Tuần tin Người Bảo vệ Nhân quyền tuần 37 từ ngày 05/9 đến ngày 11/9/2016: Chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cưỡng chế sư sãi, đập phá chùa Liên Trì

Bản tin Người Bảo vệ Nhân quyền | 11/9/2016

dtd

Ngày 08/9, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đập phá chùa Liên Trì sau khi đã cưỡng chế sư sãi của chùa để thực hiện dự án bất động sản.

Chính quyền đã điều động hàng trăm cảnh sát để ngăn sự phản kháng của sư sãi. Thượng tọa chủ trì Thích Không Tánh bị đưa ra khỏi chùa bằng xe cứu thương còn các sư khác bị đưa đi đến Cát Lái, một vùng đất hoang vu mà chính quyền định làm nơi đặt chùa.

Ân xá Quốc tế Pháp ngày 6/9 đã ra lời kêu gọi Tổng thống Pháp Francois Hollande lên tiếng về sự lộng quyền và tra tấn của công an Việt Nam trong thời gian viếng thăm nước này. Sự lạm quyền của công an Việt Nam mang tính hệ thống và Tổng thống Hollande hãy nói với chính quyền Hà Nội rằng sẽ không có an ninh khi nhân quyền không được đảm bảo, tổ chức này nói.

Chính quyền Hà Nội quyết định đưa Cấn Thị Thêu, một cựu tù nhân lương tâm và người đấu tranh vì quyền đất đai, ra xét xử vào ngày 20/9 với cáo buộc gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 của Bộ luật Hình sự. Cô Thêu bị bắt hôm 10/6 bởi công an thành phố Hà Nội vì cho rằng cô đã gây rối trật tự công cộng trong khi biểu tình ôn hòa vào ngày 08/4.

Tòa án Nhân dân tối cao tại Hà Nội sẽ tổ chức phiên tòa phúc thẩm xét xử Nguyễn Hữu Vinh, người sáng lập trang Anh Ba Sàm và trợ lý, cô Nguyễn Thị Minh Thúy vào ngày 22/9. Sáu tháng trước đây, blogger Vinh bị tòa án kết tội lợi dụng quyền tự do dân chủ theo Điều 258 của Bộ luật Hình sự với mức án 5 năm tù giam còn cô Thúy bị án ba năm tù giam.

Công an tỉnh Quảng Bình hôm 06/9 đã bắt giữ Mai Văn Tám, thành viên Hội Anh em Dân chủ và tra vấn anh trong 9 h trước khi trả tự do cho anh vào cuối buổi chiều. Vụ câu lưu này xảy ra hai tháng sau khi Tám và bảy thành viên của hội bị bắt cóc, đánh đập và trấn lột hết tài sản và giấy tờ bởi an ninh Nghệ An khi nhóm đi dự đám cưới của một thành viên HAEDC khác ở Vinh.

Và nhiều tin quan trọng khác.

===== 05/9 =====

Hai người dân tộc thiểu số bị tuyên phạt án tù nặng nề

Ngày 30/8, Tòa án Nhân dân tỉnh Gia Lai đã xét xử hai nhà hoạt động vì tự do tôn giáo Ksor Phit và Siu Dik với hai mức án rất nặng nề là 11 năm và tám năm tương ứng vì cáo buộc phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc theo Điều 87 của Bộ luật Hình sự.

Theo bản luận tội thì hai người này đã lôi kéo nhiều người dân tộc khác thành nhóm nhằm thành lập nhà nước độc lập Deca. Họ bị bắt vào ngày 11/3 năm nay.

Trước đó, Ksor Phit đã thực hiện án tù tám năm còn Siu Dik bị giam giữ bảy tháng vì những cáo buộc tương tự.

Nhiều người hoạt động tôn giáo, bao gồm mục sư Tin lành, đã bị bắt và xử với những bản án nặng nề theo Điều 87 của Bộ luật Hình sự.

Từ đầu năm đến nay, có ít nhất 17 người hoạt động nhân quyền bị khép tội theo các điều khoản về an ninh quốc gia, theo thống kê của Người Bảo vệ Nhân quyền.

Hai đối tượng FULRO lãnh án

===== 06/9 =====

Việt Nam: Tổng thống Hollande phải đứng về phía một người phụ nữ đấu tranh vì công lý

Tổng thống Francois Hollande của Pháp phải đối đầu với chính quyền Việt Nam trong việc đối xử với cuộc đấu tranh vì công lý của một phụ nữ khi ông viếng thăm nước này trong tuần này Ân xá Quốc tế nói ngày hôm nay.

Ân xá Quốc tế kêu gọi Tổng thống Pháp đưa ra trường hợp của Ngô Thanh Kiều, một người đàn ông trẻ bị đánh chết trong trại giam ở tỉnh Phú Yên vào năm 2012. Kể từ khi ông qua đời, chị gái của ông, cô Ngô Thị Tuyết và gia đình đã thực hiện một cuộc thập tự chinh dũng cảm đòi công lý khi đối mặt với nhiều vụ đánh đập, bị đe dọa giết và nhiều hình thức đe dọa khác.

“Nhân quyền không được bỏ qua vì quan hệ thương mại và an ninh. Tổng thống Hollande phải sử dụng chuyến thăm của ông để kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam tuân thủ nghĩa vụ nhân quyền theo luật pháp quốc tế “, Camille Blanc, chủ tịch của Ân xá Quốc tế Pháp cho biết.

Vào ngày 24/8, Ân xá Quốc tế Pháp đã viết thư cho Tổng thống Hollande, kêu gọi ông nêu lên tình trạng tra tấn và ngược đãi khác đối với các tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

“Việc cảnh sát chịu trách nhiệm rất hiếm ở Việt Nam. Nhưng Tổng thống Hollande có thể nắm bắt cơ hội để nhắc nhở các nhà chức trách Việt Nam rằng sẽ không có an ninh khi nhân quyền không được đảm bảo. Họ phải chứng minh rằng công lý được thực hiện trong trường hợp của Ngô Thanh Kiều và các trường hợp khác liên quan đến những cái chết trong đồn cảnh sát, “Camille Blanc nói.

Ngô Thanh Kiều bị bắt vào giữa đêm và đưa vào giam ở đồn cảnh sát địa phương trong tháng 3 năm 2012. Cơ quan công an nói với gia đình Ngô Thanh Kiều  rằng ông đã chết sau khi từ chối thức ăn và nước, mặc dù thực tế rằng ông đã trải qua ít hơn 24 giờ giam giữ.

Trong tháng 3 năm ngoái, Quốc hội đặt câu hỏi về độ tin cậy của một báo cáo của Bộ Công an về 226 người chết trong thời gian tạm giam ở đồn cảnh sát trong khoảng thời gian từ tháng 10 năm 2011 và tháng 9 năm 2014, mà cơ quan công an nói rằng họ chết do bệnh tật hoặc tự tử. Trong năm 2015, ít nhất bảy người chết trong trại giam với sự nghi ngờ rằng nguyên nhân của những cái chết này là do bị tra tấn hoặc đối xử nghiệt ngã.

Ngô Thị Tuyết, chị của Kiều, đã kiên trì đòi hỏi trách nhiệm của công an, thu thập nhiều bằng chứng về sự tra tấn và ngược đãi khác mà em trai cô đã phải chịu đựng. Các bức ảnh khám nghiệm tử thi của Kiều cho thấy rõ nhiều vết bầm tím và vết cắt trên cánh tay và chân của anh, và những dấu hiệu rõ ràng về chấn thương sọ của anh.

Bằng chứng khác mà Ngô Thị Tuyết đã thu thập bao gồm kết quả khám nghiệm tử thi, trong đó có các chi tiết về nhiều cục máu đông trong cơ quan nội tạng của Kiều – là bằng chứng về những chấn thương gây ra bởi sự tra tấn mà anh phải chịu đựng, bác sỹ khám nghiệm nói.

Cho đến nay, sáu nhân viên cảnh sát đã bị xét xử và bị kết án, nhưng những mức án của họ không phản ánh mức độ nghiêm trọng của tội phạm – năm bị kết tội ‘nhục hình,’ trong khi một sĩ quan đã bị kết án về tội nhẹ hơn về cáo buộc “hành động sơ suất”. Các hình phạt mà họ nhận được từ án treo một năm đến tám năm tù giam. Không mức án nào phản ánh đúng mức độ nghiêm trọng của tội phạm.

Những cảnh sát này đã bị đình chỉ nhưng vẫn được nhận nửa lương. Nhà chức trách không muốn tiến hành xét xử phúc thẩm chống lại chúng.

Ba phiên tòa phúc thẩm đã bị hủy bỏ theo những lý do hết sức mơ hồ. Phiên xét xử tiếp theo dự kiến vào ngày 07/9, trùng với ngày cuối cùng của chuyến thăm của Tổng thống Hollande tại Việt Nam.

“Khi phiên phúc thẩm còn bị hoãn thì không có công lý nào cả,” Rafendi Djamin, Giám đốc Ân xá Quốc tế của khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương cho biết.

Trường hợp Ngô Thị Tuyết cũng là điển hình mà các nạn nhân và người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam chịu rất nhiều rủi ro, trong đó họ đối mặt với các mối đe dọa không ngừng và các cuộc tấn công được lập sẵn nhằm bịt miệng họ và là nơi cảnh sát và các cơ quan hữu quan khác trốn tránh trách nhiệm về sự lạm dụng quyền lực.

Khi nói ra, Ngô Thị Tuyết và gia đình trở thành đối tượng của một chiến dịch đe dọa và quấy rối bởi chính quyền và những cá nhân không xác định khác. Nhiều sỹ quan cảnh sát đã đến nhà cô ấy, đưa hối lộ và đề nghị họ im lặng. Gia đình cũng đã nhận được nhiều lời đe dọa giết qua điện thoại.

Một hành động đe dọa rõ ràng nhất đối với gia đình là việc chồng của cô Ngô Thị Tuyết bị hất ra khỏi xe máy của mình bởi những kẻ tấn công lạ mặt và con trai của họ đã bị đánh đập mười lần bởi những kẻ tấn công không mặt khi đi bộ đến trường.

“Cái chết của Ngô Thanh Kiều là một trường hợp điển hình về sự bất công và lạm dụng quyền lực của công an tại Việt Nam. Tổng thống Hollande phải lấy lại công lý cho cái chết của Kiều và cho gia đình của anh và đảm bảo rằng các cơ quan chức năng thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình để bảo vệ họ chống lại bất kỳ hình thức trả đũa nào, “Rafendi Djamin nói.

“Đối mặt với các mối đe dọa giết người nhiều lần và hăm dọa, Ngô Thị Tuyết đang đi những bước dũng cảm đòi công lý cho công chúng. Những người thân của các nạn nhân thường bị bị ép buộc im lặng, trong khi nhà chức trách đã không đảm bảo cho họ một không gian an toàn để đòi công lý mà không sợ bị trả thù. Điều quan trọng là thế giới cần biết về trường hợp này, ít nhất là vì nó sẽ đem lại hy vọng cho những người khác. ”

Viet Nam: President Hollande must back one woman’s fight for justice

——————–

Hàng trăm công an cưỡng chế đất của nông dân Dương Nội

Chính quyền Hà Nội hôm 6/9 đã đưa một lực lượng công an đông đến hàng trăm người kéo đến phường Dương Nội, quận Hà Đông để cưỡng chế đất đai của nông dân tại đây.

Lực lượng công quyền đã cưỡng chế một số gia đình, trong đó có hai gia đình từng đi khiếu kiện nhiều lần ở Hà Nội. Đất ruộng và hoa màu của hai gia đình này và một số gia đình khác đã bị lực lượng cưỡng chế ủi phá.

Anh Trịnh Bá Phương, một người dân Dương Nội nói lực lượng công an và dân phòng phá ruộng vườn đến đâu họ lập hàng rào bằng tôn để quây lại đến đó.

Anh Phương cho biết thêm là bà con quyết định rút lui trước thái độ hung hãn của công an, cho nên đã không xảy ra xung đột, và không có người dân nào bị bắt.

Tranh chấp nổ ra tại Dương Nội từ năm 2011, khi nhà cầm quyền giao đất cho công ty Nam Cường. Số đất đai này được nói là dùng vào việc phát triển giao thông, nhưng người dân Dương Nội cho rằng công ty lấy đất để phân lô bán nền nhằm thu những khoản lợi nhuận khổng lồ, trong khi tiền đền bù trả cho người dân lại không đủ để họ có thể tạo dựng cuộc sống mới.

Vào ngày 25/4/2014, hàng ngàn công an đổ về Dương Nội để cướp đất. Những video quay lại cảnh cưỡng chế cho thấy công an bắt và đánh dân kinh hoàng, gây sự phẫn nộ trên dư luận.

Từ đó đến nay, nhiều dân oan Dương Nội đã đi khiếu kiện nhưng không có kết quả. Một số người đã bị tù vì các hoạt động khiếu kiện và phản đối, mà mới đây nhất là bà Cấn Thịi Thêu, người được cho là người đứng đầu các dân oan Dương Nội trong nỗ lực đòi hỏi công lý cho gia đình và những người dân oan khác.

——————–

Nhà hoạt động dân chủ Mai Văn Tám bị câu lưu, tra hỏi trong 9h

Ngày 06/9, anh Mai Văn Tám, thành viên Hội Anh em Dân chủ, bị công an tỉnh Quảng Bình bắt giữ và tra hỏi trong 9 h trong đồn công an.

Anh Tám cho biết khi anh lên công an huyện Ba Đồn để làm chứng minh nhân dân, thay vì được phục vụ thì anh bị lôi vào trong phòng kín và bị tra hỏi bởi nhiều sỹ quan an ninh về những hoạt động của anh nhằm thúc đẩy dân chủ, quyền con người và bảo vệ môi trường.

Hai tháng trước đây, Tám và bảy thành viên của HAEDC miền Trung bị mật vụ tỉnh Nghệ An bắt cóc, đánh đập, trấn lột hết tiền bạc, giấy tờ tùy thân và các thiết bị liên lạc khi nhóm đi xe máy đến thành phố Vinh để dự đám cưới một thành viên của Hội ở đây.

Vào đầu tháng 4, Tám thay mặt Mạng lưới Các Tổ chức XHDS Độc lập đi dự Diễn đàn Người dân ASEAn ở Bangkok, khi về tới Nội Bài, anh bị câu lưu và tịch thu hộ chiếu. Khi anh đi đòi hộ chiếu ở cơ quan điều tra (Nguyễn Đình Chiểu- Hà Nội), anh còn bị nhiều sỹ quan an ninh ở đây đánh đập rất dã man.

/2016/09/07/vietnam-pro-democracy-activist-detained-interrogated-by-police-two-months-after-being-kidnapped-and-beaten-by-plainclothes-agents/

===== 07/9 =====

Pháp yêu cầu Việt Nam trả tự do cho 4 nhà bất đồng chính kiến

Pháp yêu cầu Việt Nam trả tự do cho 4 nhà bất đồng chính kiến hiện đang bị giam giữ. Yêu cầu được đưa ra nhân chuyến thăm đầu tiên của tổng thống Francois Hollande đến quốc gia từng là thuộc địa của Pháp trước đây.

Một nguồn tin cho biết như vừa nêu trong ngày hôm nay. Theo đó 4 tù nhân bất đồng chính kiến được phía Pháp yêu cầu Việt Nam trả tự do gồm một nhà bất đồng người Công giáo, một blogger, một người đấu tranh đất đai, và một nhà hoạt động. Cụ thể tên của hai trong 4 người thuộc danh sách được chuyển cho phía Việt Nam theo yêu cầu của tổng thống Pháp có trường hợp của Trần Huỳnh Duy Thức và blogger Anh Ba Sàm-Nguyễn Hữu Vinh.

Vào hôm qua thứ Ba, mùng 6 tháng 9, chủ tịch Tổ chức Ân xá Quốc tế tại Pháp, bà Camille Blanc có kêu gọi tổng thống Francois Hollande phải nhân chuyến thăm Việt Nam kêu gọi cơ quan chức năng Hà Nội thực hiện trách nhiệm về nhân quyền theo đúng luật pháp quốc tế. Không thể hy sinh nhân quyền cho thỏa thuận thương mại và an ninh.

Tổ chức Ân xá Quốc tế còn kêu gọi tổng thống Francois Hollande đặc biệt quan tâm đến trường hợp nạn nhân Ngô Thanh Kiều ở Phú Yên chết khi bị công an giam giữ hồi tháng 3 năm 2012.

Theo thông cáo của Ân Xá Quốc tế thì kể từ sau cái chết của người em, chị của nạn nhân Ngô Thanh Kiều là bà Ngô Thị Tuyết đã cùng gia đình đi tìm công lý cho người bị chết. Trong quá trình này bản thân bà Tuyết và gia đình vấp phải tấn công, đe dọa và những hình thức trấn áp khác.

Vào ngày 24 tháng 8 vừa qua, Ân xá Quốc tế cũng gửi thư đến tổng thống Francois Hollande kêu gọi ông phài nêu ra vấn đề tra tấn và đối xử khắc khe với tù nhân lương tâm tại Việt Nam.

Xin được nhắc lại nạn nhân Ngô Thanh Kiều bị bắt ngay trong đêm đưa về đồn công an. Chưa đầy 24 tiếng đồng hồ sau đó, công an thông báo cho gia đình là anh này đã chết vì không chịu ăn uống.

Tuy nhiên những chứng cứ thu thập được cho thấy nạn nhân bị tra tấn bằng nhục hình đến chết.

Pháp yêu cầu Việt Nam trả tự do cho 4 nhà bất đồng chính kiến

===== 08/9 =====

Chùa Liên Trì bị cưỡng chế, trụ trì vào cấp cứu

Ngày 8 tháng 9, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh đã điều động hàng trăm cảnh sát đến cưỡng chế chùa Liên Trì để giải phóng mặt bằng cho dự án bất động sản.

Sau khi cưỡng ép các sư sãi và đưa đi nơi khác, chính quyền cho xe ủi vào san phẳng ngôi chùa được xây dựng từ những năm 1960.

Trụ trì chùa Thượng tọa Thích Không Tánh bị đưa ra khỏi chùa bằng xe cấp cứu trong khi những sư sãi khác bị đưa đến Cát Lái, sống trong một lều tạm.

Chính quyền đã ngăn chặn các ngả vào chùa. Nhiều người hoạt động ở HCM nói rằng họ bị an ninh địa phương canh giữ không cho họ ra khỏi nhà.

Chùa Liên Trì nằm tại số 153 Lương Định Của, tổ 32, Khu phố 2, Phường An Khánh, Q. Hai TP.HCM bị cưỡng chế di dời và theo báo  chí nhà nước để có nơi “tái định cư” cho ngôi chùa này UBND Q.2 đã xây dựng công trình tại khu đất được tái bố trí thuộc P.Cát Lái, Q.2 diện tích 698 m2 để di dời tài sản, các hũ tro cốt… và chính phủ đã xây dựng kế hoạch chi tiết, phương án di dời cụ thể đảm bảo an toàn, đúng quy định pháp luật.

Chùa Liên Trì ngoài chức năng tu hành và giữ tro cốt cũng như mở cửa cho Phật tử kinh kệ nó còn là một trong những cơ sở còn sót lại của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất từ trước 1975, là một tổ chức giáo hội không được chính quyền thừa nhận.

Theo trang Tin của Giáo Hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất Hòa thượng Thích Không Tánh đảm nhiệm chức vụ Phó viện trưởng Hội đồng Điều hành Tăng đoàn Giáo hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, kiêm Tổng ủy viên Từ thiện – Xã hội, ngoài ra chùa Liên Trì còn là nơi họp mặt của các tổ chức XHDS cũng như nơi dân oan khắp nơi trú ẩn mỗi lần về Sài Gòn biểu tình hay khởi kiện.

Chùa Liên Trì bị cưỡng chế, trụ trì vào cấp cứu

——————–

Phiên phúc thẩm blogger AnhBaSam sẽ diễn ra vào ngày 22 tháng 9

Phiên phúc thẩm vụ blogger BaSam Nguyễn Hữu Vinh và người cộng sự Nguyễn Thị Minh Thúy sẽ diễn ra vào ngày 22 tháng 9 tới đây, theo luật sư Hà Huy Sơn.

Nguyễn Hữu Vinh là người chủ xướng trang tin BaSam được nhiều người truy cập để đọc những tin tức về tình hình Việt Nam mà báo chí chính thống Nhà nước không loan tải hay không đề cập đến mọi góc khuất của vụ việc. Trang blog do ông lập ra đời vào ngày 9 tháng 9 năm 2007. Ông cũng lập ra trang Việt Sử Ký hay Chép Sử Việt.

Ông sinh năm 1956 và từng là một sĩ quan công an. Sau khi ra khỏi ngành công an, ông làm việc ở Ban Việt Kiều Trung ương. Ông là người đứng ra thành lập một công ty thám tử tư đầu tiên tại Việt Nam.

Ông bị bắt vào ngày 5 tháng 5 năm 2014. Phiên sơ thẩm diễn ra vào ngày 23 tháng 3 năm nay tuyên ông Nguyễn Hữu Vinh 5 năm tù theo điều 258 Bộ Luật Hình sự Việt Nam ‘lợi dụng quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước…’

Phiên phúc thẩm blogger BaSam sẽ diễn ra vào ngày 22 tháng 9

===== 09/9 =====

Phiên xử bà Cấn Thị Thêu sẽ diễn ra vào ngày 20 tháng 9

Bà Cấn thị Thêu, cựu tù nhân và là nhà đấu tranh chống bất công về đất đai, sẽ bị đưa ra xét xử vào ngày 20 tháng 9 tới đây.

Con trai bà Cấn Thị Thêu, anh Trịnh Bá Phương cho biết tin gia đình nhận được từ luật sư Hà Huy Sơn, người sẽ bào chữa cho bà Cấn Thị Thêu trong vụ việc lần này:

Bà Cấn Thị Thêu bị lực lượng chức năng bắt vào sáng ngày 10 tháng 6 vừa qua tại nhà riêng ở Hòa Bình với cáo buộc gây rối trật tự công cộng.

Trước đó bà từng bị bắt vào ngày 25 tháng 4 năm 2014 khi lực lượng chức năng tiến hành cưỡng chế đất tại Dương Nội, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.

Bà và chồng đều bị bắt. Tòa tuyên bà 15 tháng tù giam và mãn án vào ngày 27 tháng 7 năm ngoái.

Bà Cấn Thị Thêu và nhiều người dân Dương Nội phản đối biện pháp thu hồi đất để giao cho doanh nghiệp tư nhân Nam Cường làm dự án. Qui trình thu hồi đất không đúng pháp luật đã được Thanh Tra Chính phủ chỉ ra.

Tuy nhiên cơ quan chức năng vẫn tiến hành cưỡng chế và lần gần nhất vào ngày 6 tháng 9 vừa qua.

Phiên xử bà Cấn Thị Thêu sẽ diễn ra vào ngày 20 tháng 9

/2016/09/08/vietnam-to-try-land-right-activist-amid-increasing-political-crackdown/

——————–

Một phụ nữ tử vong trong phòng tạm giam của công an

Ngày 6.9, bà Huỳnh Thị Thúy Hằng (39 tuổi, ngụ xã Hòa Bình, H.Chợ Mới, An Giang) được phát hiện đã tử vong trong phòng tạm giam của Công an H.Thoại Sơn (An Giang).

Trước đó, ngày 3.9, bà Hằng bị Công an H.Thoại Sơn bắt tạm giữ điều tra vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại TT.Phú Hòa, H.Thoại Sơn.

Đến ngày 6.9, Công an H.Thoại Sơn thông báo cho ông Nguyễn Văn Bạch (chồng bà Hằng) biết bà Hằng được phát hiện đã tử vong trong bồn nước phòng tạm giam. Ngày 6.9, ông Bạch cùng người thân đến nhận xác vợ và chứng kiến mổ pháp y. Nguyên nhân bà Hằng tử vong được xác định là do ngạt nước.

Ngày 9.9, chúng tôi liên hệ ông Nguyễn Văn Còn, Phó công an H.Thoại Sơn, để tìm hiểu về vụ việc. Ông Còn xác nhận việc bà Hằng được phát hiện đã tử vong trong phòng tạm giam, nhưng nhiệm vụ của ông là điều tra, còn việc bà Hằng tử vong thuộc trách nhiệm của bộ phận tạm giam.

Ông Còn đề nghị phóng viên liên hệ với Công an tỉnh An Giang để lấy thông tin vì ông cũng phải chờ chỉ thị của Công an tỉnh.

Cũng trong ngày 9.9, liên hệ với Công an tỉnh An Giang, một cán bộ lãnh đạo cho biết hiện Công an H.Thoại Sơn chỉ mới báo cáo nhanh là có sự việc người bị tạm giữ tử vong trong phòng tạm giam, khi có báo cáo cụ thể, Công an tỉnh An Giang sẽ cung cấp thông tin chi tiết.

Một phụ nữ tử vong trong phòng tạm giam của công an

——————–

Dân oan Vũ Thị Hải mãn án tù

Một người phụ nữ bị tù chỉ vì đứng trước tòa nhà quốc hội CSVN kêu oan vừa được trả tự do.

Bà Vũ Thị Hải đã ra khỏi trại giam về đến Hà Nội vào sáng ngày 9/9, sau khi thi hành xong án tù 15 tháng về tội “gây rối trật tự công cộng”, một bản án mà bà cho là bất công dành cho một người đi đòi hỏi công lý khi gia đình mình bị nhà cầm quyền cưỡng chế thu hồi đất.

Hiện sức khỏe của bà Hải không tốt do điều kiện nghiệt ngã trong nhà tù.

Bà Hải quê quán ở xã Thạch Bình, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình. Bà đi khiếu kiện về trường hợp đất đai của gia đình hơn chục năm qua. Con gái bà cho biết đất ruộng gia đình đang canh tác bỗng nhiên thuộc về người khác, và nếu bà không tiếp tục khiếu nại thì gia đình chắc chắn sẽ mất đất.

Vào ngày 9 tháng 6 năm 2015, bà Hải bị bắt khi cùng một số người khiếu kiện khác ở Hà Nội đến trước tòa nhà quốc hội CSVN kêu oan. Bà bị đưa ra tòa xử sơ thẩm hồi tháng 9 năm 2015, và bị tòa án quận Ba Đình tuyên 18 tháng tù. Phiên phúc thẩm tháng 12 năm 2015 giảm án cho bà 3 tháng, còn 15 tháng tù. Các phiên xử dù được thông báo là công khai, nhưng con trai bà là Dương Văn Tuyến không những không được vào tham dự mà còn bị bắt về đồn công an.

====================