Người dân xã Kỳ Lợi ký đơn tập thể yêu cầu chính phủ nhanh chóng chi trả tiền đền bù thiệt hại. Ảnh: Facebook Lê Nguyễn Hương Trà
SBTN | 27.9.2016
Trong thời gian qua, liên tục xảy ra những đợt nộp đơn khiếu kiện đòi Tập đoàn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa phải đền bù thiệt hại cho ngư dân với số lượng lên đến cả ngàn hồ sơ. Chiều ngày 27/9/2016, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CSVN đã thông báo đến tháng 10, ngư dân mới có thể nhận tiền đền bù vụ Formosa xả thải hủy hoại môi trường, gây ra thảm họa cá chết.
Ông Vũ Văn Tám còn cho biết, việc đền bù thiệt hại phải do thủ tướng chính phủ CSVN phê duyệt định mức, dựa vào những con số thiệt hại từ chính quyền địa phương báo cáo lên, rồi từ đó mới áp giá đền bù, hỗ trợ cho ngư dân. Từ những con số thiệt hại có được, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới tổng hợp thiệt hại, gửi cho Bộ Tài chính rồi mới trình lên thủ tướng chính phủ. Số tiền đền bù nằm trong khoản 500 triệu Mỹ kim mà chính phủ CSVN nhận từ Tập đoàn Hưng Nghiệp Formosa.
Trước đó, vào ngày 27/8/2016, tại Thừa Thiên Huế, cũng chính ông Vũ Văn Tám cho biết ngư dân sẽ được đền bù vào tháng 9/2016.
Trong khi đó, tại xã Kỳ Lợi, vào ngày 22/9/2016, 1088 hộ dân xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã cùng ký tên nộp đơn lên chính phủ, quốc hội CSVN yêu cầu phải nhanh chóng chi trả, đền bù thiệt hại trong số tiền 500 triệu Mỹ kim mà Formosa đã chuyển cho chính phủ Việt Nam. Số tiền mà hơn 1,000 hộ dân này yêu cầu phải trả cho họ lên đến gần 2,200 tỷ đồng (tương đương 99 triệu Mỹ kim), tức là gần bằng 1/5 số tiền mà Tập đoàn Formosa thỏa thuận đền bù với chính quyền CSVN.
Chính quyền Hà Tĩnh đã từng tổ chức họp các hộ dân tại xã Kỳ Lợi để yêu cầu họ kê khai tài sản thiệt hại theo những bảng mẫu hướng dẫn đã in sẵn. Người dân tại đây đã không chấp nhận sự áp đặt của chính quyền, vì họ cho rằng thiệt hại của họ nhiều hơn so với những gì trong bảng mẫu hướng dẫn của chính quyền đưa ra. Để phản đối sự áp đặt này, người dân đã bỏ về, tỏ thái độ bất hợp tác.
Ngọc Quân/SBTN
September 28, 2016
Chính quyền CSVN lại hẹn đến tháng 10 mới đền bù thiệt hại cho ngư dân
by HR Defender • [Human Rights]
Người dân xã Kỳ Lợi ký đơn tập thể yêu cầu chính phủ nhanh chóng chi trả tiền đền bù thiệt hại. Ảnh: Facebook Lê Nguyễn Hương Trà
SBTN | 27.9.2016
Trong thời gian qua, liên tục xảy ra những đợt nộp đơn khiếu kiện đòi Tập đoàn Gang thép Hưng Nghiệp Formosa phải đền bù thiệt hại cho ngư dân với số lượng lên đến cả ngàn hồ sơ. Chiều ngày 27/9/2016, ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CSVN đã thông báo đến tháng 10, ngư dân mới có thể nhận tiền đền bù vụ Formosa xả thải hủy hoại môi trường, gây ra thảm họa cá chết.
Ông Vũ Văn Tám còn cho biết, việc đền bù thiệt hại phải do thủ tướng chính phủ CSVN phê duyệt định mức, dựa vào những con số thiệt hại từ chính quyền địa phương báo cáo lên, rồi từ đó mới áp giá đền bù, hỗ trợ cho ngư dân. Từ những con số thiệt hại có được, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới tổng hợp thiệt hại, gửi cho Bộ Tài chính rồi mới trình lên thủ tướng chính phủ. Số tiền đền bù nằm trong khoản 500 triệu Mỹ kim mà chính phủ CSVN nhận từ Tập đoàn Hưng Nghiệp Formosa.
Trước đó, vào ngày 27/8/2016, tại Thừa Thiên Huế, cũng chính ông Vũ Văn Tám cho biết ngư dân sẽ được đền bù vào tháng 9/2016.
Trong khi đó, tại xã Kỳ Lợi, vào ngày 22/9/2016, 1088 hộ dân xã Kỳ Lợi (thị xã Kỳ Anh, Hà Tĩnh) đã cùng ký tên nộp đơn lên chính phủ, quốc hội CSVN yêu cầu phải nhanh chóng chi trả, đền bù thiệt hại trong số tiền 500 triệu Mỹ kim mà Formosa đã chuyển cho chính phủ Việt Nam. Số tiền mà hơn 1,000 hộ dân này yêu cầu phải trả cho họ lên đến gần 2,200 tỷ đồng (tương đương 99 triệu Mỹ kim), tức là gần bằng 1/5 số tiền mà Tập đoàn Formosa thỏa thuận đền bù với chính quyền CSVN.
Chính quyền Hà Tĩnh đã từng tổ chức họp các hộ dân tại xã Kỳ Lợi để yêu cầu họ kê khai tài sản thiệt hại theo những bảng mẫu hướng dẫn đã in sẵn. Người dân tại đây đã không chấp nhận sự áp đặt của chính quyền, vì họ cho rằng thiệt hại của họ nhiều hơn so với những gì trong bảng mẫu hướng dẫn của chính quyền đưa ra. Để phản đối sự áp đặt này, người dân đã bỏ về, tỏ thái độ bất hợp tác.
Ngọc Quân/SBTN