Xác cá chết trôi vào bờ biển Nhật Lệ (ảnh: M.Phong)
SBTN | 27.9.2016
Ghi nhận của báo chí, trong ngày 27-9-2016 có ít nhất là ba nơi xuất hiện việc cá biển và cá nước ngọt bị chết không rõ nguyên do.
Vào sáng 27-9 tại bờ biển Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình, lượng rác khổng lồ từ thượng nguồn tràn về tấp vào bãi biển cùng với xác cá biển, sam biển, ốc biển… chết trôi dạt vào bờ, kéo dài đến 5 cây số.
Cùng ngày tại bãi biển Đá Nhảy, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, cùng với xác cá cờ nặng hơn 30kg trôi dạt vào bờ biển còn có một số loài cá chết đang phân hủy.
Cũng trong sáng 27-9, ông Nguyễn Văn Tuân, phó chủ tịch xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh cho báo chí biết là gần đây nước trên sông Quèn bất ngờ chuyển sang màu đỏ và xuất hiện cá chết.
Trong một diễn biến khác liên quan đến biển miền Trung đang chết vì Formosa, cuối giờ chiều ngày 27-9, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Vũ Văn Tám nói với báo chí rằng dự kiến vào đầu tháng 10-2016, số tiền do Formosa đền bù sẽ đến tay những người bị thiệt hại. Người bị thiệt hại trực tiếp sẽ được nhận đền bù, đối tượng gián tiếp sẽ được nhận hỗ trợ. Cụ thể sẽ nhận bao nhiêu, căn cứ vào đâu được xác định thiệt hại…, thì ông Vũ Văn Tám từ chối trả lời.
Ông Vũ Văn Tám xác nhận thực tế hiện nay từ bờ biển 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) bị Formosa gây hại, trở ra 20 hải lý thì gần như không có hải sản nào còn sống ở tầng đáy. Do vậy các hải sản khai thác về bến hiện nay đều là sản phẩm an toàn, vì đều được đánh bắt tầm ngoài 20 hải lý.
Sáng 27-9, Hội Nghề cá Việt Nam đã có công văn gửi đến các cơ quan chức năng về việc khắc phục hậu quả do Formosa gây ra. Theo Hội Nghề cá Việt Nam, việc các bộ công bố vùng biển tầng đáy chưa an toàn còn chung chung và mâu thuẫn, dẫn tới khó khăn trong việc thực hiện. Hội Nghề cá Việt Nam yêu cầu Tổng cục Thủy sản xây dựng bản đồ ven biển bốn tỉnh miền Trung chưa được phép khai thác cá tầng đáy. Đồng thời, cần có biện pháp kiểm soát các tàu đánh cá của bốn tỉnh miền Trung và các tỉnh khác vào vùng biển cấm để đánh bắt thủy sản tầng đáy, và theo dõi các tàu này về bờ bán cá tại bất cứ cảng nào trên lãnh thổ Việt Nam để ngăn chặn.
Một phúc trình hôm 24-9 của tỉnh Hà Tĩnh cho biết việc đầu độc môi trường của Formosa khiến hơn 40,800 người làm trong nghề cá, trong đó lao động trực tiếp bị ảnh hưởng 35,530 người (bao gồm 19,000 ngư dân trên tàu cá), lao động gián tiếp bị ảnh hưởng hơn 5,300 người.
Vũ Minh Ngọc / SBTN
September 28, 2016
Cá ở Miền Trung Việt tiếp tục chết
by HR Defender • [Human Rights]
Xác cá chết trôi vào bờ biển Nhật Lệ (ảnh: M.Phong)
SBTN | 27.9.2016
Ghi nhận của báo chí, trong ngày 27-9-2016 có ít nhất là ba nơi xuất hiện việc cá biển và cá nước ngọt bị chết không rõ nguyên do.
Vào sáng 27-9 tại bờ biển Nhật Lệ, tỉnh Quảng Bình, lượng rác khổng lồ từ thượng nguồn tràn về tấp vào bãi biển cùng với xác cá biển, sam biển, ốc biển… chết trôi dạt vào bờ, kéo dài đến 5 cây số.
Cùng ngày tại bãi biển Đá Nhảy, huyện Bố Trạch, Quảng Bình, cùng với xác cá cờ nặng hơn 30kg trôi dạt vào bờ biển còn có một số loài cá chết đang phân hủy.
Cũng trong sáng 27-9, ông Nguyễn Văn Tuân, phó chủ tịch xã Cẩm Lộc, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh cho báo chí biết là gần đây nước trên sông Quèn bất ngờ chuyển sang màu đỏ và xuất hiện cá chết.
Trong một diễn biến khác liên quan đến biển miền Trung đang chết vì Formosa, cuối giờ chiều ngày 27-9, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, ông Vũ Văn Tám nói với báo chí rằng dự kiến vào đầu tháng 10-2016, số tiền do Formosa đền bù sẽ đến tay những người bị thiệt hại. Người bị thiệt hại trực tiếp sẽ được nhận đền bù, đối tượng gián tiếp sẽ được nhận hỗ trợ. Cụ thể sẽ nhận bao nhiêu, căn cứ vào đâu được xác định thiệt hại…, thì ông Vũ Văn Tám từ chối trả lời.
Ông Vũ Văn Tám xác nhận thực tế hiện nay từ bờ biển 4 tỉnh miền Trung (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế) bị Formosa gây hại, trở ra 20 hải lý thì gần như không có hải sản nào còn sống ở tầng đáy. Do vậy các hải sản khai thác về bến hiện nay đều là sản phẩm an toàn, vì đều được đánh bắt tầm ngoài 20 hải lý.
Sáng 27-9, Hội Nghề cá Việt Nam đã có công văn gửi đến các cơ quan chức năng về việc khắc phục hậu quả do Formosa gây ra. Theo Hội Nghề cá Việt Nam, việc các bộ công bố vùng biển tầng đáy chưa an toàn còn chung chung và mâu thuẫn, dẫn tới khó khăn trong việc thực hiện. Hội Nghề cá Việt Nam yêu cầu Tổng cục Thủy sản xây dựng bản đồ ven biển bốn tỉnh miền Trung chưa được phép khai thác cá tầng đáy. Đồng thời, cần có biện pháp kiểm soát các tàu đánh cá của bốn tỉnh miền Trung và các tỉnh khác vào vùng biển cấm để đánh bắt thủy sản tầng đáy, và theo dõi các tàu này về bờ bán cá tại bất cứ cảng nào trên lãnh thổ Việt Nam để ngăn chặn.
Một phúc trình hôm 24-9 của tỉnh Hà Tĩnh cho biết việc đầu độc môi trường của Formosa khiến hơn 40,800 người làm trong nghề cá, trong đó lao động trực tiếp bị ảnh hưởng 35,530 người (bao gồm 19,000 ngư dân trên tàu cá), lao động gián tiếp bị ảnh hưởng hơn 5,300 người.
Vũ Minh Ngọc / SBTN