Formosa chính thức xin lỗi và nhận trách nhiệm cho hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung hồi cuối tháng 6/2016.
BBC | 29.9.2016
Một tổ chức ở Việt Nam gây tranh cãi khi đề xuất “Tour du lịch Formosa”, hứa hẹn đưa du khách đến tận nơi xảy ra thảm họa cá chết để “giúp đỡ người dân địa phương khắc phục khó khăn”.
Đây là ý tưởng của Liên hiệp Khoa học Phát triển bền vững (STDe), trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, ra đời năm 2010.
TS.KS Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch STDe, tuyên bố kế hoạch nhằm “cứu dân, thương đồng bào miền Trung khi mất cả du lịch, cả cá nên phải nghĩ ra hướng đi khác để giúp người dân có cơ hội công ăn, việc làm, nguồn thu từ du lịch”.
Nhưng một số bình luận cho rằng đây là ý tưởng “phản cảm”.
‘Mối tình nàng cá, chàng thép’
Theo mô tả của STDe, tour du lịch Formosa sẽ đi qua 4 điểm.
Họ mô tả: “Khu du lịch cá – thép là nơi diễn ra mối tình của nàng cá và chàng thép (vị trí tại Đèo Con – Khu Công nghiệp Vũng Áng – Hà Tĩnh).”
Tại đây sẽ có hoạt động như Đua mô-tô cá thép, cà phê cá thép, trải nghiệm 1 đêm ngủ trong bụng cá thép (khách sạn cá thép), tham quan bảo tàng các tác phẩm nghệ thuật từ cá thép…
Điểm thứ hai là làng chài cá Gỗ, “nơi nàng cá Gỗ sinh ra và lớn lên sẽ được tái hiện tại địa điểm bãi biển Hải Trạch – Quảng Bình”.
Điểm thứ ba được họ gọi là “Thép đã tôi thế đấy…” là nơi “chàng cá – thép tu tập để vượt cổng Vũ Môn (địa điểm tại bãi biển Triệu An – Quảng Trị)”.
Điểm thứ tư là khu du lịch cá – rồng, được mô tả là nơi “cá -thép tái sinh và hóa rồng tại điểm bãi biển Lăng Cô, Huế”.
Tại đây, STDe nói sẽ có các hoạt động như “thi thoát xác thành rồng, tham quan tượng đài cá thép hóa rồng”.
Bà Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch STDe, được truyền thông Việt Nam dẫn lời tour du lịch nhằm khẳng định “huyền thoại của người dân miền Trung đầy bản lĩnh và trí tuệ, luôn có khả năng vượt lên nghịch cảnh để hoàn thiện chính mình”.
Báo Văn Hóa tường thuật các lãnh đạo sở văn hóa thông tin du lịch ở Hà Tĩnh, Quảng Trị đã khen ngợi dự án “cần được triển khai nhanh để đánh thức tình trạng ngủ quên mấy tháng nay của du lịch bốn tỉnh miền Trung”.
‘Phản cảm’
Tuy vậy, một chuyên gia kinh tế, Phạm Chi Lan, nói với trang Soha rằng đây là ý tưởng “phản cảm”.
“Tôi thấy không hợp lý chút nào và có phần rất phản cảm đối với vấn đề Formosa ở Việt Nam hiện nay.”
“Cái tên Formosa vẫn phải nên khắc ghi nó là bài học đau đớn cho Việt Nam chứ không phải là tên tuổi gì hay để đáng biểu dương.”
Trước đó, chính phủ Việt Nam nói Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã chuyển đủ 500 triệu đôla bồi thường cho phía Việt Nam.
Hôm 30/06 Formosa chính thức xin lỗi và nhận trách nhiệm cho hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, bồi thường 500 triệu đôla cho thiệt hại về kinh tế cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung.
September 30, 2016
Tour du lịch Formosa ‘gây tranh cãi’
by HR Defender • [Human Rights]
Formosa chính thức xin lỗi và nhận trách nhiệm cho hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung hồi cuối tháng 6/2016.
BBC | 29.9.2016
Một tổ chức ở Việt Nam gây tranh cãi khi đề xuất “Tour du lịch Formosa”, hứa hẹn đưa du khách đến tận nơi xảy ra thảm họa cá chết để “giúp đỡ người dân địa phương khắc phục khó khăn”.
Đây là ý tưởng của Liên hiệp Khoa học Phát triển bền vững (STDe), trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học và kỹ thuật Việt Nam, ra đời năm 2010.
TS.KS Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch STDe, tuyên bố kế hoạch nhằm “cứu dân, thương đồng bào miền Trung khi mất cả du lịch, cả cá nên phải nghĩ ra hướng đi khác để giúp người dân có cơ hội công ăn, việc làm, nguồn thu từ du lịch”.
Nhưng một số bình luận cho rằng đây là ý tưởng “phản cảm”.
‘Mối tình nàng cá, chàng thép’
Theo mô tả của STDe, tour du lịch Formosa sẽ đi qua 4 điểm.
Họ mô tả: “Khu du lịch cá – thép là nơi diễn ra mối tình của nàng cá và chàng thép (vị trí tại Đèo Con – Khu Công nghiệp Vũng Áng – Hà Tĩnh).”
Tại đây sẽ có hoạt động như Đua mô-tô cá thép, cà phê cá thép, trải nghiệm 1 đêm ngủ trong bụng cá thép (khách sạn cá thép), tham quan bảo tàng các tác phẩm nghệ thuật từ cá thép…
Điểm thứ hai là làng chài cá Gỗ, “nơi nàng cá Gỗ sinh ra và lớn lên sẽ được tái hiện tại địa điểm bãi biển Hải Trạch – Quảng Bình”.
Điểm thứ ba được họ gọi là “Thép đã tôi thế đấy…” là nơi “chàng cá – thép tu tập để vượt cổng Vũ Môn (địa điểm tại bãi biển Triệu An – Quảng Trị)”.
Điểm thứ tư là khu du lịch cá – rồng, được mô tả là nơi “cá -thép tái sinh và hóa rồng tại điểm bãi biển Lăng Cô, Huế”.
Tại đây, STDe nói sẽ có các hoạt động như “thi thoát xác thành rồng, tham quan tượng đài cá thép hóa rồng”.
Bà Nguyễn Thu Hạnh, Chủ tịch STDe, được truyền thông Việt Nam dẫn lời tour du lịch nhằm khẳng định “huyền thoại của người dân miền Trung đầy bản lĩnh và trí tuệ, luôn có khả năng vượt lên nghịch cảnh để hoàn thiện chính mình”.
Báo Văn Hóa tường thuật các lãnh đạo sở văn hóa thông tin du lịch ở Hà Tĩnh, Quảng Trị đã khen ngợi dự án “cần được triển khai nhanh để đánh thức tình trạng ngủ quên mấy tháng nay của du lịch bốn tỉnh miền Trung”.
‘Phản cảm’
Tuy vậy, một chuyên gia kinh tế, Phạm Chi Lan, nói với trang Soha rằng đây là ý tưởng “phản cảm”.
“Tôi thấy không hợp lý chút nào và có phần rất phản cảm đối với vấn đề Formosa ở Việt Nam hiện nay.”
“Cái tên Formosa vẫn phải nên khắc ghi nó là bài học đau đớn cho Việt Nam chứ không phải là tên tuổi gì hay để đáng biểu dương.”
Trước đó, chính phủ Việt Nam nói Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đã chuyển đủ 500 triệu đôla bồi thường cho phía Việt Nam.
Hôm 30/06 Formosa chính thức xin lỗi và nhận trách nhiệm cho hiện tượng cá chết hàng loạt ở 4 tỉnh miền Trung, bồi thường 500 triệu đôla cho thiệt hại về kinh tế cho người dân, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, bồi thường xử lý ô nhiễm, phục hồi môi trường biển tại bốn tỉnh miền Trung.