Hàn Giang
VNTB | 29.9.2016
“Theo bản thân tôi, người dân chấp nhận (số tiền đền bù) điều đó không bao giờ. Họ chỉ hỏi số tiền đền bù hiện tại đang nằm đâu? Chứ tiền đền bù như vậy có đem lại cho họ cuộc sống sướng hơn đâu.”
Rầm rộ tiến hành hàng chục cuộc biểu tình phản đối Formosa Hà Tĩnh, giáo dân giáo phận Vinh kêu gọi dư luận phải có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Khoảng một tháng trở lại, những cuộc biểu tình trở nên lẻ tẻ, phải chăng giáo dân giáo phận Vinh nói riêng và người dân ở 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng thảm họa nói chung đã chấp nhận khoản bồi thường, những thỏa thuận giữa Formosa Hà Tĩnh với chính quyền Việt Nam, hoặc vì một lý do nào khác?…
Biểu tình tùy thuộc vào mỗi thời điểm thích hợp
Việt Nam Thời Báo (VNTB) có cuộc trao đổi với anh Minh Tú, một giáo dân trực thuộc tại giáo Vinh và anh Minh Tú đã có những chia sẻ, giải đáp phần nào những thắc mắc. Theo anh Minh Tú, cho đến hiện tại người dân ở những vùng bị ảnh hưởng thảm họa Formosa Hà Tĩnh mà anh biết là chưa nhận được khoản đền bù nào từ số tiền 500 triệu USD, một số nơi thì người dân đang kê khai những thiệt hại để trình lên chính quyền nhưng không biết khi nào có câu trả lời là được nhận. Mặc khác, theo anh Minh Tú thì người dân cũng không trông đợi nhiều vào khoản đền bù bởi họ thừa biết chẳng giúp cải thiện được cuộc sống. Anh Minh Tú nói:
“Theo bản thân tôi, người dân chấp nhận (số tiền đền bù) điều đó không bao giờ. Họ chỉ hỏi số tiền đền bù hiện tại đang nằm đâu? Chứ tiền đền bù như vậy có đem lại cho họ cuộc sống sướng hơn đâu.”
VNTB có đặt câu hỏi, phải chăng người biểu tình đã bị chính quyền sở tại gây khó dễ sau mỗi lần đi tham gia biểu tình nên khoảng một tháng qua, chỉ có vài cuộc biểu tình lẻ tẻ chứ không đồng loạt? Anh Minh Tú đáp:
“Việc chính quyền làm khó dễ điều đó đối với giáo dân giáo phận Vinh không quan trọng nữa. Biểu tình có thể một ngày, hoặc có nơi ngày mai cũng nên, điều đó phụ thuộc vào tâm lý và cách thể hiện của mọi người, điều đó tôi không nhận định được.”
Anh Minh Tú nói thêm, việc chính quyền có làm khó dễ người dân sau mỗi lần tham gia biểu tình điều đó thì không khỏi được.
“Nếu người đứng ra biểu tình chẳng hạn nhưng họ (chính quyền) cho là chủ mưu tổ chức biểu tình thì họ sẽ để ý và theo dõi, còn đa số sẽ tìm cách này hay cách khác để tạo ra sự khó dễ điều đó không thể nói hết, chiêu trò là vô biên.”
Cũng có một vài cuộc biều tình của giáo dân giáo phận Vinh, của người dân trong vùng bị ảnh hưởng trực tiếp thảm họa Formosa Hà Tĩnh có xảy ra căng thẳng với lực lượng chính quyền. Nhưng cũng cần phải nói là hầu hết các cuộc biểu tình đều diễn ra ôn hòa, kết thúc thành công tốt đẹp.
Gần đây nhất là vào ngày 18/9/2016, khoảng 2000 người dân Tây Yên, Dũ Yên (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) biểu tình một mặt phản đối Formosa Hà Tĩnh, một mặt phản đối phương án Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với Bộ tài nguyên môi trường cho Formosa Hà Tĩnh xả thải ra sông Quyền, một con sông quan trọng liên quan mật thiết đến hàng chục ngàn người dân ở Kỳ Anh nói chung, lo sợ cho một thảm họa xảy ra trực tiếp nên người dân quyết tâm bảo vệ sông Quyền như bảo vệ chính mạng sống của mình.
Nhìn vào những việc làm của chính quyền và Formosa Hà Tĩnh mà quyết định
“Formosa nhận lỗi, Đảng nhận tiền, nhân dân nhận thảm họa” đó là câu nói mà Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên trực thuộc giáo phận Vinh thường hay nói.
Formosa Hà Tĩnh đã nhận lỗi gây ra thảm họa môi trường vào đầu tháng 4/2016 vừa qua, và hoàn thành số tiền đền bù 500 triệu USD. Chính quyền Việt Nam theo báo đài của nhà nước thông tin cũng cho thấy chính quyền Việt Nam cũng có những hành động thiết thực hướng về người dân trong vùng thảm họa. Linh mục Nam nói, để tìm câu trả lời đúng nhất qua những hoạt động giữa chính quyền Việt Nam với Formosa Hà Tĩnh thì dư luận cần thử so sánh thảm họa Formosa Hà Tĩnh với thảm họa Minamata của Nhật Bản vào những năm 1950. Mặc dù thảm họa Minamata tính ra không bằng một nữa thảm họa Formosa Hà Tĩnh bây giờ. Linh mục Nam chia sẻ:
“Nhưng Nhật Bản phải mấy đến 14 năm để hút bùn, hút lớp trầm tích để xử lý các chất độc và phải mất 23 năm trời để vay cả vùng biển vịnh Minamata đó để bắt hải sản lên tiêu hủy vì nó đã nhiễm độc, mất gần 50 tỷ Yên vào những năm 1950 huống chi là thảm họa Formosa xảy ra ở Việt Nam chúng ta nó lớn cỡ nào.”
Ngoài ra, sau thảm họa Minamata người dân Nhật Bản mang mầm bệnh Minamata do ảnh hưởng từ thảm họa cho đến ngày nay.
Linh mục Nam chia sẻ tiếp:
“Rồi từ ngày Formosa Hà Tĩnh nhận lỗi chúng ta thấy, với những thỏa thuận của chính quyền Việt Nam với số tiền 500 triệu USD là như thế nào? Một hiện tượng chúng ta thấy, Chính phủ lên các phương tiện truyền thông đại chúng tuyên bố sẽ hỗ trợ cho người dân, nạn nhân vùng thảm họa nhưng cho đến ngày hôm nay chúng ta cũng có thể kiểm chứng được là bao nhiêu người, bao nhiêu vùng, vùng nào được hỗ trợ”
Cũng cần phải nói, thời điểm xảy ra thảm họa Formosa Hà Tĩnh, một số hộ dân trong vùng ảnh hưởng trực tiếp đã được chính quyền sở tại hỗ trợ cho một số gạo nhưng sau đó phản ánh là gạo bị hư, ăn không được. Rồi việc hỗ trợ cho người ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp cụ thể là như thế nào? Người ngư dân lo lắng dự án đó có khả thi hay không? Riêng số tiền 500 triệu USD mà Chính quyền Việt Nam nhận từ Formosa Hà Tĩnh đền bù liệu có là hợp lý? Điều này Linh mục Nam đang trăn trở:
“Tôi chưa nói chuyện bất hợp lý ở chỗ chính quyền xác định, thẩm định mức thiệt hại kỹ hay chưa mà đồng ý con số 500 triệu USD? Chúng ta có thể so sánh các thảm họa môi trường trên thế giới thì chúng ta sẽ thấy số tiền Formosa Hà Tĩnh đền bù sau thảm họa ở Việt Nam quả thật là không thể chấp nhận được.”
Linh mục Nam còn nói thêm, cách chính quyền Việt Nam xử sự đồng tiền Formosa Hà Tĩnh nếu đó là tiền bồi thường thiệt hại cho ngư dân thì đồng tiền này thuộc về ai? Linh mục Nam nói:
“Xin thưa! Thuộc về nạn nhân vùng thảm họa vậy mà bây giờ chính quyền lại đang giữ đồng tiền đó, hứa sẽ cho ngư dân vay. Đó là đồng tiền của tôi thì tại sao tôi mới được vay rõ là cách xử lý và cách hành xử sai từ trong nguyên tắc.”
Không trả lời trực tiếp cho câu hỏi liệu giáo dân giáo phận Vinh có tiếp tục biểu tình phản đối Formosa Hà Tĩnh, kêu gọi dư luận bảo vệ môi trường hay không? Linh mục Nam nói với VNTB, nếu là một người dân thấy được thảm họa, thấy được tương lai, thấy được sự thật cũng như thấy được cách hành xử của chính quyền Việt Nam như thế thì liệu có thể thỏa lòng được người dân, đặc biệt là những người dân bị ảnh hưởng trực tiếp thảm họa Formosa Hà Tĩnh? Đấy là những điều mà người dân có thể thấy được và lường trước được cho tương lai.
Xin được nói thêm, ngày 26/9/2016, khoản 600 giáo dân giáo xứ Phú Yên cùng Linh mục Nam từ Vinh vào Tòa án thị xã Kỳ Anh nộp đơn khởi kiện Formosa Hà Tĩnh.
September 29, 2016
VNTB- Biểu tình giáo dân ở miền Trung: Nhìn vào hành động của chính quyền mà quyết định
by HR Defender • [Human Rights]
Hàn Giang
VNTB | 29.9.2016
“Theo bản thân tôi, người dân chấp nhận (số tiền đền bù) điều đó không bao giờ. Họ chỉ hỏi số tiền đền bù hiện tại đang nằm đâu? Chứ tiền đền bù như vậy có đem lại cho họ cuộc sống sướng hơn đâu.”
Rầm rộ tiến hành hàng chục cuộc biểu tình phản đối Formosa Hà Tĩnh, giáo dân giáo phận Vinh kêu gọi dư luận phải có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Khoảng một tháng trở lại, những cuộc biểu tình trở nên lẻ tẻ, phải chăng giáo dân giáo phận Vinh nói riêng và người dân ở 4 tỉnh miền Trung bị ảnh hưởng thảm họa nói chung đã chấp nhận khoản bồi thường, những thỏa thuận giữa Formosa Hà Tĩnh với chính quyền Việt Nam, hoặc vì một lý do nào khác?…
Biểu tình tùy thuộc vào mỗi thời điểm thích hợp
Việt Nam Thời Báo (VNTB) có cuộc trao đổi với anh Minh Tú, một giáo dân trực thuộc tại giáo Vinh và anh Minh Tú đã có những chia sẻ, giải đáp phần nào những thắc mắc. Theo anh Minh Tú, cho đến hiện tại người dân ở những vùng bị ảnh hưởng thảm họa Formosa Hà Tĩnh mà anh biết là chưa nhận được khoản đền bù nào từ số tiền 500 triệu USD, một số nơi thì người dân đang kê khai những thiệt hại để trình lên chính quyền nhưng không biết khi nào có câu trả lời là được nhận. Mặc khác, theo anh Minh Tú thì người dân cũng không trông đợi nhiều vào khoản đền bù bởi họ thừa biết chẳng giúp cải thiện được cuộc sống. Anh Minh Tú nói:
“Theo bản thân tôi, người dân chấp nhận (số tiền đền bù) điều đó không bao giờ. Họ chỉ hỏi số tiền đền bù hiện tại đang nằm đâu? Chứ tiền đền bù như vậy có đem lại cho họ cuộc sống sướng hơn đâu.”
VNTB có đặt câu hỏi, phải chăng người biểu tình đã bị chính quyền sở tại gây khó dễ sau mỗi lần đi tham gia biểu tình nên khoảng một tháng qua, chỉ có vài cuộc biểu tình lẻ tẻ chứ không đồng loạt? Anh Minh Tú đáp:
“Việc chính quyền làm khó dễ điều đó đối với giáo dân giáo phận Vinh không quan trọng nữa. Biểu tình có thể một ngày, hoặc có nơi ngày mai cũng nên, điều đó phụ thuộc vào tâm lý và cách thể hiện của mọi người, điều đó tôi không nhận định được.”
Anh Minh Tú nói thêm, việc chính quyền có làm khó dễ người dân sau mỗi lần tham gia biểu tình điều đó thì không khỏi được.
“Nếu người đứng ra biểu tình chẳng hạn nhưng họ (chính quyền) cho là chủ mưu tổ chức biểu tình thì họ sẽ để ý và theo dõi, còn đa số sẽ tìm cách này hay cách khác để tạo ra sự khó dễ điều đó không thể nói hết, chiêu trò là vô biên.”
Cũng có một vài cuộc biều tình của giáo dân giáo phận Vinh, của người dân trong vùng bị ảnh hưởng trực tiếp thảm họa Formosa Hà Tĩnh có xảy ra căng thẳng với lực lượng chính quyền. Nhưng cũng cần phải nói là hầu hết các cuộc biểu tình đều diễn ra ôn hòa, kết thúc thành công tốt đẹp.
Gần đây nhất là vào ngày 18/9/2016, khoảng 2000 người dân Tây Yên, Dũ Yên (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) biểu tình một mặt phản đối Formosa Hà Tĩnh, một mặt phản đối phương án Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh với Bộ tài nguyên môi trường cho Formosa Hà Tĩnh xả thải ra sông Quyền, một con sông quan trọng liên quan mật thiết đến hàng chục ngàn người dân ở Kỳ Anh nói chung, lo sợ cho một thảm họa xảy ra trực tiếp nên người dân quyết tâm bảo vệ sông Quyền như bảo vệ chính mạng sống của mình.
Nhìn vào những việc làm của chính quyền và Formosa Hà Tĩnh mà quyết định
“Formosa nhận lỗi, Đảng nhận tiền, nhân dân nhận thảm họa” đó là câu nói mà Linh mục Anton Đặng Hữu Nam, quản xứ Phú Yên trực thuộc giáo phận Vinh thường hay nói.
Formosa Hà Tĩnh đã nhận lỗi gây ra thảm họa môi trường vào đầu tháng 4/2016 vừa qua, và hoàn thành số tiền đền bù 500 triệu USD. Chính quyền Việt Nam theo báo đài của nhà nước thông tin cũng cho thấy chính quyền Việt Nam cũng có những hành động thiết thực hướng về người dân trong vùng thảm họa. Linh mục Nam nói, để tìm câu trả lời đúng nhất qua những hoạt động giữa chính quyền Việt Nam với Formosa Hà Tĩnh thì dư luận cần thử so sánh thảm họa Formosa Hà Tĩnh với thảm họa Minamata của Nhật Bản vào những năm 1950. Mặc dù thảm họa Minamata tính ra không bằng một nữa thảm họa Formosa Hà Tĩnh bây giờ. Linh mục Nam chia sẻ:
“Nhưng Nhật Bản phải mấy đến 14 năm để hút bùn, hút lớp trầm tích để xử lý các chất độc và phải mất 23 năm trời để vay cả vùng biển vịnh Minamata đó để bắt hải sản lên tiêu hủy vì nó đã nhiễm độc, mất gần 50 tỷ Yên vào những năm 1950 huống chi là thảm họa Formosa xảy ra ở Việt Nam chúng ta nó lớn cỡ nào.”
Ngoài ra, sau thảm họa Minamata người dân Nhật Bản mang mầm bệnh Minamata do ảnh hưởng từ thảm họa cho đến ngày nay.
Linh mục Nam chia sẻ tiếp:
“Rồi từ ngày Formosa Hà Tĩnh nhận lỗi chúng ta thấy, với những thỏa thuận của chính quyền Việt Nam với số tiền 500 triệu USD là như thế nào? Một hiện tượng chúng ta thấy, Chính phủ lên các phương tiện truyền thông đại chúng tuyên bố sẽ hỗ trợ cho người dân, nạn nhân vùng thảm họa nhưng cho đến ngày hôm nay chúng ta cũng có thể kiểm chứng được là bao nhiêu người, bao nhiêu vùng, vùng nào được hỗ trợ”
Cũng cần phải nói, thời điểm xảy ra thảm họa Formosa Hà Tĩnh, một số hộ dân trong vùng ảnh hưởng trực tiếp đã được chính quyền sở tại hỗ trợ cho một số gạo nhưng sau đó phản ánh là gạo bị hư, ăn không được. Rồi việc hỗ trợ cho người ngư dân chuyển đổi nghề nghiệp cụ thể là như thế nào? Người ngư dân lo lắng dự án đó có khả thi hay không? Riêng số tiền 500 triệu USD mà Chính quyền Việt Nam nhận từ Formosa Hà Tĩnh đền bù liệu có là hợp lý? Điều này Linh mục Nam đang trăn trở:
“Tôi chưa nói chuyện bất hợp lý ở chỗ chính quyền xác định, thẩm định mức thiệt hại kỹ hay chưa mà đồng ý con số 500 triệu USD? Chúng ta có thể so sánh các thảm họa môi trường trên thế giới thì chúng ta sẽ thấy số tiền Formosa Hà Tĩnh đền bù sau thảm họa ở Việt Nam quả thật là không thể chấp nhận được.”
Linh mục Nam còn nói thêm, cách chính quyền Việt Nam xử sự đồng tiền Formosa Hà Tĩnh nếu đó là tiền bồi thường thiệt hại cho ngư dân thì đồng tiền này thuộc về ai? Linh mục Nam nói:
“Xin thưa! Thuộc về nạn nhân vùng thảm họa vậy mà bây giờ chính quyền lại đang giữ đồng tiền đó, hứa sẽ cho ngư dân vay. Đó là đồng tiền của tôi thì tại sao tôi mới được vay rõ là cách xử lý và cách hành xử sai từ trong nguyên tắc.”
Không trả lời trực tiếp cho câu hỏi liệu giáo dân giáo phận Vinh có tiếp tục biểu tình phản đối Formosa Hà Tĩnh, kêu gọi dư luận bảo vệ môi trường hay không? Linh mục Nam nói với VNTB, nếu là một người dân thấy được thảm họa, thấy được tương lai, thấy được sự thật cũng như thấy được cách hành xử của chính quyền Việt Nam như thế thì liệu có thể thỏa lòng được người dân, đặc biệt là những người dân bị ảnh hưởng trực tiếp thảm họa Formosa Hà Tĩnh? Đấy là những điều mà người dân có thể thấy được và lường trước được cho tương lai.
Xin được nói thêm, ngày 26/9/2016, khoản 600 giáo dân giáo xứ Phú Yên cùng Linh mục Nam từ Vinh vào Tòa án thị xã Kỳ Anh nộp đơn khởi kiện Formosa Hà Tĩnh.