(© Michael Gottschalk/photothek.net )
Đại sứ quán Đức
Hà Nội
Ngày hôm qua, Tòa phúc thẩm tại Hà Nội đã tuyên y án tù đối với blogger nổi tiếng người Việt Nam Nguyễn Hữu Vinh và trợ lý của ông. Về bản án này, hôm nay (23/9) Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Bà Bärbel Kofler, đã tuyên bố như sau:
„Tôi bàng hoàng khi biết tin Tòa án phúc thẩm tại Hà Nội đã giữ nguyên án phạt tù 5 năm đối với blogger Nguyễn Hữu Vinh và 3 năm đối với trợ lý của ông, bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Điều đáng tiếc ở đây là ở Việt Nam người dân vẫn phải ngồi tù nhiều năm chỉ vì họ thực hiện quyền tự do biểu đạt ý kiến của mình. Tại Việt Nam, tự do ngôn luận và tự do báo chí là các quyền cơ bản được Hiến pháp đảm bảo.
Tôi kêu gọi Việt Nam xóa bỏ án phạt tù đối với ông Nguyễn Hữu Vinh và trợ lý của ông. Các hành vi bắt giữ, phạt tù và đàn áp không được phép là công cụ của nhà nước để chống lại các blogger cũng như các nhà báo có cái nhìn phê phán. Tương tự như đối với vấn đề nhân quyền, Việt Nam cần thực hiện đúng theo Hiến pháp và các cam kết quốc tế của mình“.
Thông tin chi tiết
Ông Nguyễn Hữu Vinh bị bắt giam vào tháng 5 năm 2014, sau đó vào tháng 3 năm 2016 ông bị kết án 5 năm tù giam với tội danh „Lợi dụng các quyền tự do dân chủ“. Trợ lý của ông là bà Nguyễn Thị Minh Thúy cũng bị khởi tố và kết án 3 năm tù giam. Thời gian từ khi bị bắt đến khi có bản án sơ thẩm là gần 2 năm. Theo thông tin từ phía gia đình và các Tổ chức phi Chính phủ thì từ tháng 10 năm 2015 ông Vinh không được phép gặp vợ và gửi thư về nhà.
Ông Vinh là người sáng lập và là tác giả của nhiều trang web cung cấp cái nhìn tổng quát về các tin tức thời sự tại Việt Nam. Tại phiên tòa sơ thẩm ông bị cáo buộc tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước do công bố nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc sự thật và bôi nhọ cá nhân, tổ chức. Bên cạnh đó, những bài viết còn đưa ra các phân tích về vai trò của Đảng Cộng sản, nạn tham nhũng và những căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc.
September 30, 2016
Tuyên bố của Đặc ủy Nhân quyền về án tù đối với blogger Nguyễn Hữu Vinh
by HR Defender • [Human Rights]
(© Michael Gottschalk/photothek.net )
Đại sứ quán Đức
Hà Nội
Ngày hôm qua, Tòa phúc thẩm tại Hà Nội đã tuyên y án tù đối với blogger nổi tiếng người Việt Nam Nguyễn Hữu Vinh và trợ lý của ông. Về bản án này, hôm nay (23/9) Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức, Bà Bärbel Kofler, đã tuyên bố như sau:
„Tôi bàng hoàng khi biết tin Tòa án phúc thẩm tại Hà Nội đã giữ nguyên án phạt tù 5 năm đối với blogger Nguyễn Hữu Vinh và 3 năm đối với trợ lý của ông, bà Nguyễn Thị Minh Thúy. Điều đáng tiếc ở đây là ở Việt Nam người dân vẫn phải ngồi tù nhiều năm chỉ vì họ thực hiện quyền tự do biểu đạt ý kiến của mình. Tại Việt Nam, tự do ngôn luận và tự do báo chí là các quyền cơ bản được Hiến pháp đảm bảo.
Tôi kêu gọi Việt Nam xóa bỏ án phạt tù đối với ông Nguyễn Hữu Vinh và trợ lý của ông. Các hành vi bắt giữ, phạt tù và đàn áp không được phép là công cụ của nhà nước để chống lại các blogger cũng như các nhà báo có cái nhìn phê phán. Tương tự như đối với vấn đề nhân quyền, Việt Nam cần thực hiện đúng theo Hiến pháp và các cam kết quốc tế của mình“.
Thông tin chi tiết
Ông Nguyễn Hữu Vinh bị bắt giam vào tháng 5 năm 2014, sau đó vào tháng 3 năm 2016 ông bị kết án 5 năm tù giam với tội danh „Lợi dụng các quyền tự do dân chủ“. Trợ lý của ông là bà Nguyễn Thị Minh Thúy cũng bị khởi tố và kết án 3 năm tù giam. Thời gian từ khi bị bắt đến khi có bản án sơ thẩm là gần 2 năm. Theo thông tin từ phía gia đình và các Tổ chức phi Chính phủ thì từ tháng 10 năm 2015 ông Vinh không được phép gặp vợ và gửi thư về nhà.
Ông Vinh là người sáng lập và là tác giả của nhiều trang web cung cấp cái nhìn tổng quát về các tin tức thời sự tại Việt Nam. Tại phiên tòa sơ thẩm ông bị cáo buộc tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước do công bố nhiều bài viết có nội dung xuyên tạc sự thật và bôi nhọ cá nhân, tổ chức. Bên cạnh đó, những bài viết còn đưa ra các phân tích về vai trò của Đảng Cộng sản, nạn tham nhũng và những căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc.