Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, 31-7-2016
Chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động, đánh đập và xúc phạm hàng trăm người bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền, trong khoảng thời gian từ đầu năm đến ngày 18/7, theo thống kê của Người Bảo vệ Nhân quyền.
Kể từ đầu năm, chính quyền Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp để đối phó với những người chỉ trích chính phủ, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền. Trước và sau Đại hội 12 của đảng Cộng sản Việt Nam vào cuối tháng 2, lực lượng an ninh ở nhiều địa phương đã tấn công và sách nhiễu nhiều người hoạt động. Hàng trăm người đã bị bắt và đánh đập hoặc bị nhiều dạng sách nhiễu khác trong bảy tháng đầu năm 2016.
Theo thống kê của Người Bảo vệ Nhân quyền, có 17 trường hợp người hoạt động bị tấn công, đánh đập tàn nhẫn bởi nhân viên mặc thường phục và công an từ ngày 01 tháng Giêng đến ngày 18/7. Nhiều nạn nhân đã bị chấn thương nghiêm trọng.
Lực lượng an ninh Việt Nam cũng đã bắt giữ hàng trăm nhà hoạt động trong nhiều cuộc biểu tình ôn hòa, bắt cóc hàng chục người khác để thẩm vấn hoặc ngăn cản họ tham dự các cuộc tụ họp ôn hòa hay đi gặp đại diện ngoại giao nước ngoài. Nhiều nhà hoạt động cho biết họ đã bị chính quyền địa phương không cho đi ra khỏi nhà vào dịp cuối tuần hay những ngày trong tuần mà có sự kiện gì đó.
Việt Nam đã bắt giữ một số nhà hoạt động, bao gồm luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và trợ lý của ông, cô Lê Thu Hà, nhà hoạt động về quyền đất đai Cấn Thị Theu và bác sỹ Hoàng Văn Giang, một người ủng hộ dân chủ và nhân quyền. Những người này đã bị giam giữ nhiều tháng mà chưa bị xét xử, và không được gặp thân nhân trong suốt quá trình giam giữ kể từ khi bị bắt.
Trong tháng 3, Việt Nam đã bỏ tù 8 người hoạt động xã hội, bao gồm blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm).
Phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa 14 tập trung vào việc bầu lại các chức danh cao cấp của nhà nước và chính phủ, bao gồm chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước và thủ tướng. Quốc hội đã không tập trung thảo luận các vấn đề nghiêm trọng của quốc gia như việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông hay việc xả thải của Formosa gây ô nhiễm môi trường trầm trọng ở khu vực biển Miền Trung.
Ngay sau khi được bầu lại, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chỉ trích những người biểu tình chống Trung Quốc, cho rằng những người này không đóng góp gì cho đất nước mà chỉ gây mất trật tự xã hội nhằm lật đổ chính quyền.
Bà Ngân và Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định đã quyết định lùi việc xây dựng Luật Biểu tình sau năm 2018 mặc cho nhiều đại biểu đề nghị phải đưa dự luật vào chương trình làm việc của quốc hội trong năm 2016 và 2017.
Và nhiều tin quan trọng khác.
===== July 25 =====
Yếu tố nhân quyền thiếu vắng trong Chính sách mới của Ngân hàng Thế giới: Human Right Watch
Ngân hàng Thế giới đã từ chối thừa nhận nghĩa vụ nhân quyền của mình trong khuôn khổ chính sách mới của mình, Human Rights Watch cho biết ngày hôm nay. Bản dự thảo thứ ba và có lẽ là cuối cùng của ngân hàng về khung môi trường và xã hội mới được công bố vào ngày 20/7/2016 không đòi hỏi ngân hàng này phải tôn trọng nhân quyền. Thay vào đó, nó chỉ tham chiếu vấn đề nhân quyền một cách không ràng buộc trong tuyên bố “tầm nhìn” của mình.
Một tiểu ban của Hội đồng quản trị điều hành của ngân hàng thông qua dự thảo ngày 20/7, và cho phép công bố. Dự kiến, văn bản này sẽ được thông qua khi Ban Giám đốc Điều hành họp vào ngày 04/8.
“Bằng việc từ chối nhìn nhận nghĩa vụ quyền lợi của mình, một lần nữa, Ngân hàng Thế giới cho thấy nó sẽ có thể vi phạm quyền con người mà không chịu trách nhiệm về hậu quả,” Jessica Evans, nghiên cứu viên cao cấp về các tổ chức tài chính quốc tế thuộc Human Rights Watch nói. “Thay vì sử dụng các chính sách về môi trường và xã hội để thúc đẩy nhân quyền và củng cố vai trò của nó như là một tổ chức lãnh đạo về phát triển, Ngân hàng Thế giới đã làm điều ngược lại.”
Nguồn tin bên trong Ngân hàng Thế giới nói với Human Rights Watch rằng Ban lãnh đạo ngân hàng này không muốn có những từ ngữ mà sẽ yêu cầu bản thân ngân hàng phải tôn trọng nhân quyền trong các hoạt động của nó.
Chính sách mới đã được xây dựng trong bốn năm và bao gồm một số cải cách quan trọng, có cả các cam kết để tránh phân biệt đối xử và bảo vệ các tiêu chuẩn lao động. Nó cũng đòi hỏi các chính phủ muốn vay tiền từ ngân hàng này cần thông báo với người dân bản địa, những người sở hữu đất đai và tài nguyên và có thể bị ảnh hưởng bởi dự án vay vốn. Nhưng Ngân hàng Thế giới bỏ qua lời kêu gọi của Liên Hợp quốc, các tổ chức nhân quyền, và nhiều quan chức trong các chính phủ là cổ đông của ngân hàng khi ngân hàng này từ chối đưa các yêu cầu ràng buộc về nhân quyền trong chính sách mới của nó.
Trung Quốc, một cổ đông ngày càng có ảnh hưởng của Ngân hàng Thế giới, là bên phản đối mạnh nhất các yêu cầu ràng buộc về quyền con người mà các chính phủ vay nợ sẽ phải tuân thủ trong khi nhiều cổ đông chủ chốt khác, bao gồm nhiều chính phủ ở Tây Âu và Hoa Kỳ, đã thúc đẩy các yêu cầu về quyền con người.
Khi Ban Giám đốc Điều hành họp để phê duyệt chính sách này, cơ quan này nên đồng ý với việc soạn thảo một chính sách mới và riêng biệt về nhân quyền, Human Rights Watch nói. Ban này gồm 25 thành viên được bổ nhiệm bởi 25 chính phủ trong tổng số 189 quốc gia thành viên của ngân hàng này. Chính sách này nên thể hiện sự cam kết của Ngân hàng Thế giới để tích hợp quyền con người vào công việc của mình bằng cách phân tích các vấn đề nhân quyền có liên quan đến sự phát triển trong bối cảnh của chiến lược của mình ở một quốc gia, làm việc với chính phủ quốc gia đó theo cam kết về nhân quyền của quốc gia này, và để xác định và giải quyết rủi ro về quyền con người liên quan đến đầu tư hoặc tư vấn của Ngân hàng Thế giới.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng phần lớn các cơ quan phát triển trên thế giới đã sử dụng hoặc đã áp dụng các chính sách nhân quyền từ năm 2013. Chỉ một vài tổ chức không có chính sách nhân quyền, theo một ấn phẩm của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức quốc tế về Hợp tác Kinh tế và Phát triển. Nhiều doanh nghiệp và ngân hàng thương mại hiện nay cũng nhận ra rằng họ cần phải tôn trọng nhân quyền. Ngân hàng Thế giới vẫn còn lạc hậu về nhân quyền khi nói đến chính sách và thực hiện của ngân hàng này, Human Rights Watch nói.
Người dân sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề khi Ngân hàng Thế giới bỏ qua quyền con người. Ở Việt Nam, ngân hàng này tài trợ các hoạt động của nhiều trung tâm cai nghiện nơi giam giữ nhiều người một cách tùy tiện, buộc họ phải làm việc, và người cai nghiện phải chịu sự trừng phạt và nhiều khi bị tra tấn nếu họ từ chối làm việc. Ở Uzbekistan, trong nhiều năm, ngân hàng này đã bỏ qua việc cưỡng bức lao động trong nông nghiệp, mặc dù là nhà cung cấp tài chính quan trọng của chính phủ trong lĩnh vực đó. Bây giờ, khi ngân hàng này đã nhận ra vấn đề của lao động cưỡng bức, nó vẫn tiếp tục công việc kinh doanh như bình thường trong khi chính phủ đe dọa và bắt giữ nhiều người bảo vệ nhân quyền, những người tìm cách tố cáo việc lạm dụng công nhân ở các dự án, kể cả các dự án có liên quan đến Ngân hàng Thế giới. Và ở Ethiopia, Pastor Omot Agwa, người đã làm việc với cơ chế trách nhiệm độc lập của ngân hàng này, tố cáo một loạt các vụ lạm dụng liên quan đến một dự án của Ngân hàng Thế giới, và đã bị cầm tù hơn một năm và phải đối mặt với cáo buộc khủng bố vô căn cứ.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim thường trích dẫn Martin Luther King Jr. Trong tháng 5, ông Kim cho rằng lời kêu gọi “hành động mạnh mẽ và tích cực” cho dân quyền của ngài Martin Luther King có thể được áp dụng để chống lại biến đổi khí hậu.
“Ngân hàng Thế giới đã và đang sử dụng những lời nói của nhân quyền, ngược lại với những hành động thực tế”, Evans nói. “Jim Yong Kim thường trích dẫn Martin Luther King Jr., nhưng trích dẫn nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng này trong khi dẫn ngân hàng này vào một thời đại bỏ qua nghĩa vụ của mình là đi ngược lại với những gì mà Martin Luther King đã đấu tranh”.
World Bank: Human Rights All But Absent in New Policy
——————–
Công an đánh đập, dùng băng keo dán miệng, trói tay công dân
Tin mừng cho Người nghèo: Công an xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, Tp.HCM đã đánh đập, dùng giẻ lau chân nhét vào miệng rồi dán miệng và trói tay bằng băng dán một thanh niên trẻ khi người này kêu cứu trong đồn công an vào đêm ngày 18.07.2016.
Nạn nhân của vụ việc này tên là Nguyễn Phương, một bạn trẻ từng tham gia nhiều cuộc biểu tình yêu cầu nhà nước minh bạch trong vụ cá biển chết trắng tại các tỉnh Miền Trung – một thảm họa của dân tộc VN do “nhân tai” Formosa gây ra và được tiếp tay, đồng lõa, bao che bởi giới chức cầm quyền.
Sự việc xảy ra khi Phương hỗ trợ bạn lên công an xã Phú Xuân đòi lại những tài sản đã bị thu giữ một cách trái phép vào ngày 30.06.2016. Tuy nhiên, công an chỉ cho người bạn, là người bị thu giữ tài sản vào đồn công an làm việc. Phương đề nghị được vào bên trong đồn ngồi đợi bạn, nhưng bị công an từ chối. Khi Phương rút điện thoại ra quay lại cảnh xung quanh thì công an đã lôi Phương vào đồn giam lại và đánh đập.
“Em yêu cầu họ cho vào bên trong để ngồi đợi, họ không cho, em lấy điện thoại ra quay thì họ trấn áp, lôi em vào đồn. Em bị giam từ 14 giờ. Họ không cho ăn, không cho uống mặc dù em có yêu cầu. Khoảng 23 giờ, những người bạn của em chạy ra công an xã Phú Xuân đòi người. Em nghe thấy tiếng của mọi người nên em cố gắng la hét để cho mọi người nghe thấy. Khi em la lên gần 10 công an lao vào trấn áp, đánh đập. Họ leo lên bàn đá vào đầu của em, họ dùng chân đánh nhiều nơi trên cơ thể. Họ đánh rất đau nhưng khi chụp phim thì không có gì xảy ra. Lúc đầu em la, họ dùng giẻ lau chân nhét vào trong miệng của em, bịt cái mặt em lại để không cho em la… Khoảng 5 phút sau, có một công an đi vào muốn làm việc với em nhưng em từ chối, nói em không làm gì sai cả. Em yêu cầu họ, nếu họ giam giữ em thì phải cho em một giấy tạm giam hay tạm giữ, nhưng họ không xuất trình được và họ đi ra ngoài.”
“Sau đó, em tiếp tục gào thét, lúc này họ dùng băng keo bịt quanh miệng của em, họ dán khoảng 3-4 vòng. Rồi họ đưa tay em ra đằng sau dùng băng keo dán lại thật chặt. Lúc này em đứng lên và ngồi trên một cái ghế, nhưng một đại úy công an quát vào mặt em và nói: “Mày không đáng được ngồi trên ghế, mày là phải ngồi dưới đất”, một người lôi em ngồi xuống đất. Khoảng 20 phút sau, họ mở băng keo miệng em ra, còn băng keo ở tay thì em tự tháo ra. Họ thông báo rằng, em không vi phạm gì nên họ trả tự do, họ nói em đừng quậy phá gì nữa,” nạn nhân Phương nói.
Nguyễn Phương uất ức nói: “Em không ngờ công an xã Phú Xuân lại hành xử cách đáng sợ như vậy, bởi vì việc em làm không ảnh hưởng đến ai hết. Công an xã Phú Xuân hành động rất đê hèn.”
Công an đánh đập, dùng băng keo dán miệng, trói tay công dân
===== July 26 =====
Chủ tịch Quốc hội: “Bảo vệ chủ quyền không phải cứ hô hào cho thật to”
Tại buổi họp báo tại Hà Nội ngày 23/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định nhiều người hô hào, kích động nhưng thực chất không có hành động gì thiết thực để bảo vệ chủ quyền đất nước.
Trả lời báo chí một ngày sau khi được bầu lại vào chức vụ trên, bà Ngân nói “Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả, chỉ có nói, kích động các phần tử để làm rối tình hình”.
Bà Ngân cũng khẳng định: “Việt Nam nhất quán một quan điểm về chủ quyền, chưa bao giờ thay đổi, đó là vấn đề thiêng liêng với mỗi một người dân Việt Nam. Người Việt Nam hơn bất cứ đâu đều yêu chuộng hòa bình. Việt Nam có nhiều biện pháp đấu tranh để đảm bảo chủ quyền lãnh thổ nhưng cũng đảm bảo môi trường hoà bình, ổn định cho người dân”.
Việt Nam tôn trọng luật pháp Quốc tế, hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Hiện Việt Nam đang chỉ đạo nghiên cứu các nội dung của phán quyết.
Nhiều người bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền phản đối phát biểu của bà Ngân. Blogger Nguyễn Trường Sơn nói rằng “Mọi công dân đều có quyền tham gia và làm chính trị tại quốc gia của mình, trên hết, người dân là chủ của đất nước nên đương nhiên có quyền “hô hào” về các vấn đề hệ trọng của quốc gia. Bà Ngân hỏi dân chúng đã làm được cái gì chưa? Tôi nói với bà Ngân thế này: Làm là việc của bà, vì bà được trả tiền từ thuế của dân chúng để làm việc. Vị trí của bà được tạo ra là để làm việc. Còn dân chúng tôi, là chủ, phải đóng thuế hàng ngày, không nhẽ bà bắt chúng tôi làm nốt phần việc của bà sao?!”
Một blogger nói “Hô hào thật to có thể không giữ được biển đảo nhưng nếu ngậm miệng thì chắc chắn là mất chủ quyền biển đảo”.
Chủ tịch Quốc hội: ‘Bảo vệ chủ quyền không phải cứ hô hào cho thật to’
===== July 27 =====
Đại biểu Quốc hội hiến kế “bảo vệ người tốt, ngăn chặn những kẻ phá chế độ”
Trong sáng nay (26/7) khi thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa một lần nữa đặt ra vấn đề này.
Theo ông Nghĩa, việc đưa Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XIII là đúng đắn, qua đó đã nhận diện được nhiều vấn đề phức tạp của luật này để tập trung giải quyết.
“Theo nguyên tắc quản lý nhà nước một cách khoa học và văn minh, quan hệ nhà nước càng phức tạp thì càng cần giải quyết bằng luật. Chúng ta đã và đang quản lý bằng luật các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền đình công, bãi công, quyền tự do tín ngưỡng, bí mật đời tư…
Vậy thì không có lý do gì mà không thể và không sớm làm luật để bảo đảm quyền tụ họp hoà bình của nhân dân.”
Từ kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm xử lý thực tế và trình độ lập pháp của Chính phủ, Quốc hội Việt Nam thì hoàn toàn có cơ sở để có thể thực hiện xây dựng được Luật Biểu tình”, ông Nghĩa nêu quan điểm.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, Luật Biểu tình nhằm triển khai Hiến pháp 2013 về đảm bảo quyền con người, quyền công dân, đồng thời đề nghị đưa dự luật này vào kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV để tiếp tục thảo luận, và thông qua vào kỳ họp 5 hoặc kỳ họp thứ 6.
“Biểu tình cần được hiểu theo nghĩa rộng theo đúng tinh thần Hiến pháp 2013 là tụ họp hoà bình, bao gồm: Tụ họp văn hoá thể thao, du lịch. Tụ họp để bày tỏ nhu cầu, chính kiến, nguyện vọng…
Tính công khai và tập trung là hai đặc trưng chủ yếu của quyền này và khi thực hiện không được xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, của xã hội và đất nước”, ông Nghĩa nói.
Đại biểu Bùi Văn Xuyền từ Thái Bình cũng có chung quan điểm với ông Nghĩa. Ông chỉ rõ: “Dự án luật này ở Quốc hội khoá XIII các đại biểu phát biểu rất nhiều, nhưng đến nay Chính phủ lại xin rút không biết đến bao giờ trình ra.”
Ông Xuyền đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp trực tiếp chủ trì soạn thảo, Bộ Công an đứng bên cạnh phản biện.
Đại biểu Quốc hội hiến kế “bảo vệ người tốt, ngăn chặn những kẻ phá chế độ”
“Chưa có Luật biểu tình là Nhà nước còn nợ nhân dân”
===== July 28 =====
Hà Nội đình chỉ xây dựng trên đất có tranh chấp với Dòng Thánh Phaolô
Chính quyền một phường ở Hà Nội hôm Thứ Năm 28/07 yêu cầu dừng xây dựng tại một khu đất có tranh chấp với Dòng Thánh Phaolô.
Dòng Thánh Phaolô thành Chatres (Dòng Phaolô) có mặt tại Việt Nam từ những năm 1860. Đây là Dòng Nữ thứ 2 được thành lập tại Việt Nam sau dòng Mến Thánh Giá.
Sau năm 1954, khi Cộng Sản thôn tính Miền Bắc và lên cầm quyền, họ mở chiến dịch cưỡng chiếm dần dần. Tu viện với diện tích ban đầu 15.000 mét vuông, bị nhà cầm quyền chiếm dần và giao cho các quan chức cộng sản ở, chỉ còn khoảng 2.000 mét vuông.
Vào tháng 12 năm 1954, một cơ quan y tế của nhà cầm quyền CSVN đã thuê nhà của Hội Dòng, và từ đó trở đi những nhà đất này đã không quay trở lại với chủ cũ. Hội Dòng cho biết vẫn còn giữ các văn bản về quyền sở hữu, cho thuê bằng cả tiếng Việt và tiếng Pháp.
Các quan chức CSVN sau đó bán lại đất thuộc Nhà Dòng cho tư nhân, trong đó có bà Trần Hương Ly, đã bỏ ra cả trăm tỉ mua và lo lót được những giấy tờ hợp lệ sở hữu mảnh đất vốn là của Nhà Dòng.
Vào đêm ngày 14.06.2016, khi các nữ tu đã ngủ say, bà chủ đầu tư này đã cho xe ủi đến tháo dỡ, đập phá cơ sở Nhà Dòng để xây dựng công trình mới trên mảnh đất đang có tranh chấp. Theo thông tin từ Hội Dòng, vụ tranh chấp tập trung vào mảnh đất rộng chừng 200 mét vuông ở số 5 phố Quang Trung.
Về mặt lịch sử, mảnh đất tại số 5 phố Quang Trung, Hà Nội, thuộc sở hữu của Dòng Thánh Phaolô từ khoảng năm 1883, tức là đã 133 năm. Dòng Thánh Phaolô Hà Nội đã được cấp bằng khoán điền thổ về khu đất rộng này vào năm 1949.
Trong hơn một tháng nay, khi có dấu hiệu bà Ly sẽ xây dựng công trình cá nhân ở mảnh đất tranh chấp, các nữ tu Dòng Thánh Phaolô Hà Nội đã tổ chức cầu nguyện hàng ngày tại địa điểm này để ngăn chặn
Được biết cuộc tụ tập cầu nguyện phản kháng hôm 28/07 diễn ra dưới bầu trời Hà Nội còn những cơn mưa rải rác do ảnh hưởng của bão. Các nữ tu và bà con giáo dân đã đọc kinh cầu nguyện, hát thánh ca trước trụ sở UBND quận.
Trước áp lực và sự cương quyết của các nữ tu và giáo dân, UBND Quận Hoàn Kiếm đã phải yêu cầu bà Trần Hương Ly dừng việc thi công. Sau khi có quyết định đình chỉ việc thi công, các nữ tu và bà con giáo dân mới ra về.
Hà Nội đình chỉ xây dựng trên đất có tranh chấp với Dòng Thánh Phaolô
——————–
Ba người tố công an huyện Cam Lộ bắt giữ trái luật và dùng nhục hình
Ba người viết đơn tố cáo công an huyện Cam Lộ (Quảng Trị) bắt người vô cớ và dùng nhục hình đối với mình nhưng phía công an lại phản bác không có chuyện bắt người, đánh đập và dùng nhục hình.
Sáng ngày 27/7, ba người gồm Bùi Minh Trang (27 tuổi), Bùi Minh Trường (28 tuổi) và Trần Văn Cường (32 tuổi), cùng trú tại xã Cam An, huyện Cam Lộ) đã viết đơn tố cáo về việc họ bị công an huyện này bắt giữ vô cớ đến 5 ngày. Trong thời gian bị giam giữ, công an đã đánh đập, dùng nhục hình đối với họ.
Ba thanh niên này cho biết, vào tối 21/7 tại khu vực ngã tư Sòng (xã Cam An) xảy ra cháy trụ điện và công an đến để bảo vệ hiện trường. Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân, giữa công an và hai thanh niên địa phương là Lê Sĩ Tam Sinh (20 tuổi) và Trần Đức Thắng xảy ra va chạm. Phía công an đã dùng roi điện chích vào hai người này.
Sau khị bị chích điện, hai thanh niên bỏ chạy khỏi hiện trường. Tuy nhiên không lâu sau đó, Sinh và Thắng cùng một nhóm người khác đến trạm công an Sòng để tìm tên công an đã chích điện họ hỏi cho ra lẽ. Trong số những người đi cùng Sinh và Thắng có cả Trang, Cường, Trường.
Chính quyền huyện Cam Lộ đã điều động lực lượng công an đông đảo đến để giải quyết. Sau đó lực lượng công an bắt luôn cả Trang, Cường, Trường về đồn để điều tra.
Ba người này cho biết, trong suốt thời gian từ tối ngày 21 đến tối ngày 26/7, họ bị công an còng tay vào ghế gỗ. Ngay cả lúc ăn cũng bị còng tay, chỉ được tháo còng khi đi vệ sinh.
Trong đơn tố cáo, cả ba người này khẳng định công an liên tục dùng dùi cui và mũ bảo hiểm đánh vào thân thể của họ.
Do thấy người thân của mình bị bắt giữ quá lâu, vào 19h30 ngày 26/7, gia đình nạn nhân đã đến đồn công an để tìm hiểu vấn. Do sức ép từ gia đình, ba người thanh niên này mới được thả ra.
Mặc dù bắt giữ ba thanh niên này đến ngày 26/7, nhưng ngay sau khi thả các nạn nhân, trong văn bản, công an ghi ngày thả là 23/7. Sự gian dối này đã được Viện kiểm sát nhân dân huyện Cam Lộ tiếp tay qua việc xác nhận nạn nhân được thả vào tối ngày 23/7.
Thượng tá Phạm Hữu Dưỡng-phó công an huyện Cam Lộ khẳng định không hề có chuyện cấp dưới ép cung, đánh đập 3 thanh niên trong 5 ngày giam giữ, mặc dù sự việc xảy ra, theo các nạn nhân, được nhiều người chứng kiến.
Ông Dưỡng cho biết cả ba thanh niên này là những thành phần bất hảo. Trong đêm xảy ra vụ cháy trụ điện, cả ba người này có dấu hiệu chống người thi hành công vụ nên được “mời” về đồn để làm việc.
Lố bịch hơn nữa, ông Dưỡng ngụy biện rằng công an không hề bắt giam người trái pháp luật. Việc 3 người này bị giữ ở đồn công an là do họ nhận thấy mình sai phạm nên đã chủ động viết đơn “tự nguyện” ở lại trụ sở công an để hợp tác làm rõ sự việc.
Việc công an lạm quyền, sử dụng nhục hình trong quá trình làm việc là điều thường xuyên xảy ra tại Việt Nam. Đã có vô số nạn nhân đã tử vong sau khi vào đồn công an “làm việc”.
http://sbtn.tv/vi/tin-viet-nam/ba-nguoi-cong-huyen-cam-lo-bat-giu-trai-luat-va-dung-nhuc-hinh.html
===== 30/7/2016 =====
An ninh Việt Nam gây ra hàng chục vụ tấn công, bắt giữ và đánh đập hàng trăm nhà hoạt động
Chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động, đánh đập và xúc phạm hàng trăm người bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền, trong khoảng thời gian từ đầu năm đến ngày 18/7, theo thống kê của Người Bảo vệ Nhân quyền.
Kể từ đầu năm, chính quyền Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp để đối phó với những người chỉ trích chính phủ, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền. Trước và sau Đại hội 12 của đảng Cộng sản Việt Nam vào cuối tháng 2, lực lượng an ninh ở nhiều địa phương đã tấn công và sách nhiễu nhiều người hoạt động. Hàng trăm người đã bị bắt và đánh đập hoặc bị nhiều dạng sách nhiễu khác trong bảy tháng đầu năm 2016.
Theo thống kê của Người Bảo vệ Nhân quyền, có 17 trường hợp người hoạt động bị tấn công, đánh đập tàn nhẫn bởi nhân viên mặc thường phục và công an từ ngày 01 tháng Giêng đến ngày 18/7. Nhiều nạn nhân đã bị chấn thương nghiêm trọng.
Lực lượng an ninh Việt Nam cũng đã bắt giữ hàng trăm nhà hoạt động trong nhiều cuộc biểu tình ôn hòa, bắt cóc hàng chục người khác để thẩm vấn hoặc ngăn cản họ tham dự các cuộc tụ họp ôn hòa hay đi gặp đại diện ngoại giao nước ngoài. Nhiều nhà hoạt động cho biết họ đã bị chính quyền địa phương không cho đi ra khỏi nhà vào dịp cuối tuần hay những ngày trong tuần mà có sự kiện gì đó.
Việt Nam đã bắt giữ một số nhà hoạt động, bao gồm luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và trợ lý của ông, cô Lê Thu Hà, nhà hoạt động về quyền đất đai Cấn Thị Theu và bác sỹ Hoàng Văn Giang, một người ủng hộ dân chủ và nhân quyền. Những người này đã bị giam giữ nhiều tháng mà chưa bị xét xử, và không được gặp thân nhân trong suốt quá trình giam giữ kể từ khi bị bắt.
Trong tháng 3, Việt Nam đã bỏ tù 8 người hoạt động xã hội, bao gồm blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm).
Chính quyền địa phương còn dùng nhiều hình thức sách nhiễu nhiều nhà hoạt động khác.
Vietnam’s suppression against political dissidents, social activists and human rights defenders in the period between January 1 and July 18
===== 31/7/2016 =====
Nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ Nguyễn Văn Điển bị mất tích, nghi bị Công an Hà Nội bắt cóc
Nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ Nguyễn Văn Điển (có nick facebook là Điển Ái Quốc) bị mất tích vào ngày 31/7 ở giữa trung tâm Hà Nội trong khi đạp xe cùng một nhóm bạn, và rất có thể anh bị an ninh Hà Nội bắt cóc.
Buổi sáng hôm Chủ Nhật, Điển cùng một nhóm khoảng gần mười người đạp xe trên các tuyến phố trung tâm thành phố. Tất cả thành viên đều mặc áo phông với bản dồ Việt Nam và dòng chữ “Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam”. Trong khi di chuyển từ phố này sang phố khác, nhóm bị một đám mặc thường phục theo dõi rất sát sao.
Khoảng 9 g 45, khi đoàn đi đến Hàng Khay thì tự nhiên không thấy Điển đâu nữa. Những người trong nhóm đoán anh đã bị công an Hà Nội bắt cóc, vì họ nhận ra một trong số những người bám theo là sỹ quan công an ở phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm.
Cả nhóm quay về đồn công an phường Tràng Tiền để đòi người nhưng công an ở đây nói rằng họ không câu lưu Điển.
Cho tới 11 giờ đêm, nhóm vẫn không liên lạc được với Điển cho dù điện thoại của anh có đổ chuông.
Anh Điển, 26 tuổi, quê Yên Bái, là người thường xuyên tham gia vào các buổi biểu tình ôn hòa ở Hà Nội chống Trung Quốc xâm lược ở Biển Đông, và đòi tự do, nhân quyền.
August 1, 2016
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền 25-31/7/2016: Hàng trăm nhà hoạt động bị đánh đập, xúc phạm khi chính quyền Việt Nam tiếp tục đàn áp
by Nhan Quyen • [Human Rights]
Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền, 31-7-2016
Chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động, đánh đập và xúc phạm hàng trăm người bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền, trong khoảng thời gian từ đầu năm đến ngày 18/7, theo thống kê của Người Bảo vệ Nhân quyền.
Kể từ đầu năm, chính quyền Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp để đối phó với những người chỉ trích chính phủ, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền. Trước và sau Đại hội 12 của đảng Cộng sản Việt Nam vào cuối tháng 2, lực lượng an ninh ở nhiều địa phương đã tấn công và sách nhiễu nhiều người hoạt động. Hàng trăm người đã bị bắt và đánh đập hoặc bị nhiều dạng sách nhiễu khác trong bảy tháng đầu năm 2016.
Theo thống kê của Người Bảo vệ Nhân quyền, có 17 trường hợp người hoạt động bị tấn công, đánh đập tàn nhẫn bởi nhân viên mặc thường phục và công an từ ngày 01 tháng Giêng đến ngày 18/7. Nhiều nạn nhân đã bị chấn thương nghiêm trọng.
Lực lượng an ninh Việt Nam cũng đã bắt giữ hàng trăm nhà hoạt động trong nhiều cuộc biểu tình ôn hòa, bắt cóc hàng chục người khác để thẩm vấn hoặc ngăn cản họ tham dự các cuộc tụ họp ôn hòa hay đi gặp đại diện ngoại giao nước ngoài. Nhiều nhà hoạt động cho biết họ đã bị chính quyền địa phương không cho đi ra khỏi nhà vào dịp cuối tuần hay những ngày trong tuần mà có sự kiện gì đó.
Việt Nam đã bắt giữ một số nhà hoạt động, bao gồm luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và trợ lý của ông, cô Lê Thu Hà, nhà hoạt động về quyền đất đai Cấn Thị Theu và bác sỹ Hoàng Văn Giang, một người ủng hộ dân chủ và nhân quyền. Những người này đã bị giam giữ nhiều tháng mà chưa bị xét xử, và không được gặp thân nhân trong suốt quá trình giam giữ kể từ khi bị bắt.
Trong tháng 3, Việt Nam đã bỏ tù 8 người hoạt động xã hội, bao gồm blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm).
Phiên họp đầu tiên của Quốc hội khóa 14 tập trung vào việc bầu lại các chức danh cao cấp của nhà nước và chính phủ, bao gồm chủ tịch quốc hội, chủ tịch nước và thủ tướng. Quốc hội đã không tập trung thảo luận các vấn đề nghiêm trọng của quốc gia như việc Trung Quốc gây hấn ở Biển Đông hay việc xả thải của Formosa gây ô nhiễm môi trường trầm trọng ở khu vực biển Miền Trung.
Ngay sau khi được bầu lại, Chủ tịch quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chỉ trích những người biểu tình chống Trung Quốc, cho rằng những người này không đóng góp gì cho đất nước mà chỉ gây mất trật tự xã hội nhằm lật đổ chính quyền.
Bà Ngân và Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định đã quyết định lùi việc xây dựng Luật Biểu tình sau năm 2018 mặc cho nhiều đại biểu đề nghị phải đưa dự luật vào chương trình làm việc của quốc hội trong năm 2016 và 2017.
Và nhiều tin quan trọng khác.
===== July 25 =====
Yếu tố nhân quyền thiếu vắng trong Chính sách mới của Ngân hàng Thế giới: Human Right Watch
Ngân hàng Thế giới đã từ chối thừa nhận nghĩa vụ nhân quyền của mình trong khuôn khổ chính sách mới của mình, Human Rights Watch cho biết ngày hôm nay. Bản dự thảo thứ ba và có lẽ là cuối cùng của ngân hàng về khung môi trường và xã hội mới được công bố vào ngày 20/7/2016 không đòi hỏi ngân hàng này phải tôn trọng nhân quyền. Thay vào đó, nó chỉ tham chiếu vấn đề nhân quyền một cách không ràng buộc trong tuyên bố “tầm nhìn” của mình.
Một tiểu ban của Hội đồng quản trị điều hành của ngân hàng thông qua dự thảo ngày 20/7, và cho phép công bố. Dự kiến, văn bản này sẽ được thông qua khi Ban Giám đốc Điều hành họp vào ngày 04/8.
“Bằng việc từ chối nhìn nhận nghĩa vụ quyền lợi của mình, một lần nữa, Ngân hàng Thế giới cho thấy nó sẽ có thể vi phạm quyền con người mà không chịu trách nhiệm về hậu quả,” Jessica Evans, nghiên cứu viên cao cấp về các tổ chức tài chính quốc tế thuộc Human Rights Watch nói. “Thay vì sử dụng các chính sách về môi trường và xã hội để thúc đẩy nhân quyền và củng cố vai trò của nó như là một tổ chức lãnh đạo về phát triển, Ngân hàng Thế giới đã làm điều ngược lại.”
Nguồn tin bên trong Ngân hàng Thế giới nói với Human Rights Watch rằng Ban lãnh đạo ngân hàng này không muốn có những từ ngữ mà sẽ yêu cầu bản thân ngân hàng phải tôn trọng nhân quyền trong các hoạt động của nó.
Chính sách mới đã được xây dựng trong bốn năm và bao gồm một số cải cách quan trọng, có cả các cam kết để tránh phân biệt đối xử và bảo vệ các tiêu chuẩn lao động. Nó cũng đòi hỏi các chính phủ muốn vay tiền từ ngân hàng này cần thông báo với người dân bản địa, những người sở hữu đất đai và tài nguyên và có thể bị ảnh hưởng bởi dự án vay vốn. Nhưng Ngân hàng Thế giới bỏ qua lời kêu gọi của Liên Hợp quốc, các tổ chức nhân quyền, và nhiều quan chức trong các chính phủ là cổ đông của ngân hàng khi ngân hàng này từ chối đưa các yêu cầu ràng buộc về nhân quyền trong chính sách mới của nó.
Trung Quốc, một cổ đông ngày càng có ảnh hưởng của Ngân hàng Thế giới, là bên phản đối mạnh nhất các yêu cầu ràng buộc về quyền con người mà các chính phủ vay nợ sẽ phải tuân thủ trong khi nhiều cổ đông chủ chốt khác, bao gồm nhiều chính phủ ở Tây Âu và Hoa Kỳ, đã thúc đẩy các yêu cầu về quyền con người.
Khi Ban Giám đốc Điều hành họp để phê duyệt chính sách này, cơ quan này nên đồng ý với việc soạn thảo một chính sách mới và riêng biệt về nhân quyền, Human Rights Watch nói. Ban này gồm 25 thành viên được bổ nhiệm bởi 25 chính phủ trong tổng số 189 quốc gia thành viên của ngân hàng này. Chính sách này nên thể hiện sự cam kết của Ngân hàng Thế giới để tích hợp quyền con người vào công việc của mình bằng cách phân tích các vấn đề nhân quyền có liên quan đến sự phát triển trong bối cảnh của chiến lược của mình ở một quốc gia, làm việc với chính phủ quốc gia đó theo cam kết về nhân quyền của quốc gia này, và để xác định và giải quyết rủi ro về quyền con người liên quan đến đầu tư hoặc tư vấn của Ngân hàng Thế giới.
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới chỉ ra rằng phần lớn các cơ quan phát triển trên thế giới đã sử dụng hoặc đã áp dụng các chính sách nhân quyền từ năm 2013. Chỉ một vài tổ chức không có chính sách nhân quyền, theo một ấn phẩm của Ngân hàng Thế giới và Tổ chức quốc tế về Hợp tác Kinh tế và Phát triển. Nhiều doanh nghiệp và ngân hàng thương mại hiện nay cũng nhận ra rằng họ cần phải tôn trọng nhân quyền. Ngân hàng Thế giới vẫn còn lạc hậu về nhân quyền khi nói đến chính sách và thực hiện của ngân hàng này, Human Rights Watch nói.
Người dân sẽ phải gánh chịu hậu quả nặng nề khi Ngân hàng Thế giới bỏ qua quyền con người. Ở Việt Nam, ngân hàng này tài trợ các hoạt động của nhiều trung tâm cai nghiện nơi giam giữ nhiều người một cách tùy tiện, buộc họ phải làm việc, và người cai nghiện phải chịu sự trừng phạt và nhiều khi bị tra tấn nếu họ từ chối làm việc. Ở Uzbekistan, trong nhiều năm, ngân hàng này đã bỏ qua việc cưỡng bức lao động trong nông nghiệp, mặc dù là nhà cung cấp tài chính quan trọng của chính phủ trong lĩnh vực đó. Bây giờ, khi ngân hàng này đã nhận ra vấn đề của lao động cưỡng bức, nó vẫn tiếp tục công việc kinh doanh như bình thường trong khi chính phủ đe dọa và bắt giữ nhiều người bảo vệ nhân quyền, những người tìm cách tố cáo việc lạm dụng công nhân ở các dự án, kể cả các dự án có liên quan đến Ngân hàng Thế giới. Và ở Ethiopia, Pastor Omot Agwa, người đã làm việc với cơ chế trách nhiệm độc lập của ngân hàng này, tố cáo một loạt các vụ lạm dụng liên quan đến một dự án của Ngân hàng Thế giới, và đã bị cầm tù hơn một năm và phải đối mặt với cáo buộc khủng bố vô căn cứ.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới Jim Yong Kim thường trích dẫn Martin Luther King Jr. Trong tháng 5, ông Kim cho rằng lời kêu gọi “hành động mạnh mẽ và tích cực” cho dân quyền của ngài Martin Luther King có thể được áp dụng để chống lại biến đổi khí hậu.
“Ngân hàng Thế giới đã và đang sử dụng những lời nói của nhân quyền, ngược lại với những hành động thực tế”, Evans nói. “Jim Yong Kim thường trích dẫn Martin Luther King Jr., nhưng trích dẫn nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng này trong khi dẫn ngân hàng này vào một thời đại bỏ qua nghĩa vụ của mình là đi ngược lại với những gì mà Martin Luther King đã đấu tranh”.
World Bank: Human Rights All But Absent in New Policy
——————–
Công an đánh đập, dùng băng keo dán miệng, trói tay công dân
Tin mừng cho Người nghèo: Công an xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, Tp.HCM đã đánh đập, dùng giẻ lau chân nhét vào miệng rồi dán miệng và trói tay bằng băng dán một thanh niên trẻ khi người này kêu cứu trong đồn công an vào đêm ngày 18.07.2016.
Nạn nhân của vụ việc này tên là Nguyễn Phương, một bạn trẻ từng tham gia nhiều cuộc biểu tình yêu cầu nhà nước minh bạch trong vụ cá biển chết trắng tại các tỉnh Miền Trung – một thảm họa của dân tộc VN do “nhân tai” Formosa gây ra và được tiếp tay, đồng lõa, bao che bởi giới chức cầm quyền.
Sự việc xảy ra khi Phương hỗ trợ bạn lên công an xã Phú Xuân đòi lại những tài sản đã bị thu giữ một cách trái phép vào ngày 30.06.2016. Tuy nhiên, công an chỉ cho người bạn, là người bị thu giữ tài sản vào đồn công an làm việc. Phương đề nghị được vào bên trong đồn ngồi đợi bạn, nhưng bị công an từ chối. Khi Phương rút điện thoại ra quay lại cảnh xung quanh thì công an đã lôi Phương vào đồn giam lại và đánh đập.
“Em yêu cầu họ cho vào bên trong để ngồi đợi, họ không cho, em lấy điện thoại ra quay thì họ trấn áp, lôi em vào đồn. Em bị giam từ 14 giờ. Họ không cho ăn, không cho uống mặc dù em có yêu cầu. Khoảng 23 giờ, những người bạn của em chạy ra công an xã Phú Xuân đòi người. Em nghe thấy tiếng của mọi người nên em cố gắng la hét để cho mọi người nghe thấy. Khi em la lên gần 10 công an lao vào trấn áp, đánh đập. Họ leo lên bàn đá vào đầu của em, họ dùng chân đánh nhiều nơi trên cơ thể. Họ đánh rất đau nhưng khi chụp phim thì không có gì xảy ra. Lúc đầu em la, họ dùng giẻ lau chân nhét vào trong miệng của em, bịt cái mặt em lại để không cho em la… Khoảng 5 phút sau, có một công an đi vào muốn làm việc với em nhưng em từ chối, nói em không làm gì sai cả. Em yêu cầu họ, nếu họ giam giữ em thì phải cho em một giấy tạm giam hay tạm giữ, nhưng họ không xuất trình được và họ đi ra ngoài.”
“Sau đó, em tiếp tục gào thét, lúc này họ dùng băng keo bịt quanh miệng của em, họ dán khoảng 3-4 vòng. Rồi họ đưa tay em ra đằng sau dùng băng keo dán lại thật chặt. Lúc này em đứng lên và ngồi trên một cái ghế, nhưng một đại úy công an quát vào mặt em và nói: “Mày không đáng được ngồi trên ghế, mày là phải ngồi dưới đất”, một người lôi em ngồi xuống đất. Khoảng 20 phút sau, họ mở băng keo miệng em ra, còn băng keo ở tay thì em tự tháo ra. Họ thông báo rằng, em không vi phạm gì nên họ trả tự do, họ nói em đừng quậy phá gì nữa,” nạn nhân Phương nói.
Nguyễn Phương uất ức nói: “Em không ngờ công an xã Phú Xuân lại hành xử cách đáng sợ như vậy, bởi vì việc em làm không ảnh hưởng đến ai hết. Công an xã Phú Xuân hành động rất đê hèn.”
Công an đánh đập, dùng băng keo dán miệng, trói tay công dân
===== July 26 =====
Chủ tịch Quốc hội: “Bảo vệ chủ quyền không phải cứ hô hào cho thật to”
Tại buổi họp báo tại Hà Nội ngày 23/3, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân khẳng định nhiều người hô hào, kích động nhưng thực chất không có hành động gì thiết thực để bảo vệ chủ quyền đất nước.
Trả lời báo chí một ngày sau khi được bầu lại vào chức vụ trên, bà Ngân nói “Bảo vệ hòa bình không phải hô hào cho thật to, kích động thế này thế khác là có được chủ quyền, không có đâu. Một số tổ chức, cá nhân lên tiếng hô hào thế này thế nọ nhưng những người đó, tổ chức đó làm gì cho đất nước? Chưa làm gì cả, chỉ có nói, kích động các phần tử để làm rối tình hình”.
Bà Ngân cũng khẳng định: “Việt Nam nhất quán một quan điểm về chủ quyền, chưa bao giờ thay đổi, đó là vấn đề thiêng liêng với mỗi một người dân Việt Nam. Người Việt Nam hơn bất cứ đâu đều yêu chuộng hòa bình. Việt Nam có nhiều biện pháp đấu tranh để đảm bảo chủ quyền lãnh thổ nhưng cũng đảm bảo môi trường hoà bình, ổn định cho người dân”.
Việt Nam tôn trọng luật pháp Quốc tế, hoan nghênh việc Tòa trọng tài đã đưa ra phán quyết cuối cùng về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Hiện Việt Nam đang chỉ đạo nghiên cứu các nội dung của phán quyết.
Nhiều người bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền phản đối phát biểu của bà Ngân. Blogger Nguyễn Trường Sơn nói rằng “Mọi công dân đều có quyền tham gia và làm chính trị tại quốc gia của mình, trên hết, người dân là chủ của đất nước nên đương nhiên có quyền “hô hào” về các vấn đề hệ trọng của quốc gia. Bà Ngân hỏi dân chúng đã làm được cái gì chưa? Tôi nói với bà Ngân thế này: Làm là việc của bà, vì bà được trả tiền từ thuế của dân chúng để làm việc. Vị trí của bà được tạo ra là để làm việc. Còn dân chúng tôi, là chủ, phải đóng thuế hàng ngày, không nhẽ bà bắt chúng tôi làm nốt phần việc của bà sao?!”
Một blogger nói “Hô hào thật to có thể không giữ được biển đảo nhưng nếu ngậm miệng thì chắc chắn là mất chủ quyền biển đảo”.
Chủ tịch Quốc hội: ‘Bảo vệ chủ quyền không phải cứ hô hào cho thật to’
===== July 27 =====
Đại biểu Quốc hội hiến kế “bảo vệ người tốt, ngăn chặn những kẻ phá chế độ”
Trong sáng nay (26/7) khi thảo luận về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017 và điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2016, Đại biểu Trương Trọng Nghĩa một lần nữa đặt ra vấn đề này.
Theo ông Nghĩa, việc đưa Luật Biểu tình vào chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khoá XIII là đúng đắn, qua đó đã nhận diện được nhiều vấn đề phức tạp của luật này để tập trung giải quyết.
“Theo nguyên tắc quản lý nhà nước một cách khoa học và văn minh, quan hệ nhà nước càng phức tạp thì càng cần giải quyết bằng luật. Chúng ta đã và đang quản lý bằng luật các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, quyền đình công, bãi công, quyền tự do tín ngưỡng, bí mật đời tư…
Vậy thì không có lý do gì mà không thể và không sớm làm luật để bảo đảm quyền tụ họp hoà bình của nhân dân.”
Từ kinh nghiệm quốc tế, kinh nghiệm xử lý thực tế và trình độ lập pháp của Chính phủ, Quốc hội Việt Nam thì hoàn toàn có cơ sở để có thể thực hiện xây dựng được Luật Biểu tình”, ông Nghĩa nêu quan điểm.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng, Luật Biểu tình nhằm triển khai Hiến pháp 2013 về đảm bảo quyền con người, quyền công dân, đồng thời đề nghị đưa dự luật này vào kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV để tiếp tục thảo luận, và thông qua vào kỳ họp 5 hoặc kỳ họp thứ 6.
“Biểu tình cần được hiểu theo nghĩa rộng theo đúng tinh thần Hiến pháp 2013 là tụ họp hoà bình, bao gồm: Tụ họp văn hoá thể thao, du lịch. Tụ họp để bày tỏ nhu cầu, chính kiến, nguyện vọng…
Tính công khai và tập trung là hai đặc trưng chủ yếu của quyền này và khi thực hiện không được xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của người khác, của xã hội và đất nước”, ông Nghĩa nói.
Đại biểu Bùi Văn Xuyền từ Thái Bình cũng có chung quan điểm với ông Nghĩa. Ông chỉ rõ: “Dự án luật này ở Quốc hội khoá XIII các đại biểu phát biểu rất nhiều, nhưng đến nay Chính phủ lại xin rút không biết đến bao giờ trình ra.”
Ông Xuyền đề nghị Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp trực tiếp chủ trì soạn thảo, Bộ Công an đứng bên cạnh phản biện.
Đại biểu Quốc hội hiến kế “bảo vệ người tốt, ngăn chặn những kẻ phá chế độ”
“Chưa có Luật biểu tình là Nhà nước còn nợ nhân dân”
===== July 28 =====
Hà Nội đình chỉ xây dựng trên đất có tranh chấp với Dòng Thánh Phaolô
Chính quyền một phường ở Hà Nội hôm Thứ Năm 28/07 yêu cầu dừng xây dựng tại một khu đất có tranh chấp với Dòng Thánh Phaolô.
Dòng Thánh Phaolô thành Chatres (Dòng Phaolô) có mặt tại Việt Nam từ những năm 1860. Đây là Dòng Nữ thứ 2 được thành lập tại Việt Nam sau dòng Mến Thánh Giá.
Sau năm 1954, khi Cộng Sản thôn tính Miền Bắc và lên cầm quyền, họ mở chiến dịch cưỡng chiếm dần dần. Tu viện với diện tích ban đầu 15.000 mét vuông, bị nhà cầm quyền chiếm dần và giao cho các quan chức cộng sản ở, chỉ còn khoảng 2.000 mét vuông.
Vào tháng 12 năm 1954, một cơ quan y tế của nhà cầm quyền CSVN đã thuê nhà của Hội Dòng, và từ đó trở đi những nhà đất này đã không quay trở lại với chủ cũ. Hội Dòng cho biết vẫn còn giữ các văn bản về quyền sở hữu, cho thuê bằng cả tiếng Việt và tiếng Pháp.
Các quan chức CSVN sau đó bán lại đất thuộc Nhà Dòng cho tư nhân, trong đó có bà Trần Hương Ly, đã bỏ ra cả trăm tỉ mua và lo lót được những giấy tờ hợp lệ sở hữu mảnh đất vốn là của Nhà Dòng.
Vào đêm ngày 14.06.2016, khi các nữ tu đã ngủ say, bà chủ đầu tư này đã cho xe ủi đến tháo dỡ, đập phá cơ sở Nhà Dòng để xây dựng công trình mới trên mảnh đất đang có tranh chấp. Theo thông tin từ Hội Dòng, vụ tranh chấp tập trung vào mảnh đất rộng chừng 200 mét vuông ở số 5 phố Quang Trung.
Về mặt lịch sử, mảnh đất tại số 5 phố Quang Trung, Hà Nội, thuộc sở hữu của Dòng Thánh Phaolô từ khoảng năm 1883, tức là đã 133 năm. Dòng Thánh Phaolô Hà Nội đã được cấp bằng khoán điền thổ về khu đất rộng này vào năm 1949.
Trong hơn một tháng nay, khi có dấu hiệu bà Ly sẽ xây dựng công trình cá nhân ở mảnh đất tranh chấp, các nữ tu Dòng Thánh Phaolô Hà Nội đã tổ chức cầu nguyện hàng ngày tại địa điểm này để ngăn chặn
Được biết cuộc tụ tập cầu nguyện phản kháng hôm 28/07 diễn ra dưới bầu trời Hà Nội còn những cơn mưa rải rác do ảnh hưởng của bão. Các nữ tu và bà con giáo dân đã đọc kinh cầu nguyện, hát thánh ca trước trụ sở UBND quận.
Trước áp lực và sự cương quyết của các nữ tu và giáo dân, UBND Quận Hoàn Kiếm đã phải yêu cầu bà Trần Hương Ly dừng việc thi công. Sau khi có quyết định đình chỉ việc thi công, các nữ tu và bà con giáo dân mới ra về.
Hà Nội đình chỉ xây dựng trên đất có tranh chấp với Dòng Thánh Phaolô
——————–
Ba người tố công an huyện Cam Lộ bắt giữ trái luật và dùng nhục hình
Ba người viết đơn tố cáo công an huyện Cam Lộ (Quảng Trị) bắt người vô cớ và dùng nhục hình đối với mình nhưng phía công an lại phản bác không có chuyện bắt người, đánh đập và dùng nhục hình.
Sáng ngày 27/7, ba người gồm Bùi Minh Trang (27 tuổi), Bùi Minh Trường (28 tuổi) và Trần Văn Cường (32 tuổi), cùng trú tại xã Cam An, huyện Cam Lộ) đã viết đơn tố cáo về việc họ bị công an huyện này bắt giữ vô cớ đến 5 ngày. Trong thời gian bị giam giữ, công an đã đánh đập, dùng nhục hình đối với họ.
Ba thanh niên này cho biết, vào tối 21/7 tại khu vực ngã tư Sòng (xã Cam An) xảy ra cháy trụ điện và công an đến để bảo vệ hiện trường. Trong quá trình tìm hiểu nguyên nhân, giữa công an và hai thanh niên địa phương là Lê Sĩ Tam Sinh (20 tuổi) và Trần Đức Thắng xảy ra va chạm. Phía công an đã dùng roi điện chích vào hai người này.
Sau khị bị chích điện, hai thanh niên bỏ chạy khỏi hiện trường. Tuy nhiên không lâu sau đó, Sinh và Thắng cùng một nhóm người khác đến trạm công an Sòng để tìm tên công an đã chích điện họ hỏi cho ra lẽ. Trong số những người đi cùng Sinh và Thắng có cả Trang, Cường, Trường.
Chính quyền huyện Cam Lộ đã điều động lực lượng công an đông đảo đến để giải quyết. Sau đó lực lượng công an bắt luôn cả Trang, Cường, Trường về đồn để điều tra.
Ba người này cho biết, trong suốt thời gian từ tối ngày 21 đến tối ngày 26/7, họ bị công an còng tay vào ghế gỗ. Ngay cả lúc ăn cũng bị còng tay, chỉ được tháo còng khi đi vệ sinh.
Trong đơn tố cáo, cả ba người này khẳng định công an liên tục dùng dùi cui và mũ bảo hiểm đánh vào thân thể của họ.
Do thấy người thân của mình bị bắt giữ quá lâu, vào 19h30 ngày 26/7, gia đình nạn nhân đã đến đồn công an để tìm hiểu vấn. Do sức ép từ gia đình, ba người thanh niên này mới được thả ra.
Mặc dù bắt giữ ba thanh niên này đến ngày 26/7, nhưng ngay sau khi thả các nạn nhân, trong văn bản, công an ghi ngày thả là 23/7. Sự gian dối này đã được Viện kiểm sát nhân dân huyện Cam Lộ tiếp tay qua việc xác nhận nạn nhân được thả vào tối ngày 23/7.
Thượng tá Phạm Hữu Dưỡng-phó công an huyện Cam Lộ khẳng định không hề có chuyện cấp dưới ép cung, đánh đập 3 thanh niên trong 5 ngày giam giữ, mặc dù sự việc xảy ra, theo các nạn nhân, được nhiều người chứng kiến.
Ông Dưỡng cho biết cả ba thanh niên này là những thành phần bất hảo. Trong đêm xảy ra vụ cháy trụ điện, cả ba người này có dấu hiệu chống người thi hành công vụ nên được “mời” về đồn để làm việc.
Lố bịch hơn nữa, ông Dưỡng ngụy biện rằng công an không hề bắt giam người trái pháp luật. Việc 3 người này bị giữ ở đồn công an là do họ nhận thấy mình sai phạm nên đã chủ động viết đơn “tự nguyện” ở lại trụ sở công an để hợp tác làm rõ sự việc.
Việc công an lạm quyền, sử dụng nhục hình trong quá trình làm việc là điều thường xuyên xảy ra tại Việt Nam. Đã có vô số nạn nhân đã tử vong sau khi vào đồn công an “làm việc”.
http://sbtn.tv/vi/tin-viet-nam/ba-nguoi-cong-huyen-cam-lo-bat-giu-trai-luat-va-dung-nhuc-hinh.html
===== 30/7/2016 =====
An ninh Việt Nam gây ra hàng chục vụ tấn công, bắt giữ và đánh đập hàng trăm nhà hoạt động
Chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp các nhà hoạt động, đánh đập và xúc phạm hàng trăm người bất đồng chính kiến, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền, trong khoảng thời gian từ đầu năm đến ngày 18/7, theo thống kê của Người Bảo vệ Nhân quyền.
Kể từ đầu năm, chính quyền Việt Nam đã áp dụng nhiều biện pháp để đối phó với những người chỉ trích chính phủ, người hoạt động xã hội và người bảo vệ nhân quyền. Trước và sau Đại hội 12 của đảng Cộng sản Việt Nam vào cuối tháng 2, lực lượng an ninh ở nhiều địa phương đã tấn công và sách nhiễu nhiều người hoạt động. Hàng trăm người đã bị bắt và đánh đập hoặc bị nhiều dạng sách nhiễu khác trong bảy tháng đầu năm 2016.
Theo thống kê của Người Bảo vệ Nhân quyền, có 17 trường hợp người hoạt động bị tấn công, đánh đập tàn nhẫn bởi nhân viên mặc thường phục và công an từ ngày 01 tháng Giêng đến ngày 18/7. Nhiều nạn nhân đã bị chấn thương nghiêm trọng.
Lực lượng an ninh Việt Nam cũng đã bắt giữ hàng trăm nhà hoạt động trong nhiều cuộc biểu tình ôn hòa, bắt cóc hàng chục người khác để thẩm vấn hoặc ngăn cản họ tham dự các cuộc tụ họp ôn hòa hay đi gặp đại diện ngoại giao nước ngoài. Nhiều nhà hoạt động cho biết họ đã bị chính quyền địa phương không cho đi ra khỏi nhà vào dịp cuối tuần hay những ngày trong tuần mà có sự kiện gì đó.
Việt Nam đã bắt giữ một số nhà hoạt động, bao gồm luật sư nhân quyền Nguyễn Văn Đài và trợ lý của ông, cô Lê Thu Hà, nhà hoạt động về quyền đất đai Cấn Thị Theu và bác sỹ Hoàng Văn Giang, một người ủng hộ dân chủ và nhân quyền. Những người này đã bị giam giữ nhiều tháng mà chưa bị xét xử, và không được gặp thân nhân trong suốt quá trình giam giữ kể từ khi bị bắt.
Trong tháng 3, Việt Nam đã bỏ tù 8 người hoạt động xã hội, bao gồm blogger nổi tiếng Nguyễn Hữu Vinh (Anh Ba Sàm).
Chính quyền địa phương còn dùng nhiều hình thức sách nhiễu nhiều nhà hoạt động khác.
Vietnam’s suppression against political dissidents, social activists and human rights defenders in the period between January 1 and July 18
===== 31/7/2016 =====
Nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ Nguyễn Văn Điển bị mất tích, nghi bị Công an Hà Nội bắt cóc
Nhà hoạt động nhân quyền và dân chủ Nguyễn Văn Điển (có nick facebook là Điển Ái Quốc) bị mất tích vào ngày 31/7 ở giữa trung tâm Hà Nội trong khi đạp xe cùng một nhóm bạn, và rất có thể anh bị an ninh Hà Nội bắt cóc.
Buổi sáng hôm Chủ Nhật, Điển cùng một nhóm khoảng gần mười người đạp xe trên các tuyến phố trung tâm thành phố. Tất cả thành viên đều mặc áo phông với bản dồ Việt Nam và dòng chữ “Hoàng Sa- Trường Sa là của Việt Nam”. Trong khi di chuyển từ phố này sang phố khác, nhóm bị một đám mặc thường phục theo dõi rất sát sao.
Khoảng 9 g 45, khi đoàn đi đến Hàng Khay thì tự nhiên không thấy Điển đâu nữa. Những người trong nhóm đoán anh đã bị công an Hà Nội bắt cóc, vì họ nhận ra một trong số những người bám theo là sỹ quan công an ở phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm.
Cả nhóm quay về đồn công an phường Tràng Tiền để đòi người nhưng công an ở đây nói rằng họ không câu lưu Điển.
Cho tới 11 giờ đêm, nhóm vẫn không liên lạc được với Điển cho dù điện thoại của anh có đổ chuông.
Anh Điển, 26 tuổi, quê Yên Bái, là người thường xuyên tham gia vào các buổi biểu tình ôn hòa ở Hà Nội chống Trung Quốc xâm lược ở Biển Đông, và đòi tự do, nhân quyền.