“Tôi đề nghị ít nhất phải có buổi thảo luận tổ để các đại biểu phản ánh nguyện vọng của cử tri, nhất là các đại biểu Quốc hội ở miền Trung, về hai vấn đề này. Từ đó, thu thập lại để đến tháng 10-2016, tại kỳ họp cuối năm sẽ có đối sách phù hợp” – đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.
Tuổi trẻ: Kiến nghị đưa vấn đề Biển Đông và Formosa vào chương trình họp của Quốc hội
———————-
Quỹ Tù Nhân Lương Tâm, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền thăm viếng tù nhân lương tâm ở Gia Lai, Kon Tum
Ngày 13/7 Quỹ Tù Nhân Lương Tâm phối hợp với hội Phụ Nữ Nhân Quyền đã tổ chức đợt thăm hỏi và tặng quà đến các gia đình tù nhân lương tâm sắc tộc thiểu số ở Gia Lai và KonTum.
Cô Huỳnh Phương Ngọc và Trần Thị Hồng đã thăm gặp và tặng quà cho 16 gia đình, trong đó 11 người ở Gia Lai và 5 người ở KonTum. Hầu hết họ ở sâu trong núi, có nơi phải đi đến 60km tính từ thành phố Pleiku.
Bên cạnh sự an ủi hỗ trợ tinh thần các bà mẹ và vợ các TNLT người thiểu số ở đây, hai cô thay mặt hai tổ chức tặng quà cho mỗi tù nhân lương tâm là một chai nước mắm và một chai dầu ăn và một triệu đồng, riêng với gia đình ông Hmrek là 2 triệu đồng vì ông vừa qua đời chẳng bao lâu sau khi được tự do.
Chị Trần Thị Hồng – vợ mục sư Nguyễn Công Chính cho hay thầy truyền đạo và gia đình của họ ở Gia Lai dường như bị biệt lập khỏi thế giới bên ngoài, không có phương tiện truyền thông. Những thầy truyền đạo mang án dài từ 9 – 17 năm là rất nhiều, nhưng mọi sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất đều ít ỏi, gia đình họ là những người cô đơn, họ bị bỏ quên trên cao nguyên xa xôi, nơi mà mọi điều kiện đi lại thông tin công nghệ,… là xa xỉ.
Chuyến đi thực tế cho thấy rằng, ngoài vợ chồng Mục sư Công Chính ra thì rất ít người biết đến họ đang gặp khó khăn và vất vả trong việc thăm nuôi cũng như những trợ giúp pháp lý khi đi tù.
CHUYẾN THĂM CÁC GIA ĐÌNH TÙ NHÂN Ở GIA LAI –KONTUM THÁNG 7/2016
————
Một dân oan Thủ Thiêm treo cổ tự tử vì bị chính quyền cưỡng chiếm nhà
Ngày 19/7, dan oan Nguyễn Hùng Thái ở Thủ Thiêm, Sài Gòn đã treo cổ tự vẫn khi bị nhà cầm quyền và chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị Thủ Thiêm đánh đập dã man và ép vào thế cùng quẫn bế tắc.
Anh Thái là con bà Lê Thị The, người từng đại diện cho 63 hộ dân ở đường Lương Định Của phường Bình An, Quận 2 phản đối chính quyền thu hồi đất đai với giá rẻ mạt (2 triệu/m2) so với giá thị trường 200 triệu đồng/ m2 để xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo kế hoạch xây dựng của thành phố năm 2011, đất đai của gia đình anh Thái không bị ảnh hưởng, nhưng đầu năm 2015 chính quyền thành phố điều chỉnh và lấy thêm đất, bao gồm đất của gia đình anh, để mở rộng dự án.
Chính vì vậy, bà Lê Thị The và 63 hộ dân bị ảnh hưởng đã cương quyết khiếu nại và tố cáo việc chính quyền thành phố thời Lê Thanh Hải làm bí thư đã dùng bàn tay sắt để cướp nhà và đất của trên 3,000 nhà dân, nằm ngoài ranh quy hoạch đất, nhưng không được giải quyết.
Anh Thái bị đánh đập bởi người của chủ đầu tư dự án vào ngày 18/7/2016. Do quá uất, Thái vào nhà khóa cửa, tự thắt cổ. Anh được đưa đi cấp cứu nhưng đã qua đời tại bệnh viện
Sau khi sự việc xảy ra, nhà cầm quyền đã huy động khoảng hơn 100 an ninh, công an bám sát, từ lúc đưa anh Thái đi cấp cứu tại bệnh viện Quận 2, đến lúc chết ở bệnh viện Gia Định, cũng như lúc đưa đi hỏa táng để tránh dư luận chống đối nổ ra.
Đã xảy ra xô sát 2 giờ liền, từ 6 giờ sáng đến 8 giờ sáng ngày 20/7/2016 từ phóa công an và gia đình. Sau đó công an mới cho gia đình đưa thi thể mang đi hỏa táng.
Chưa hết, chính quyền còn thu giữ tro cốt của anh Thái đề phòng gia đình mang tro cốt của anh lên thành ủy biểu tình. Công an tập trung quanh nhà để theo dõi và ngăn chặn.
Thủ Thiêm Quận 2 cũng là nơi mà chùa Liên Trì hiện nay đang nằm trong tầm ngắm giải tỏa của chính quyền thành phố. Chuyện dân oan bị cướp đất, làm giàu cho những nhóm lợi ích của chính quyền, đã trở thành chuyện thường ngày, xảy ra khắp 3 miền tại Việt Nam.
Một dân oan Thủ Thiêm treo cổ tự tử vì bị chính quyền cưỡng chiếm nhà
———-
Cảnh sát giao thông đứng giữa đường tung cước đá xe máy
Công an thành phố Hà Nội hôm 19/07 cho biết đã tạm thời đình chỉ công việc của một cảnh sát giao thông, người đã tung cước đá ngã một chiếc xe máy chở hai người giữa đường phố.
Hôm 18/7, trong một đoạn phim chia sẻ trên mạng xã hội, một cảnh sát giao thông chạy ra giữa đường Xã Đàn thuộc quận Đống Đa bất ngờ tung cước đá vào một chiếc xe máy đang chạy nhanh tới theo chiều ngược lại, khiến cho chiếc xe máy bị lao vào dải phân cách hất văng hai người trên xe.
Trung Tá Lê Tú, đội trưởng Đội Cảnh Sát Giao Thông số 3, cho biết đã tạm đình chỉ nhiệm vụ người cảnh sát giao thông và yêu cầu người này viết bản tường trình. Một cuộc điều tra sau đó sẽ cho biết cảnh sát giao thông này có bị truy cứu trách nhiệm hay không.
Trung Tá Tú cho biết một trong hai nạn nhân là Nguyễn Văn Tuấn, 20 tuổi, quê ở Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, Tuấn sẽ bị phạt hành chính về nhiều vi phạm, bao gồm không đội mũ bảo hiểm và chạy xe ngược chiều.
Trung Tá Tú nói rằng, việc cảnh sát giao thông lao ra chặn xe vi phạm là “đúng quy định” nhưng dư luận trên mạng có vẻ không đồng tình với hành động của tay cảnh sát giao thông, và cho rằng cảnh sát đá vào xe máy có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân.
=====19-07======
Hàng chục mục sư bị bỏ tù ở Việt Nam, đối mặt với nguy cơ bị đầu độc do từ chối đăng ký nhà thờ
Hàng chục mục sư người Việt Nam, những người đã từ chối tuân thủ yêu cầu của chính phủ đăng ký nhóm của mình vào chung với hội thánh được nhà nước công nhận, đã và đang bị cầm tù vì đức tin của họ và có nguy cơ bị đầu độc.
Theo một báo cáo của Christian Aid Mission, có ít nhất 108 mục sư đang bị giam cầm vì họ từ chối đăng ký hoặc kết hợp với các nhà thờ đã được công nhận bất chấp áp lực từ các quan chức địa phương.
“Chính phủ muốn kết hợp các nhóm tôn giáo để hạn chế sự phát triển của họ và kiểm soát được tốt hơn”, một lãnh đạo nhóm truyền giáo gọi là “Su” nói trong một tài liệu tuyên truyền. “Nếu mục sư từ chối ký giấy quy định rằng họ sẽ kết hợp và rằng họ không được tập hợp quá 500 người, họ sẽ bị đánh đập hay bỏ tù.”
Trong khi ở trong tù, mục sư phải chịu bị tra tấn và các điều kiện khắc nghiệt. Việc không tuân thủ với tất cả các nội quy và các quy định của trại giam có thể mang lại sự trả thù gây chết người, Su, người đã gần như định tự sát trong khi thụ án tổng cộng bảy năm và hai tháng ở trong tù từ năm 1975 và 1985, cho biết.
“Nếu bạn không tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc, họ có thể cho thuốc độc vào thức ăn của bạn,” ông nói. “Vì vậy, bạn phải thử ăn một chút, và nếu bạn cảm thấy một cái gì đó lạ hoặc bị nôn mửa, bạn phải ngừng ăn. Một vài người đã chết.”
Theo World Watch List năm 2016, Việt Nam đứng thứ 20 trong số những nước đàn áp Thiên Chúa giáo khốc liệt nhất, và có số điểm tối đa trong các loại bạo lực. Người theo Thiên Chúa giáo chỉ chiếm 9,5% dân số của cả nước với 92,7 triệu người.
Dozens of Pastors in Vietnam Imprisoned, Face Poisoning for Refusing to Register House Churches
Hàng chục mục sư bị bỏ tù ở Việt Nam, đối mặt với nguy cơ bị đầu độc do từ chối đăng ký nhà thờ
——————————-
Dân oan biểu tình yêu cầu trả tự do cho bà Cấn Thị Thêu
Vào sáng ngày 19 tháng 7 năm 2016, đông đảo bà con dân oan đã tập trung trước cổng Viện kiểm sát quận Đống Đa- Hà Nội, để biểu tình yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do vô điều kiện cho bà Cấn Thị Thêu.
Đông đảo bà con dân oan tay cầm banner với khẩu hiệu: “Cấn Thị Thêu vô tội”, “Bắt người vô tội để cướp đất là tội ác”, “Đả đảo chế độ công an trị”, “Yêu cầu công an Hà Nội trả tự do cho Cấn Thị Thêu”…, biểu tình ôn hòa trước cổng cơ quan Viện Kiểm Sát.
Nhà cầm quyền Hà Nội đã huy động lực lượng an ninh, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông… kiểm soát tình hình, giải tán bà con khỏi hiện trường.
Anh Trịnh Bá Phương, con trai của bà Thêu cho biết: “Kể từ ngày mẹ tôi bị bắt, chúng tôi chưa được một lần thăm gặp mà chỉ nghe ngóng tình hình qua luật sư bào chữa. Họ bắt mẹ tôi với tội danh “gây rối trật tự công cộng” thật vô lý. Mẹ tôi cùng bà con dân oan đi khiếu kiện khắp nơi, gõ hết các cửa quan, nhưng không một cơ quan nào tiếp nhận sự việc oan ức. Nay còn bị rơi vào tình cảnh lao tù. Vì thế mà hôm nay, đông đảo bà con dân oan đã tới trước của Viện kiểm sát quận Đống Đa biểu tình để yêu cầu trả tự do cho mẹ tôi.”
Kểtừ khi bị bắt giam, bà Cấn Thị Thêu đã tuyệt thực hơn một tuần để phản đối sự việc mình bị bắt giam trái pháp luật. Luật sư Hà Huy Sơn- người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà Thêu đã tiếp xúc với bà trong trại giam. Hiện tại sức khỏe của bà đã dần bình phục.
Dân oan biểu tình yêu cầu trả tự do cho bà Cấn Thị Thêu
=====20-07=====
Nhân dân Việt Nam bất bình, lo lắng trước việc Trung Quốc tăng bồi đắp ở Biển Đông
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết nhân dân rất lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động bồi đắp, bố trí vũ khí….. trái luật pháp quốc tế tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như hành hung, cướp phá tài sản, ngư cụ của ngư dân Việt Nam.
Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất quốc hội khóa 14, ông Nhân đã trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến và kiến nghị của nhân dân Việt Nam trong đó ông nói các hành động của Trung Cộng làm gia tăng sự bất ổn trong khu vực, đe dọa tự do hàng hải, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
Nhân dân yêu cầu đảng và chính phủ có các giải pháp đấu tranh đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả, vừa bảo đảm giữ vững chủ quyền biển, đảo của quốc gia, vừa bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
=====21-07=====
Yếu tố nhân quyền thiếu vắng trong Chính sách mới của Ngân hàng Thế giới: Human Right Watch
Human Rights Watch: Ngân hàng Thế giới đã từ chối thừa nhận nghĩa vụ nhân quyền của mình trong khuôn khổ chính sách mới của mình, Human Rights Watch cho biết ngày hôm nay. Bản dự thảo thứ ba và có lẽ là cuối cùng của ngân hàng về khung môi trường và xã hội mới được công bố vào ngày 20/7/2016 không đòi hỏi ngân hàng này phải tôn trọng nhân quyền. Thay vào đó, nó chỉ tham chiếu vấn đề nhân quyền một cách không ràng buộc trong tuyên bố “tầm nhìn” của mình.
Một tiểu ban của Hội đồng quản trị điều hành của ngân hàng thông qua dự thảo ngày 20/7, và cho phép công bố. Dự kiến, văn bản này sẽ được thông qua khi Ban Giám đốc Điều hành họp vào ngày 04/8.
“Bằng việc từ chối nhìn nhận nghĩa vụ quyền lợi của mình, một lần nữa, Ngân hàng Thế giới cho thấy nó sẽ có thể vi phạm quyền con người mà không chịu trách nhiệm về hậu quả,” Jessica Evans, nghiên cứu viên cao cấp về các tổ chức tài chính quốc tế thuộc Human Rights Watch nói. “Thay vì sử dụng các chính sách về môi trường và xã hội để thúc đẩy nhân quyền và củng cố vai trò của nó như là một tổ chức lãnh đạo về phát triển, Ngân hàng Thế giới đã làm điều ngược lại.”
Nguồn tin bên trong Ngân hàng Thế giới nói với Human Rights Watch rằng Ban lãnh đạo ngân hàng này không muốn có những từ ngữ mà sẽ yêu cầu bản thân ngân hàng phải tôn trọng nhân quyền trong các hoạt động của nó.
Chính sách mới đã được xây dựng trong bốn năm và bao gồm một số cải cách quan trọng, có cả các cam kết để tránh phân biệt đối xử và bảo vệ các tiêu chuẩn lao động. Nó cũng đòi hỏi các chính phủ muốn vay tiền từ ngân hàng này cần thông báo với người dân bản địa, những người sở hữu đất đai và tài nguyên và có thể bị ảnh hưởng bởi dự án vay vốn. Nhưng Ngân hàng Thế giới bỏ qua lời kêu gọi của Liên Hợp quốc, các tổ chức nhân quyền, và nhiều quan chức trong các chính phủ là cổ đông của ngân hàng khi ngân hàng này từ chối đưa các yêu cầu ràng buộc về nhân quyền trong chính sách mới của nó.
Trung Quốc, một cổ đông ngày càng có ảnh hưởng của Ngân hàng Thế giới, là bên phản đối mạnh nhất các yêu cầu ràng buộc về quyền con người mà các chính phủ vay nợ sẽ phải tuân thủ trong khi nhiều cổ đông chủ chốt khác, bao gồm nhiều chính phủ ở Tây Âu và Hoa Kỳ, đã thúc đẩy các yêu cầu về quyền con người.
Khi Ban Giám đốc Điều hành họp để phê duyệt chính sách này, cơ quan này nên đồng ý với việc soạn thảo một chính sách mới và riêng biệt về nhân quyền, Human Rights Watch nói. Ban này gồm 25 thành viên được bổ nhiệm bởi 25 chính phủ trong tổng số 189 quốc gia thành viên của ngân hàng này. Chính sách này nên thể hiện sự cam kết của Ngân hàng Thế giới để tích hợp quyền con người vào công việc của mình bằng cách phân tích các vấn đề nhân quyền có liên quan đến sự phát triển trong bối cảnh của chiến lược của mình ở một quốc gia, làm việc với chính phủ quốc gia đó theo cam kết về nhân quyền của quốc gia này, và để xác định và giải quyết rủi ro về quyền con người liên quan đến đầu tư hoặc tư vấn của Ngân hàng Thế giới.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng phần lớn các cơ quan phát triển trên thế giới đã sử dụng hoặc đã áp dụng các chính sách nhân quyền từ năm 2013. Chỉ một vài tổ chức không có chính sách nhân quyền, theo một ấn phẩm của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức quốc tế về Hợp tác Kinh tế và Phát triển. Nhiều doanh nghiệp và ngân hàng thương mại hiện nay cũng nhận ra rằng họ cần phải tôn trọng nhân quyền. Ngân hàng Thế giới vẫn còn lạc hậu về nhân quyền khi nói đến chính sách và thực hiện của ngân hàng này, Human Rights Watch nói.
Người dân sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề khi Ngân hàng Thế giới bỏ qua quyền con người. Ở Việt Nam, ngân hàng này tài trợ các hoạt động của nhiều trung tâm cai nghiện nơi giam giữ nhiều người một cách tùy tiện, buộc họ phải làm việc, và người cai nghiện phải chịu sự trừng phạt và nhiều khi bị tra tấn nếu họ từ chối làm việc. Ở Uzbekistan, trong nhiều năm, ngân hàng này đã bỏ qua việc cưỡng bức lao động trong nông nghiệp, mặc dù là nhà cung cấp tài chính quan trọng của chính phủ trong lĩnh vực đó. Bây giờ, khi ngân hàng này đã nhận ra vấn đề của lao động cưỡng bức, nó vẫn tiếp tục công việc kinh doanh như bình thường trong khi chính phủ đe dọa và bắt giữ nhiều người bảo vệ nhân quyền, những người tìm cách tố cáo việc lạm dụng công nhân ở các dự án, kể cả các dự án có liên quan đến Ngân hàng Thế giới. Và ở Ethiopia, Pastor Omot Agwa, người đã làm việc với cơ chế trách nhiệm độc lập của ngân hàng này, tố cáo một loạt các vụ lạm dụng liên quan đến một dự án của Ngân hàng Thế giới, và đã bị cầm tù hơn một năm và phải đối mặt với cáo buộc khủng bố vô căn cứ.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim thường trích dẫn Martin Luther King Jr. Trong tháng 5, ông Kim cho rằng lời kêu gọi “hành động mạnh mẽ và tích cực” cho dân quyền của ngài Martin Luther King có thể được áp dụng để chống lại biến đổi khí hậu.
“Ngân hàng Thế giới đã và đang sử dụng những lời nói của nhân quyền, ngược lại với những hành động thực tế”, Evans nói. “Jim Yong Kim thường trích dẫn Martin Luther King Jr., nhưng trích dẫn nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng này trong khi dẫn ngân hàng này vào một thời đại bỏ qua nghĩa vụ của mình là đi ngược lại với những gì mà Martin Luther King đã đấu tranh”.
World Bank: Human Rights All But Absent in New Policy
—————–
Quyền Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở tp. HCM viếng thăm chùa Liên Trì
Lúc 15h00 chiều ngày 21/7/2016, ông Charler Sellers – Trưởng Phòng chính trị của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn, kiêm Quyền Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ đã viếng thăm và gặp gỡ đại diện chùa Liên Trì. Nhiều vị chức sắc tôn giáo của Hội đồng Liên Tôn đã tham dự cuộc gặp.
Ông Sellers nói rằng “Chính phủ Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chính trị Việt Nam, đồng thời nhà nước Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo và các quyền con người cho người dân của mình. Vụ việc liên quan đến Chùa Liên Trì được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ Hoa Kỳ, các nghị sĩ Hoa Kỳ và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ”.
Trước đó, vào ngày 20/7 và sáng 21/7 ông Sellers đã gặp các cơ quan có liên quan về vấn đề Chùa Liên Trì và lắng nghe lời của họ. Ông cho biết: “Họ đang chờ sự đồng ý của Chùa Liên Trì để có một buổi đối thoại hoặc nhiều buổi đối thoại để tìm ra một phương cách giải quyết”.
Về phía Chùa Liên Trì, Hòa Thượng Thích Không Tánh là viện chủ, thầy Thích Đồng Minh là trụ trì, quan điểm các chư tăng là muốn giữ lại Chùa Liên Trì tại chính nơi mà nó đang tọa lạc; để nhà chùa có cơ hội trùng tu, tôn tạo cho phù hợp với khu đô thị mới Thủ Thiêm, đồng thời phục vụ về mặt tâm linh cho những cư dân hiện nay và trong tương lai của Thủ Thiêm.
Ông Sellers nói rằng, ông mong muốn Chùa Liên Trì nên có sự đối thoại với chính quyền để tìm ra một phương pháp giải quyết. Quan điểm riêng của ông, ông rất tôn trọng sự qui hoạch để phát triển thành phố. Tuy nhiên sự phát triển thành phố cũng phải dựa trên một sự hợp lý, chứ không thể phát triển thành phố bất chấp mọi vấn đề khác như phá chùa, phá nhà thờ, phá tu viện…
Về phía nhà cầm quyền, họ đưa ra mức bồi thường cho nhà chùa hơn 9 tỷ đồng, đồng thời cấp cho một khu đất ở Cát Lái, nhưng hiện nay khu này vắng vẻ, hầu như không có cư dân gây bất tiện cho các chư tăng. Phật tử hiện nay của nhà chùa muốn giữ lại ngôi chùa với hơn 70 năm lịch sử để đến viếng chùa trong các dịp lễ, rằm và thăm những bộ tro cốt của người thân đang quàng tại nhà chùa.
Được biết trước đó, UBND Quận 2 ra quyết định số 2384/QĐ-UB để cưỡng chế Chùa Liên Trì, thời hạn cưỡng chế từ 8/7/2016 – 20/7/2016. Do sự phản ứng từ các cơ quan truyền thông, cộng đồng mạng xã hội, các chức sắc tôn giáo và những người đấu tranh dân chủ nên UBND Quận 2 đã không thực hiện cưỡng chế trong thời gian này. Thay vào đó UBND Quận 2 lại ra công văn số 3231 đề nghị Chùa Liên Trì phải tự di dời.
Audio: Ông Charler Sellers – Quyền Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ đến chùa Liên Trì
=====22-07=====
Sắp phúc thẩm Ba Sàm: Hãy ủng hộ Tù nhân lương tâm
Chính quyền Việt Nam sắp tổ chức phiên tòa phúc thẩm Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy, hai blogger bị kết tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ theo Điều 258 của Bộ luật Hinh sự theo đơn kháng án của hai người.
Vào tháng 3 năm nay, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã kết án Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang tin tức Anh Ba Sàm và cô Nguyễn Thị Minh Thúy với án tù 5 năm và 3 năm tương ứng.
Nhiều chính phủ nước ngoài và tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích chính quyền Việt Nam trong việc bỏ tù ông Vinh và cô Thúy, coi bản án là hành vi vi phạm tự do thông tin. Chính phủ Mỹ đã nêu đích danh anh Ba Sàm trong chuyến đi thăm Việt Nam vừa rồi của Tổng Thống Mỹ Obama tới Hà Nội vào tháng 5.
Cùng với Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài…. thì Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đang là những cái tên nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh dân chủ hiện nay, mang tính hiệu triệu cao và sự lôi cuốn giản dị. Bằng sự dấn thân không bờ bến vào thời cuộc, các anh đã trở thành những biểu tượng mạnh mẽ cho công việc chấn hưng dân trí, dân sinh, dân quyền. Các anh đứng ở đâu, trong lao tù đen tối của nhà tù nhỏ, hay trong mớ hỗn độn nhân gian của nhà tù lớn, ở trong hay ở ngoài song sắt thì các anh luôn giúp được gì đó cho vận mệnh đất nước của mình.
Sắp phúc thẩm Ba Sàm: Hãy ủng hộ Tù nhân lương tâm
=====22-07=====
ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Cần xem xét Formosa có nên tồn tại nữa hay không?
Dự án Formosa Hà Tĩnh xả thải gây thiệt hại và ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung. Đây vẫn đang là tâm điểm chú ý của dư luận trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 14.
Đại biểu quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng Việt Nam cần FDI để phát triển đất nước, nhưng không có là huy động bằng mọi giá. Vục việc xả thải của Formosa không còn là vấn đề của Hà Tĩnh mà là dự án liên quan đến hàng loạt các tỉnh miền Trung, liên quan đến kinh tế biển, du lịch và liên quan đến đất nước, nền kinh tế quốc gia.
Theo ông thì dự án Formosa không xứng đáng tồn tại và các ủy ban của quốc hội cần tăng cường giám sát các dự án, đặc biệt là dự án FDI.
Đài Loan cũng có nhiều vốn đầu tư vào Việt Nam nên cần phải có cơ chế rõ ràng và minh bạch. Chúng ta đang cần thu hút vốn FDI trong xu thế hội nhập, nhưng làm việc phải minh bạch và có cơ sở rõ ràng. Ngoài việc nhanh chóng khắc phục hậu quả và hỗ trợ cho ngư dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ dân đang bị tổn thương từ môi trường biển, chúng ta cần phải có kiến nghị kịp thời, sửa và hoàn thiện thể chế, có sự phân công, phân cấp thống nhất, giao về một bộ duy nhất quản lý, giám sát.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết đang giao Uỷ ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường giám sát tình hình vụ việc Formosa.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhấn mạnh: “Giám sát phải làm rõ trách nhiệm, vì người ta quan tâm trách niệm cuối cùng thuộc về ai. Báo cáo giám sát thì nói rất nhiều trang nhưng cuối cùng không rõ trách nhiệm của ai thì đại biểu sẽ không nghe”.
Người đứng đầu cơ quan lập pháp cũng nêu rõ vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động của các doanh nghiệp là chủ đề mà đại biểu quốc hội và cử tri rất quan tâm.
“Phát triển bền vững là tăng trưởng hợp lý nhưng gắn với bảo vệ môi trường. Hiến pháp quy định nhân dân được quyền sống trong môi trường trong lành, và bất cứ cá nhân, tổ chức nào làm cho cuộc sống người dân không trong lành thì phải chịu trách nhiệm” – bà Ngân khẳng định.
“Chúng ta chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với mô hinh tăng trưởng; không phải tăng trưởng bằng bất cứ giá nào. Formosa là bài học kinh nghiệm đắt giá để rà soát lại tất cả dự án đầu tư và thu hút đầu tư trong tương lai”, bà nói.
Công lý: ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Cần xem xét Formosa có nên tồn tại nữa hay không?
July 25, 2016
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền 18-24/07/2016: Nhiều đại biểu quốc hội nêu vấn đề gây ô nhiễm môi trường của Formosa
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền | 24-07-2016
Nhiều đại biểu quốc hội, kể cả Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã nêu vấn đề gây ô nhiễm môi trường của nhà máy thép Formosa Hưng Nghiệp Hà Tĩnh, với việc xả thải khối lượng lớn chất thải độc hại ra biển và nhiều nơi khác.
Trong phiên họp lần thứ nhất của Quốc hội khóa 14, đại biểu quốc hội Trần Hoàng Ngân đề nghị Chính phủ Việt Nam không nên cho nhà máy cán thép Formosa hoạt động vì việc xả thải của nó có thể gây tổn hại nghiêm trọng đến môi trường biển và nền kinh tế biển của Việt Nam trong thời gian dài.
Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đề nghị Chính phủ phải điều tra cẩn thận việc xả thải của Formosa trong khi đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng Việt Nam nên thành lập một cơ quan độc lập để điều tra việc xả thải của Formosa và trách nhiệm cũng những quan chức trong vụ việc.
Christian Aid Mission cho biết có ít nhất 108 mục sư Tin lành đang bị giam giữ trong nhà tù sau khi họ từ chối đăng ký nhóm tôn giáo của họ và trở thành thành viên của nhà thờ quốc doanh. Ở trong tù, các mục sư bị đối xử hà khắc, và họ có thể bị đầu độc bởi chính quyền.
Ngày 21/7, Quyền Tổng Lãnh sự Charler Sellers của Hoa Kỳ ở thành phố Hồ Chí Minh đã viếng thăm chùa Liên Trì, một cơ sở tôn giáo đang bị chính quyền thành phố đe dọa giải tỏa để lấy đất xây dựng dự án đô thị Thủ Thiêm mặc cho sự phản đối mạnh mẽ của sư sãi và Phật tử.
Ông Charler Sellers cho biết chính phủ Hoa Kỳ rất quan tâm đến vụ việc, và đã đề nghị chính quyền thành phố và nhà chùa đối thoại nhằm giải quyết vấn đề một cách hợp lý. Chính phủ Hoa Kỳ đã nhiều lần yêu cầu Chính phủ Việt Nam tôn trọng nhân quyền và bảo vệ các cơ sở tôn giáo.
Và nhiều tin quan trọng khác.
===== 18-07======
Kiến nghị đưa vấn đề Biển Đông và Formosa vào chương trình họp của Quốc hội
Hai vấn đề nóng bỏng và quan trọng hiện nay là vấn đề Biển Đông và Formosa cần được đưa vào chương trình họp của Quốc hội trong khóa họp đầu tiên của nhiệm kỳ thứ 14, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.
Chủ quyền của chúng ta trên Biển Đông bị đe dọa ngày càng phức tạp hơn, nóng hơn, nhất là chuẩn bị có phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA). Và khi chưa có phán quyết thì Trung Quốc đã “động thủ” trước khi cho tàu đâm chìm tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi, lần nay họ không giấu giếm nữa mà ra mặt hẳn hoi.
Như vậy tình hình đã phức tạp thêm, ngư dân chúng ta đánh bắt hợp pháp, lương thiện nhưng bị tàu Trung Quốc tấn công, đe dọa tài sản, tính mạng.
Không thể bàn về kinh tế – xã hội mà lại không bàn những khó khăn về thách thức chủ quyền. Nếu chúng ta bỏ qua thì giải pháp sẽ không đầy đủ, không hiệu quả.
Thứ hai, vấn đề ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra đã có kết luận, đã buộc họ phải bồi thường nhưng còn nhiều việc phải làm rõ. Vì khi nói đến Fomorsa thì không chỉ nói đến chuyện đánh giá thiệt hại, bồi thường, ổn định đời sống.
Đó còn là việc phải xem lại chính sách đầu tư, xem lại luật pháp bảo vệ môi trường, xem lại bộ máy, xem lại cán bộ của chúng ta… Từ đó rút ra bài học gì, có đối sách gì để cho những Formosa đang tiềm ẩn được ngăn chặn và trong tương lai không xuất hiện những Formosa như vậy nữa.
Quốc hội đại diện cho quyền lợi cao nhất của nhân dân thì không thể bỏ qua vấn đề mà nhân dân đang bức xúc, ông nói.
Ông Nghĩa cho biết ông đã nhận được chương trình dự kiến kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV để các đại biểu góp ý, tuy nhiên, ông chưa thấy nội dung bàn về vấn đề chủ quyền Biển Đông. Còn với vấn đề ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra thì Chính phủ sẽ có báo cáo nhưng chưa thấy Quốc hội dành thời gian để đại biểu thảo luận.
“Tôi đề nghị ít nhất phải có buổi thảo luận tổ để các đại biểu phản ánh nguyện vọng của cử tri, nhất là các đại biểu Quốc hội ở miền Trung, về hai vấn đề này. Từ đó, thu thập lại để đến tháng 10-2016, tại kỳ họp cuối năm sẽ có đối sách phù hợp” – đại biểu Trương Trọng Nghĩa nói.
Tuổi trẻ: Kiến nghị đưa vấn đề Biển Đông và Formosa vào chương trình họp của Quốc hội
———————-
Quỹ Tù Nhân Lương Tâm, Hội Phụ Nữ Nhân Quyền thăm viếng tù nhân lương tâm ở Gia Lai, Kon Tum
Ngày 13/7 Quỹ Tù Nhân Lương Tâm phối hợp với hội Phụ Nữ Nhân Quyền đã tổ chức đợt thăm hỏi và tặng quà đến các gia đình tù nhân lương tâm sắc tộc thiểu số ở Gia Lai và KonTum.
Cô Huỳnh Phương Ngọc và Trần Thị Hồng đã thăm gặp và tặng quà cho 16 gia đình, trong đó 11 người ở Gia Lai và 5 người ở KonTum. Hầu hết họ ở sâu trong núi, có nơi phải đi đến 60km tính từ thành phố Pleiku.
Bên cạnh sự an ủi hỗ trợ tinh thần các bà mẹ và vợ các TNLT người thiểu số ở đây, hai cô thay mặt hai tổ chức tặng quà cho mỗi tù nhân lương tâm là một chai nước mắm và một chai dầu ăn và một triệu đồng, riêng với gia đình ông Hmrek là 2 triệu đồng vì ông vừa qua đời chẳng bao lâu sau khi được tự do.
Chị Trần Thị Hồng – vợ mục sư Nguyễn Công Chính cho hay thầy truyền đạo và gia đình của họ ở Gia Lai dường như bị biệt lập khỏi thế giới bên ngoài, không có phương tiện truyền thông. Những thầy truyền đạo mang án dài từ 9 – 17 năm là rất nhiều, nhưng mọi sự giúp đỡ về tinh thần và vật chất đều ít ỏi, gia đình họ là những người cô đơn, họ bị bỏ quên trên cao nguyên xa xôi, nơi mà mọi điều kiện đi lại thông tin công nghệ,… là xa xỉ.
Chuyến đi thực tế cho thấy rằng, ngoài vợ chồng Mục sư Công Chính ra thì rất ít người biết đến họ đang gặp khó khăn và vất vả trong việc thăm nuôi cũng như những trợ giúp pháp lý khi đi tù.
CHUYẾN THĂM CÁC GIA ĐÌNH TÙ NHÂN Ở GIA LAI –KONTUM THÁNG 7/2016
————
Một dân oan Thủ Thiêm treo cổ tự tử vì bị chính quyền cưỡng chiếm nhà
Ngày 19/7, dan oan Nguyễn Hùng Thái ở Thủ Thiêm, Sài Gòn đã treo cổ tự vẫn khi bị nhà cầm quyền và chủ đầu tư dự án xây dựng khu đô thị Thủ Thiêm đánh đập dã man và ép vào thế cùng quẫn bế tắc.
Anh Thái là con bà Lê Thị The, người từng đại diện cho 63 hộ dân ở đường Lương Định Của phường Bình An, Quận 2 phản đối chính quyền thu hồi đất đai với giá rẻ mạt (2 triệu/m2) so với giá thị trường 200 triệu đồng/ m2 để xây dựng khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Theo kế hoạch xây dựng của thành phố năm 2011, đất đai của gia đình anh Thái không bị ảnh hưởng, nhưng đầu năm 2015 chính quyền thành phố điều chỉnh và lấy thêm đất, bao gồm đất của gia đình anh, để mở rộng dự án.
Chính vì vậy, bà Lê Thị The và 63 hộ dân bị ảnh hưởng đã cương quyết khiếu nại và tố cáo việc chính quyền thành phố thời Lê Thanh Hải làm bí thư đã dùng bàn tay sắt để cướp nhà và đất của trên 3,000 nhà dân, nằm ngoài ranh quy hoạch đất, nhưng không được giải quyết.
Anh Thái bị đánh đập bởi người của chủ đầu tư dự án vào ngày 18/7/2016. Do quá uất, Thái vào nhà khóa cửa, tự thắt cổ. Anh được đưa đi cấp cứu nhưng đã qua đời tại bệnh viện
Sau khi sự việc xảy ra, nhà cầm quyền đã huy động khoảng hơn 100 an ninh, công an bám sát, từ lúc đưa anh Thái đi cấp cứu tại bệnh viện Quận 2, đến lúc chết ở bệnh viện Gia Định, cũng như lúc đưa đi hỏa táng để tránh dư luận chống đối nổ ra.
Đã xảy ra xô sát 2 giờ liền, từ 6 giờ sáng đến 8 giờ sáng ngày 20/7/2016 từ phóa công an và gia đình. Sau đó công an mới cho gia đình đưa thi thể mang đi hỏa táng.
Chưa hết, chính quyền còn thu giữ tro cốt của anh Thái đề phòng gia đình mang tro cốt của anh lên thành ủy biểu tình. Công an tập trung quanh nhà để theo dõi và ngăn chặn.
Thủ Thiêm Quận 2 cũng là nơi mà chùa Liên Trì hiện nay đang nằm trong tầm ngắm giải tỏa của chính quyền thành phố. Chuyện dân oan bị cướp đất, làm giàu cho những nhóm lợi ích của chính quyền, đã trở thành chuyện thường ngày, xảy ra khắp 3 miền tại Việt Nam.
Một dân oan Thủ Thiêm treo cổ tự tử vì bị chính quyền cưỡng chiếm nhà
———-
Cảnh sát giao thông đứng giữa đường tung cước đá xe máy
Công an thành phố Hà Nội hôm 19/07 cho biết đã tạm thời đình chỉ công việc của một cảnh sát giao thông, người đã tung cước đá ngã một chiếc xe máy chở hai người giữa đường phố.
Hôm 18/7, trong một đoạn phim chia sẻ trên mạng xã hội, một cảnh sát giao thông chạy ra giữa đường Xã Đàn thuộc quận Đống Đa bất ngờ tung cước đá vào một chiếc xe máy đang chạy nhanh tới theo chiều ngược lại, khiến cho chiếc xe máy bị lao vào dải phân cách hất văng hai người trên xe.
Trung Tá Lê Tú, đội trưởng Đội Cảnh Sát Giao Thông số 3, cho biết đã tạm đình chỉ nhiệm vụ người cảnh sát giao thông và yêu cầu người này viết bản tường trình. Một cuộc điều tra sau đó sẽ cho biết cảnh sát giao thông này có bị truy cứu trách nhiệm hay không.
Trung Tá Tú cho biết một trong hai nạn nhân là Nguyễn Văn Tuấn, 20 tuổi, quê ở Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, Tuấn sẽ bị phạt hành chính về nhiều vi phạm, bao gồm không đội mũ bảo hiểm và chạy xe ngược chiều.
Trung Tá Tú nói rằng, việc cảnh sát giao thông lao ra chặn xe vi phạm là “đúng quy định” nhưng dư luận trên mạng có vẻ không đồng tình với hành động của tay cảnh sát giao thông, và cho rằng cảnh sát đá vào xe máy có thể gây nguy hiểm cho nạn nhân.
=====19-07======
Hàng chục mục sư bị bỏ tù ở Việt Nam, đối mặt với nguy cơ bị đầu độc do từ chối đăng ký nhà thờ
Hàng chục mục sư người Việt Nam, những người đã từ chối tuân thủ yêu cầu của chính phủ đăng ký nhóm của mình vào chung với hội thánh được nhà nước công nhận, đã và đang bị cầm tù vì đức tin của họ và có nguy cơ bị đầu độc.
Theo một báo cáo của Christian Aid Mission, có ít nhất 108 mục sư đang bị giam cầm vì họ từ chối đăng ký hoặc kết hợp với các nhà thờ đã được công nhận bất chấp áp lực từ các quan chức địa phương.
“Chính phủ muốn kết hợp các nhóm tôn giáo để hạn chế sự phát triển của họ và kiểm soát được tốt hơn”, một lãnh đạo nhóm truyền giáo gọi là “Su” nói trong một tài liệu tuyên truyền. “Nếu mục sư từ chối ký giấy quy định rằng họ sẽ kết hợp và rằng họ không được tập hợp quá 500 người, họ sẽ bị đánh đập hay bỏ tù.”
Trong khi ở trong tù, mục sư phải chịu bị tra tấn và các điều kiện khắc nghiệt. Việc không tuân thủ với tất cả các nội quy và các quy định của trại giam có thể mang lại sự trả thù gây chết người, Su, người đã gần như định tự sát trong khi thụ án tổng cộng bảy năm và hai tháng ở trong tù từ năm 1975 và 1985, cho biết.
“Nếu bạn không tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc, họ có thể cho thuốc độc vào thức ăn của bạn,” ông nói. “Vì vậy, bạn phải thử ăn một chút, và nếu bạn cảm thấy một cái gì đó lạ hoặc bị nôn mửa, bạn phải ngừng ăn. Một vài người đã chết.”
Theo World Watch List năm 2016, Việt Nam đứng thứ 20 trong số những nước đàn áp Thiên Chúa giáo khốc liệt nhất, và có số điểm tối đa trong các loại bạo lực. Người theo Thiên Chúa giáo chỉ chiếm 9,5% dân số của cả nước với 92,7 triệu người.
Dozens of Pastors in Vietnam Imprisoned, Face Poisoning for Refusing to Register House Churches
Hàng chục mục sư bị bỏ tù ở Việt Nam, đối mặt với nguy cơ bị đầu độc do từ chối đăng ký nhà thờ
——————————-
Dân oan biểu tình yêu cầu trả tự do cho bà Cấn Thị Thêu
Vào sáng ngày 19 tháng 7 năm 2016, đông đảo bà con dân oan đã tập trung trước cổng Viện kiểm sát quận Đống Đa- Hà Nội, để biểu tình yêu cầu nhà cầm quyền trả tự do vô điều kiện cho bà Cấn Thị Thêu.
Đông đảo bà con dân oan tay cầm banner với khẩu hiệu: “Cấn Thị Thêu vô tội”, “Bắt người vô tội để cướp đất là tội ác”, “Đả đảo chế độ công an trị”, “Yêu cầu công an Hà Nội trả tự do cho Cấn Thị Thêu”…, biểu tình ôn hòa trước cổng cơ quan Viện Kiểm Sát.
Nhà cầm quyền Hà Nội đã huy động lực lượng an ninh, cảnh sát cơ động, cảnh sát giao thông… kiểm soát tình hình, giải tán bà con khỏi hiện trường.
Anh Trịnh Bá Phương, con trai của bà Thêu cho biết: “Kể từ ngày mẹ tôi bị bắt, chúng tôi chưa được một lần thăm gặp mà chỉ nghe ngóng tình hình qua luật sư bào chữa. Họ bắt mẹ tôi với tội danh “gây rối trật tự công cộng” thật vô lý. Mẹ tôi cùng bà con dân oan đi khiếu kiện khắp nơi, gõ hết các cửa quan, nhưng không một cơ quan nào tiếp nhận sự việc oan ức. Nay còn bị rơi vào tình cảnh lao tù. Vì thế mà hôm nay, đông đảo bà con dân oan đã tới trước của Viện kiểm sát quận Đống Đa biểu tình để yêu cầu trả tự do cho mẹ tôi.”
Kểtừ khi bị bắt giam, bà Cấn Thị Thêu đã tuyệt thực hơn một tuần để phản đối sự việc mình bị bắt giam trái pháp luật. Luật sư Hà Huy Sơn- người bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho bà Thêu đã tiếp xúc với bà trong trại giam. Hiện tại sức khỏe của bà đã dần bình phục.
Dân oan biểu tình yêu cầu trả tự do cho bà Cấn Thị Thêu
=====20-07=====
Nhân dân Việt Nam bất bình, lo lắng trước việc Trung Quốc tăng bồi đắp ở Biển Đông
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết nhân dân rất lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc gia tăng các hoạt động bồi đắp, bố trí vũ khí….. trái luật pháp quốc tế tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa cũng như hành hung, cướp phá tài sản, ngư cụ của ngư dân Việt Nam.
Phát biểu tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất quốc hội khóa 14, ông Nhân đã trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến và kiến nghị của nhân dân Việt Nam trong đó ông nói các hành động của Trung Cộng làm gia tăng sự bất ổn trong khu vực, đe dọa tự do hàng hải, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.
Nhân dân yêu cầu đảng và chính phủ có các giải pháp đấu tranh đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả, vừa bảo đảm giữ vững chủ quyền biển, đảo của quốc gia, vừa bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước.
=====21-07=====
Yếu tố nhân quyền thiếu vắng trong Chính sách mới của Ngân hàng Thế giới: Human Right Watch
Human Rights Watch: Ngân hàng Thế giới đã từ chối thừa nhận nghĩa vụ nhân quyền của mình trong khuôn khổ chính sách mới của mình, Human Rights Watch cho biết ngày hôm nay. Bản dự thảo thứ ba và có lẽ là cuối cùng của ngân hàng về khung môi trường và xã hội mới được công bố vào ngày 20/7/2016 không đòi hỏi ngân hàng này phải tôn trọng nhân quyền. Thay vào đó, nó chỉ tham chiếu vấn đề nhân quyền một cách không ràng buộc trong tuyên bố “tầm nhìn” của mình.
Một tiểu ban của Hội đồng quản trị điều hành của ngân hàng thông qua dự thảo ngày 20/7, và cho phép công bố. Dự kiến, văn bản này sẽ được thông qua khi Ban Giám đốc Điều hành họp vào ngày 04/8.
“Bằng việc từ chối nhìn nhận nghĩa vụ quyền lợi của mình, một lần nữa, Ngân hàng Thế giới cho thấy nó sẽ có thể vi phạm quyền con người mà không chịu trách nhiệm về hậu quả,” Jessica Evans, nghiên cứu viên cao cấp về các tổ chức tài chính quốc tế thuộc Human Rights Watch nói. “Thay vì sử dụng các chính sách về môi trường và xã hội để thúc đẩy nhân quyền và củng cố vai trò của nó như là một tổ chức lãnh đạo về phát triển, Ngân hàng Thế giới đã làm điều ngược lại.”
Nguồn tin bên trong Ngân hàng Thế giới nói với Human Rights Watch rằng Ban lãnh đạo ngân hàng này không muốn có những từ ngữ mà sẽ yêu cầu bản thân ngân hàng phải tôn trọng nhân quyền trong các hoạt động của nó.
Chính sách mới đã được xây dựng trong bốn năm và bao gồm một số cải cách quan trọng, có cả các cam kết để tránh phân biệt đối xử và bảo vệ các tiêu chuẩn lao động. Nó cũng đòi hỏi các chính phủ muốn vay tiền từ ngân hàng này cần thông báo với người dân bản địa, những người sở hữu đất đai và tài nguyên và có thể bị ảnh hưởng bởi dự án vay vốn. Nhưng Ngân hàng Thế giới bỏ qua lời kêu gọi của Liên Hợp quốc, các tổ chức nhân quyền, và nhiều quan chức trong các chính phủ là cổ đông của ngân hàng khi ngân hàng này từ chối đưa các yêu cầu ràng buộc về nhân quyền trong chính sách mới của nó.
Trung Quốc, một cổ đông ngày càng có ảnh hưởng của Ngân hàng Thế giới, là bên phản đối mạnh nhất các yêu cầu ràng buộc về quyền con người mà các chính phủ vay nợ sẽ phải tuân thủ trong khi nhiều cổ đông chủ chốt khác, bao gồm nhiều chính phủ ở Tây Âu và Hoa Kỳ, đã thúc đẩy các yêu cầu về quyền con người.
Khi Ban Giám đốc Điều hành họp để phê duyệt chính sách này, cơ quan này nên đồng ý với việc soạn thảo một chính sách mới và riêng biệt về nhân quyền, Human Rights Watch nói. Ban này gồm 25 thành viên được bổ nhiệm bởi 25 chính phủ trong tổng số 189 quốc gia thành viên của ngân hàng này. Chính sách này nên thể hiện sự cam kết của Ngân hàng Thế giới để tích hợp quyền con người vào công việc của mình bằng cách phân tích các vấn đề nhân quyền có liên quan đến sự phát triển trong bối cảnh của chiến lược của mình ở một quốc gia, làm việc với chính phủ quốc gia đó theo cam kết về nhân quyền của quốc gia này, và để xác định và giải quyết rủi ro về quyền con người liên quan đến đầu tư hoặc tư vấn của Ngân hàng Thế giới.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng phần lớn các cơ quan phát triển trên thế giới đã sử dụng hoặc đã áp dụng các chính sách nhân quyền từ năm 2013. Chỉ một vài tổ chức không có chính sách nhân quyền, theo một ấn phẩm của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức quốc tế về Hợp tác Kinh tế và Phát triển. Nhiều doanh nghiệp và ngân hàng thương mại hiện nay cũng nhận ra rằng họ cần phải tôn trọng nhân quyền. Ngân hàng Thế giới vẫn còn lạc hậu về nhân quyền khi nói đến chính sách và thực hiện của ngân hàng này, Human Rights Watch nói.
Người dân sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề khi Ngân hàng Thế giới bỏ qua quyền con người. Ở Việt Nam, ngân hàng này tài trợ các hoạt động của nhiều trung tâm cai nghiện nơi giam giữ nhiều người một cách tùy tiện, buộc họ phải làm việc, và người cai nghiện phải chịu sự trừng phạt và nhiều khi bị tra tấn nếu họ từ chối làm việc. Ở Uzbekistan, trong nhiều năm, ngân hàng này đã bỏ qua việc cưỡng bức lao động trong nông nghiệp, mặc dù là nhà cung cấp tài chính quan trọng của chính phủ trong lĩnh vực đó. Bây giờ, khi ngân hàng này đã nhận ra vấn đề của lao động cưỡng bức, nó vẫn tiếp tục công việc kinh doanh như bình thường trong khi chính phủ đe dọa và bắt giữ nhiều người bảo vệ nhân quyền, những người tìm cách tố cáo việc lạm dụng công nhân ở các dự án, kể cả các dự án có liên quan đến Ngân hàng Thế giới. Và ở Ethiopia, Pastor Omot Agwa, người đã làm việc với cơ chế trách nhiệm độc lập của ngân hàng này, tố cáo một loạt các vụ lạm dụng liên quan đến một dự án của Ngân hàng Thế giới, và đã bị cầm tù hơn một năm và phải đối mặt với cáo buộc khủng bố vô căn cứ.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim thường trích dẫn Martin Luther King Jr. Trong tháng 5, ông Kim cho rằng lời kêu gọi “hành động mạnh mẽ và tích cực” cho dân quyền của ngài Martin Luther King có thể được áp dụng để chống lại biến đổi khí hậu.
“Ngân hàng Thế giới đã và đang sử dụng những lời nói của nhân quyền, ngược lại với những hành động thực tế”, Evans nói. “Jim Yong Kim thường trích dẫn Martin Luther King Jr., nhưng trích dẫn nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng này trong khi dẫn ngân hàng này vào một thời đại bỏ qua nghĩa vụ của mình là đi ngược lại với những gì mà Martin Luther King đã đấu tranh”.
World Bank: Human Rights All But Absent in New Policy
—————–
Quyền Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ ở tp. HCM viếng thăm chùa Liên Trì
Lúc 15h00 chiều ngày 21/7/2016, ông Charler Sellers – Trưởng Phòng chính trị của Tổng lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn, kiêm Quyền Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ đã viếng thăm và gặp gỡ đại diện chùa Liên Trì. Nhiều vị chức sắc tôn giáo của Hội đồng Liên Tôn đã tham dự cuộc gặp.
Ông Sellers nói rằng “Chính phủ Hoa Kỳ tôn trọng thể chế chính trị Việt Nam, đồng thời nhà nước Việt Nam phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo và các quyền con người cho người dân của mình. Vụ việc liên quan đến Chùa Liên Trì được sự quan tâm rất lớn của Chính phủ Hoa Kỳ, các nghị sĩ Hoa Kỳ và Bộ ngoại giao Hoa Kỳ”.
Trước đó, vào ngày 20/7 và sáng 21/7 ông Sellers đã gặp các cơ quan có liên quan về vấn đề Chùa Liên Trì và lắng nghe lời của họ. Ông cho biết: “Họ đang chờ sự đồng ý của Chùa Liên Trì để có một buổi đối thoại hoặc nhiều buổi đối thoại để tìm ra một phương cách giải quyết”.
Về phía Chùa Liên Trì, Hòa Thượng Thích Không Tánh là viện chủ, thầy Thích Đồng Minh là trụ trì, quan điểm các chư tăng là muốn giữ lại Chùa Liên Trì tại chính nơi mà nó đang tọa lạc; để nhà chùa có cơ hội trùng tu, tôn tạo cho phù hợp với khu đô thị mới Thủ Thiêm, đồng thời phục vụ về mặt tâm linh cho những cư dân hiện nay và trong tương lai của Thủ Thiêm.
Ông Sellers nói rằng, ông mong muốn Chùa Liên Trì nên có sự đối thoại với chính quyền để tìm ra một phương pháp giải quyết. Quan điểm riêng của ông, ông rất tôn trọng sự qui hoạch để phát triển thành phố. Tuy nhiên sự phát triển thành phố cũng phải dựa trên một sự hợp lý, chứ không thể phát triển thành phố bất chấp mọi vấn đề khác như phá chùa, phá nhà thờ, phá tu viện…
Về phía nhà cầm quyền, họ đưa ra mức bồi thường cho nhà chùa hơn 9 tỷ đồng, đồng thời cấp cho một khu đất ở Cát Lái, nhưng hiện nay khu này vắng vẻ, hầu như không có cư dân gây bất tiện cho các chư tăng. Phật tử hiện nay của nhà chùa muốn giữ lại ngôi chùa với hơn 70 năm lịch sử để đến viếng chùa trong các dịp lễ, rằm và thăm những bộ tro cốt của người thân đang quàng tại nhà chùa.
Được biết trước đó, UBND Quận 2 ra quyết định số 2384/QĐ-UB để cưỡng chế Chùa Liên Trì, thời hạn cưỡng chế từ 8/7/2016 – 20/7/2016. Do sự phản ứng từ các cơ quan truyền thông, cộng đồng mạng xã hội, các chức sắc tôn giáo và những người đấu tranh dân chủ nên UBND Quận 2 đã không thực hiện cưỡng chế trong thời gian này. Thay vào đó UBND Quận 2 lại ra công văn số 3231 đề nghị Chùa Liên Trì phải tự di dời.
Audio: Ông Charler Sellers – Quyền Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ đến chùa Liên Trì
=====22-07=====
Sắp phúc thẩm Ba Sàm: Hãy ủng hộ Tù nhân lương tâm
Chính quyền Việt Nam sắp tổ chức phiên tòa phúc thẩm Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm) và cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy, hai blogger bị kết tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ theo Điều 258 của Bộ luật Hinh sự theo đơn kháng án của hai người.
Vào tháng 3 năm nay, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã kết án Nguyễn Hữu Vinh, chủ trang tin tức Anh Ba Sàm và cô Nguyễn Thị Minh Thúy với án tù 5 năm và 3 năm tương ứng.
Nhiều chính phủ nước ngoài và tổ chức nhân quyền quốc tế chỉ trích chính quyền Việt Nam trong việc bỏ tù ông Vinh và cô Thúy, coi bản án là hành vi vi phạm tự do thông tin. Chính phủ Mỹ đã nêu đích danh anh Ba Sàm trong chuyến đi thăm Việt Nam vừa rồi của Tổng Thống Mỹ Obama tới Hà Nội vào tháng 5.
Cùng với Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Văn Đài…. thì Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đang là những cái tên nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh dân chủ hiện nay, mang tính hiệu triệu cao và sự lôi cuốn giản dị. Bằng sự dấn thân không bờ bến vào thời cuộc, các anh đã trở thành những biểu tượng mạnh mẽ cho công việc chấn hưng dân trí, dân sinh, dân quyền. Các anh đứng ở đâu, trong lao tù đen tối của nhà tù nhỏ, hay trong mớ hỗn độn nhân gian của nhà tù lớn, ở trong hay ở ngoài song sắt thì các anh luôn giúp được gì đó cho vận mệnh đất nước của mình.
Sắp phúc thẩm Ba Sàm: Hãy ủng hộ Tù nhân lương tâm
=====22-07=====
ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Cần xem xét Formosa có nên tồn tại nữa hay không?
Dự án Formosa Hà Tĩnh xả thải gây thiệt hại và ô nhiễm môi trường biển nghiêm trọng tại các tỉnh miền Trung. Đây vẫn đang là tâm điểm chú ý của dư luận trong thời gian diễn ra kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa 14.
Đại biểu quốc hội Trần Hoàng Ngân cho rằng Việt Nam cần FDI để phát triển đất nước, nhưng không có là huy động bằng mọi giá. Vục việc xả thải của Formosa không còn là vấn đề của Hà Tĩnh mà là dự án liên quan đến hàng loạt các tỉnh miền Trung, liên quan đến kinh tế biển, du lịch và liên quan đến đất nước, nền kinh tế quốc gia.
Theo ông thì dự án Formosa không xứng đáng tồn tại và các ủy ban của quốc hội cần tăng cường giám sát các dự án, đặc biệt là dự án FDI.
Đài Loan cũng có nhiều vốn đầu tư vào Việt Nam nên cần phải có cơ chế rõ ràng và minh bạch. Chúng ta đang cần thu hút vốn FDI trong xu thế hội nhập, nhưng làm việc phải minh bạch và có cơ sở rõ ràng. Ngoài việc nhanh chóng khắc phục hậu quả và hỗ trợ cho ngư dân, đặc biệt là hộ nghèo, hộ dân đang bị tổn thương từ môi trường biển, chúng ta cần phải có kiến nghị kịp thời, sửa và hoàn thiện thể chế, có sự phân công, phân cấp thống nhất, giao về một bộ duy nhất quản lý, giám sát.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết đang giao Uỷ ban Khoa học – Công nghệ và Môi trường giám sát tình hình vụ việc Formosa.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân cũng nhấn mạnh: “Giám sát phải làm rõ trách nhiệm, vì người ta quan tâm trách niệm cuối cùng thuộc về ai. Báo cáo giám sát thì nói rất nhiều trang nhưng cuối cùng không rõ trách nhiệm của ai thì đại biểu sẽ không nghe”.
Người đứng đầu cơ quan lập pháp cũng nêu rõ vấn đề bảo vệ môi trường trong hoạt động của các doanh nghiệp là chủ đề mà đại biểu quốc hội và cử tri rất quan tâm.
“Phát triển bền vững là tăng trưởng hợp lý nhưng gắn với bảo vệ môi trường. Hiến pháp quy định nhân dân được quyền sống trong môi trường trong lành, và bất cứ cá nhân, tổ chức nào làm cho cuộc sống người dân không trong lành thì phải chịu trách nhiệm” – bà Ngân khẳng định.
“Chúng ta chuyển đổi cơ cấu kinh tế gắn với mô hinh tăng trưởng; không phải tăng trưởng bằng bất cứ giá nào. Formosa là bài học kinh nghiệm đắt giá để rà soát lại tất cả dự án đầu tư và thu hút đầu tư trong tương lai”, bà nói.
Công lý: ĐBQH Trần Hoàng Ngân: Cần xem xét Formosa có nên tồn tại nữa hay không?